intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh- từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh- từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra những định hướng và giải pháp góp ph n hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố tương xứng với tiềm năng hiện có, đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu c u của thời kì mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh- từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ ÁNH TUYẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2018-2021 Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI Phản biện 1: TS. Lê Thu Hương, Học viện Hành chính Quốc Gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Xuân Thành, Cục Thuế Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 8B, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi 09 giờ 45 ngày 03 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đà Nẵng là một trong những thành phố có tiềm năng du lịch rất lớn của nước ta. Với những lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên như sở hữu 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới, các bán đảo, đảo, bãi tắm đẹp,… đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển cho thành phố. Ngành du lịch Đà Nẵng đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của thành phố. Du lịch thông minh đang được những người làm du lịch hướng tới trong vài năm g n đ y vì t nh tiện ch và mang lại hiệu quả cả cho người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Chính quyền thành phố đã có những chủ trương, ch nh sách pháp luật cụ thể đồng thời hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng xu hướng phát triển mới, đồng thời bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống an toàn, trong sạch, hướng tới một thành phố xanh, thông minh. Bên cạnh đó, việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh tại thành phố Đà Nẵng cũng còn những khó khăn, hạn chế như: cơ sở hạ t ng cho phát triển du lịch thông minh còn yếu; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan và Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trong chia sẻ và kết nối dữ liệu còn nhiều hạn chế. Do đó, các ứng dụng ph n mềm kết nối liên thông, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu chưa thực sự phát huy được hiệu quả; nguồn nhân lực phục vụ du lịch thông minh còn hạn chế về năng lực, chưa thật sự khai thác tối đa và cập nhật lượng kiến thức mới, chưa t ch cực trong việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong tìm kiếm thông tin, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế... Những hạn chế này khiến cho việc phát triển du lịch của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh của thành phố Đà Nẵng là cơ sở để xây dựng định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của thành phố trong thời kỳ mới là việc làm hết sức c n thiết. Đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh- từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018- 2021” hy vọng sẽ góp ph n giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, ngành hoàn thiện định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch xứng đáng là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời kì mới. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm qua, nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Những công trình có liên quan đến đề tài có thể kể đến: - Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre” của tác giả Trương Hoàng Khanh thực hiện năm 2020; - Cao Thị Phương Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Hương (2021), Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; - Tr n Thị Kim Ánh (2010), “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nh n văn - Nguyễn Văn Linh với đề tài luận văn thạc sĩ “Ch nh sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng” thực hiện năm 2017; - Bài viết của tác giả Lê Đức Thọ (2018), “Đà Nẵng định hướng phát triển du lịch thông minh”; - Bài viết của tác giả Phạm Văn Chiến (2021), “Chính sách phát triển du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp”; Mặc dù đã có một số đề tài đã đề cập đến nội dung phát triển du lịch Đà Nẵng, tuy nhiên, các đề tài nêu trên chỉ mới tiếp cận vấn đề ở các kh a cạnh về phát triển kinh tế và du lịch nhưng chưa tiếp cận vấn đề ở kh a cạnh quản lý nhà nước và cũng chưa đi s u vào loại hình du 1
  4. lịch mới phát triển là du lịch thông minh. Hơn thế nữa, các giải pháp được đề xuất trong các đề tài có thể không còn phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội hiện tại nói chung. Theo khảo sát của học viên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch thông minh - từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021. Đó là khoảng trống nghiên cứu mà học viên hướng tới và đề cập đến trong phạm vi luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đưa ra những định hướng và giải pháp góp ph n hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố tương xứng với tiềm năng hiện có, đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu c u của thời kì mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đ ch trên, đề tài c n thực hiện các nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch thông minh; - Nêu và ph n t ch, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch thông minh của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và t m nhìn đến năm 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Du lịch thông minh và các hoạt động liên quan đến du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu và thông tin từ năm 2018 đến năm 2021; đề xuất giải pháp đến năm 2025 và t m nhìn đến năm 2030. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh như đối tượng quản lý; nội dung; phương pháp và công cụ quản lý; các yếu tố tác động đến công tác quản lý và các tiêu ch đánh giá công tác quản lý về du lịch thông minh. Từ đó liên hệ với thực tiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng để đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về du lịch thông minh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: Đề tài Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Ch Minh và các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý nhà nước về du lịch. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: đề tài nghiên cứu những tài liệu của các tác giả về phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng. Tìm hiểu các nghiên cứu đã có, đánh giá các quan điểm của các tác giả, những điểm hợp lý và chưa hợp lý từ đó đưa ra các kiến giải theo cách tiếp cận của nghiên cứu. Bên cạnh số liệu và thông tin thu thập của tác giả, đề tài sẽ sử dụng nguồn tài liệu cơ bản khác là các báo cáo, thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam như: Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng, các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu được 2
  5. công bố. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu thu thập được, đề tài tiến hành ph n t ch, đánh giá và tổng hợp lại để tìm ra những luận điểm, kết luận có giá trị khoa học, hữu ích với đề tài luận văn. - Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh qua đối chiếu giữa lý luận và cách thức thực hiện của Đà Nẵng trong quản lý nhà nước về du lịch thông minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Đề tài hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nước về hoạt động du lịch để bổ sung vào hệ thống lý luận trong hoạt động quản lý công nói chung và quản lý nhà nước về du lịch thông minh nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và công tác thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng và các địa phương khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài ph n mở đ u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển ngành du lịch và loại hình du lịch thông minh; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021; Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 t m nhìn đến năm 2030 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THÔNG MINH 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1.Khái niệm du lịch và du lịch thông minh Khái niệm du lịch Trong phạm vi luận văn này, do tiếp cận dưới góc độ là một ngành kinh tế nên thuật ngữ du lịch được hiểu theo Giáo trình Tổng quan về du lịch, theo đó, “du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Khái niệm du lịch thông minh Trong phạm vi luận văn này, du lịch thông minh được hiểu theo cách thứ hai, là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng. 3
  6. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch thông minh Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Luận văn sử dụng khái niệm quản lý nhà nước về du lịch của Giáo trình kinh tế du lịch do tác giả Nguyễn Văn Đ nh (chủ biên, 2006), theo đó, quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch, góp ph n đẩy mạnh kinh tế mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hóa, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành ph n kinh tế tham gia phát triển du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh Xuất phát từ góc độ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với ngành kinh tế, trong phạm vi luận văn này, quản lý nhà nước về du lịch thông minh được hiểu là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch thông minh, đảm bảo phát triển du lịch thông minh mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hoá, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch thông minh. 1.2. Đối tƣợng quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh Theo Giáo trình quản lý nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia, đối tượng quản l nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực. Xác định đối tượng quản lý nhà nước giúp trả lời câu hỏi: Quản lý ai? Tức là suy cho cùng, đối tượng quản lý nhà nước ch nh là con người mà cụ thể hơn là hành vi của con người trong xã hội. Phát triển du lịch thông minh là phát triển một loại hình du lịch, vì vậy, đ y cũng là đối tượng quản lý nhà nước về du lịch, hay nói cách khác, đối tượng quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh chính là các cá nhân và tổ chức liên quan đến hoạt động du lịch thông minh (hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch), gồm: các điểm đến du lịch thông minh; sản phẩm du lịch thông minh; nguồn nhân lực phục vụ du lịch thông minh. 1.3. Nội dung, phƣơng pháp và công cụ quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh Ban hành và triển khai theo thẩm qu ền các chính sách, hướng dẫn, qu định về phát triển du lịch thông minh Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo. Để các quy định, ch nh sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn quản lý sự phát triển du lịch thông minh tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương c n chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu c u quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đ ch là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch thông minh vào khuôn khổ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, du khách, cộng đồng d n cư địa phương ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Nọi dung ch nh sách phát triển du lịch thông minh của địa phuong có thể bao gồm các nọi dung nhu: đ u tu xay dựng kết cấu hạ t ng công nghệ; hỗ trợ về tài ch nh, đào tạo, 4
  7. bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu c u sử dụng và vận hành công nghệ, sẵn sàng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh; khuyến khích doanh nghiệp đ u tư, ứng dụng công nghệ trong sản phẩm du lịch; xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tế ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách du lịch để phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch; ưu tiên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành Du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số.... Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh Ở trung ương, Ch nh phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng. Chính phủ trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về phát triển du lịch và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển du lịch trong phạm vi cả nước. Ở địa phương, tổ chức bọ máy nhà nuớc về du lịch nói chung và du lịch thông minh ở địa phuong nói riêng đuợc hiểu là hoạt đọng thiết lạp các co quan, quy định nhiẹm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi co quan để thực hiẹn các nhiẹm vụ quản lý nhà nuớc về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng ở địa phuong theo quy định pháp luạt. Tất các các co quan cấu thành bọ máy quản lý nhà nước về du lịch ở địa phuong đều huớng đến mọt mục tieu chung là thực hiẹn quyền hành pháp, đảm bảo hiẹu lực quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng ở địa phuong. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thông minh Nhà nước c n áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo du lịch, thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp và phương thức đào tạo gắn với các yêu c u mới của thị trường lao động. Tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến để đào tạo nhân lực du lịch thông minh, đồng thời gắn nội dung đào tạo với yêu c u cụ thể, cập nhật của các nhóm vị trí việc làm trong ngành. Các cơ sở đào tạo c n chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý các cấp. Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp và triển khai các mô hình đào tạo trong doanh nghiệp du lịch. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về phát triển du lịch thông minh Sự phát triển nhanh của du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng có thể làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do đó, cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động phát triển du lịch thông minh để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước c n phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đ u tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...đồng thời c n xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn. 1.3.2. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh Quy hoạch và truyền thông Thứ nhất, quy hoạch là một công cụ để quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng, đồng thời, nó giữ vai trò quan trọng như la bàn định hướng cho du lịch phát triển. Theo đó, một quy hoạch sát thực tế và có chất lượng cao, sẽ là căn cứ cho việc xây dựng hệ thống hạ t ng kỹ thuật, thu hút các nguồn lực đ u tư và x y dựng sản 5
  8. phẩm du lịch. Thứ hai, về mặt truyền thông, tuyen truyền, vạn đọng là mọt cong cụ quản lý nhà nước. Tuyen truyền, vạn đọng để các đối tuợng tham gia vào hoạt đọng du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng hiểu biết hon về pháp luạt, nhạn thức đuợc vai trò của mình trong quá trình phát triển du lịch thông minh. Đay là cong cụ đuợc sử dụng phổ biến trong quản lý nhà nước, là phuong pháp trong đó “Nhà nuớc dùng những quy định trong hẹ thống luạt pháp và các thong lẹ trong du lịch để huớng dẫn hoặc điều chỉnh những hành vi của những chủ thể tham gia hoạt đọng du lịch”. Hiẹu quả của cong cụ này phụ thuọc vào mức đọ đ y đủ, hoàn thiẹn của pháp luạt về du lịch. Vì thế, mọt trong các nọi dung của quản lý nhà nước về du lịch là phải xay dựng hẹ thống pháp luạt đồng bọ nhằm “bảo đảm sự vạn hành an toàn, tự do cho tất cả các hoạt đọng du lịch trong nền kinh tế thị truờng và họi nhạp kinh tế quốc tế”; trong đó quyền bình đẳng, tự do trong kinh doanh du lịch, giảm bớt các tieu cực của co chế thị truờng phải đuợc đảm bảo bởi Nhà nuớc. Công cụ tài chính Trong lĩnh vực du lịch, Nhà nuớc sử dụng tài ch nh nhu là mọt cong cụ để quản lý và điều tiết vĩ mo để các quan hẹ kinh tế trong lĩnh vực du lịch vạn đọng theo định huớng của Nhà nuớc; huớng dẫn hoạt đọng kinh doanh du lịch của các doanh nghiẹp, tổ chức kinh tế, xã họi phù hợp với các ch nh sách của Nhà nuớc; kiểm soát và điều chỉnh các quan hẹ kinh tế nhằm th ch ứng với những biến đọng của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành du lịch nói rieng. Các cong cụ tài ch nh quan trọng trong quản lý nhà nước về du lịch là ngan sách Nhà nuớc, thuế, ch nh sách tài trợ. Nhà nuớc có thể sử dụng ngan sách để phát triển hạ t ng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch, để hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhan lực du lịch, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch. 1.4. Yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh 1.4.1. Các yếu tố tác động đến đối tượng quản lý Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch thông minh Sau hơn 10 năm triển khai Luật Du lịch 2005, bên cạnh những yếu tố tích cực có tính chất mở đường cho du lịch phát triển thì đồng thời cũng nảy sinh không ít những vấn đề gây trở ngại. Điều đó cho thấy khuôn khổ thể chế đã không đáp ứng kịp nhu c u và xu thế phát triển du lịch. Từ những tư tưởng đổi mới trong Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được tiếp thu và thể chế hoá cụ thể trong Luật Du lịch 2017 được Quốc hội đã thông qua ngày 19/6/2017. Những quy định mới này cho thấy độ cởi mở cao và sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân trong việc khơi dậy tiềm lực, tạo đà k ch th ch du lịch phát triển bứt phá trong giai đoạn tới. Song về lâu dài, hệ thống pháp luật về du lịch c n được hoàn thiện hơn nữa vì hoạt động du lịch nói chung hiện đang được điều chỉnh rải rác bởi khá nhiều luật và hệ thống những văn bản hướng dẫn thi hành. Sự phức tạp và chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch thông minh khiến các đối tượng quản lý (doanh nghiệp du lịch, người làm du lịch và khách du lịch) gặp khó khăn trong thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch thông minh. Hạn chế này ph n nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng hiện nay. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển du lịch thông minh 6
  9. Vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng và chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ từ phía chính quyền đến người dân, khi tất cả cùng hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả phát triển du lịch của quê hương, của đất nước. Loại hình du lịch cộng đồng là một ví dụ điển hình nhất về nhận thức của người d n đối với vai trò của phát triển du lịch. Cộng đồng địa phương và cụ thể là từng cá nh n người dân tại địa phương có vai trò trong việc tổ chức, vận hành và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách dựa trên những giá trị về văn hóa, như phong tục tập quán, các di sản phi vật thể cũng như thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương trong khuôn khổ quy định của pháp luật và những chính sách tại địa phương. 1.4.2. Các yếu tố tác động đến chủ thể quản lý nhà nước về du lịch thông minh Cơ cấu tổ chức bộ má các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thông minh Hoạt động quản lý du lịch thông minh của các cơ quan quản lý nhà nước chịu sự chi phối, tác động của rất nhiều yếu tố và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo các nhân tố khác thay đổi, trong đó yếu tố cơ cấu tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, vướng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện quản lý Những bảo đảm về mặt tài ch nh và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch thông minh phụ thuộc một ph n vào nhu c u quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đ u tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của các chủ thể quản lý nhà nước về du lịch thông minh, có ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu quả quản lý. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp ph n nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch thông minh. Đ y được xem là “yếu tố bên trong” gắn liền với cơ cấu tổ chức và quá trình vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thông minh. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương hiện đã được chú trọng cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn, đa số cán bộ, công chức dù có bằng đại học hoặc sau đại học nhưng thực tế chuyên ngành đào tạo không phải quản lý nhà nước về du lịch mà thường về một lĩnh vực nhất định trong hoạt động phát triển du lịch như: nhà hàng khách sạn, kinh doanh lữ hành… Ở những đơn vị đào tạo có chuyên ngành quản lý nhà nước, nội dung liên quan tới du lịch thường được đề cập lồng ghép trong môn học quản lý nhà nước về kinh tế. Do đó, t nh chuyên s u về quản lý trong lĩnh vực này sẽ có những hạn chế nhất định. Trong khi đó, những lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về du lịch do các bộ, ngành ở Trung ương tổ chức thường không nhiều, thời gian ngắn, số lượng tham gia hạn chế; còn ở địa phương công tác này lại không được thực hiện. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch thông minh Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đ ch giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu c u của Nhà nước và xã hội. Liên kết kinh tế vùng thực sự là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho cả vùng. Các hình thức liên kết 7
  10. kinh tế vùng có thể trên khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Chủ trương, ch nh sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, an ninh, chính trị và xã hội. 1.5. Tiêu chí đánh giá việc quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh Đối với quản lý nhà nước để phát triển du lịch thông minh, các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá kết quả quản lý nhà nước gồm: Tieu chí hiẹu quả; Tieu ch phù hợp và Tieu ch bền vững. Tiêu chí hiệu quả: theo Nguyễn Hữu Hải (2012), “Hiệu quả quản lý nhà nước được thể hiện trên các phương diện như đạt mục tiêu quản lý nhà nước tối đa với mức đọ chi phí các nguồn lực nhất định đạt mục tiêu nhất định với mức đọ chi phí các nguồn lực tối thiểu đạt được mục tiêu trong quan hệ với chi phí nguồn lực tài chính, nhân lực và trong quan hệ với hiệu quả chính trị, hiệu quả họi”. Nhu vạy, xét về bản chất, hiẹu quả quản lý nhà nước ”là kết quả hoạt đọng của các chủ thể quản lý hành chính nhà nuớc trong mối tuong quan với mức đọ chi phí các nguồnlực (tài chính, sức lao đọng, thời gian…)”. Hiẹu quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch thông minh đuợc xem xét tren co sở chi ph để thực hiẹn những mục tieu quản lý, hay nói cách khác, là chi ph cho quản lý để tạo ra kết quả cuối cùng của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch thông minh, thuờng là mức đọ phát triển của du lịch thông minh so với tiềm năng của địa phuong, mức đọ hài lòng của cọng đồng, doanh nghiẹp và du khách về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch thông minh. Tiêu chí phù hợp: t nh phù hợp trong quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch thông minh bao gồm sự phù hợp của các mục tieu, định huớng trong chiến luợc, quy hoạch về phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch thông minh nói riêng của địa phương. T nh phù hợp cũng bao gồm mức đọ phù hợp của những ch nh sách du lịch thông minh ở địa phuong với những ch nh sách của quốc gia. iêu chí bền vững: t nh bền vững của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch thông minh thể hiẹn các kết quả của quản lý nhà nước có đóng góp vào nỗ lực xoá đói giảm ngh o, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường… T nh bền vững cũng đuợc thể hiẹn qua viẹc các chiến luợc, ch nh sách, quy định phát triển du lịch thông minh t phải điều chỉnh, bổ sung và gắn kết “bền vững” với các ch nh sách kinh tế - xã hội khác để đảm bảo các ch nh sách phát triển du lịch thông minh sẽ đuợc lồng ghép thực hiẹn ở nhiều lĩnh vực. 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh và bài hoc rút ra đối với việc quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh tại Đà Nẵng. 1.6.1. Kinh nghiệm quả lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh ở một số nước trong khu vực Malaysia Malaysia là đất nước có tiến bộ trong việc phát triển du lịch thông minh trong khu vực. Việc phát triển du lịch thông minh của Malaysia kéo theo việc quản lý nhà nước về du lịch thông minh cùng phát triển. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Malaysia ngày một hoàn thiện. Các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch thông minh ngày càng được thông qua nhiều hơn. Ngoài ra, Malaysia đã đề ra hai hướng ch nh trong quan điểm phát triển du lịch thông minh đó là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng 8
  11. khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững. Thái Lan Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ Thể thao và Du lịch và các ch nh sách vĩ mô được thực hiện bởi cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh. Để thúc đẩy hoạt động du lịch thông minh, đồng thời góp ph n quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút khách du lịch, còn có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan du lịch Thái Lan với đại diện cơ quan ngoại giao và hãng hàng không quốc gia thông qua hoạt động quảng bá truyền thống dân tộc, sự kiện văn hóa, thể thao, đặc biệt tận dụng vai trò trung tâm trong khu vực ASEAN. Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ cung cấp thông tin cho khách và đào tạo nguồn nhân lực tiến bộ, áp dụng CNTT vào hoạt động du lịch là một trong những hành động cụ thể của việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh tại Thái Lan. 1.6.2. Kinh nghiệm quả lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh ở một số thành phố trong nước Nha Trang Nha Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Để phát triển tiềm năng du lịch thông minh tại Nha Trang với đối tượng là người dân nội địa, Sở Du lịch Khánh Hòa và Hiệp hội Du Lịch Nha Trang - Khánh Hòa đẩy mạnh truyền thông, quảng bá nhấn mạnh Nha Trang sẽ là điểm đến an toàn - văn minh - thân thiện để thu hút khách du lịch. Trong đó, ch nh phủ cũng chú trọng đẩy mạnh tiềm năng phát triển du lịch thông minh ở Nha Trang. Nhằm đẩy mạnh phát triển quản lý nhà nước một cách thông minh, Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án, trong đó, ph n công và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban chuyên môn. Qua những hành động cụ thể đó mà Thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã đạt được một số thành tựu cụ thể trong việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh. Vũng àu Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch tiêu biểu của miền Nam. Thời gian qua, thành phố Vũng Tàu đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và phương thức phục vụ khách hàng, hàng năm, thành phố Vũng Tàu phối hợp với Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. 1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý Nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Một số kinh nghiệm thực tiễn cho việc quản lý Nhà nước về phát triển du lịch thông minh tại địa bàn thành Đà Nẵng được rút ra như sau: 9
  12. Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thông minh cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển thông minhh. Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Thứ ba, c n có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Thứ tư, quan t m đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng ở địa phương. Thứ năm, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra giám sát đối với hoạt động du lịch thông minh, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển ngành du lịch nói chung và phát triển loại hình du lịch thông minh nói riêng gồm: Khái niệm du lịch và du lịch thông minh; khái niệm quản lý nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch thông minh; Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh; Yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh; Tiêu ch đánh giá việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh; Một số kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia trong khu vực và địa phương ở trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý Nhà nước về du lịch thông minh ở Đà Nẵng. Đ y là những nền tảng lý luận để học viên ph n t ch, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng trong chương 2. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NĂNG GIAI ĐOẠN 2018-2021 2.1. Thực trạng về đối tƣợng quản lý du lịch thông minh ở Đà Nẵng 2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng Điều kiện tự nhiên và kh hậu ở Đà Nẵng được xem là thuận lợi với sự phát triển du lịch với: Về biển và bờ biển, Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, đồng thời Đà Nẵng cũng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác, vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò d u khí, chất đốt,... Với đường bờ biển đẹp trải dài, lại nằm ở vị tr vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Từ đó có thể thấy rằng Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến với thành phố Đà Nẵng, điều g y ấn tượng với du khách là b u không kh hết sức trong lành và mát mẻ, là điều mà không phải thành phố nào cũng có được. Thành phố có dòng sông Hàn thơ mộng tạo nên một không gian yên bình, êm ả để du khách có thể dạo bộ hoặc ngồi tĩnh lặng ngắm dòng sông hiền hòa trôi. Hằng đêm du khách có thể ngồi trên du thuyền cùng gia đình tận hưởng cảm giác bồng bềnh và hơi mát của sóng nước. Nơi đ y còn nổi tiếng với những c y c u xinh đẹp bắc qua sông Hàn như c u Sông Hàn, c u 10
  13. Thuận Phước, c u Rồng,… Hàng năm cũng ch nh trên dòng sông Hàn là nơi tổ chức các sự kiện như Lễ hội pháo hoa quốc tế, đua thuyền,... Đà Nẵng còn có khu du lịch Bà Nà, được ban cho kh hậu ôn hoà quanh năm nên đ y thực sự là một khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình. Núi Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng cũng nằm trên địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung t m thành phố Đà Nẵng 8km về ph a đông nam ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An, với những ngọn núi đá vôi nằm rải rác trên diện t ch khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị tr , chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong,... 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Trong giai đoạn 2018-2021, ngành du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng. Các ngành dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và đào tạo, y tế phát triển khá, từng bước mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động và đa dạng hoá sản phẩm. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất ước tăng 10%/năm. Một số dự án được đ u tư mới và mở rộng quy mô sản xuất, góp ph n hình thành các sản phẩm mới, tạo giá trị gia tăng cao, cải thiện tăng trưởng công nghiệp trong cả nhiệm kỳ. Thu hút đ u tư vào công nghiệp công nghệ cao đạt kết quả bước đ u, công nghiệp công nghệ thông tin phát triển đa dạng và đồng bộ, d n trở thành ngành công nghiệp quan trọng. Thành phố đã tập trung xây dựng hạ t ng, ban hành ch nh sách ưu đãi đ u tư vào Khu Công nghệ cao, đồng thời tiếp tục đ u tư hoàn thiện hạ t ng, rà soát, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại 06 khu công nghiệp đang hoạt động. Hạ t ng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được đ u tư x y dựng, khai thác hiệu quả hơn, trong đó, hạ t ng cảng biển được đ u tư phát triển, hình thành cảng container có quy mô lớn, hiện đại của khu vực. Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng ước tăng 14,5%/năm, đến cuối năm 2015 ước đạt 6,5 triệu tấn. Thành phố thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư d n đóng mới tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu c n nghề cá, góp ph n n ng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại, liên kết hợp tác trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng và có hiệu quả, góp ph n thu hút các nguồn lực đ u tư, n ng cao vị thế của thành phố trong khu vực và quốc tế. Việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đ u tư phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện khá tốt. Tổng vốn đ u tư phát triển ước tăng 9,4%/năm. Nhìn chung, các điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên góp ph n tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bởi lẽ, sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố tạo ra những nền tảng cơ sở vật chất, hạ t ng kỹ thuật và công nghệ thông tin cho sự phát triển du lịch thông minh cũng như tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh. 2.1.3. Tình hình hoạt động du lịch và du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Tình hình hoạt động du lịch nói chung ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Giai đoạn 2018 - 2021 là thời gian có sự thay đổi rất thăng tr m của du lịch Đà Nẵng bởi sự xuất hiện bất ngờ của dịch bênh Covid – 19 kéo theo chính sách phong tỏa khiến người d n, du khách không được phép di chuyển đến địa điểm du lịch, tức là hoạt động du lịch truyền thống bị ngưng trệ hoàn toàn. Tình hình hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2018-2021 cụ thể như sau: Năm 2018, hoạt động du lịch ở Đà Nẵng vẫn có sự phát triển bình thường so với các năm trước với tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt hơn 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch; Trong đó khách quốc tế đạt hơn 11
  14. 2,8 triệu lượt, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,5% kế hoạch và khách nội địa đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng 11,2% so với năm 2017, đạt 100,3% kế hoạch. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước cả năm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9%. Lượng khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng trong năm 2018 ước đạt 2,35 triệu lượt, tăng 48,7% so với năm 2017; đón 100 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa với khoảng 145 ngàn lượt, tăng 66% số khách so với năm 2017; đường sông: ước đạt 480 ngàn lượt, tăng 36% so với năm 2017. Năm 2019, dịch vụ du lịch phát triển sôi động với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch , một số sản phẩm du lịch được đ u tư mới và nâng cấp như: các bến tàu phục vụ du lịch đường thủy (CT15, K20, Túy Loan, Thái Lai), xúc tiến show diễn Vũ hội Ánh Dương, show diễn Hồn Việt, dịch vụ homestay tại Làng văn hóa Cơ Tu (Hòa Bắc)… các sự kiện t m quốc tế như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội Ẩm thực quốc tế... tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2019 ước đạt 8,1 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế ước đạt 3,2 triệu lượt, tăng 24%; Tổng thu du lịch ước đạt hơn 28.571 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2020, khi dịch bện Covid – 19 xuất hiện, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND thành phố về phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 28/7/2020, toàn bộ các doanh nghiệp du lịch gồm 398 đơn vị kinh doanh lữ hành, 16 khu, điểm du lịch, 955/1080 cơ sở lưu trú, 350 đơn vị vận chuyển, 27 tàu du lịch phải tạm dừng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, có 38 khách sạn được sử dụng để phục vụ các y bác sĩ, người nước ngoài trong công tác phòng chống dịch, 87 cơ sở lưu trú du lịch đang có khách dài hạn, khách công tác. Vì vậy, năm 2020, khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 2,67 triệu lượt, giảm hơn 64% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế ước đạt 703 nghìn lượt, chỉ bằng 24,5% năm 2019, khách nội địa ước đạt hơn 2,03 triệu lượt, giảm 60,6% so với năm 2019. Tổng thu du lịch ước đạt 9.781 tỷ đồng, giảm 65,1% so với năm 2019. Năm 2021, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 1,19 triệu lượt khách, giảm 55% so với 2020; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành hơn 2,5 ngàn tỷ đồng, giảm 37,7% so với năm 2020. Nhìn chung, trong hai năm 2020-2021, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề khi du khách không thể di chuyển đến trực tiếp địa điểm du lịch do chính sách phong tỏa. Về doanh thu từ dịch vụ lưu trú và lữ hành, tương ứng với sự sụt giảm về số du khách, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và lữ hành của thành phố Đà Nẵng cũng có xu hướng giảm theo. Tình hình hoạt động du lịch thông minh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018- 2021 Trong giai đoạn 2018 – 2021, sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh Covid – 19 khiến hoạt động du lịch g n như bị tê liệt. Đ y là thách thức to lớn đối với ngành du lịch Đà Nẵng, song cũng là cú h ch mạnh khiến cả các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch buộc phải thay đổi mạnh mẽ, tiếp nhận và phát triển mạnh loại hình du lịch thông minh. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực, công cụ hỗ trợ để tổ chức và phát triển hoạt động du lịch thông minh. Với nỗ lực của các cơ quan quản lý phát triển du lịch và các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng, đặc biệt là nhờ ứng dụng nhiều công nghệ vào phát triển du lịch thông minh, ngành du lịch Đà Nẵng đã ứng dụng công nghệ để thu hút người dân và du khách tìm hiểu các điểm đến bằng hình thức trực tuyến, “Tham quan 360 độ” trên website, sử dụng ứng dụng chatbot “Da Nang Fantasticity” (công nghệ được sử dụng đ u tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á (cùng với Singapore);; trải nghiệm du lịch nội khu bằng công nghệ thực tế ảo tăng 12
  15. cường AR; tìm kiếm và tra cứu thông tin du lịch. Các công cụ hỗ trợ du lịch thông minh đã được sử dụng như: website Tourism.danang.vn, ứng dụng Danang FantastiCity, ứng dụng InDaNang, thẻ du lịch thông minh Citipass,… Ngoài ra, Đà Nẵng còn phát triển đồng loạt các kênh mạng xã hội để quảng bá du lịch như Facebook, instagram, youtube…thu hút từ 20.000 đến hơn 50.000 lượt theo dõi, tất cả đã được dấu tick xanh. Chính nhờ nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch ở Đà Nẵng với sự hình thành và từng bước phát triển du lịch thông minh nói trên để thích ứng và giải quyết khó khăn do dịch bệnh Covid 19 g y ra đối với hoạt động du lịch mà hoạt động du lịch đã từng bước phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ, giúp Đà Nẵng trở thành một trong những điểm đến hàng đ u của du khách trong nước và quốc tế. 2.2. Thực trạng về nội dung, phƣơng pháp và công cụ quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 2.2.1. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Xây dựng, ban hành chính sách phát triển du lịch thông minh Ngay từ năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Viễn thông Qu n đội (Viettel) về Xây dựng thành phố thông minh. Đ y là cơ sở nền tảng ban đ u cho việc phát triển hoạt động du lịch thông minh trên địa bàn thành phố. Tiếp đó, năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Tập đoàn FPT đã ký hợp tác về xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2020, theo đó, trong lĩnh vực du lịch, hai bên phối hợp xây dựng hệ thống kiểm tra thông tin thẻ hướng dẫn viên, xe vận chuyển du lịch di động, tra cứu thông tin doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch đạt chuẩn, hệ thống thẻ du lịch thông minh. Năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 3860/QĐ - UBND về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó 1 trong 7 giải pháp thực hiện mục tiêu là: “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển du lịch thông minh”, cụ thể: - Ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ người dân và du khách; Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống hạ t ng viễn thông mạng wifi miễn phí; - Ứng dụng khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp du lịch: xây dựng, hoàn thiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và marketing du lịch; tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch thông qua môi trường số, ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch; - Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở du lịch khai thác, phát triển các nền tảng OTA (đại lý du lịch trực tuyến); khuyến khích các mô hình kinh doanh mới phát triển du lịch trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; - Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; hoàn thiện hệ thống hạ t ng công nghệ thông tin trong ngành du lịch hướng tới trình độ của khu vực và quốc tế; - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, thống kê khách du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự; hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu số ngành Du lịch, ph n mềm quản lý cơ sở dữ liệu toàn diện và hiện đại của ngành Du lịch; số hóa dữ liệu, tăng cường khai thác kho dữ liệu lớn; - Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông hiện đại hiệu quả trong hoạt động xúc 13
  16. tiến quảng bá du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ theo hướng tiếp cận cách mạng 4.0 gồm: du lịch thực tế ảo, hệ thống quản lý điểm đến hỗ trợ quản lý lữ hành, lưu trú du lịch, thẻ du lịch đa năng, ph n mềm thuyết minh du lịch tự động và các sản phẩm công nghệ liên quan khác. - Trung tâm Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng và Viettel ký kết hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số, xây dựng nền tảng sàn giao dịch trực tuyến, hội chợ du lịch trực tuyến và thẻ du lịch thông minh. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh Trong giai đoạn 2018-2021, Đà Nẵng chưa có bộ máy quản lý nhà nước chuyên biệt về du lịch thông minh mà chỉ có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nói chung. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình trực tiếp, cao nhất là Ủy ban nhân dân Thành phố, tiếp đến là Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng và Phòng Văn hóa thể thao – du lịch cấp quận, huyện. Ngoài ra, theo ngành dọc, thì các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thành phố Đà Nẵng chịu sự quản lý và chi phối của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo thống kê, hiện nay Thành phố có khoảng 112 cán bộ quản lý về du lịch, bao gồm cán bộ, công chức của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng; cán bộ, viên chức phụ trách xúc tiến du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến đ u tư, thương mại, du lịch Đà Nẵng và cán bộ, công chức chuyên quản lý lĩnh vực du lịch tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã. Tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch thông minh Từ những chủ trương và ch nh sách thiết thực, Thành phố đã có những hành động cụ thể trong việc ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin, giúp n ng cao đời sống của người dân, phát triển tiện ch đô thị nhằm hướng tới mục đ ch phát triển Đà Nẵng thành điểm đến du lịch thông minh. Hệ thống Wi-Fi Đà Nẵng phủ sóng, với khả năng bảo mật cao, bảo đảm cung cấp kết nối đa phương tiện cho người dùng. Bộ truy nhập Wi-Fi được lắp đặt trên các cột đ n chiếu sáng tại 2 bên bờ sông Hàn, bờ biển, trung tâm thành phố, sân bay, ga tàu, các khu vực công cộng, các trường đại học, các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng... để phục vụ người dân và du khách. Hiện có khá nhiều nội dung, dịch vụ công trực tuyến để người dân, du khách tiếp cận, sử dụng. Việc tổ chức hoạt động của chính quyền điện tử và từng bước hình thành chính quyền số ở Đà Nẵng đã và đang hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh được hiệu quả hơn. Hệ thống quản lý xe buýt bằng thiết bị giám sát hành trình: Thông qua các thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên từng xe buýt, Hệ thống thu thập các thông tin như vị trí, vận tốc, địa điểm, thời gian dự kiến đến trạm, lộ trình xe theo thời gian thực, cập nhật vị trí hiện tại trên bản đồ và thời gian đến trạm của các xe buýt theo thời gian thực. Thông tin hoạt động của hệ thống được tích hợp vào trang web ecobus.danang.gov.vn để cung cấp thông tin cho hành khách. Trong ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước, Sở Du lịch Đà Nẵng đã triển khai hiệu quả các ph n mềm công vụ; hoàn thành cơ sở dữ liệu ngành với việc cập nhật dữ liệu nền của hơn 26.604 hướng dẫn viên du lịch toàn quốc; thông tin các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh dịch vụ lưu trú, khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch Đà Nẵng đã chủ động điều chỉnh các hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch Đà Nẵng bằng việc tổ chức các hội thảo trực tuyến với các thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản...; xây dựng các video truyền cảm hứng quyết tâm phòng, chống dịch của Thành phố. Sở Du lịch đã hợp tác với Klook (nền tảng dành cho du lịch tự túc) xây dựng chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch đến các thị trường khách; 14
  17. thực hiện mã QR code ngôn ngữ tiếng Anh về các ấn bản du lịch Đà Nẵng để đăng tải thông tin. Ngoài ra, Sở đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch dành cho các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch Năm 2018, Thanh tra Sở Du lịch Đà Nẵng đã kiểm tra, ban hành 54 quyết định xử phạt với tổng số tiền 336,9 triệu đồng. Trong đó, xử phạt 8 trường hợp người nước ngoài vi phạm hướng dẫn du lịch với số tiền hơn 142 triệu đồng; xử phạt 3 tổ chức, cá nh n hơn 158 triệu đồng đối với 41 trường hợp vi phạm hoạt động hướng dẫn tại khu, điểm du lịch. Tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh du lịch đã tiếp nhận thông tin phản ánh và kiểm tra xử phạt 17,5 triệu đồng đối với người nước ngoài hướng dẫn khách. Năm 2019, Thanh tra Sở cũng đã tiến hành 11 đợt kiểm tra hoạt động lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, khu điểm du lịch, với hơn 160 lượt kiểm tra, ban hành 70 quyết định xử phạt vi phạm hành ch nh đối với 20 tổ chức và 50 cá nhân vi phạm với tổng số tiền phạt là 435,55 triệu đồng, tăng 20,7% so cùng kỳ năm 2018. Các hành vi vi phạm gồm: không mang thẻ hướng dẫn viên trong khi hành nghề; sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách quốc tế, không có hợp đồng lao động khi hành nghề, không hướng dẫn khách du lịch theo đúng lịch trình du lịch, không mang phân công nhiệm vụ, chương trình du lịch trong khi hành nghề, dẫn, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên… Trong năm 2020-2021, Đà nẵng tập trung tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ g y ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe đáp ứng đ y đủ biện pháp đảm bảo an toàn theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. 2.2.2. Thực trạng phương pháp và công cụ quản lý về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Quy hoạch và truyền thông Về quy hoạch du lịch, để phát triển du lịch thông minh, Đà Nẵng đã cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng, xác định "ngưỡng phát triển" của du lịch Đà Nẵng để xây dựng chiến lược phát triển bền vững, có chiều sâu và hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch mới, khác biệt, đáp ứng nhu c u, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao nhằm xây dựng và giữ gìn thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Về truyền thông, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch Đà Nẵng đã chủ động điều chỉnh các hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch Đà Nẵng bằng việc tổ chức các hội thảo trực tuyến với các thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản...; xây dựng các video truyền cảm hứng quyết tâm phòng, chống dịch của Thành phố. Sở Du lịch đã hợp tác với Klook (nền tảng dành cho du lịch tự túc) xây dựng chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch đến các thị trường khách; thực hiện mã QR code ngôn ngữ tiếng Anh về các ấn bản du lịch Đà Nẵng để đăng tải thông tin; th điểm công nghệ scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ngoài ra, Sở đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch dành cho các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú,… Pháp luật về du lịch Đà Nẵng sử dụng phương pháp và công cụ pháp luật về du lịch để quản lý các hoạt động du lịch ở Đà Nẵng nói chung và loại hình du lịch thông minh nói riêng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho du khách, an ninh khu du lịch. Các doanh nghiệp du lịch thực hiện Bộ Tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách và Bộ Tiêu chí Chuẩn an toàn trong hoạt động kinh doanh du lịch để đảm bảo chất lượng, an toàn trong quá trình phục vụ du 15
  18. khách. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thường xuyên khuyến cáo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và du khách trong kinh doanh và sử dụng dịch vụ, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm thiên tai... để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và tính mạng, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra; công bố công khai ch nh sách kinh doanh, điều khoản trách nhiệm giữa các bên. Công cụ tài chính Để phát triển du lịch thông minh, Đà Nẵng cũng sử dụng công cụ tài chính thông qua hỗ trợ tài chính cho doanh nghiẹp du lịch đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các sản phẩm du lịch. Thành phố cũng thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động ngành du lịch sau dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, Hiệp hội du lịch, các Hội thành viên và Quỹ xúc tiến phát triển du lịch thành phố có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quảng bá xúc tiến, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin thị trường, xu hướng khách, kế hoạch khai thác các đường bay của các hãng hàng không, kế hoạch xúc tiến du lịch, sự kiện, lễ hội của thành phố để các doanh nghiệp định hướng kinh doanh. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng ưu tiên nguồn vốn đ u tư công để triển khai các hạng mục đ u tư cơ sở hạ t ng phục vụ du lịch, kết hợp phục vụ du lịch và phục vụ dân sinh, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác. Các nguồn ngân sách khác phục vụ hoạt động du lịch được phân bổ cho các ngành, địa phương.. sẽ thông qua kế hoạch kinh ph hàng năm. Đồng thời, huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, nhà đ u tư và từ các nguồn vốn hợp pháp khác. 2.3. Nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 2.3.1. Các yếu tố tác động đến đối tượng quản lý về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch thông minh Do du lịch thông minh là sản phẩm mới hình thành nên hiện nay, ở Việt Nam, chưa có luật chuyên biệt, cụ thể điều chỉnh đối tượng quản lý về du lịch thông minh mà mới chỉ có một số văn bản ch nh sách quy định mang tính chủ trương, định hướng. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch khi hoạt động theo loại hình du lịch thông minh sẽ gặp khó khăn trong thực hiện pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong phát triển du lịch thông minh ở Đà Nẵng cũng như quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển du lịch thông minh Mặc dù việc phát triển du lịch thông minh đã và đang được tuyên truyền nhận thức cho người dân và doanh nghiệp, song nhận thức của người dân và doanh nghiệp đối với loại hình du lịch này vẫn còn hạn chế. Từ hạn chế về nhận thức sẽ dẫn đến hạn chế trong hành động, trong nỗ lực cùng nhau phát triển du lịch thông minh ở Đà Nẵng và cũng dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố. 2.3.2. Các yếu tố tác động đến chủ thể quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Cơ cấu tổ chức bộ má các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thông minh Do Đà Nẵng chưa có tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt về du lịch thông minh mà chỉ có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nói chung nên việc quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế. Mọi hoạt động quản lý vẫn đang ở trạng thái dò đường, vừa làm vừa hoàn thiện. Điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện quản lý 16
  19. Việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch thông minh nói riêng đã và đang được thành phố Đà Nẵng chú trọng trong đ u tư tài ch nh, n ng cao cơ sở hạ t ng, kỹ thuật nên việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh đã và đang có một số thuận lợi. Từ việc tăng cường ngân sách, nâng cấp cơ sở hạ t ng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý du lịch nói chung và theo hướng phát triển du lịch thông minh nói riêng, các chủ thể quản lý nhà nước về du lịch thông minh ở Đà Nẵng đã và đang có thuận lợi trong xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động du lịch, hệ thống giám sát du lịch thông minh, sàn giao dịch điện tử và trong hoạt động kinh doanh du lịch, quản trị và tổ chức phục vụ khách. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh Đà Nẵng chưa có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về du lịch thông minh mà chỉ có cán bộ quản lý nhà nước về du lịch nói chung, h u hết các nhiệm vụ quản lý liên quan đến du lịch thông minh chỉ là phụ thêm. Do đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch thông minh Do Đà Nẵng chưa có có tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt về du lịch thông minh cũng như chưa có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về du lịch thông minh, trong khi hoạt động quản lý về du lịch thông minh liên quan đến một số cơ quan mang t nh liên ngành như: Sở du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đ u tư nên việc phối hợp liên ngành còn gặp khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển du lịch thông minh cũng như công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh ở Đà Nẵng. 2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 Do loại hình du lịch thông minh mới được xây dựng và đang trong quá trình phát triển ở Đà Nẵng nên Đà Nẵng chưa có bộ tiêu ch đánh giá về hiệu quả, tính phù hợp hay tính bền vững của công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố. Vì vậy, việc đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nh n của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 được thực hiện dựa trên những kết quả hoạt động du lịch nói chung và có một số điểm nhấn liên quan đến ứng dụng công nghệ và truyền thông trong phát triển du lịch thông minh cũng như trong quản lý nhà nước về du lịch thông minh trên địa bàn thành phố. 2.5. Những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân 2.5.1. Những kết quả đạt được Với việc ban hành và thực thi chính sách phát triển du lịch thông minh, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng kể trong phát triển du lịch thông minh với chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Du lịch ngày càng được cải thiện như năm 2018 đạt loại Khá (xếp thứ 17/24 sở, ban, ngành); đến năm 2019 đạt loại Tốt (xếp thứ 5/24 sở, ban, ngành). Đa số doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch như triển khai và ứng dụng trong công tác quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường du lịch, đẩy mạnh marketing trực tuyến; sử dụng các app ứng dụng công nghệ để phục vụ khách, ứng dụng website trực tuyến, booking để cung cấp, chào bán và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ; tập trung vào các kênh thương mại dịch vụ, các trang mạng xã hội, trang bán sản phẩm du lịch trực tuyến, tìm kiếm các giải pháp tiếp cận công nghệ mới để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp... T nh đến cuối năm 2020, thành phố Đà Nẵng có 1.239 cơ sở lưu trú du lịch với nhiều ph n khúc khác nhau, năng lực chuyển đổi số 17
  20. và ứng dụng công nghệ thông tin đa đạng. Ở phân khúc khách sạn 4 - 5 sao và tương đương thuộc tập đoàn nước ngoài quản lý, việc chuyển đổi số được triển khai từ sớm và xây dựng theo lộ trình của các tập đoàn quốc tế. Với các khách sạn cao cấp 4 - 5 sao và tương đương thuộc quản lý của các tập đoàn trong nước, việc chuyển đổi số được triển khai ở nhiều hạng mục, như: quản lý vận hành, quản lý nhân sự, quảng bá thương hiệu,... thực hiện ở phạm vi trong nước. 2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại Thứ nhất, cơ chế, chính sách phát triển du lịch thông minh ở Đà Nẵng hiện chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng, cụ thể mà chồng chéo hoặc lồng ghép trong các chính sách khác. Thứ hai, một số kết cấu hạ t ng, điểm du lịch, môi trường du lịch một số lĩnh vực đã xuống cấp c n sớm được cải tạo, tu bổ. Cơ sở hạ t ng cho phát triển du lịch thông minh dù đã được Thành phố quan tâm trong chính sách phát triển đô thị thông minh nói chung, song còn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu c u phát triển du lịch thông minh về dữ liệu số toàn ngành Du lịch. Thứ ba, công tác quản lý nhà nước ở một số địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa nghiêm; vấn đề môi trường du lịch và đảm bảo vệ sinh, an toàn chưa bền vững; chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh còn thấp, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan và Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trong chia sẻ và kết nối dữ liệu còn nhiều hạn chế. Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ du lịch thông minh còn hạn chế về năng lực, chưa thật sự khai thác tối đa và cập nhật lượng kiến thức mới, chưa t ch cực trong việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong tìm kiếm thông tin, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế. Thứ năm, việc tuyên truyền nhận thức về phát triển du lịch thông minh chưa thực sự hiệu quả. 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch đôi khi còn chậm. Thủ tục hành ch nh đối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng mặc dù được cải thiện nhưng nhìn cung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đ u tư. Thứ hai, trong xây dựng và thực thi chính sách về du lịch thông minh trên địa bàn còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đ u tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá cho du lịch. Thứ ba, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu c u, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành còn thấp. Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu c u phát triển du lịch thông minh trong bối cảnh hiện nay Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2021 với những kết quả đạt được trong các công tác: Xây dựng, ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch thông minh; Tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch thông minh; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch thông minh; Huy động các nguồn lực, công cụ hỗ trợ để tổ chức và phát triển hoạt động du lịch thông minh; Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch cũng như những hạn chế, khó khăn còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó. Đ y là những cơ sở thực tế để luận văn đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường quản lý về phát triển du lịch thông minh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2