intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi - từ thực tiễn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân. Đưa ra phương hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi - từ thực tiễn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH VĂN DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT Phản biện 1:..................................................................... Phản biện 2:...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi không những đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, còn mang nhiều ý nghĩa về chính trị - xã hội, bởi chăn nuôi không chỉ giữ vai trò cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 21 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP (2019). Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hoá chưa khuyến khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềm năng của mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật là coi “gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ”. Trong sản xuất nông nghiệp, từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như nghị quyết trung Ương và hàng loạt các chính sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới. Đó là những tiên đề hết sức quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung và chăn nuôi nói riêng. Trước bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới những năm gần đây, chăn nuôi nước ta luôn đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, mặc dù cùng lúc đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian qua, Chính phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Yêu cầu sớm đổi mới chính sách, đổi mới tổ chức, đầu tư công để mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 (Hội nghị Trung ương lần thứ 7, Khoá X) ngày càng trở nên bức thiết. Ngày 4/6/2010 Chính phủ 1
  4. ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 899/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Vì vậy, ngoài những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy ngành chăn nuôi... thì yêu cầu về việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước ngày càng trở nên cần thiết. Trước hoàn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi trong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thuộc các huyện trong cả nước.Trong đó huyện Hoài Ân là một huyện khá điển hình trong chăn nuôi phát triển cũng rất mạnh. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Trong đó nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây ra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Đặc biệt đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây thiệt hại về nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riêng. Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi do dịch bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, học viên chọn Đề tài: “Quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi - từ thực tiễn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” để nghiên cứu về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi thế nào cho có hiệu quả, phương pháp giúp giảm thiểu thiệt hại thiệt hại cho người chăn nuôi và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công của mình 2
  5. 2. Tổng quan nghiên cứu Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ khi đổi mới đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều bình diện. Cụ thể là: Tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, có nghiên cứu của Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (2002) ; Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002) (2003) ; Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi (2006); Nguyễn Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (Báo cáo tổng hợp) (2010). Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem lại thu nhập cho người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm. Nghiên cứu toàn diện các mặt, các nguồn lực và các yếu tố phát nông nghiệp có tác phẩm của Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn (2003); Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2013). Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát triển nông nghiệp có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007); Luận án tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp huyện Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012) .Các tác phẩm này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của nông nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố thị trường, chính sách phát triển cũng như quản lý nhà nước về nông nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh 3
  6. tế quốc tế, làm rõ những căn cứ, nội dung đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn Hợp, Quản lỷ nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Vĩnh Phúc (2010) ; Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát triển bền vững ở thành phố Cần Thơ (2011); Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Khanh, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Bến Tre (2013). Các luận văn này đã chỉ rõ được cơ sở lý luận về nông nghiệp phát triển bền vững với các yếu tố cấu thành; một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp và đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản cho nông nghiệp phát triển bền vững. Những công trình trên đây đều có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp và quản lý nông nghiệp cũng như đánh giá thực trạng nông nghiệp của nước ta nói chung và ở một số vùng cụ thể nói riêng; đồng thời đưa ra được những lý giải, quan điểm, những giải pháp phát triển tất cả các mặt của nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi của huyện nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng lại chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, từ thực tiễn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định’" không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: 4
  7. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn cấp huyện. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn cấp huyện 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Ân - Thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn Huyện Hoài Ân năm 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. - Về nội dung: Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn dùng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trong sự vận động, phát triển và liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng; đánh giá về quản lý nhà nước đối với phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi cấp huyện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Tra cứu tài liệu nghiên cứu hiện có: Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,...trong việc tham khảo tài liệu, một số nghiên cứu trong nước, trong tỉnh có liên quan; những tài liệu, văn bản quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; - Nghiên cứu qua thực tiễn: vận dụng kiến thức đã được học, 5
  8. thu thập và phân tích dữ liệu thông tin trong thực tiễn ở huyện và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở UBND các huyện, các xã, trong tỉnh. Đồng thời, sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn cấp huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống được một số cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua phân tích, đánh giá thực trạng phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân đã tìm ra nguyên nhân hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định. 7. Cấu trúc của Luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được kết cấu gồm 3 phần cụ thể như sau. Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn cấp huyện Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân. 6
  9. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Chăn nuôi Theo tác giả Đỗ Kim Chung, khái niệm về chăn nuôi được hiểu: “Theo nghĩa thông thường, chăn nuôi là ngành sản xuất thực phẩm và làm ra sản phẩm nông nghiệp [ ]. Cách định nghĩa này chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu của xã hội với chăn nuôi càng cao. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - tái bản năm 2006, tác giả Vũ Đình Thắng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân có khái niệm về chăn nuôi như sau: “Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển chăn nuôi là việc sử dụng tiềm năng vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng”. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn. 1.1.2. Dịch bệnh trong chăn nuôi Trong chăn nuôi dịch bệnh trở thành rủi ro hàng đầu mà người chăn nuôi phải hứng chịu, dịch bệnh gây ra thiệt hại về mặt kinh tế cũng như tâm lý của người chăn nuôi. Theo đánh giá của các hộ chăn nuôi trong ba năm trở lại đây các ổ dịch lớn không xuất hiện trên địa bàn song lợn bị bệnh vẫn thường gặp ở các hộ chăn nuôi và do không điều trị kịp thời nên một số hộ xuất hiện tình trạng lợn chết. Các bệnh thường gặp ở lợn con là dịch tả, tụ huyết trùng còn đối với lợn choai và lợn thịt là bệnh tụ huyết trùng và bệnh nghệ. Do chủ động 7
  10. hơn trong công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chăn nuôi VietGAHP thấp hơn đáng kể so với nhóm hộ chăn nuôi thường đặc biệt là tỷ lệ lợn choai bị bệnh. Theo đánh giá của gần 40% số hộ chăn nuôi thì so với năm 2017 và 2019 số lợn bị bệnh và chết có chiều hướng giảm, gần 10% số hộ cho rằng do năm 2019 các bệnh nguy hiểm như tai xanh, lở mồm long móng không còn xuất hiện số lợn bị chết giảm song do thời tiết diễn biến thất thường nên bệnh ỉa chảy xuất hiện ở lợn con nhiều hơn 1.1.3. Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Từ khái niệm cơ bản về phòng chống dịch bệnh có thể thấy An toàn trong chăn nuôi là việc bảo đảm để vật nuôi không bị gây hại đến sức khỏe, như vậy từ khái niệm này có thể hiểu phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là việc đảm bảo cho các sản phẩm trong chăn nuôi an toàn, không gây hại đến sức khỏe của con người, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm. 1.1.4.Quản lý nhà nước về dịch bệnh trong chăn nuôi 1.4.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về dịch bệnh trong chăn nuôi 1.4.1.2. Chủ thể quản lý nhà nước về dịch bệnh trong chăn nuôi Trong quá trình phát triển nông nghiệp, quản lý nhà nước về dịch bệnh trong chăn nuôi có vai trò quan trọng, góp phần vào điều chỉnh, hướng dẫn quá trình vận động nội tại của nông nghiệp phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước về dịch bệnh trong chăn nuôi được thể hiện với các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển. Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển chăn nuôi Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của chăn nuôi. Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh 1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phòng chống dịch bệnh tong chăn nuôi 8
  11. Đây là nội dung quan trọng trong công tác QLNN về phòng chống DBTCN, bởi lẽ đây là hoạt đông có tính định hướng cho mọi hoạt động quản lý là tiền đề để đi vào cuộc sống, mang lại hiêu quả cao. Ngược lại việc hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hơp với thực tế, thiếu tính khả thi, sẽ mang lai hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cuc bộ, mà nó còn ảnh hưởng lâu dài đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Chính sách muốn đi vào thực tiễn đòi hỏi các hoạch định chính sách được cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc thi hành trên thực tiễn cuộc sống, song bên cạnh đó, các chính sách này còn bao gồm cả phương án, hành động không mang tính bắt buộc mà có tính định hướng, kích thích sự phát triển. Việc hoạch định chính sách này tập trung vào các vấn đề như: Thứ nhất, Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành về bảo đảm phòng chống DBTCN, quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn; Thứ hai, sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa hoc và ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc phân tích nguy cơ đối với phòng chống DBTCN; xây dựng mới, nâng cấp một số chuồng trại đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiêm phân tích hiện có phục vụ công tác quản lý phòng chống DBTCN. Thứ ba, khuyến khích các cơ sơ chăn nuôi đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong chăn nuôi; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn; Thứ tư, khen thương kịp thời các tổ chức, cá nhân chăn nuôi an toàn; Thứ năm, khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm trong chăn nuôi; 1.2.2. Tổ chức triển khai, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 9
  12. Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của Luật Thú y, hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 7725/BNN-TY ngày 15/10/2019 về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020; UBND huyện ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện năm 2020” như sau: - Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. 1.2.3. Tổ chức thực thi chính sách phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi - Triển khai, thực hiện Công văn số 74/UBND–NN ngày 09/03/2019 của UBND huyện Hoài Ân về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 và tăng cường thực hiện các giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện. 1.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triễn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về PC DBTCN - Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về PC DBTCN. 1.2.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Để thực hiện thành công PC DBTCN thì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Và nhà nước với vai trò là người định hướng, quản lý cần làm tốt việc huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực để PC DBTCN. Nếu chính quyền các cấp làm tốt công tác huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực thì giảm thiểu hao tổn chi phí xã hội, ngược lại sẽ gây lãng phí nguồn lực, cá biệt có trường hợp chậm hoàn thành mục tiêu PC DBTCN. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không hiệu quả, 10
  13. đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không… Nội dung quản lý về thanh tra, kiểm tra cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc vì nếu làm tốt công tác này cơ quan quản lý sẽ tránh khỏi các hành động kém hiệu quả, xa rời mục tiêu, tiêu chí. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nước rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, qua đó có thể điều chỉnh các tiêu chí, mục tiêu cho phù hợp với từng thời điểm. 1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.3.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.3.2. Đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch trong thực hiện phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.3.3. Đáp ứng yêu cầu của người dân vùng nông thôn 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.4.1. Các quy định về pháp luật và chính sách phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.4.2. Sự phối hợp liên ngành, đội ngũ quản lý về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 1.4.3. Sự tham gia phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi của người dân nông thôn Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở khái quát một số khái niệm cơ bản về chăn nuôi, dịch bệnh trong chăn nuôi, QLNN về PC DBTCN. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về PC DBTCN … Chương 1 đã đề cập được những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học QLNN về PC DBTCN; Nội dung của QLNN về PC DBTCN; sự cần thiết phải PC DBTCN; các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về PC DBTCN.. Cơ sở khoa học này, làm nền tảng cho đánh giá thực trạng QLNN về PC DBTCN ở Chương 2. 11
  14. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ÂN 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của huyện hoài Ân BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HOÀI ÂN [Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định] 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Về vị trí địa lý 2.1.1.2. Địa hình – đất đai 2.1.1.3. Khí hậu 2.1.1.4. Nguồn nước 12
  15. 2.1.2. Điều kiện kinh tế 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 2.1.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 2.1.2.3. Hệ thống thủy lợi 2.1.2.4. Truyền thống kinh tế 2.1.3. Điều kiện xã hội 2.1.3.1. Cư dân 2.1.3.2. Truyền thống văn hóa 2.1.3.3. Truyền thống lịch sử 2.2. Thực trạng chăn nuôi, dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân 2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân Từ đầu năm đến nay công tác tái đàn heo trên địa bàn huyện có chiều hướng phát triển khá (theo số liệu thống kê 01/5/2020): 2.2.2. Thực trạng dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân - Tình hình dịch LMLM gia súc: ngay từ đầu năm Bệnh LMLM trâu bò xuất hiện trên địa bàn huyện đã có 48 con trâu bò mắc bệnh của 23 hộ tại 05 thôn, thuộc 3 xã, gồm Ân Phong, BokTới và Ân Nghĩa, Hiện nay ngành chuyên môn tiếp tục theo dõi và thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch không để lây lan trên diện rộng. Về nguyên nhân phát sinh bệnh chủ yếu sau: Do mần bệnh xuất huyện, tồn tại và lưu hành khá lâu trên đàn bò trong và ngoài huyện đến nay chưa kết thúc. Phong trào nuôi bò vỗ béo khá phát triển nên việc tăng giảm đàn thay đổi liên tục, số trâu bò trên chưa được tiêm phòng. Trong thời gian tiêm phòng, một số hộ không chấp hành tiêm phòng, khi dịch bệnh cố tình giấu dịch, không khai báo với thú y cơ sở, tự ý kêu người điều trị làm lây lan dịch bệnh. 2.2.3. Thực trạng phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân - Kết qua tiêm phòng vaccine LMLM đợt 1/2020: (NS hỗ trợ): - Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm khác: 13
  16. - Công tác tiêu độc khử trùng: - Kiểm dịch và kiểm soát giết mổ: 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân 2.3.1. Quy hoạch, kế hoạch, quy trình về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 2.3.2. Thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 2.3.3. Triển khai chính sách về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi a) Giai đoạn 2011-2015 b) Giai đoạn 2016-2020 2.3.4. Kiện toàn, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi chính sách phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Biểu đồ 2.1. Trình độ thành viên UBND huyện Thạc sỹ Đại học chuyên ngành Cao Đẳng Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân 14
  17. Biểu 2.2. Trình Độ Bồi dưỡng Chính trị UBND huyện Cao cấp Chính trị Trung cấp Chính trị Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân Biểu đồ 2.3. Trình độ cán bộ cấp Huyện 100 80 60 Column1 40 20 Column2 0 Trình độ Trình độ Chuyên viên Column3 Đào tạo Bồi dưỡng chính Chính trị Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân 2.3.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Bảng 2.1. Số liệu huy động vốn trong phòng chống dich bệnh trong chăn nuôi ĐVT: tỉ đồng Giai đoạn Nguồn vốn 2011 - 2016 - Tỉ lệ tăng/giảm 2015 2020 Ngân sách Trung ương 10,265 127,048 Tăng 16,28% Ngân sách tỉnh 114,508 177,169 Tăng 54,72% Ngân sách huyện 30,260 89,473 Tăng 195,68% Ngân sách xã 37,497 85,325 Tăng 127,55 Vốn lồng ghép các chương 21,997 30,585 Tăng 42,93% trình 15
  18. Vốn tín dụng 46,436 83,828 Tăng 77,58% Tổ chức, doanh nghiệp 8,103 11,273 Tăng 31,62% Vốn huy động nhân dân 8,213 4,947 Giảm 51,90% Tổng cộng 115,751 177,648 Tăng 53,29% Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm PC DBTCN 2.3.6. Kiểm tra và giám sát vi phạm pháp luật về phòng chống dich bệnh trong chăn nuôi. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 2.4.1. Kết quả đạt được Việc triển khai chương trình mục tiêu PC DBTCN, trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, cơ sở hại tầng, chuồng trại đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chăn nuôi được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy, an ninh-quốc phòng đảm bảo và giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc... Có được những kết quả trên, có thể khẳng định là nhờ làm tốt công tác QLNN về PC DBTCN trên địa bàn. Về triển khai, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch PC DBTCN. Xây dựng và thực thi chính sách phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triễn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Thời gian qua cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác QLNN PC DBTCN, nhất là ở cấp cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PC DBTCN. Hầu hết cán bộ phụ trách công tác này đều có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân và có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, cụ thể kịp thời chỉ đạo, điều phối thực hiện Chương trình. 16
  19. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 2.4.2. Hạn chế Mặc dù đạt được những kết quả đáng kích lệ, nhưng quá trình tiển khai Chương trình PC DBTCN vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nên dẫn đến tiến độ dập dịch vẫn chưa theo kế hoạch, đó là: Thứ nhất, Công tác tuyên truyền, vận động ở các cấp, các ngành còn thiếu thường xuyên, chưa làm tốt công tác phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nên nhận thức của người dân về ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của chương trình tại một số nơi còn hạn chế, xem chương trình như một dự án đầu tư xây dựng, từ đó nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân nên đã làm cho chương trình PC DBTCN trên địa bàn gặp khó khăn và bị chững lại, nhất là trong thời gian gần đây, nhiều kết quả về PC DBTCN đạt được nhưng thiếu bền vững. Thứ hai, Nhận thức về chương trình PC DBTCN của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp ở một số nơi chưa đầy đủ, có mặt hạn chế, chủ quan, nóng vội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể ở một số nơi còn thiếu quyết tâm; chưa thường xuyên, liên tục, còn nặng về phong trào; Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở và địa bàn thôn có mặt còn hạn chế. Vai trò tiên phong, gương mẫu của một số cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên chưa phát huy tốt, quyết tâm chính trị chưa cao, ngại đổi mới; chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Sự vào cuộc của một số ngành chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ. Thứ ba, Việc phân công, phân nhiệm triển khai kế hoạch PC DBTCN có lúc còn thiếu đồng bộ. Sự quyết tâm của một số xã chưa cao, quá trình xây dựng kế hoạch còn chung chung, thiếu cụ thể nên khi triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu thực tế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiều lúc, nhiều nơi chưa có trọng tâm, trọng 17
  20. điểm, dàn trải và phân công trách nhiệm thiếu rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị, cá biệt có nơi còn thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, phối hợp nhịp nhàng. Thứ tư, Nguồn lực của huyện, xã và nguồn lực tự có trong nhân dân còn hạn chế nên chưa chủ động trong việc bố trí nguồn lực đầu tư, vẫn còn lệ thuộc lớn vào nguồn lực của cấp trên; thiếu cơ chế khuyến khích, huy động, kêu gọi đầu tư. Nguồn lực để đầu tư cho hai tiêu chí là hạ tầng và chuông trại chưa đáp ứng với yêu cầu... 2.4.3.Nguyên nhân hạn chế - Hạ tầng cơ sở và xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh còn thấp so với các tỉnh/ thành phố khác, nên còn nhiều hạn chế. - Vấn đề áp dụng KH&CN còn chưa được chú trọng trong chăn nuôi chưa cao, gia tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi còn thấp. - Sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, lãnh đạo quản lý phòng chống DBTCN chưa đúng mức: Ý thức trách nhiệm của người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả người quản lý về phòng chống DBTCN còn hạn chế, nhất là trách nhiệm quản lý phòng chống DBTCN của các cơ quan chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc; chưa có chế tài xử lý đối với cơ quan, cán bộ không hoàn thành trách nhiệm quản lý phòng chống DBTCN. Phân công trách nhiệm chưa đi liền với tổ chức bộ máy và đầu tư kinh phí; công tác phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý vẫn bỏ sót một số loại hình, đối tượng quản lý nên việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, chưa có sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các cơ quan chức năng. Một số cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ còn chưa nghiêm. Có biểu hiện né tránh, ngại va chạm. - Lực lượng thanh tra chuyên ngành phòng chống DBTCN hiện còn quá mỏng, đặc biệt là tuyến huyện, xã. Mặc dù số vụ vi phạm là nhiều, có nhiều vụ nghiêm trọng xong việc xử phạt không tương xứng với mức độ vi phạm, số vụ xử lý hình sự quá ít so với mức độ nghiêm trọng xảy ra, không tạo ra sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng chống DBTCN. - Công tác xã hội hoá một số khâu dịch vụ công phục vụ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0