intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

62
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua nghiên cứu công tác thi đua khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn xác định và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC<br /> VÀ ĐÀO TẠO<br /> ---/---<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> ---/---<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THU HIỀN<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG<br /> ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN<br /> THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60.34.04.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Quốc Chính<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Lê Thị Hằng<br /> <br /> Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng 204, Nhà A. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> 77 – Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 09 tháng 12 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc<br /> gia hoặc trên website Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính<br /> Quốc gia<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ngay khi đất nước giành được độc lập ngày 02/9/1945, Đảng và<br /> Nhà nước ta đã đặt việc “diệt giặt dốt” đứng thứ hai sau “diệt giặt đói”,<br /> điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo<br /> và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này. Sau này, nhiều<br /> Đại hội Đảng ở nước ta cũng đều đánh giá cao vị trí và vai trò của giáo<br /> dục và đào tạo. Nghị quyết TW 8 khóa XI một lần nữa khẳng định “Giáo<br /> dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước<br /> và toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi<br /> trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.<br /> Để đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, thúc đẩy vai trò của giáo<br /> dục và đào tạo trong tiến trình phát triển của đất nước, các cơ sở đào tạo<br /> trong hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng<br /> phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, chất<br /> lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, hợp tác quốc tế… trong đó<br /> không thể không nói đến vai trò công tác thi đua, khen thưởng.<br /> Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và<br /> Nhà nước ta luôn quan tâm. Cách đây gần 70 năm, ngày 11/6/1948, Chủ<br /> tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm động viên, khích<br /> lệ, tập trung sức mạnh toàn dân đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống<br /> yêu nước, vượt mọi hi sinh,gian khổ để thực hiện mục tiêu lớn của đất<br /> nước trong bối cảnh gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực<br /> dân Pháp, đó là “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.<br /> Trong ngành giáo dục, phong trào thi đua “Hai tốt – Dạy tốt, Học<br /> tốt” được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhanh chóng được lan rộng<br /> đến toàn bộ ngành giáo dục nước nhà. Thắng lợi của phong trào góp<br /> phần làm ngành giáo dục của nước ta đi vào nề nếp, ổn định, cân đối,<br /> toàn diện, nạn mù chữ đã cơ bản được xóa bỏ.<br /> Từ khi hòa bình được lập lại, phong trào thi đua “Hai tốt” phát<br /> triển lên một bước mới, đã có nhiều cuộc vận động lớn trong cả nước<br /> trong ngành giáo dục được phát động, phải kể đến cuộc vận động “Học<br /> tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi<br /> thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận<br /> động “Hai không – Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành<br /> tích trong giáo dục”… Phong trào “Hai tốt” cũng được thay đổi về chất<br /> 1<br /> <br /> khi được bổ sung thêm mục tiêu “Dạy tốt – Học tốt – Quản lý tốt” nhằm<br /> đưa ngành giáo dục vận động phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện<br /> nay. Thi đua, khen thưởng đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong thúc<br /> đẩy phát triển của hệ thống giáo dục nước ta gồm giáo dục cơ sở, giáo<br /> dục phổ thông và giáo dục đại học.<br /> Với vị thế là trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị - giáo dục của<br /> cả nước, Thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng trường<br /> cao đẳng nhiều nhất trên cả nước, đóng góp một số lượng lớn nhân lực<br /> chuyên môn ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn cho Thủ đô và<br /> đất nước. Tuy nhiên, chất lượng thi đua, khen thưởng ở trường cao đẳng<br /> vẫn còn nhiều hạn chế như tuyển sinh của một số trường vẫn gặp nhiều<br /> khó khăn, không đạt được chỉ tiêu, chất lượng đầu ra đạt chất lượng chưa<br /> cao, công tác nghiên cứu khoa học còn yếu, quản lý nhà nước về thi đua,<br /> khen thưởng ở nhóm trường này cũng còn nhiều vấn đề cần khắc phục như<br /> vẫn còn tình trạng hình thức trong thi đua và khen thưởng, khen thưởng<br /> chưa kịp thời, khen thưởng đột xuất còn ít, phát hiện và nhân rộng điển<br /> hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên.<br /> Vì những lý do như vậy, tôi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thi<br /> đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà<br /> Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br /> Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đã có không ít đề tài nghiên<br /> cứu về thi đua khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng,<br /> có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:<br /> * Một số sách chuyên khảo, tham khảo:<br /> - Lê Quang Thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua<br /> yêu nước, NXB Thanh niên Hà Nội (2008<br /> - Phạm Hùng, Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu<br /> nước, NXB Lao động Hà Nội (2011).<br /> * Đề tài nghiên cứu khoa học<br /> Trần Thị Hà, Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng<br /> trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước (2013). Mã số 02/2010.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nguyễn Thanh Nga, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác<br /> thi đua, khen thưởng ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Đề tài sáng<br /> kiến cơ sở năm 2016.<br /> * Một số luận văn thạc sỹ:<br /> - “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thi đua,<br /> khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ chuyên<br /> ngành Quản lý Hành chính công của Trần Thị Bằng, Học viện Hành<br /> chính Quốc gia (2009).<br /> - “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng giai đoạn<br /> 2011 – 2020” – Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính<br /> công của Lê Xuân Khánh, Học viện Hành chính Quốc gia (2010).<br /> - “Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động thi đua, khen thưởng<br /> ở nước ta hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính<br /> công của Bùi Hồng Thiết, Học viện Hành chính Quốc gia (2011).<br /> - “Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen<br /> thưởng trong giai đoạn hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành<br /> Quản lý Hành chính công của Nguyễn Công Hoan, Học viện Hành chính<br /> Quốc gia (2013).<br /> - “Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn thành<br /> phố Hải Phòng” – Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công của<br /> Trần Thị Thanh Loan, Học viện Hành chính Quốc gia (2014).<br /> - “Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục<br /> đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” – Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành<br /> Quản lý công của Nghiêm Đức Dũng, Học viện Hành chính Quốc gia (2015).<br /> - “Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng<br /> tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ chuyên<br /> ngành Quản lý công của Đào Thị Thùy Dung, Học viện Hành chính<br /> Quốc gia (2015).<br /> * Các tài liệu khác<br /> - Tập bài giảng tập huấn Nghiệp vụ Thi đua, khen thưởng – Ban<br /> Thi đua, khen thưởng Trung ương (2014).<br /> - Kỷ yếu Đại hội Thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn<br /> 2010 – 2015 - Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội (2015).<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2