intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên sơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN ĐĂK LĂK, 2019
  2. Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH KHẮC TUẤN Phản biện 1: TS. Lê Văn Từ Phản biện 2: TS. Trƣơng Đình Chiến Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sỹ Địa điểm: Hội trường Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. 2
  3. Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho đến nay, công tác thi đua, khen thưởng luôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp, kịp thời động viên, khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2013 đến nay, công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã dần đi vào nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; tham mưu, nghiên cứu, kịp thời đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực; đã có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng. 1
  4. Tuy nhiên, công tácquản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở một số địa phương, đơn vị vẫn còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức, coi nhẹ phong trào thi đua. Từ thực tiễn nêu trên, đặc biệt xuất phát từ những bất cập mà Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Gia Lai đang gặp phải trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; việc nghiên cứu để làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của thi đua, khen thưởng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tỉnh trong tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 2.1.Mục đích Trên sơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 2.2.Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 2
  5. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Nêu ra những phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3
  6. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.1. Khái niệm thi đua, khen thƣởng 1.1.1. Khái niệm về thi đua Thi đua là một công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, nhưng đã có những lúc, những nơi nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Hễ là người Việt Nam yêu nước thì phải thi đua, thi đua là yêu nước. Thi đua là một cách yêu nước thiết thực nhất, những người thi đua là những người yêu nước nhất. Nước nhà đang kháng chiến và kiến quốc, mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau chóng thắng lợi, kiến thiết nhanh chóng thành công”. Thi đua là hoạt động tích cực sáng tạo, là sự phấn đấu vươn lên giành lấy kết quả tốt đẹp hơn. Tại Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng năm 2013 có định nghĩa về khái niệm của thi đua như sau: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy theo nội dung khái niệm trên thì thi đua phải bao gồm 3 yếu tố là: Thứ nhất: Thi đua là hoạt động có tổ chức vì các phong trào thi đua là do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phát động để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Hoạt động có tổ 4
  7. chức của thi đua được thể hiện từ khi lập kế hoạch, xác định mục tiêu, hình thức, đối tượng, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến,… Thứ hai: Thi đua là hoạt động tự nguyện, có tự nguyện thì mới khơi dậy được sự sáng tạo của con người. Chỉ khi có tập thể cùng nhau hoạt động trên tinh thần tự nguyện thì thi đua mới có ý nghĩa. Thứ ba: Thi đua là hoạt động có mục tiêu và hướng đích rõ rệt, mục đích để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thi đua sẽ giúp cho hiệu quả, chất lượng và năng suất lao động, học tập và công tác không ngừng được nâng lên, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. 1.1.2. Khái niệm về khen thưởng Khen thưởng là khái niệm không xa lạ, bởi khái niệm này được tiếp cận ở nhiều văn bản về thi đua, khen thưởng qua từng thời kỳ khác nhau. Khen thưởng được hiểu chung là việc làm của một cá nhân, tổ chức một cách chính thức đối với đối tượng có thành tích nào đó. Khen thưởng được hiểu là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận xét, đánh giá về một tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, có công đối với đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tại Khoản 2 Điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 có định nghĩa về khái niệm khen thưởng như sau: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, trong quản lý 5
  8. nhà nước, khen thưởng được hiểu là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và có những phần thưởng về vật chất nhằm động viên khích lệ đối với cá nhân hoặc tổ chức đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức đó. *Mối quan hệ giữa thi đua, khen thưởng Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ song hành nhưng không độc lập, hoạt động này bổ trợ cho hoạt động kia. Thi đua khen thưởng được coi là động lực để nâng cao hiệu quả chất lượng trên mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa và xã hội. Có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn hiện nay, thi đua là một biện pháp hữu hiệu xây dựng con người mới và khen thưởng là biện pháp quản lý Nhà nước, quản lý con người. 1.1.3. Vai trò của thi đua, khen thưởng Thông qua thi đua, khen thưởng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, húc đẩy phong trào phát triển đi lên hay nói cách khác thi đua, khen thưởng là những hình thức tốt nhất để tập hợp, giác ngộ cách mạng và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, nhận thức xã hội; hướng quần chúng hành động để đạt các mục tiêu cách mạng, để đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. 1.1.4. Mục đích, nguyên tắc của thi đua, khen thưởng 6
  9. 1.4.1.1. Mục đích của thi đua Mục đích của công tác thi đua đều nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.4.1.2. Thi đua được thực hiện theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu TĐ phải căn cứ vào phong trào TĐ và có đăng ký TĐ. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương là Chủ tịch Hội đồng TĐ, KT cấp mình. 1.4.1.3. Mục đích của khen thưởng Khen thưởng trong các cơ quan, tổ chức đều nhằm mục tiêu ghi nhận, tôn vinh, biểu dương thành tích và nhân điển hình tiên tiến những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác; nhằm giáo dục động viên và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; động viên mọi người phát huy truyền thống yêu nước, tính năng động, sáng tạo, vươn lên lập thành tích xuất sắc trên tất cả mọi lĩnh vực; đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 1.4.1.4. Khen thưởng thực hiện trên nguyên tắc: Phải đảm bảo các nguyên tắc: chính xác, công bằng, công khai, kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; có sự thống nhất giữa tính chất và hình thức và đối tượng khen thưởng; có sự kết hợp chặt chẽ giữa động viên về tinh thần phải đi đôi 7
  10. với thưởng về vật chất và hình thức khen thưởng này phải phù hợp với tình hình thực tiễn cơ quan. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tài phán đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Quản lý nhà nước về thi đua và khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng, để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ: - Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở 8
  11. Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quy định cụ thể: - Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh là tổ chức tương đương chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ. - Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 quy định về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, cụ thể: - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ) là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng. - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa 9
  12. phương. Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng thi đua, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua và khen thưởng - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng - Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật vể thi đua khen thưởng - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng - Sơ kết, tổng kết, trao tặng các hình thức khen thưởng và danh hiệu cao quý, tuyên truyền các cá nhân và tập thể tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thi đua, khen thưởng - Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thi đua và khen thưởng Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự quản lý của nhà nước, bởi vì thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu quần chúng nhân dân thông qua phong trào thi đua; huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia các phong trào thông qua đó phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn 10
  13. vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng: 1.5.1. Cơ sở pháp lý 1.5.2. Nhận thức của người lãnh đạo 1.5.3. Ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên, người lao động tham gia vào các phong trào thi đua 11
  14. Tiểu kết chƣơng 1 Qua chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Cụ thể đã đưa ra những khái niệm cơ bản như: thi đua, khen thưởng, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Dựa trên các khái niệm, tài liệu khoa học và quan điểm cá nhân, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề về sự cần thiết của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cũng như nội dung của công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ đó khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có vai trò vô cùng quan trọng, cần triển khai thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Là tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng của chương 2 cũng như đưa ra những phương hướng và đề xuất giải pháp trong chương 3 của đề tài nghiên cứu này. 12
  15. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 2.1.1. Khái quát chung về Gia Lai Gia Lai là một tỉnh cao nguyên miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên độ cao trung bình 800 - 900m. Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Đăk Đoa, Mang Yang, Đăk Pơ, Chư Păh, Kông Chro, Kbang, Chư Prông, Đức Cơ và Ia Grai; trong đó có 222 đơn vị cấp xã gồm: 24 phường, 14 thị trấn và 184 xã, 2.161 tổ dân phố, thôn làng, trong đó có 3 huyện, 7 xã biên giới. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Năm 2018, tổng sản phẩm GRDP ước đạt 33.739,3 tỷ đồng, tăng 7,44% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trên 11%; thu ngân sách năm 2018 đạt trên 3.000 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng gấp 37 lần so với năm 1991. Dân số toàn tỉnh Gia Lai tính đến hết năm 2017 là 1.437.400 người. 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội đến công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai 13
  16. Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội trên ta có thể thấy tỉnh Gia Lai là một tỉnh có địa bàn rộng lớn với 17 đơn vị hành chính, địa hình đa phần là đồi núi, cư dân chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số vì vậy công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, hạn chế. 2.2. Kết quả đạt đƣợc trong công tác thi đua, khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Trên lĩnh vực kinh tế - Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh - Phong trào thi đua trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương - Thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" - Về phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” 2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.1. Thực hiện chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng Các văn bản ban hành phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế của địa phương đã tạo cơ chế 14
  17. chính sách khuyến khích các tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua. Qua đó công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đối mới về nội dung, hình thức và phương pháp tố chức các phong trào thi đua, tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn. Công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị, các tổ chức kinh tế xác định là nhiệm vụ trọng tâm; khi phát hiện gương người tốt, việc tôt, điên hình tiên tiến đã thực hiện tốt việc nêu gương, tôn vinh và khen thưởng kịp thời nên tạo được sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, địa phương. 2.2.2. Công tác tuyên truyền, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến Công tác tuyên truyền giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong chuyển tải các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng đến cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân. Cùng với đó, việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến, tấm gương “Người tốt, việc tốt” tạo sự lan toả trong đời sống xã hội. 2.3.3. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn theo hướng tiếp tục đổi mới công tác tổ chức và cán bộ thi đua, khen thưởng, khẩn trương kiện toàn bộ 15
  18. máy thi đua, khen thưởng; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp; nâng cao năng lực tham mưu, nghiên cứu của các cơ quan chuyên trách về thi đua, khen thưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đáp ứng được yêu cầu về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. 2.3.4. Tổ chức thực hiện, phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua UBND tỉnh tập trung đổi mới công tác tổ chức sơ, tổng kết, bình công, báo công và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua. Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khời, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng Hằng năm, Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh đều tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng tập trung thanh tra các tổ chức, cá nhân khi có đơn tố cáo tham nhũng, lãng phí trong công tác thi đua, khen thưởng; thanh tra đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi 16
  19. phạm pháp luật về lĩnh vực thi đua, khen thưởng hoặc yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.4.1. Những kết quả đạt được Ban Thi đua - Khen thưởng Tỉnh đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; tham mưu, nghiên cứu, kịp thời đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh phát động các phong trào thi đua làm nòng cốt để tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi trên địa bàn tỉnh. Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh đã hoạt động nghiêm túc theo đúng quy định; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, đối tượng khen thưởng là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác được quan tâm. 2.4.1. Hạn chế Một là, phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chưa gắn kết thi đua với những công việc thường xuyên, hàng ngày. Hai là, công tác khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, còn thiếu chính xác, còn nể nang, cào bằng, cá biệt có trường hợp báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích. 17
  20. Ba là, công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bốn là, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, tổ chức không ổn định, có nhiều thay đổi và thiếu thống nhất. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau: Một là, cấp uỷ, chính quyền của một số địa phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng. Hai là, bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian qua chưa ổn định. Ba là, việc sơ kêt, tông kết đánh giá công tác thi đua, khen thưởng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng còn chưa thường xuyên, liên tục; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao. Năm là, công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt chưa được chú trọng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2