Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
lượt xem 5
download
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái và thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An làm cơ sở đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong quản lý nhà nước nhằm quản lý, bảo tồn, ý thức tìm hiểu bảo tốt các giá trị tốt đẹp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ THỊ THUỲ LINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ DÂN TỘC THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Phản biện 1: TS. ĐẶNG THỊ MINH Phản biện 2: PGS.TS. BẾ TRUNG ANH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B tầng A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 15h ngày 28 tháng 11 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU Văn hóa dân tộc là linh hồn, là giá trị tinh thần to lớn đối với mỗi dân tộc, được đúc kết qua hàng thế kỷ. Trong những năm gần đây, tình hình thế giới đầy biến động, xu thế toàn cầu hóa đang như một cơn lốc cuốn hút tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy này. Sự phát triển và du nhập văn hóa có mặt tiêu cực và tích cực tới nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An là một trong những thành phần dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn nhất, với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo và chứa đựng những giá trị tinh thần to lớn. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không phù hợp với thời đại. Trước tác động của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nền văn hóa truyền thống cộng đồng dân tộc Thái ở Nghệ An chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Tình trạng mai một, pha trộn, lai căng về văn hoá dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc riêng. Bên cạnh đấy sự bùng nổ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng của các phương tiện nghe nhìn, sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội của địa phương đã làm thay đổi phương thức sản xuất, nếp sống, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số trên địa bàn, tập quán các DTTS trên địa bàn tỉnh, sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền phần nào làm cho văn hoá có sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa truyền thống dân tộc trên khắp cả nước, tạo điều kiện cho các vùng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc riêng. Đẩy mạnh sự đóng góp cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong thời kỳ hội nhập và đẩy mạnh kinh tế CNH - HĐH đất nước. Mặt khác, xu thế tìm hiểu, giữ gìn và phát triển văn hóa đang được phát huy mạnh ở tại các huyện miền núi của Nghệ An. Trước tình hình đó, việc quản lý giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc Thái ở Nghệ An là vấn đề có tính thiết yếu, cấp bách nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với niềm tự hào với những bản sắc của một người con dân Thái, để đóng công sức nhỏ bé vào mục tiêu cả nước nói chung, và tỉnh Nghệ An nói riêng, tôi chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lĩnh vực văn hoá dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" của GS.TS Trần Ngọc Thêm (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) đã tái hiện bức tranh tổng quan về văn hóa Việt Nam, đề cập đến một số lĩnh vực văn hóa như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và các vùng văn hóa Việt Nam. "Bản sắc văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc, Nxb Văn hóa thông tin, 2004. Cuốn sách đã làm rõ bề dày văn hóa của con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa, nền tảng của giao lưu quốc tế. Đồng thời, đặt ra vấn đề bảo vệ và phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm - GS.TS Trịnh Quốc Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1999), Các tác giả đưa ra sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu dưới góc độ văn hoá các dân tộc thiểu số có các công trình; “Tìm hiểu các văn hóa vùng các dân tộc thiểu số” của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" của Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, cuốn sách đã giới thiệu những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của con người. "Bản sắc văn hoá dân tộc”, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003, trong đó tác giả Hồ Bá Thâm đã đề cập đến bản sắc và động lực phát triển của văn hoá, văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, tư duy triết học trong văn hoá truyền thống.
- “Nét đẹp văn hoá các dân tộc thiểu số” của tác giả Vi Hoàng, Nxb Văn hoá dân tộc, năm 2008.Tác giả giới thiệu những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, bao gồm ứng xử giữa con người với người, ứng xử giữa con người với loài vật và ứng xử giữa con người với thiên nhiên. Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái có các công trình: Theo “Lịch sử văn hóa tộc người Thái Việt Nam là một bài viết (tiêu đề gốc: Lịch sử văn hóa tộc người) trong sách Văn hóa tộc người Thái do nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản năm 2010. “Các dân tộc ở Việt Nam. tập 2. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái kađai của Vương Xuân Tình (chủ biên), 2016, Cuốn sách là tập thứ hai của bộ sách 4 tập : “Các dân tộc ở Việt Nam”.Tiếp theo tập 1, Theo “Văn hóa tộc người Thái”, Nxb Quân đội nhân dân năm 2016 (Cầm Trọng - Chu Thái Sơn Chủ biên) tác giả viết về lịch sử hình thành, những nét văn hoá nổi bật nhất của người Thái. Đồng thời phân tích xu hướng phát triển văn hoá trong thời kỳ sắp tới. “Văn hóa Thái Việt Nam”, Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995. “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam hiện nay” Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996. “Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”, của Nguyễn Đình Lộc, Nxb Nghệ An, 2009 nêu cụ thể các văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết bàn về vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí Dân tộc học, Nghiên cứu lịch sử... Có thể nói, các công trình đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa của các dân tộc ở nước ta. Liên quan đến quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc thiểu số, cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công “Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái vùng Tây Bắc - Nghệ An”, của Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội, 2013. Luận văn đã rà soát và hệ thống hoá các văn bản quản lý nhà nước ở vùng Tây Bắc - Nghệ An. Luận văn thạc sĩ quản lý ngành triết học “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay “của Nguyễn Mạnh Duy tập trung nêu bật những nét đặc sắc riêng
- của đồng bào dân tộc Thái Việt Nam và dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Đinh Thị Phương (2012), “Chính sách văn hoá đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai”- Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công. Hà Mạnh Thắng (2014), “Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hệ thống trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch trong giai đoạn hiện nay” . Nhìn chung các công trình, tác phẩm đã đi khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa dân tộc Thái, bước đầu tiếp cận về các hoạt động quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn một vùng lãnh thổ thuộc Nghệ An. Chính vì vậy đề tài "Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An" không bị trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái và thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An làm cơ sở đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong quản lý nhà nước nhằm quản lý, bảo tồn, ý thức tìm hiểu bảo tốt các giá trị tốt đẹp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để triển khai đề tài, luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Một là: Xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa dân tộc Thái, quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái. - Hai là: Phân tích và đánh giá về văn hóa cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An hiện nay . - Ba là: Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển.
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu tìm hiểu về các nội dung xây dựng chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước, huy động nguồn lực và hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý trong quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng. - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tìm hiểu cứu hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Tập trung ở vùng Tây Bắc Nghệ An) - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái giai đoạn 2002 đến nay (2019). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Thực hiện đề tài này chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Thái nói riêng. Luận văn cũng tiếp cận từ khoa học quản lý công đối với văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, quy nạp, diễn dịch, so sánh nhằm thực hiện mục tiêu mà đề tài đặt ra. - Tham khảo cán bộ văn hóa và các chuyên gia dân tộc học tại địa phương. 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Về mặt lý luận + Bổ sung các luận cứ cho lý luận quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam + Giới thiệu và làm sáng rõ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở Nghệ An; - Về thực tiễn + Tái hiện bức tranh toàn cảnh về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- + Cung cấp nguồn tài liệu sơ cấp về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An, là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về văn hóa dân tộc thiểu số tại Việt Nam 1.1.1.Khái niệm cơ bản về văn hóa Thuật ngữ “văn hoá” người ta sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người nên có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá. Định nghĩa về văn hóa theo tổ chức UNESCO đã đưa ra như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. [37] Chúng ta hiểu cơ bản Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. 1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số và văn hoá dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các nhà học giả cho rằng đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trước hết theo khoản 2. điều 4 nghị định số 05/2011 NĐCP về công tác dân tộc ngày 14/01.2011 của Chính phủ về công tác dân tộc có định nghĩa: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[9] Vậy Văn hóa dân tộc thiểu số là toàn thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù dân tộc, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người này với tộc người khác (GS. Ngô Đức Thịnh trong cuốn sách Văn hoá, văn hoá tộc người và Văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2006 [31]
- 1.1.3 Nhận diện văn hoá dân tộc thiểu số Văn hoá dân tộc thiểu số thể hiện các nét đặc sắc riêng mà khi nhìn vào bất kì ai cũng nhận ra điểm khác biệt. Nhờ có sự đóng góp của văn hóa dân tộc thiểu số, nền văn hóa giữ được tính thống nhất với những biểu hiện đa dạng; Sinh hoạt văn hóa của một dân tộc thiểu số tạo nên một môi trường xã hội mang tính tộc người một cách rõ nét. Môi trường ấy là một cái nôi để một dân tộc tồn tại và phát triển; Chính văn hóa dân tộc thiểu số làm nên diện mạo văn hóa vùng, diện mạo văn hóa vật thể, phi vật thể quốc gia. Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa Việt Nam. 1.1.4 Những vấn đề đặt ra đối với văn hoá dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay Thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Hội nhập toàn cầu - Dân tộc và vấn đề dân tộc là sự đối thoại, xâm nhập, đan xen, trao đổi, tác động qua lại và có chút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. - Nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của người dân, thậm chí của cả cán bộ chịu tác động xấu từ bên ngoài bằng rất nhiều hình thức khác nhau, vật chất, tinh thần, tâm linh, trực tiếp và gián tiếp - Trong khi yếu tố hiện đại phần lớn là những yếu tố ngoại lai, các giá trị văn minh và lối sống công nghiệp. - Vấn đề bản sắc và đồng hóa tự nhiên hoặc có chủ định cũng là vấn đề lớn đặt ra. - Vấn đề phát triển và phát triển bền vững là những yêu cầu mà mỗi quốc gia dân tộc phải lựa chọn con đường đi, sách lược phù hợp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. -Bên cạnh đó còn tồn tại những tác động tiêu cực và âm mưu của các thế lực thù địch đối với vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta. 1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số Quản lý nhà nước: “Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
- xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”. Quản lý Nhà nước về văn hóa: Về cơ bản, quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan. Từ cách hiểu trên, có thể làm rõ thêm nội hàm quản lý nhà nước về văn hóa, các thành tố cấu thành hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, quyền quản lý được phân cấp. Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa. Thứ ba, mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thứ tư, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thứ năm, cách thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích . 1.2.1.1 Sự cần thiết trong quản lý về văn hoá dân tộc thiểu số, Vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý văn hoá dân tộc thiểu số Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng DTTS và miền núi với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, trân trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.. Đảng ta luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: các dân tộc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Quản lý nhà nước về văn hóa DTTS trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một trong những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề đặt ra.
- Vai trò quản lý nhà nước văn hóa DTTS chưa được nhận thức đúng đắn. Trong xã hội có người cho rằng văn hóa là nhu cầu con người, nó phát sinh, phát triển theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. 1.2.1.2 Những yêu cầu chung về quản lý Nhà nước đối với văn hoá dân tộc thiểu số Văn hoá là một vấn đề rộng lớn và hết sức nhảy cảm như vấn đề dân tộc và tôn giáo do vậy trong quản lý nhà nước về văn hoá là phải có những quy tắc riêng để đảm bảo quản lý một cách hiểu quả nhất. Thứ nhất, quản lý nhà nước về văn hoá gắn liền với quyền lực, thiết chế nhà nước, Thứ hai, Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc trực tiếp quản lý các công trình văn hoá, cơ sở vật chất. Thứ ba: Văn hoá thuộc về nhân dân, văn hoá từ nguồn gốc nhân dân mà ra, nên khích lệ, nêu cao giá trị sở hữu mà nhân dân cần quan tâm, để nhân dân tự ý thức về những giá trị tốt đẹp nâng cao và phát triển. Thứ tư: văn hoá đa dạng, phong phú và phù hợp từng điều kiện khác nhau vì vậy nhà nước cần có biện pháp quản lý riêng cho từng loại hình văn hoá. Thứ năm: Việc hiểu quả kinh tế kết hợp chính trị thúc đẩy đưa văn hoá lên một bậc cao mới. 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối về văn hóa dân tộc thiểu số 1.2.2.1 Hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chínhsách và văn bản pháp luật về văn hoá dân tộc thiểu số. Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của con ngườichẳng hạn, trong quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, nhà nước ban hành các chính sách phát triển văn hoá sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo. 1.2.2.2 Tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá các dân tộc thiểu số.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa cấp Tỉnh được quy định làm rõ tại một số nghị định hướng dẫn cụ thể: Căn cứ vào hướng dẫn số: Số: 04/2017/QĐ-UBND ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017 của sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Nghệ An, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác Văn hóa - Thể thao tại địa phương cụ thể. 1.2.2.3 Huy động nguồn lực Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng phải dựa trên triết lý xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, phục vụ nhân dân và do chính nhân dân xây dựng, phải do chính đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện với ý thức tự giác, sự tự tôn, tự hào dân tộc. Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách huy động sự tham gia, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội chung tay giúp sức cho công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa. 1.2.2.4 Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá, sự tác động trực tiếp của các cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong xu hướng xã hội văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Như vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý nhà nước về văn hoá đã đề ra. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái tại một số địa phương Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Thái được biết đến tại các địa phương vùng Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Điện Biên, Mai Châu- Hòa Bình, vùng văn hoá dân tộc Thái có nét đặc sắc độc đáo riêng và cách xây dựng quản tại địa phương cần được triển khai mô hình lưu giữ nét văn hoá rộng khắp các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tại xã Chiềng Cọ- thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư, thực hiện mô hình nhà nghỉ du lịch cộng đồng, mỗi năm thu hút
- hàng ngàn lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm. Qua đó, góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nơi đây 1.3.1. Kinh nghiệm rút ra quản lý và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái một số địa phương Nhìn vào những thành quả mà một số địa phương trong quá trình xây dựng và quản lý được những nét văn hoá đặc sắc được đánh giá cao đáng để học tập và phát huy. Đề cao và tôn trọng những nét văn hoá đã được giữ gìn, bảo tồn, thức tỉnh chính niềm tự hào dân tộc, Việc khôi phục các lễ hội truyền thống cũng được quan tâm chú trọng và nâng tầm quan trọng trong đề cử những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thúc đẩy quá trình khôi phục những giá trị văn hóa trong sự tự hào và cố gắng phát triển. Nhà nước đầu tư khôi phục, gìn giữ những giá trị văn hóa thông qua sự đầu tư kĩ càng hơn trong việc đề cập xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển văn hóa, đầu tư về ngân sách để bảo tồn, tổ chức lễ hội, lưu giữ hình ảnh và quảng bá rộng rãi. 1.3.2 Kinh nghiệm thực tế đối với quản lý văn hoá dân tộc thiểu số tại địa bàn Nghệ An Trên cơ sở những kinh nghiệm được thấy từ thực tế tại một số địa phương, các tỉnh có dân tộc thiểu số phần đa nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có thể tiếp thu các phương diện, hình thức tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tích cực quảng bá hình ảnh và lễ hội, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển văn hoá kết hợp phát triển kinh tế lâu dài, ổn định chính trị, đầu tư ngân sách vào phát triển văn hoá. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tập huấn cho các hộ dân về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và nghiệp vụ đón tiếp, phục vụ quảng bá nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các địa bàn dân tộc Thái sinh sống. Huy động các nguồn lực về tổ chức bộ máy, cán bộ phụ trách văn hoá, tổ chức nhiều cuộc thi lớn có sự kết hợp nhiều dân tộc thiểu số trong tỉnh tham gia, học tập tham gia các lễ hội dân tộc trong cả nước về quốc tế để học tập mô hình hướng tới phát triển văn hoá lâu dài.
- Tiểu kết chương 1 Nghiên cứu những vấn đề những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới kinh tế văn hóa hiện nay, trong Chương I của luận văn tập trung giới thiệu khái quát về những cái nhìn tổng quan nhất về văn hóa dân tộc Thái Việt Nam, tổng quan tình hình phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học dân tộc học thế giới và trong nước. Cái nhìn khách quan về tình hình nghiên cứu và tình hình hiện tại, những khó khăn thách thức còn tồn tại thúc đẩy những nhà tổ chức xã hội có định hướng phát triển hơn những gì đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng vấn đề quản lý của nhà nước đối với văn hóa dân tộc còn là một vấn đề khá là nhiều thách thức, vì hình thức văn hóa rộng lớn, nhiều lĩnh vực, nội dung quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều điểm chưa chi tiết cụ thể hóa được khó khăn cần giải quyết.Nên nội dung đã đề cập đến các quyền hạn, phạm vi, các chính sách mà nhà nước can thiệp vào vấn đề văn hóa để có định hướng rõ ràng giải quyết các tình trạng hiện tại còn tồn đọng. Để xây dựng các chính sách, chiến lược về văn hóa ngoài việc tham khảo các kinh nghiệm được rút ra từ các địa phương, mỗi địa phương còn dựa vào tình hình kinh tế, tình hình xã hội, thực trạng hiện tại có tại địa phương, các nguồn ngân sách và tình hình huy động nguồn lực tham gia vào công tác quản lý văn hóa một cách phù hợp và mang lại hiểu quả nhất.
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 1.1. Khái quát về văn hoá dân tộc Thái tại Nghệ An 1.1.1. Đặc điẻm dân tộc Thái ở Nghệ An Người Thái ở Nghệ An chiếm 72,09% tổng số cư dân các dân tộc ít người trong tỉnh. Số liệu điều tra của Uỷ ban Điều tra dân số Nghệ An, năm 2009 cho biết người Thái có 211.316 người . So với cả nước, với số dân này chiếm tỷ lệ 24.4% và là một trong những tỉnh có số dân Thái đông nhất. Về cơ bản, dân tộc Thái ở Nghệ An chia làm ba nhóm chính là: tày Mường, tày Thanh và tày Mười. Văn hóa Thái ở Nghệ An là một nền văn hóa lâu đời, có bản sắc riêng rất độc đáo nhưng cũng không kém phần phong phú. 1.1.2 Văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An Luận văn đã đi sâu vào làm rõ nổi bật các nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Nghệ An, từ tập quán canh tác, lao động sản xuất đến tập quán sinh hoạt, cung cách nhà cửa, quan hệ xã hội, dòng họ, hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đấy đưa ra những yếu tố văn hóa có nét tương đồng với dân tộc Thái vùng khác. 1.1.3 Những thách thức trong điều kiện hiện nay Văn hóa dân tộc Thái được biết đến nổi bật và đậm đà bản sắc riêng, tuy nhiên vẫn còn chứa nhiều khó khăn và thách thức trong chính sách xây dựng văn hóa, giữ gìn nét độc đáo vốn có của nó Từ điều kiện kinh tế vùng dân tộc Thái sinh sống chủ yếu là vùng núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển, nguy cơ hội nhập luồng văn hóa còn chưa có sự chọn lọc do nhận thức và bộ máy tổ chức, xây dựng chính sách văn hóa chưa đi sâu vào giải quyết vấn đề được đặt ra. Tình trạng mai một, lai căng văn hoá giữa các nền văn hoá với nhau tạo nên nhiều biến đổi, bên cạnh đó là xu hướng các luồng văn hoá hội nhập ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn hoá truyền thống dân tộc Sự biến tấu trong văn hoá hiện nay cũng là một vấn đề nhức nhối, những giá trị tốt đẹp bị lợi dụng và biến tấu hình thức như mê tín dị
- đoan, cúng bái, ốm đau không đến bệnh viện khám chữa mà mời thầy mo về cúng, hay tục trộm vợ, ở rể… Bên cạnh đấy, thành phần lao động trẻ hoá, lớp trẻ không phát triển kinh tế tại quê hương, mà di chuyển tới các vùng thành thị, khu công nghiệp lập nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ sự mai một dần về văn hoá ngay từ giọng nói, tiếng nói, lối sống hay cách thức giải trí thay đổi. Những thách thức xuất phát từ nhận thức phiến diện, lệch lạc về vùng dân tộc - miền núi. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái Nghệ An 2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với việc phát triển văn hóa dân tộc Thái Một số chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Nghệ An. Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban nhân dân các huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, để định hướng hướng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên 2.2.2 Huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc Thái Sở phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ nhân dân về quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị của các di tích trên địa bàn. Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa. Các di tích văn hóa được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo quản, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích. 2.2.3 Thanh tra, kiểm tra xử lý các hoạt động về văn hóa dân tộc Thái Sở văn hóa là đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh, tích cực chủ động tham mưu lãnh đạo Sở
- triển khai tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Hướng dẫn trình tự, thủ tục trong hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh. Tham mưu xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý di sản văn hóa. Tham mưu việc kiểm tra, giám sát và biểu dương, khen ngợi kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vận động, đóng góp xã hội hóa tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích. 2.3 Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.3.1 Ưu điểm Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn có tác động to lớn và tích cực đến đời sống xã hội. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT từng bước được xem như là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa dân ca, dân nhạc, dân vũ các DTTS được chú trọng. Các địa phương đã phối hợp với các ban ngành cấp trên đầu tư phục dựng, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng… Thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng. Về công tác quản lý, tổ chức và phục dựng lễ hội dân gian truyền thống cũng đã được Sở VHTTDL và các đơn vị chuyên môn quan tâm chỉ đạo đạt kết quả cao. Công tác quy hoạch và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư. Những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với việc quản lý, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Nghệ An. 2.3.2 Hạn chế Qua thời gian và cơ chế xu thế hoà nhập đã làm cho văn hoá bản sắc các dân tộc thiểu số ở vùng Nghệ An đã bị mai một và có nguy cơ mất dần, thực trạng này đang là một nốt lặng giữa vùng núi đại ngàn, làm đau đầu các nhà chức trách và xã hội học. Như một sự tất yếu của xu thế hội nhập ồ ạt. Bản sắc văn hóa và hàng loạt di sản văn hóa vật thể - phi vật thể của miền Tây xứ Nghệ đang bị mai một và có nguy cơ biến mất.
- Địa phương này đã lựa chọn một số làng Thái cổ để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các nét đặc trưng vốn có nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một số vấn đề tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đang còn rất nhiều những khó khăn, tồn tại. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đã phần nào kéo theo sự phá vỡ tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào, tạo nên môi trường văn hóa mới pha trộn gồm văn hóa truyền thống của đồng bào kết hợp với văn hóa của các dân tộc ở miền xuôi và văn hóa các tôn giáo khác truyền vào trong thời gian gần đây. Bên cạnh đấy công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình thức. 2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên. Do chính sách chung chung nên không ít người đã không hiểu được thế nào là một nền văn hoá đa sắc tộc. Từ đó đã dẫn đến những áp đặt về chính sách và cách làm khiên cưỡng đối với văn hóa các sắc dân thiểu số. Những năm gần đây các chương trình của chính phủ thực hiện đối với vùng núi, chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ít chú ý đến việc phát triển văn hóa của từng dân tộc cụ thể. Bên cạnh đấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do văn hóa là một ngành đa lĩnh vực, rất phức tạp, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể và phi vật thể, mang tính đặc thù cao, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền một số địa phương cũng như người dân chưa đầy đủ, sâu sắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý.. 2.3.4. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết Trước tình hình và thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề được đặt ra như sau:
- Một là, công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương một cách khoa học và có hệ thống . Hai là, vai trò quản lý, định hướng của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa. Ba là, vấn đề tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, nâng cao di sản dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực tế. Bốn là, vấn đề tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc… Năm là, những định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Sáu là, vấn đề hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc được đào tạo cơ bản. Bảy là, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Tiểu kết chương 2 Dân tộc Thái với những bản sắc văn hóa đặc sắc, độc đáo đã tô vẽ thêm cho bức tranh dân tộc Việt Nam thêm rực rỡ muôn màu, với lòng tin yêu Đảng, chính phủ đã làm tăng thêm sự gắn kết cho cả dân tộc Việt Nam. Xây dựng cho dân tộc mình những nét văn hóa phong phú và đa dạng, biết bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan để làm cho cuộc sống của người Thái ngày một tốt đẹp hơn. Trong xu thế hội nhập, chúng ta đã phần nào đánh mất đi những nét đẹp dân tộc cần được duy trì và phát huy. Chúng ta, những người con dân tộc Thái nói riêng và người con dân tộc Việt Nam nói chung cần phải phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc. “Hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất đi những bản sắc văn hóa quý báu của dân tộc”. Vườn hoa đầy sắc hương về văn hoá của các dân tộc ở miền núi Nghệ An đang toả trên phố rộng. Giữ gìn, bảo lưu, kế thừa có chọn lọc đối với di sản văn hoá dân tộc của đồng bào đang là vấn đề cấp bách, cần thiết, không chỉ đối với ngành Dân tộc học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn