intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ thuế, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Ngọc Thao Phản biện 1:……………………………………………………… ……………………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………………… ……………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa – Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai - tự nộp. Công tác thu ngân sách của Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên đã đạt được những kết quả tích cực đó là số thu liên tục tăng và năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, thực hiện công tác quản lý nợ còn gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc và bất cập. Nhận thức được tầm quan trọng và cần phải quan tâm đến vấn đề này, do vậy tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận, tham khảo: “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” của nhóm tác giả PGS.TS Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình Chiến (Tạp chí Tài chính số 9-2013); “Quản lý nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thùy Linh, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng năm 2018, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. “Nâng cao hiệu quả công tác QLN&CCNT ở nước ta hiện nay” của Đỗ Hoàng Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. “Hiệu lực công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh” của Nguyễn Hữu Tuấn, Luận văn năm 2015 trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. “Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam” của nhóm tác giả Lê Minh Trường, Lê Minh Thắng (2012). Ngoài ra còn có rất nhiều nghiên cứu khác về nợ thuế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản lý nợ tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. 1
  4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nợ thuế. - Phân tích thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế Phúc Yên. - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: QLN của Chi cục Thuế TP Phúc Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Toàn diện của quản lý nợ thuế. - Không gian: Trên địa bàn thành phố Phúc Yên. - Thời gian: thời kỳ nghiên cứu là giai đoạn 2017 - 2019. 5. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ thuế, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng các giải pháp cho ngành thuế. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nợ thuế Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2
  5. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ 1.1. Tổng quan về nợ thuế và quản lý nợ thuế 1.1.1. Một số khái niệm liên quan về nợ thuế 1.1.1.1. Thuế Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì lợi ích chung. Xét về bản chất, thuế là một hình thức Nhà nước tái phân phối thu nhập do doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo, hình thành nên thu NSNN. Xét về hiện tượng, thuế là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập từ khu vực tư vào khu vực công, biến một phần chi tiêu riêng vì lợi ích chung. 1.1.1.2. Nợ thuế Nợ thuế là khoản tiền thuế theo quy định của pháp luật thuế nhưng NNT không nộp đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Nợ thuế là hiện tượng NNT không nộp đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật về thuế. Tiền thuế nợ: là các khoản tiền nợ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất; thu từ tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào NSNN. Người nợ thuế: là NNT có khoản tiền thuế nợ đã quá hạn nộp nhưng vẫn chưa nộp vào NSNN theo quy định. Khoản nợ: là số tiền thuế bắt đầu được tính nợ hay được gọi là bắt đầu phát sinh tiền thuế nợ. 3
  6. Mức nợ là số tiền thuế nợ của NNT tại một thời điểm ở một ngưỡng nhất định. Như vậy, mức nợ phản ánh độ lớn của khoản nợ ở những quãng phân loại nhất định. 1.1.1.3. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế * Khái niệm Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các biện pháp, cách thức để đánh giá thực trạng nợ thuế, tổ chức thu nợ thuế, thu tiền phạt chậm nộp thuế vào NSNN đầy đủ, đúng quy định. Cưỡng chế nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. * Mục tiêu Thứ nhất, đảm bảo thu hồi nợ Thứ hai, đảm bảo thực thi hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thu nợ thuế nói riêng. Song đồng thời cũng đảm bảo tính pháp luật của cơ quan Nhà nước trong thực thi công vụ. Thứ ba, đảm bảo thực hiện thu Ngân sách cho Nhà nước 1.1.2. Phân loại nợ thuế Phân loại nợ thuế là việc phân chia nợ thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. * Căn cứ vào thời gian nợ - Nợ trong hạn - Nợ quá hạn * Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ - Nợ khó thu - Tiền thuế nợ đến 90 ngày - Tiền thuế nợ trên 90 ngày 4
  7. - Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý - Tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh 1.1.3. Vai trò của quản lý nợ thuế Thứ nhất, quản lý nợ thuế đảm bảo số thu cho NSNN. Thứ hai, quản lý nợ thuế đảm bảo công bằng giữa NNT với nhau. Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của NNT. Thứ ba, quản lý nợ thuế là yêu cầu cần thiết để tăng cường kỷ luật thuế. 1.2. Quản lý nợ thuế 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nợ thuế - Đối với DN: Phân công cho công chức có kinh nghiệm thuộc bộ phận hoặc tham gia thực hiện quy trình theo loại hình DN, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn và theo các phương thức phù hợp khác. - Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đôn đốc các khoản tiền thuế ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế. - Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá hạn nộp từ 1 đến 90 ngày. 1.2.2. Nội dung quản lý nợ thuế 1.2.2.1. Lập kế hoạch thu nợ Là quá trình bộ phận quản lý nợ thuế thực hiện tham mưu lãnh đạo Chi cục Thuế xây dựng kế hoạch thu nợ tiền thuế cho các bộ phận trong Chi cục Thuế xây dựng kế hoạch thu nợ tiền thuế theo: Bước 1: Xác định số tiền thuế nợ. Bước 2: Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch Bước 3: Xác định các phương án thu nợ tiền thuế. Bước 4: Báo cáo kế hoạch và trình phê duyệt kế hoạch thu nợ. 1.2.2.2. Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ thuế 5
  8. a. Phân công công chức quản lý nợ thuế Phân công công việc quản lý nợ cho công chức thuộc bộ phận quản lý nợ theo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác. b. Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế Công chức thực hiện việc phân loại phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc phân loại nợ. Sau khi phân loại nợ, công chức quản lý nợ cập nhật kết quả phân loại nợ và Sổ theo dõi nợ thuế của từng người nợ, chuyển cho bộ phận tổng hợp để tổng hợp nợ của toàn bộ phận. Căn cứ vào Sổ theo dõi thu nộp thuế của CQT, công chức quản lý nợ phải tiến hành lập và mở sổ theo dõi nợ thuế theo từng người nợ thuế để ghi chép, phản ánh toàn bộ tình hình nợ thuế. Sau 10 ngày hàng tháng, bộ phận quản lý nợ được giao nhiệm vụ tổng hợp công tác quản lý thu nợ của Chi cục Thuế phải lập Sổ tổng hợp theo dõi nợ thuế. c. Đôn đốc thu nợ thuế - Thông báo nộp thuế. - Thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế 1.2.2.3. Báo cáo kết quả thực hiện công tác thu nợ Lập báo cáo Định kỳ hàng tháng, quý, năm: - Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu nợ thuế lập và gửi một năm một lần vào trước ngày 20/01 hàng năm. - Báo cáo tổng hợp xóa nợ thuế lập và gửi theo quý và cả năm. Báo cáo quý gửi trước ngày 20 tháng đầu quý sau, báo cáo năm gửi trước ngày 20/01 năm sau. - 6
  9. - Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế lập và gửi hàng tháng vào trước ngày 20 tháng sau. Tổng hợp báo cáo Bộ phận quản lý nợ thuộc Tổng cục Thuế tổng hợp báo cáo tình hình nợ thuế và báo cáo kết quả công tác quản lý thu nợ thuế trước ngày 25 tháng sau và gửi báo cáo cho lãnh đạo Tổng cục Thuế, Vụ Dự án thu thuế và các vụ liên quan khác của Tổng cục Thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng quý và năm Căn cứ tình hình nợ thuế và kết quả công tác QLN, Cục Thuế phải lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp, chỉ tiêu, kế hoạch thu nợ đã được gửi CQT cấp trên. Cục thuế lập Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý thu nợ quý gửi về TCT chậm nhất ngày 20 tháng đầu quý sau. Cục thuế lập báo cáo chỉ tiêu quản lý thu nợ thuế, Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý thu nợ năm gửi về Tổng cục Thuế chậm nhất ngày 20 tháng đầu năm sau. Căn cứ vào báo cáo của các địa phương, đối chiếu với các chỉ tiêu kế hoạch đã giao, Bộ phận QLN&CCNT thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế phối hợp với một số bộ phận khác có liên quan tổ chức kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và lý do nợ thuế trong những trường hợp cụ thể để có biện pháp cải tiến, khắc phục, chỉ đạo đôn đốc kịp thời. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nợ thuế 1.2.3.1. Tiêu chí định lượng 1.2.3.2. Tiêu chí định tính 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế 1.2.4.1. Những nhân tố chủ quan Công tác quản lý nợ thuế không được tổ chức sắp xếp khoa học sẽ ảnh hưởng tới việc theo dõi nợ không chính xác. 7
  10. Các công cụ, ứng dụng, phần mềm quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác QLN. 1.2.4.2. Những nhân tố khách quan a. Chính sách pháp luật cũng có tác động đến các quyết định của cơ quan quản lý. b. Ý thức tuân thủ của NNT cũng là một yếu tố tác động tới hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. c. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. d. Công tác phối hợp của các cơ quan hữu quan với CQT trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế rất quan trọng. e. Đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số chi cục Thuế và bài học cho Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục tTuế huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc * Về thực hiện các biện pháp thu nợ: - Thực hiện gửi thông báo ngay cho NNT khi có số thuế phát sinh trên 5 triệu đồng sau thời gian khóa sổ hàng tháng. - Phối hợp với Bộ phận Kê khai kế toán thuế tin học cùng với Đội Kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế, số thuế phát sinh mà NNT phải nộp. - Đôn đốc hướng dẫn để NNT nộp ngay số thuế phát sinh vào NSNN theo đúng hạn. - Ngoài ra, để xử lý các khoản nợ nhỏ nhằm tập trung giải quyết những trường hợp nợ khó xử lý, nợ chây ì... * Về thực hiện các biện pháp cưỡng chế áp dụng: - Đóng cửa các cơ sở kinh doanh còn nợ tiền thuế; 8
  11. - Thực hiện phong tỏa tài khoản ngân hàng của NNT ngay sau khi có số tiền nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định. - Thực hiện thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với những trường hợp bị cưỡng chế trên phương tiện thông tin đại chúng. - Không xác nhận nghĩa vụ thuế cho NNT còn đang trong tình trạng nợ thuế làm hồ sơ tham gia dự thầu... Các biện pháp cưỡng chế thực hiện áp dụng linh hoạt với từng đối tượng cụ thể nhằm thu được số thuế cao nhất với chi phí thấp nhất. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc Chi cục Thuế huyện Lập Thạch rất chú trọng đến việc bố trí nhân sự cho bộ phận quản lý thu nợ thuế. Chi cục lựa chọn những công chức có đủ năng lực trình độ, kiện toàn Đội QLN và CCNT để tham mưu với lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quản lý nợ thuế của đơn vị. Thông qua ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS, tập trung rà soát số liệu nợ thuế, đối chiếu số liệu với NNT đang quản lý để xác định chính xác số liệu nợ đọng, xử lý các khoản nợ ảo. Qua phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở quy chế phối hợp đã được ký kết và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Chi cục Thuế chủ động đề xuất phối hợp với các ban ngành có liên quan thực hiện công tác đôn đốc và thu nợ đọng thuế, nhất là công tác cưỡng chế nợ thuế. 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Đô Lương, Nghệ An Chi cục Thuế huyện Đô Lương là một chi cục có số thu tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhưng số nợ thuế rất ít. Được biết “bí quyết” ở Đô Lương đó chính là huy động sức mạnh tổng hợp từ chính quyền địa phương, các ngành trên địa bàn, từ đó tạo ra “quyền 9
  12. lực” trong thu thuế và thu nợ thuế. Chi cục Thuế huyện Đô Lương đã tham mưu cho huyện ban hành Đề án “Chống thất thu và phát triển nguồn thu Ngân sách trên địa bàn huyện Đô Lương, giai đoạn 2011 – 2015”. Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác công tác công khai thuế, tích cực tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế, đồng thời lập hồ sơ vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế. Chi cục cũng tham mưu UBND huyện thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, cương quyết xử lý các đối tượng kinh doanh không có Giấy phép ĐKKD và kinh doanh không kê khai, nộp thuế. Đồng thời, phối hợp với Công an huyện điều tra, xác minh và xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thương mại trên các lĩnh vực. Để “siết chặt” các nguồn tiền luân chuyển, Chi cục đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn để nắm lượng tiền chuyển khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực, qua đó phát hiện các trường hợp kinh doanh không kê khai thuế hoặc kê khai không đầy đủ, kịp thời…. Phí là khoản thu quan trọng của Ngân sách, để tăng nguồn thu này. Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra thực tế tại các xã, thị trấn có hoạt động thu phí (phí chợ, phí bến bãi….) đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra quyết toán phí, lệ phí. Công tác thu ngân sách muốn đạt kết quả cao một mình ngành thuế không làm được mà phải có sự vào cuộc của các ngành chức năng cùng với Chi cục Thuế một cách chặt chẽ. Chính sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các ngành trên địa bàn cùng với sự tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của người đứng đầu và từng cán bộ thuế nên Đô Lương vừa thực hiện tốt nhiệm vụ thu, đồng thời kiểm soát tốt nợ thuế. 10
  13. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên Một là, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong công tác quản lý nợ thuế. Hai là, tăng cường thực hiện đôn đốc thu hồi các khoản nợ. Ba là, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế. Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy trình Quản lý nợ và CCNT và yêu cầu của TCT, Cục Thuế; Năm là, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể. Sáu là, công tác phân tích rủi ro nhằm ngăn chặn kịp thời NNT khỏi hành vi trốn thuế, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra kiểm tra NNT Tóm tắt chƣơng 1 Trong chương 1, luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về thuế, nợ thuế, quản lý nợ thuế và kinh nghiệm của một số huyện trong công tác quản lý nợ thuế như sau: 1. Tổng quan về thuế, nợ thuế và quản lý nợ thuế 2. Nội dung quản lý nợ thuế 3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở một số huyện trên địa bàn tỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế TP Phúc Yên. Việc đề cập đến những vấn đề trên là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên trong chương 2. 11
  14. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên là đơn vị trực thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo QĐ04/2004/QĐ-BTC ngày 05/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Năm 2010 thực hiện theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế cơ cấu bộ máy của Chi cục Thuế được chia thành 08 đội. Năm 2019 thực hiện theo Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế Phúc Yên Chi cục Thuế Phúc Yên trực thuộc Cục Thuế Vĩnh Phúc, có chức năng tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Phúc Yên 2.1.4. Bộ máy quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế Phúc Yên * Chi cục trưởng * Phó Chi cục trưởng * Đội kiểm tra thuế * Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế 2.1.5. Đặc điểm, tình hình doanh nghiệp do Chị cục Thuế thành phố Phúc Yên quản lý 12
  15. 2.2. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Tình hình nợ Thuế thành phố Phúc Yên giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện thu thuế và phí trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn từ năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2017/20 2018/20 2019/20 Thực hiện Thực hiện Thực hiện Sắc thuế 16 17 18 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền % Số tiền % Số tiền % trọng trọng trọng Tổng 213.188 100 174 278.672 100 130,72 278.672 100 113,69 GTGT 52.051 24,42 142,72 54.839 19,68 105,36 74.113 23,52 136,96 TNDN 5.075 2,38 163,36 8.223 2,95 162,02 12.554 3,98 152,68 TAIN 507 0,24 113,17 120 0,04 23,60 10,3 0,003 8,6 Môn Bài 1.805 0,85 108,67 1.941 0,70 107,53 2.160 0,69 113,76 Thu khác 2.552 1,20 143,41 3.967 1,42 155,45 1.512 0,48 53,64 TNCN 12.707 5,96 130,41 13.705 4,92 107,85 17.255 5,56 127,7 TSDĐ 50.621 23,74 156,14 22.760 8,17 44,96 77.258 24,52 339,44 SDĐPNN 4.759 2,23 117,99 4.682 1,68 98,39 6.520 2,07 146,9 Thuê đất 28.063 13,16 32,87 108.368 38,89 386,15 41.966 13,32 38,71 Trước bạ 42.174 19,78 120,94 49.329 17,70 116,97 67.475 21,41 136,79 Phí, lệ phí 4.004 1,88 55,00 4.696 1,69 117,28 4.778 1,52 101,79 Khác NS 6.080 2,85 83,87 6.889 2,47 113,32 10.078 3,2 157,21 Thu tại xã 2.790 1,31 94,10 2.094 0,75 75,06 1.4397 0,44 66,82 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) 2.2.2. Công tác lập kế hoạch thu nợ 2.2.3. Công tác quản lý nợ và xử lý thu nợ 13
  16. 2.2.3.1. Công tác phân công, phân loại nợ thuế 2.2.3.2. Công tác đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế 2.2.3.3. Xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế 2.2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT góp phần hạn chế nợ thuế 2.2.3.5. Kiểm soát nợ thuế 2.3. Đánh giá quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên 2.3.1. Những kết quả đã đạt được Bảng 2.9: Tình hình thu nợ giai đoạn 2017 - 2019 STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 1 Chỉ tiêu thu nợ Triệu đồng 41.941 91 77.421 2 Số tiền thuế nợ thu được Triệu đồng 24.468 59 46.795 3 Tỷ lệ thu hồi nợ % 58 84 60 4 Tốc độ tăng chỉ tiêu thu nợ % - 35 35 (Nguồn Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) Bảng 2.10: Kết quả thực hiện thu hồi nợ đọng thuế 2017 - 2019 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh S T Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 T -,+ % -,+ % 1 Tổng nợ thuế Tr. đ 48.828 66.435 84.468 17.607 136,06 18.033 127,14 Nợ đọng thu Tr. 2 24.468 47.959 46.795 23.491 196,01 -1.164 97,57 được trong năm đồng Tỷ lệ thu hồi nợ 3 % 50,11 72,19 55,4 22,08 144,06 -16,79 76,74 đọng (2/1) (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên ) 14
  17. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu trong quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên - Hiệu quả thu nợ đọng đạt kết quả chưa cao. - Nhiều trường hợp cán bộ quản lý vẫn chưa rà soát, phân loại nợ thuế kịp thời, đúng quy định. - Phân loại nhóm nợ khó thu, nợ đang chờ xử lý, nợ đang chờ điều chỉnh nhưng không có hồ sơ đầy đủ theo quy định. - Vẫn còn tình trạng chênh lệch số tiền thuế nợ thực tế và số liệu trên hệ thống quản lý thuế TMS. - Tỷ lệ nợ khó thu có xu hướng dần tăng cao. - Cập nhập phân loại nợ trên hệ thống quản lý thuế tập trung mới còn chưa đồng bộ với tra cứu chứng từ nộp thuế điện tử. - Áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản ngân hàng, KBNN, TCTD đôi khi còn chưa đạt hiệu quả cao. - Áp dụng các biện pháp cưỡng chế chưa được khắc phục triệt để. - Ứng dụng TMS chạy tính tiền chậm nộp và ban hành thông báo còn chậm trễ. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1. Nhóm các nguyên nhân khách quan - Sự phối hợp của cơ quan hữu quan trong QLN còn chưa kịp thời - Trình tự, quy định thanh toán tiền thuế, tiền nợ. - Việc tính tiền chậm nộp thấp không có hiệu quả để răn đe. - NNT chậm trễ trong việc phát hiện sai sót dẫn đến nợ tiền thuế. - Một số cơ chế chính sách liên quan chưa đồng bộ với cơ chế xử lý nợ cần hoàn thiện. 2.3.3.2. Nhóm các nguyên nhân chủ quan Một là, số lượng công chức QLN tại Chi cục Thuế còn hạn chế. Hai là, cán bộ QLN chưa tinh thông nghiệp vụ nên xử lý các vấn đề về thu nợ và cưỡng chế thuế còn nhiều lúng túng. 15
  18. Ba là, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ cơ quan thuế còn chưa chặt chẽ; nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung chưa nghiêm túc. Bốn là, chưa kịp thời tổng hợp những vướng mắc phát sinh. Năm là, bộ phận QLN và CCNT của Chi cục Thuế mới chủ yếu tập trung vào công tác rà soát, đối chiếu số liệu, điều chỉnh nợ thuế, xác định số nợ thực tế mà chưa tập trung nhiều vào công tác đôn đốc, thu hồi nợ, CCNT. Sáu là, việc vận hành theo cơ chế mới khai thuế và nộp thuế điện tử, các DN còn gặp nhiều lúng túng nên có một số DN còn kê khai sai, nộp thuế đã làm tăng khối lượng công việc cho cán bộ thuế. Bảy là, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho QLN. Tóm tắt chƣơng 2 Trong chương 2, tác giả đã nêu lên những đặc điểm khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Phúc Yên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, chương 2 cũng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế và quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. Bên cạnh đó, chương 2 cũng phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Phúc Yên. Công tác QLN trong những năm qua, tiến hành phân loại nợ thuế và thực hiện các biện pháp để đôn đốc thu nợ thuế. Có thể thấy rằng, công tác QLN thuế đã đạt được những thành tích nhất định song vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế trên địa bàn TP. Phúc Yên, từ đó tác giả sẽ đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên trong chương 3. 16
  19. Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN 3.1. Định hƣớng và mục tiêu về quản lý nợ thuế 3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên tới năm 2025 Hoàn thiện kế hoạch thu nợ tiền thuế; Hoàn thiện công tác phân công công chức quản lý nợ; Hoàn thiện công tác phân loại, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế; Hoàn thiện công tác xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế; Hoàn thiện công tác xử lý tiền điều chỉnh và nợ khó thu; Hoàn thiện công tác kiểm soát nợ thuế; Hoàn thiện thể chế quản lý nợ thuế; Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Nâng cao sự tuân thủ của NNT; Kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Hoàn thiện các phần mềm về quản lý nợ thuế; Xây dựng quy chế phối hợp giữa CQT - cơ quan ban nghành; Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về quy trình quản lý nợ thuế; Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác QLN&CCNT. 3.1.2. Mục tiêu quản lý thu thuế của Chi cục Thuế Phúc Yên Xử lý 100% số nợ thuế chờ điều chỉnh (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại); Thu trên 90% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước; Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 95%; Phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu Ngân sách hàng năm; Đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc nợ đọng thuế; Nâng cao kỷ luật, kỷ cương, cải cách lề lối làm việc; Triển khai 100% DN kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế điện tử; Đảm bảo số nợ không vượt quá 5% tổng thu Ngân sách. 17
  20. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên 3.2.1. Hoàn thiện kế hoạch thu nợ tiền thuế Xây dựng chỉ tiêu tổng số nợ và dự kiến tổng số nợ không chỉ tiến hành lập theo quy định mà cần phải thực hiện thường xuyên, lập theo từng tháng, phân cho từng cán bộ thực hiện dự kiến thu nợ và dự kiến tổng số nợ mình được phân công quản lý đến thời điểm cuối tháng thực hiện. 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân công công chức quản lý nợ - Tăng cường thêm nhân sự cho bộ phận QLN&CCNT. - Phân công cho công chức quản lý theo đặc điểm, tính chất phải phù hợp, tránh phân công quá nhiều và phân công trùng lặp. - Phân công cho công chức quản lý trong một thời gian ổn định. - Xây dựng kế hoạch phân công lại công việc trong đội cụ thể. - Phân công công chức quản lý nợ cần phân định trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, của đội trưởng phụ trách đội. - Thành lập tổ công tác cưỡng chế nợ thuế. - Cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức. - Đầu tư về đào tạo đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ngành thuế có nhiều cơ hội tham gia học tập, trau dồi kiến thức. 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại, đôn đốc, CCNT 3.2.3.1. Công tác phân loại - Kết hợp phân loại nợ thuế trên hệ thống quản lý thuế tập trung và trên hồ sơ và tài liệu có liên quan đến thay đổi tính chất nợ của DN. - Kết quả phân loại thuế cần được tổng hợp trên cả ứng dụng và trên các sổ theo dõi tình hình thu nộp thuế của DN. - Tăng cường phối hợp trong nội bộ đội Kiểm tra thuế trong việc đối chiếu, phân tích tính chất các khoản nợ thuế. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2