intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm: Duy trì và thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An nói riêng và trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> …………/…………<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> ……/……<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO<br /> <br /> TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC<br /> TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠMNGHỆ AN<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60.34.04.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ KIM SƠN<br /> Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN<br /> Phản biện 2: PGS.TS. ĐÀO THỊ ÁI THI<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện<br /> Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng 204, Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa- TP. Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 09 giờ 00’ ngày 10 tháng 01 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài luận văn<br /> Viên chức (VC) công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục<br /> công lập là nhân tố quyết định không chỉ với chất lượng giáo dục<br /> quốc gia mà còn ảnh hưởng quan trọng đến năng lực, phẩm chất trong<br /> cả cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình<br /> trạng viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức Trường Cao<br /> đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có những biểu hiện thiếu hoặc mất<br /> động lực làm việc đang ngày càng trở thành hiện tượng được Nhà<br /> nước, tổ chức và toàn xã hội quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn<br /> đến hiện tượng này, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa thực sự tạo<br /> động lực làm việc với các chính sách khuyến khích động viên phù<br /> hợp với đặc trưng riêng về nghề nghiệp và môi trường làm việc cho<br /> viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Tạo động lực làm việc<br /> cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” là nhiệm<br /> vụ cấp bách về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, làm rõđể<br /> góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> Động lực và tạo động lực làm việc là vấn đề không mới, được<br /> nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các<br /> đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích làm rõ những vấn đề lý<br /> luận về động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho người<br /> lao động nói chung và cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói<br /> riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề<br /> động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự<br /> nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung và viên chức làm việc tại<br /> Trường CĐSPNghệ An nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tạo<br /> động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An sẽ có<br /> những đóng góp mới.<br /> 3<br /> <br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> - Mục đích nghiên cứu của luận văn:Tìm hiểu làm sáng tỏ cơ<br /> sở lý luận và thực tiễn về động lực, tạo động lực làm việc cho viên<br /> chức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện biện pháp tạo<br /> động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An và trong<br /> các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung.<br /> - Nhiệm vụ của luận văn:Hệ thống hóa các vấn đề lý luận,<br /> phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháptạo động lực<br /> làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và<br /> tại Trường CĐSP Nghệ An trong thời gian tới.<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tạo động lực làm<br /> việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.<br /> -Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:Tại Trường CĐSP Nghệ<br /> An từ năm 2014 đến nay chủ yếu đối với VC làm công tác giảng dạy<br /> sau đâygọi tắt là VC giảng dạy(GD) và VC làm công việc phục vụ<br /> giảng dạy, sau đâygọi tắt là VC hành chính (HC).<br /> 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br /> 5.1. Phương pháp luận<br /> Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng<br /> phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên học<br /> thuyết Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chính<br /> sách của Nhà nước về vấn đề tiền lương, phúc lợi.<br /> 5.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã<br /> sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:<br /> - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua phân tích các<br /> tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực và tạo động<br /> lực làm việc, hình thành hệ thống cơ sở lý luận theo cách tiếp cận riêng<br /> và cung cấp cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp<br /> tạo động lực làm việc cho viên chức giáo dục.<br /> 4<br /> <br /> - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:Căn cứ vào mục đích,<br /> nhiệm vụ nghiên cứu tác giả thực hiện xây dựng phiếu điều tra bằng<br /> bảng hỏi và thu thập, xử lý thông tin với sự trợ giúp của các công cụ<br /> hỗ trợ để đánh giá thực trạng động lực, tạo động lực làm việc cho<br /> viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.<br /> - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được<br /> sử dụng nhằm xử lý theo trình tự khoa học, lô gíc các thông tin, số<br /> liệu, bảng biểu đã thu thập về động lực và biện pháp tạo động lực, sau<br /> đó tiến hành tổng hợp để đưa ra cơ sở lý luận và đề xuất một số giải<br /> pháp nâng cao động lực làm việc cho viên chức.<br /> - Phương pháp quan sát:Những thông tin thu thập được thông<br /> qua phương pháp quan sát tại một số đơn vị trực thuộc trường được tác<br /> giả phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng về động lực và các biện<br /> pháp tạo động lực cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br /> 6.1. Ý nghĩa về lý luận<br /> Luận văn đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về động lực<br /> và tạo động lực làm việc cho người lao động, đặc biệt góp phần bổ<br /> sung lý luận để là sáng tỏ nhiều điểm khác biệt về động lực và các yếu<br /> tố tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo<br /> dục công lập so với người lao động làm các nghề nghiệp khác.<br /> 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn<br /> Luận văn đã vận dụng khung lý thuyết để làm rõ thực trạng về<br /> động lực và các biện pháp tạo động lực từ đó phân tích tìm ra những<br /> điểm mạnh, điểm yếu của các biện pháp tạo động lực. Trên cơ sở<br /> thực trạng và nguyên nhân, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đổi mới,<br /> hoàn thiện biện pháp tạo động lực góp phần nâng cao động lực làm<br /> việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An nói riêng và các đơn vị<br /> sự nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2