BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
HOÀNG THỊ TRÀ MY<br />
<br />
THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG<br />
THANH TRA – TỪ THỰC TIỄN THANH TRA<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính<br />
Mã số: 60.38.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Khanh<br />
<br />
Phản biện 1 : PGS.TS. Lương Thanh Cường<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quốc Văn<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành<br />
chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp 402, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học<br />
viện Hành chính Quốc gia<br />
Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi 16 giờ 8 tháng 12 năm 2016<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Thanh tra có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước. Qua các giai đoạn phát triển, tổ chức và hoạt động<br />
của ngành Thanh tra không ngừng được hoàn thiện. Cùng với đó các quy định pháp luật về những nội dung liên<br />
quan đến hoạt động nghiệp vụ thanh tra cũng được hoàn thiện hơn. Trong thời kỳ mới, những kỹ năng nghiệp<br />
vụ đối với cán bộ thanh tra đòi hỏi ngày càng phải được nâng cao, trong đó có những kỹ năng liên quan đến<br />
thẩm tra, xác minh.<br />
Hiện nay, các quy định về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra được quy định ở nhiều văn bản<br />
quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra như: Luật` Thanh tra 2010; Nghị định<br />
86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại 2011,<br />
Luật Tố cáo 2011; các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Tuy<br />
nhiên, trên thực tế, thì thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra được thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó<br />
khăn, vướng mắc như: Quy định về nghiệp vụ thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra được quy định tản<br />
mát trong nhiều văn bản; phạm vi, nội dung thẩm tra xác minh rộng, liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết<br />
khiếu nại, tố cáo; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm tra, xác minh cho đội ngũ cán bộ thanh<br />
tra hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Chính những lý do đó dẫn đến hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt<br />
động thanh tra trong nhiều trường hợp không bảo đảm được tính khách quan, tính chính xác, tính toàn diện, làm<br />
cho hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế.<br />
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo, làm sáng tỏ<br />
những nội dung liên quan đến thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Đặc biệt là cần phải nghiên cứu<br />
thực tiễn hoạt động này từ thanh tra của một tỉnh – nơi mà phạm vi hoạt động thanh tra bao trùm trên các lĩnh<br />
vực.<br />
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn<br />
Thanh tra tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Công tác thanh tra nói chung và hoạt động thẩm tra, xác minh nói riêng trong thời gian qua đã nhận được<br />
sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến lĩnh<br />
vực tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đặc biệt là các đề tài của Thanh tra Chính Phủ; tiêu biểu có công<br />
trình nghiên cứu của các tác giả: Hoàng Quốc Hùng, "Nghiệp vụ xác minh trong công tác thanh tra Tư pháp",<br />
Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp; Đặng Xuân Thao – chủ nhiệm đề tài, "Hoạt động thu<br />
thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ trong giải quyết khiếu nại", Đặng Xuân Thao – chủ nhiệm đề tài, “Hoạt động<br />
thu thập thẩm tra, xác minh chứng cứ trong giải quyết khiếu nại”.<br />
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của<br />
ngành Thanh tra. Một số công trình đã phân tích sâu về quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra và hoạt<br />
động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng chưa có một nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên cứu toàn diện, cơ bản<br />
về nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.<br />
Luận văn của tác giả nghiên cứu không trùng lắp với các công trình đã được nghiên cứu trước đó. Luận<br />
văn nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn<br />
Thanh tra tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng hoạt<br />
<br />
1<br />
<br />
động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, nhằm góp phần bổ sung cơ<br />
sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ cho việc hoàn thiện cơ chế thẩm tra, xác minh; xác định đầy đủ nội dung,<br />
thẩm quyền, trình tự cũng như phương thức tổ chức thẩm tra, xác minh; đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần<br />
nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
- Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra<br />
tỉnh Thái Nguyên” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh<br />
tra hiện nay; đánh giá đúng đắn hoạt động thẩm tra, xác minh từ thực tiễn hoạt động thanh tra của Thanh tra<br />
tỉnh; chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn, vưỡng mắc khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này. Thông<br />
qua những nhận định về nguyên nhân, luận văn đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm<br />
tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
+ Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra như: Quan niệm;<br />
mục đích; vai trò; chủ thể; trình tự thủ tục…hoạt động thẩm tra, xác minh.<br />
+ Luận văn đánh giá đúng đắn thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về thẩm tra,<br />
xác minh trong hoạt động thanh tra, đặc biệt là đánh giá từ thực tiễn hoạt động thẩm tra, xác minh trong quá<br />
trình tiến hành hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những kết quả đạt được, những thuận<br />
lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó.<br />
+ Luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản, tổng thể để nâng cao chất lượng thẩm tra, xác minh trong hoạt<br />
động thanh tra. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại,<br />
tố cáo hiện nay.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:<br />
Hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên thực hiện tập<br />
trung vào các quy định pháp luật và việc thực hiện pháp luật liên quan đến chủ thể, quy trình, thủ tục, phương<br />
pháp thẩm tra, xác minh mà cán bộ tiến hành thanh tra phải thực hiện.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
Hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động của cơ quan thanh<br />
tra, không chỉ giới hạn trong việc tiến hành các cuộc thanh tra mà còn bao gồm cả các hoạt động giải quyết<br />
khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hoạt động thẩm tra, xác minh trong thanh tra<br />
từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến nay, tập trung vào hoạt động thẩm tra, xác minh trong<br />
hoạt động tiến hành các cuộc thanh tra và trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.<br />
Phạm vi nghiên cứu giới hạn từ năm 2013 đến nay bởi đây là giai đoạn thực hiện Luật Thanh tra 2010,<br />
Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011. Đồng thời sau khi có ba luật này thì bắt đầu có hệ thống các Nghị định<br />
hướng dẫn của Chính Phủ, có các Thông tư của Thanh tra Chính Phủ: Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định<br />
về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra;<br />
Thông tư số 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP quy định<br />
quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.<br />
<br />
2<br />
<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
- Phương pháp luận:<br />
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận về duy<br />
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng<br />
cộng sản Việt Nam gắn với Chiến lược phát triển ngành thanh tra về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết<br />
khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trong Chương 1, để làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh<br />
tra, Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ thêm khái niệm, mục đích, yêu cầu, chủ<br />
thể, các phương pháp thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.<br />
Trong Chương 2, để làm rõ thực tiễn hoạt động thẩm tra, xác minh, Luận văn sử dụng phương pháp đánh<br />
giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, bình luận, diễn giải, tổng hợp…để đánh giá đúng đắn<br />
những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế đang gặp phải và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế<br />
trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên hiện nay.<br />
Trong Chương 3, Tác giả dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp cấu trúc hệ thống<br />
để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.<br />
Đồng thời, tác giả kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật những vấn đề hiện tại với nội dung<br />
thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý<br />
luận gắn với thực tiễn cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan trong các mối quan<br />
hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định đối với vấn đề nghiên<br />
cứu.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
- Từ việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh<br />
tra như quan niệm, vai trò, chủ thể, trình tự, thủ tục…Luận văn đánh giá đúng đắn thực trạng thẩm tra, xác<br />
minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng<br />
cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra thì kết quả nghiên cứu chung của Luận văn sẽ góp<br />
phần hoàn thiện cơ sở khoa học để phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, nhất là các quy định về<br />
nghiệp vụ thanh tra; bảo đảm cho các hoạt động thẩm tra, xác minh được thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm chỉnh<br />
trên địa bản cả nước nói chung và Thanh tra tỉnh Thái Nguyên nói riêng.<br />
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, cán bộ thanh tra, sinh viên,<br />
học viên…và những người quan tâm đến hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra hiện nay.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra;<br />
Chương 2: Thực trạng thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái<br />
Nguyên;<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.<br />
<br />
3<br />
<br />