.<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
…………/…………<br />
<br />
……/……<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
NGUYỄN THANH THỦY<br />
<br />
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC<br />
NỘI VỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH<br />
<br />
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI, 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS Lương Thanh Cường<br />
<br />
Phản biện 1:.............................................................................................<br />
Phản biện 2:..............................................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng<br />
<br />
nhà Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ<br />
<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi<br />
<br />
giờ ngày tháng năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập đang diễn ra<br />
mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, năng lực của đội ngũ cán bộ, công<br />
chức giữ một vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến sự thành công của<br />
công cuộc cải cách hành chính. Năng lực của cán bộ công chức được đánh giá dựa<br />
trên việc ban hành, thực thi các quyết định hành chính, các chính sách, pháp luật của<br />
Nhà nước. Tuy nhiên, trong bộ máy hành chính hiện nay, có một số không ít các cán<br />
bộ, công chức năng lực còn yếu, có lối sống tha hóa về đạo đức, lập trường, tư tưởng<br />
chưa vững vàng, ở một số vị trí cá nhân ra những quyết định không đúng với quy<br />
phạm pháp luật, chưa đúng với quy trình, thủ tục trong thực hiện các công việc vẫn<br />
còn diễn ra nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân họ và một nhóm người. Điều này có thể<br />
phát hiện được qua thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ. Là một lĩnh vực<br />
thanh tra chuyên ngành, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ trong thời gian<br />
qua đã có những đóng góp nhất định vào quá trình xây dựng nền hành chính nhà<br />
nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả.<br />
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ còn<br />
có những thiếu hụt, bất cập nhất định như: năng lực thanh tra chưa đáp ứng qua thực<br />
tế; phạm vi thanh tra chưa bao phủ hết các mặt hoạt động như pháp luật đã quy định;<br />
kết luận thanh tra chưa thực sự sâu sắc…Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội<br />
vụ ở tỉnh Nam Định cũng không phải ngoại lệ. Nam Định là một tỉnh lớn đang trong<br />
quá trình đô thị hóa, phát triển và hội nhập, lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tôn<br />
giáo, văn hóa…, do đó, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ càng cần phải<br />
được hoàn thiện.<br />
Tình hình đó đã và đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết là cần phải có những nghiên<br />
cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ để<br />
tìm kiếm thêm các luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện thanh tra chuyên ngành<br />
trong lĩnh vực nội vụ, đáp ứng yêu cầu thực tế. Với những lý do trên, tác giả chọn đề<br />
tài: “Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định” làm đề tài<br />
luận văn nghiên cứu.<br />
1<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tổ chức và hoạt động<br />
của thanh tra nhà nước ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay,<br />
chưa có công trình nghiên cứu nào về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở<br />
tỉnh Nam Định từ phương diện quản lý công. Do đó, trên cơ sở kết quả các nghiên<br />
cứu trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành, việc nghiên cứu đề tài này sẽ<br />
góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận cứ khoa học, cũng như cơ sở<br />
thực tiễn cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực<br />
nội vụ ở điều kiện nước ta hiện nay nói chung, ở Nam Định nói riêng.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục đích của Luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về<br />
thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ nói<br />
riêng, Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh<br />
vực nội vụ ở tỉnh Nam Định để đưa ra các khuyến nghị khoa học góp phần hoàn thiện<br />
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định.<br />
Để đạt được mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau:<br />
i) Hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận về thanh tra chuyên ngành và thanh tra<br />
chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ; cấu thành của hoạt động thanh tra chuyên ngành<br />
trong lĩnh vực nội vụ; các yếu tố tác động đến thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực<br />
nội vụ.<br />
ii) Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh<br />
vực nội vụ ở tỉnh Nam Định; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, thiếu<br />
hụt và nguyên nhân của chúng.<br />
iii) Đưa ra các khuyến nghị khoa học nhằm góp phần hoàn thiện thanh tra<br />
chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về<br />
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực<br />
nội vụ ở tỉnh Nam Định;<br />
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu với các số liệu từ 2010 – 2015;<br />
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các hoạt động thanh tra chuyên ngành<br />
trong lĩnh vực nội vụ với 11 nhóm hoạt động: tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp và<br />
quản lý biên chế nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công<br />
chức, viên chức; tiền lương; tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ<br />
nhà nước; cải cách hành chính nhà nước; quy chế dân chủ cơ sở; công tác thanh niên;<br />
thi đua, khen thưởng; tôn giáo.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
và chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các<br />
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách<br />
nền hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên đáp ứng yêu cầu<br />
xây dựng nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:<br />
Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, lịch sử để<br />
làm rõ thêm lý luận về thanh tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ, qua<br />
đó, nêu được ý nghĩa, chức năng của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ.<br />
Chương 2: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, tổng<br />
kết để làm rõ thực trạng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam<br />
Định. Qua đó, đánh giá thực trạng về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ.<br />
Chương 3: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích để đề xuất các<br />
giải pháp hoàn thiện thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Về lý luận, Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về<br />
tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ.<br />
<br />
3<br />
<br />