intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập - từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp tăng cường thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập từ thực tiễn huyện Đông Anh, Thành phô Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập - từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÀNH LUÂN THANH TRA CƠ SỞ HÀNH NGHỀ DƢỢC NGOÀI CÔNG LẬP – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : Ts. Vũ Tiến Dũng Phản biện 1: TS. Đàm Bích Hiên Phản biện 2: TS. Đinh Văn Minh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 314 Nhà. A Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Đường Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 ngày 15 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tại Việt Nam, lĩnh vực dược có thể được coi là khu vực đầu tiên thực hiện cơ chế “mở cửa” trong hệ thống y tế. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hoạt động cung ứng thuốc đã được thực hiện theo cơ chế thị trường với sự tham gia của khu vực tư nhân. Cùng với tiến trình mở cửa, đổi mới kinh tế của đất nước nói chung cũng như của ngành y tế nói riêng, ngành Dược phát triển với quy mô ngày càng lớn về số lượng cũng như năng lực hoạt động. Tình trạng thiếu thuốc, khan hiếm thuốc gần như đã được giải quyết cơ bản. Tổng giá trị sản lượng thuốc sử dụng gia tăng rõ rệt qua các năm. Trong giai đoạn đầu, hoạt động của các cơ sở HNDNCL được điều chỉnh bằng các thông tư của Bộ Y tế. Từ năm 1993, các cơ sở này được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 1993 [28]. Năm 2005, bởi Luật Dược 34/2005/QH11 [19] và đến năm 2016 được thay thế bởi Luật Dược 105/2016/QH13 [20]. Với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hoá, chính trị của cả nước, Hà Nội là thành phố đứng thứ 2 về số cơ sở HNDNCL. Hệ thống các cơ sở HNDNCL của Hà Nội cũng đã góp phần cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận.Hiện nay hệ thống y dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 3.250 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 6.740 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập trong đó cơ sở bán lẻ thuốc có 3.600 cơ sở Nhà thuốc, 2.400 cơ sở quầy thuốc; 740 cơ sở bán buôn thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc tập trung chủ yếu ở 12 quận nội Thành Hà Nội [14]. Cùng với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh là 1 trong số 30 quận huyện có số lượng cơ sở HNDNCL lớn là 309 cơ sở trong đó có 6 cơ sở nhà thuốc chiếm 0.16 % so với số lượng nhà thuốc toàn thành phố Hà Nội, có 302 cơ sở quầy thuốc chiếm 12.58% số lượng quầy thuốc toàn thành phố Hà Nội. Các cơ sở HNDNCL đều đạt tiêu chuẩn GPP theo quy định của Bộ Y tế. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, các cơ sở HNDNCL đã mang lại 1
  4. những tích cực thuận lợi cho người dân như: có điều kiện chọn lựa, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình; tạo điều kiện cho người bệnh được tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hiệu quả, góp phần giảm tải trong các bệnh viện công lập. Sự phát triển các cơ sở HNDNCL cũng là động lực thúc đẩy các cơ sở công lập phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn gây tai biến chuyên môn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về hoạt động hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn Huyện Đông Anh thì việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra cơ sở HNDNCL là công việc quan trọng để đánh giá chất lượng của công tác quản lý Nhà nước về HNDNCL. Thực trạng trên đã và đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết là phải có những nghiên cứu,đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập để tìm kiếm thêm các luận cứ khoa học góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hành nghề dược ngoài công lập từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Với những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Thanh tra cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập- từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới thanh tra nhà nước ở nhiều khía cạnh khác nhau, mức độ khác nhau về chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động. Trên cơ sở làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh tra, các công trình nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng hoạt động thanh tra ở Việt Nam và đã đưa ra những giải pháp đổi mới tổ chức thanh tra, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra. Tuy vậy, các nghiên cứu chỉ đề cập ở mức chung nhất, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra tại thời điểm đó. 2
  5. Luận văn thạc sĩ “ Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định” do học viên Nguyễn Thanh Thủy đã bảo vệ năm 2017. Luận văn đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ [26]. Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra tài chính của sở tài chính Thành Phố Hồ Chí Minh” do học viên Nguyễn Tuấn năm 2004 [27]. Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động cuả Ban thanh tra nhân dân cấp xã ở tỉnh Nam Định” do học viên Lê Văn Khuyến năm 2014. [13] Luận văn thạc sĩ “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội” do học viên Trịnh Thị Thỏa năm 2017. Luận văn đi vào phân tích các nội dung về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo pháp luật Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thực tiễn [23]. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về công tác thanh tra các cơ sở hành nghề dược ngoài công lập ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra các cơ sở hành nghề dược ngoài công lập của Huyện này. Với cấp độ luận văn thạc sỹ quản lý công, đây là công trình tập trung vào nghiên cứu các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra đối với các cơ sở hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn một huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp tăng cường thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập trong gian tới từ thực tiễn huyện Đông Anh. - Nhiệm vụ: Để đạt mục đích nghiên cứu ở trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: 3
  6. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Đánh giá thực trạng thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp tăng cường thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập từ thực tiễn huyện Đông Anh, Thành phô Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Luận văn nghiên cứu thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập gồm nhà thuốc, quầy thuốc trên phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu với các số liệu khảo sát từ 2013 đến hết 2017. + Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thanh tra chuyên ngành đối với hành nghề dược ngoài công lập; nghiên cứu thực trạng thanh tra hành nghề dược ngoài công lập ở huyện Đông Anh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn. Dựa trên nền tảng lý luận về quản lý công để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nhiều phương pháp nghiên cứu, tác giả chú trọng các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp này để tác giả nghiên cứu tài liệu có sẵn (Sách, văn bản quản lý nhà nước, luận văn, 4
  7. luận án, các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước….) liên quan đến công tác thanh tra, thanh tra cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để tác giả xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu của mình. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.Sử dụng phương pháp này để tác giả phân tích cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đối chiếu giữa thực tế và lý luận từ đó tổng hợp lại thành những luận điểm, quan điểm, kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Về lý luận, Luận văn đã được hệ thống hóa được cơ sở lý luận về thanh tra HNDNCL. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Về thực tiễn, Luận văn đã đánh giá thực trạng về HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh, và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra HNDNCL. Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong thực tiễn thanh tra dược, cho công tác quản lý nhà nước về hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh, cũng như là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về quản lý công, luật…. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục. Phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Chương 2: Thực trạng thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập ở thành phố Hà Nội từ thực tiễn huyện Đông Anh. 5
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CƠ SỞ HÀNH NGHỀ DƢỢC NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ sở hành nghề dược ngoài công lập a) Khái niệm hành nghề dược Dược được hiểu là thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Hành nghề dược là thuật ngữ dùng để chỉ “việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng” Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng . Hành nghề dược ngoài công lập khi được nhìn từ góc độ là một trong những thành phần kinh tế thì hành nghề dược ngoài công lập được coi là một tiềm lực mang lại lợi nhuận kinh tế vừa tham gia đảm bảo chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. b) Đặc điểm hành nghề dược - Nhân lực tham gia hoạt động hành nghề dược phải là người được đào tạo chuyên ngành về y, dược, được cấp chứng chỉ hành nghề dược. Các cơ sở hành nghề dược ngoài công lập phải đáp ứng những điều kiện về nhân sự đây là điều kiện mang tính bắt buộc. Nếu người được đào tạo chuyên ngành về dược không có đủ thời gian thực hành nghề nghiệp về loại hình hành nghề tương ứng sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề, không đủ điều kiện để hành nghề dược. 1.1.2. Phạm vi hoạt động của cơ sở hành nghề dược ngoài công lập 1.1.2.1. Hoạt động của nhà thuốc - Về mua thuốc: 6
  9. + Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp. - Về bán thuốc: + Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc. + Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm yết. - Về hoạt động tư vấn cho người mua, bao gồm: + Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị; - Về bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc: + Người bán lẻ thuốc phải là người có Bằng dược sỹ Đại học mới được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc. + Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất người bán lẻ phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính. - Về bảo quản thuốc: + Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc; - Cơ sở HNDNCL phải có báo cáo các cấp theo quy định./. 1.1.2.2. Phạm vi hoạt động của quầy thuốc Hoạt động của quầy thuốc tương tự như của nhà thuốc, tuy nhiên quầy thuốc có những quyền và trách nhiệm, phạm vi hoạt động kinh doanh hẹp hơn so với nhà thuốc. Cụ thể là quầy thuốc chỉ được: + Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thì cơ sở phải 7
  10. được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản trên cơ sở phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. + Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; + Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu. + Quầy thuốc chỉ được phép mở hoạt động ở những địa bàn là xã, thị trấn không được mở hoạt động ở Phường, Thị xã. 1.2. Thanh tra cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập 1.2.1. Khái niệm thanh tra, thanh tra hành nghề dược ngoài công lập Khái niệm về thanh tra Thanh tra là hoạt động xác định xem thực tế hoạt động của đối tượng bị quản lý có phù hợp với mục tiêu định trước hay không. Khái niệm thanh tra dược “ Thanh tra dược thanh tra việc chấp hành những quy định chuyên môn, nghiệp vụ dược trong sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở Nhà nước, tập thể, tư nhân.” ( Điều 51 luật số 21- LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân) 1.2.2. Chủ thể, đối tượng thanh tra hành nghề dược ngoài công lập Chủ thể tiến hành thanh tra HNDNCL là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, gồm: Thanh tra bộ; thanh tra sở; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra dược. Đây là các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về dược. Đối tượng thanh tra HNDNCL gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Sở Y tế. Cơ quan tổ chức cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động HNDNCL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế. 1.2.3. Nội dung thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. 8
  11. Quyết định số 5026/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn quy trình thanh tra dược quy định 8 nội dung thuộc thẩm quyền của thanh tra y tế. Trong đó, Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế, Cục Quản lý Dược có thẩm quyền thanh tra hành nghề dược ngoài công lập đối với 8 nội dung sau: Một là, Thanh tra về điều kiện kinh doanh và sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam: Hai là, Thanh tra vi phạm quy định về bán lẻ thuốc. Ba là, Thanh tra vi phạm quy định về bảo quản thuốc. Bốn là, Thanh tra vi phạm quy định về trang thiết bị. Năm là, Thanh tra vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc. Sáu là, Thanh tra vi phạm quy định về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Bảy là, Thanh tra vi phạm quy định về giá thuốc. Tám là, Thanh tra vi phạm quy định về thông tin thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. - Thanh tra việc sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc. 1.2.4. Hình thức thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập Mọi phương pháp hoạt động của đoàn thanh tra HNDNCL đều nhằm mục đích thu thập bằng chứng. Sau đây là một số phương pháp thường hay sử dụng: a/ Thanh tra đột xuất Là hoạt động thanh tra đột xuất, bất thường, không có trong kết hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Để cần phải tiến hành thanh tra đột xuất thường gắn với những nguyên nhân như: - Đơn thư phản ánh, tố cáo, khiếu nại của người bệnh, người nhà bệnh nhân, quần chúng nhân dân, báo chí các phương tiện truyền thông về hoạt động của các cơ sở HNDNCL không có giấy phép hoạt động, cơ sở HNDNCL bán thuốc hết hạn … b/ Thanh tra theo kế hoạch 9
  12. Là việc thanh tra theo một thời gian kế hoạch nhất định, được tiến hành thường xuyên. Đây là một hoạt động đã được định trước về thời gian, trình tự thủ tục pháp lý. Mục tiêu của nó là phát hiện những hành vi vi phạm của cơ sở HNDNCL, xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, từ đó xem xét, đánh giá việc quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về HNDNCL c/ Thanh tra diện rộng Đây là hoạt động thanh tra thường được áp dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả triển khai chủ trương, chính sách hoặc cơ chế quản lý của ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Mọi kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra đối với các cấp được thanh tra thường có tầm quan trọng và đóng góp vào sự chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước ở địa phương. 1.2.5. Quy trình Thanh tra cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Quy trình thanh tra dược được quy định tại quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 21/12/1009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình thanh tra dược và quyết định số 2188/QĐ- BYT ngày 21/06/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành sửa đổi, bổ sung quy trình thanh tra dược. Cụ thể, quy trình bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, Tiến hành thanh tra, và Kết thúc thanh tra. Mỗi một giai đoạn lại có các bước tiến hành khác nhau đã được Thanh tra Sở Y tế áp dụng, thực hiện quy trình thanh tra dược. 1.2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh tra hành nghề dược ngoài công lập Để thực hiện tốt hoạt động thanh tra HNDNCL cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra HNDNCL một cách thống nhất, đồng bộ để làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác này của các cơ quan thanh tra HNDNCL. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh tra HNDNCL cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây: - Đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động thanh tra hành nghề dược ngoài công lập. 10
  13. - Đảm bảo góp phần phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xử lý những hành vi vi pháp pháp luật trong quản lý nhà nước về HNDNCL - Đảm bảo, góp phần khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật. 1.3. Các yếu tố tác động đến thanh tra cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập + Năng lực của chủ thể thanh tra hành nghề dược ngoài công lập + Số lượng cơ sở hành nghề dược ngoài công lập và năng lực của chủ cơ sở . + Trang thiết bị và kinh phí ngân sách đầu tư cho hoạt động thanh tra hành nghề dược ngoài công lập 11
  14. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THANH TRA ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ HÀNH NGHỀ DƢỢC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về huyện Đông Anh và tình hình hành nghề dƣợc ngoài công lập trên địa bàn huyện 2.1.1 Tổng quan về huyện Đông Anh 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên khoảng 182,14 Km2 . Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận, huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông: sông Cà Lồ ở phía bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn; sông Hồng, sông Đuống ở phía nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành. Địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội; phía đông bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía đông nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội; phía nam giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội; phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội. Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoài thành Hà Nội, đứng thứ 7 sau các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hoà. Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội. 1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Với 23 xã và 1 thị trấn, số dân là 385.698 người (2017), 02 khu công nghiệp và nhiều dự án trọng điểm của Thành Phố Hà Nội đang thực hiện trên địa bàn huyện Đông Anh giúp cho kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao. 12
  15. 2.1.2. Tổng quan về hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh Hệ thống mạng lưới y tế theo cấp quản lý trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội như sau: - Các hệ thống Y tế thuộc Trung ương và các Bộ, ngành + Trung ương: có 01 cơ sở với khoảng 1000 giường bệnh. + Bộ ngành: Có 01 cơ sở phòng khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện Nam Thăng long. - Các cơ sở Y tế trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội + Các cơ sở Y tế công lập: Ngành y tế Đông Anh có 04 đơn vị y tế công lập. Trong đó có 02 bệnh viện đa khoa hạng II, thực hiện chức năng khám bệnh chữa bệnh, 01 trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng phòng chống dịch bệnh, dự phòng quản lý 02 phòng khám đa khoa khu vực và 23 trạm y tế xã, 1 trạm y tế thị trấn. + Tính đến ngày 31/12/2017 trên địa bàn huyện Đông Anh có 336 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trong đó có 80 cơ sở hành nghề y, 256 cơ sở hành nghề dược ( 06 nhà thuốc, 250 quầy thuốc). Chủ các nhà thuốc, là người bắt buộc phải là người có chứng chỉ hành nghề do sở Y tế cấp cho Dược sỹ đại học đã có thời gian thực hành theo quy định của pháp luật. Chủ quầy thuốc, là người bắt buộc là người có chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp cho Dược sỹ Cao đẳng, Dược sỹ trung cấp đã có thời gian thực hành theo quy định của pháp luật. 2.2. Thực trạng chủ thể thanh tra hành nghê dƣợc ngoài công lập 2.2.1. Đội ngũ thanh tra Sở Y tế Thanh tra Sở Y tế Hà Nội: Thực hiện thanh tra trên 4 lĩnh vực (khám bệnh, chữa bệnh; Dược – mỹ phẩm- Trang thiết bị Y tế; hành chính – kinh tế) với tổng biên chế là 13 cán bộ, đứng đầu phòng thanh tra Sở Y tế là Chánh thanh tra Sở có trình độ chuyên môn là Cử nhân luật và 02 Phó Chánh thanh tra (1 người là Bác sỹ, 1 người là Dược sỹ) và 10 thanh tra viên. 13
  16. Thanh tra Dược có nhiệm vụ: thanh tra, kiểm tra định kỳ; thanh tra theo chuyên đề; thanh tra đột xuất; thanh tra quản lý giá thuốc, nguồn gốc, chất lượng thuốc, phòng và chống thuốc giả; kiểm tra công tác dược trong các cơ sở y tế công lập được phối hợp lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra của các bộ phận khác trong thanh tra Sở và đoàn kiểm tra cuối năm các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế; thanh tra đột xuất, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tổ cáo theo chỉ đạo của Chánh thanh tra Sở Y tế. Toàn bộ 4 cán bộ thanh tra dược đều thuộc biên chế Sở Y tế Hà Nội. 2.2.2. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động thanh tra hành nghề dược ngoài công lập. - Kinh phí cho hoạt động của thanh tra dược. Hiện tại, kinh phí chi cho hoạt động của Thanh tra Sở Y tế được sử dụng trong tổng chi ngân sách của Sở Y tế Hà Nội, mức chi bình quân cho một biên chế là 40 triệu đồng/ biên chế/ năm. Đối với các hoạt động thanh tra đột xuất ngoài kế hoạch năm thanh tra Sở Y tế làm dự toán kinh phí trình lãnh đạo Sở phê duyệt bổ sung kinh phí. - Thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tra dược: bộ phận thanh tra Dược được trang bị 4 bộ máy tính để bàn, 04 máy in, 01 máy Fax và máy photocoppy dùng chung với phòng thanh tra. Các thiết bị kỹ thuật đặc biệt để đáp ứng trực tiếp, nhanh để kiểm định chất lượng thuốc, nguồn gốc thuốc còn thiếu, lạc hậu và kém đồng bộ. 2.3. Phân tích hình thức thanh tra đối với các cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập Thanh tra Sở đã chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra do Sở Y tế ban hành. 2.3.1 Thanh tra hành nghề dược ngoài công lập theo kế hoạch Việc thanh tra HNDNCL theo kế hoạch trên địa bàn huyện Đông Anh đã góp phần tích cực trong việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở HNDNCL trên địa bàn huyện. Việc tiến hành báo trước cho cơ sở dẫn đến tình trạng cơ sở khắc phục tạm thời những lỗi vi phạm về chuyên môn, sau khi đoàn thanh tra đi khỏi cơ sở 14
  17. lại vi phạm mà không được phát hiện xử lý gây tình trạng lách luật cố tình sai phạm, để sai phạm kéo dài không được các cơ quan nhà nước xử lý kịp thời. 2.3.2. Thanh tra hành nghề dược ngoài công lập thanh tra đột xuất Việc thanh tra HNDNCL thanh tra đột xuất trên địa bàn huyện Đông Anh đã góp phần tích cực kịp thời xử lý những vi phạm của các cơ sở hành nghề dược ngoài công lập một cách nghiêm minh, đảm bảo việc tiến hành đủ các nội dung thanh tra dược, kịp thời phát hiện những sai phạm. 2.3.3 Thanh tra hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh 2.3.3.1 Nội dung thanh tra hành nghề dược ngoài công lập - Về thanh tra hành nghề dược ngoài công lập với đối tượng là nhà thuốc, quầy thuốc, Thanh tra Sở Y tế thực hiện 08 nội dung thanh tra 2.3.3.2. Kết quả thanh tra hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra 46 cuộc, trong đó nhà thuốc là 06 cuộc, quầy thuốc là 40 cuộc; đã xử lý 46 cơ sở HNDNCL có hành vi vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 513.000.000 đ, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề dược, giấy phép hoạt động đối với 34 cơ sở HNDNCL đã được kiểm tra, 2.3.3.3. Đánh giá thực trạng thanh tra các cơ sở hành nghề dƣợc ngoài công lập, và kinh nghiệm rút ra. a) Kết quả đạt được và nguyên nhân Kết quả đạt được Trong tổ chức và hoạt động thanh tra HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh có thể nhìn nhận một số kết quả đạt được như sau: Thứ nhất, trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, mặc dù có nhiều khó khăn bởi những yếu tố khách quan đem lại, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thanh tra Dược đã thực hiện được những kết quả đáng ghi nhận góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước ngành y tế trên 15
  18. địa bàn thành Phố Hà Nội nói chung, và huyện Đông Anh nói riêng. Các hoạt động thanh tra HNDNCL càng ngày càng đi vào nề nếp. Hoạt động thanh tra theo chương trình kế hoạch của năm, đảm bảo việc thực hiện thanh tra theo kế hoạch và quyết định đã được phê duyệt, đảm bảo việc thanh thanh đột xuất được tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật. Thanh tra HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh luôn bảo đảm đúng quy trình, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật chuyên ngành Dược. Hoạt động thanh tra HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh luôn đảm bảo về chỉ tiêu, định mức kế hoạch được giao và chất lượng thanh tra. Thứ hai, công tác thanh tra HNDNCL luôn tập trung vào đối tượng là Nhà thuốc, Quầy thuốc. Nội dung thanh tra luôn bám sát vào những lỗi vi phạm về chuyên môn có nguy cơ gây ra tai biến chuyên môn gây hậu quả khôn lường, giải quyết xử lý nhiều tồn tại vướng mắc. Không chạy theo số lượng và chỉ tiêu kế hoạch thanh tra tập trung vào thanh tra về nguồn gốc thuốc, giấy phép hoạt động kinh doanh thuốc, điều kiện nhân lực hành nghề. Thứ ba, qua công tác thanh tra, đã phát hiện ra nhiều hành vi vi phạm của chủ các cơ sở HNDNCL, qua đó, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở HNDNCL. Kết quả thanh tra HNDNCL của thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã góp phần phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về dược trên địa bàn thành Phố Hà Nội, từ những kết quả thanh tra là những dữ liệu quý báu cho việc lập kế hoạch quản lý nhà nước về HNDNCL của thành phố. Thứ tƣ, đội ngũ thanh tra HNDNCL có trình độ chuyên môn sâu, có đủ lý luận về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, sãn sàng đảm nhận nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân đạt được kết quả Có nhiều nguyên nhân để đạt được những kết quả thanh tra HNDNCL trên địa bàn Huyện Đông Anh trong thời gian vừa qua có thể được đánh giá trên những nguyên nhân chính sau: 16
  19. Một là, có được những kết quả đó là do Sở Y tế Hà Nội và thanh tra Sở y tế đã xây dựng kế hoạch thanh tra một cách khoa học và khả thi, bố trí nhân lực, vật lực một cách phù hợp. Kế hoạch thanh tra là chìa khóa, là linh hồn của hoạt động thanh tra HNDNCL. Kế hoạch càng rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, linh hoạt về hình thức thanh tra dựa trên tình hình thực tiễn để đạt được những kết quả đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra. Hai là, hệ thống các văn bản pháp luật về HNDNCL và công tác thanh tra ngày càng được hoàn chỉnh, đầy đủ giúp cho hoạt động thanh tra HNDNCL ngày càng thuận lợi. Cùng với Luật Thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Thanh tra thì Chỉ thị số: 20/CT-TTg ngày 17 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp đã tạo dựng một nền tảng pháp lý vững chắc, khoa học, khả thi để thực thi công vụ. Ba là, thanh tra Sở Y tế tổ chức thành công các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về HNDNCL cho đội ngũ công chức phòng y tế các quận, huyện thị xã được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm tra HNDNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng HNDNCL. b)Hạn chế, bất cập và nguyên nhân Những hạn chế Trong thời gian qua, thanh tra HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần tích cực vào công tác quản lý nhà nước về HNDNCL, hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Y tế từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ một số hạn chế, vương mắc dưới đây; Một là, hạn chế về đội ngũ công chức thanh tra HNDNCL Những hạn chế trong việc triển khai lực lượng thanh tra HNDNCL ở cả số lượng và chất lượng. 17
  20. Có thể khẳng định được rằng với số lượng cán bộ thanh tra Dược Sở Y tế Hà Nội hiện nay sẽ không thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong cùng một thời điểm như hiện tại. Hai là, hạn chế trong việc triển khai tổ chức thực hiện thanh tra HNDNCL Nội dung thực hiện thanh tra HNDNCL gồm 08 nội dung, nhưng trên thực tế tình trạng còn bỏ sót nội dung thanh tra, bỏ sót lỗi vi phạm vẫn có thể xảy ra cụ thể trên phần Kết quả thanh tra hành nghề dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy việc bỏ sót lỗi vi phạm hoàn toàn có thể xảy ra. Số lượng thực hiện thanh tra cơ sở HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh hàng năm còn quá ít so với yêu cầu của công tác quản lý. Có thể thấy thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra 46 cuộc, trong đó nhà thuốc là 06 cuộc, quầy thuốc là 40 cuộc; đã xử lý 46 cơ sở HNDNCL cho thấy tỉ lệ các cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính là 100%. Do vậy để đảm bảo việc thanh tra toàn bộ các cơ sở HNDNCL trên địa bàn huyện Đông Anh là điều không thể với lực lượng thanh tra dược Sở Y tế như hiện tại. Ba là, hạn chế trong việc thực hiện chính sách chế độ, đối với hoạt động thanh tra và người làm công tác thanh tra Từ những hạn chế đã được nghiên cứu phân tích trong việc thực hiện chính sách chế độ đối với hoạt động thanh tra và người làm công tác thanh tra của tác giả Nguyễn Thanh Thủy năm 2017cho thấy đây là một trong những lý do đưa đến những hạn chế của hoạt động thanh tra HNDNCL [26]. Việc không đảm bảo về quyền lợi về chính sách đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, dẫn đến hành vi bỏ lỗi vi phạm gây tổn thất cho nhà nước về kinh tế và uy tín. Bốn là, hạn chế về sự phối hợp trong thanh tra, quản lý cơ sở hành nghề dược ngoài công lập Trong thời gian qua, sự phối hợp giữa Thanh tra Dược Sở Y tế và các cơ quan chức năng của các Bộ, Thành phố ( PA83, PA72,PC46 – Công An thành phố Hà Nội; Thanh tra Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Bộ Y tế..) và ủy ban nhân 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2