intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích kết quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất một số giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………..…/…..……… …...…/…..… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THƠM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẬM CẮN, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu. Phản biện 2: GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 402, Nhà A- Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội. Thời gian: vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 01 tháng 11 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan, thủ tục hành chính về lĩnh vực hải quan trong những năm qua không ngừng được cải cách nhằm đáp ứng với tình hình, xu hướng quốc tế hóa, đặc biệt là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Các hoạt động cải cách, nhất là cải cách về thủ tục hành chính, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao từ Chính Phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đã được các đơn vị cấp Vụ, Cục và các đơn vị cấp Chi cục, nhất là các Chi cục Hải quan cửa khẩu trong toàn ngành tích cực triển khai, thực hiện. Trong bối cảnh đó, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai, áp dụng hệ thống thông tin hiện đại trong việc thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan, qua đó, góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước cho ngành hải quan nói chung và cho tỉnh Nghệ An nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh tại CKQT Nậm Cắn vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như: (1) Thời gian giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quy trình giải quyết thủ tục chưa đảm bảo; thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan còn chậm. (2) Đội ngũ công chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong quy trình nghiệp vụ hải quan chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng. 3
  4. (3) Trình độ của DN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hành chính về hải quan tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn còn có nhiều hạn chế. (4) Chất lượng phục vụ của công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả các doanh nghiệp làm thủ tục. (5) Công tác thông tin, truyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có lúc chưa kịp thời. Mặt khác, những tồn tại, hạn chế nói chung như: cơ chế chính sách của nhà nước, các văn bản hướng dẫn về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thường xuyên thay đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục. Trong lĩnh vực Hải quan đã có một số nghiên cứu bước đầu về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực sự chưa có một nghiên cứu nào đi sâu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự thống nhất, đồng bộ về phương pháp, cách thức, cơ chế thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh tại đây. Đây cũng là một nội dung hết sức cần thiết nhằm góp phần cải cách hành chính, hiện đại hóa, nâng cao năng lực của lực lượng hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển, qua đó, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại 4
  5. hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn" nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu và đã có hàng loạt đề tài, sách chuyên khảo, các bài báo, tạp chí xuất bản, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như sau: - Nguyễn Văn Thâm (chủ biên) và Võ Kim Sơn đồng biên soạn (2002) "Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn" Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Cuốn sách đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến TTHC, được minh chứng bằng thực tiễn không chỉ trong TTHC ở Việt Nam mà còn cả một số nước trên thế giới. - Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn (2004) "Giáo trình thủ tục hành chính", Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách trình bày quan niệm và phân loại thủ tục hành chính; nguyên tắc xây dựng và yêu cầu, nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực cụ thể và cải cách thủ tục hành chính. - Trịnh Phương Thảo (2011): "Cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan hiện nay" Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực hải quan đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc triển khai thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia của ngành Hải quan để đưa ra các giải pháp cải cách TTHC trong ngành hải quan, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải pháp xây dựng cơ sở pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, phù hợp với xu thế mới. 5
  6. - Nguyễn Đức Hạnh (2000): "Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan" Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng TTHC trong lĩnh vực hải quan để đề xuất các giải pháp cải cách TTHC. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong giai đoạn những năm 2000, đến nay đã không còn phù hợp nữa. - Ngô Minh Tuấn (2011): " Xây dựng bộ tiêu chí quản lý chất lượng để đánh giá và nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu", Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan, Đề án đưa ra các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, qua đó đóng góp đáng kể về giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng thủ tục hải quan trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng các nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, yêu cầu của công dân vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, tiết kiệm nguồn nhân lực theo yêu cầu của Chính phủ. - Nguyễn Hồng Vân (2012) "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động giao nhận hàng hóa ở Việt Nam" Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải, Bài viết đã đánh giá những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với Nhà nước và ngành Hải quan. - Trần Ngọc Tuấn (2014): "Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất tại Hải Phòng", Luận văn thạc sĩ: Phân tích thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động chuyên ngành hải quan; thực trạng hoạt động thủ tục hải quan điện tử của các doanh nghiệp chế xuất tại Thành phố Hải Phòng; kinh nghiệm của Hải quan một số nước trên thế giới để đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động hải quan điện tử và cải cách TTHC trong lĩnh vực hải quan. 6
  7. Tất cả các công trình nghiên cứu, đề án trên đã trực tiếp và gián tiếp đưa ra các mục tiêu, phương hướng, luận cứ khoa học, các giải pháp nhằm từng bước cải cách, chuẩn hóa hoạt động hải quan mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu, hoạt động minh bạch có hiệu quả theo yêu cầu hội nhập quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Tuy nhiên, nghiên cứu về TTHC trong hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An thì chưa có đề tài nào nghiên cứu, đề cập đến. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết nhằm góp phần cải cách hành chính, hiện đại hóa, nâng cao năng lực của HQCK QT Nậm Cắn, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển đúng hướng, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn - tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về TTHC và TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh. 7
  8. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện TTHC thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh trong thời gian vừa qua, phân tích kết quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017. + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu TTHC về hải quan đối với 02 loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu tại CKQT Nậm Cắn đó là: nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa theo loại hình xuất kinh doanh. + Phạm vi không gian: tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 8
  9. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Làm sáng tỏ thêm lý luận về thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. - Số liệu nghiên cứu thực tế có thể làm cơ sở cho ngành Hải quan xây dựng các quy định liên quan đến thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại các cửa khẩu nói chung và tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn nói riêng. - Có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường Đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành hải quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. 9
  10. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1. Khái quát chung về thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là quy phạm pháp luật quy định về trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức cá nhân công dân. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính TTHC có 06 đặc điểm cơ bản: TTHC được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính; TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; TTHC rất đa dạng và phức tạp; TTHC có tính năng động; TTHC chịu ảnh hưởng của xu hướng hội nhập quốc tế; TTHC gắn kết với công tác văn thư. 1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính TTHC có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính Có thể phân loại TTHC theo 04 cách sau: theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước; theo công việc của cơ quan Nhà nước; theo chức năng chuyên môn hoạt động của các cơ quan; theo quan hệ công tác. 1.1.5. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 1.1.5.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính 1.1.5.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính 10
  11. 1.2. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. 1.2.1. Hải quan Hải quan là ngành thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quan trọng của chính phủ, tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới, thực hiện thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.2.2. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan TTHC trong lĩnh vực hải quan là một loại TTHC thực hiện trong lĩnh vực hải quan, là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan quản lý nhà nước về hải quan đặt ra để giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh 1.2.3.1. Khái niệm về hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia khác về trong nước và hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa được vận chuyển từ trong nước đi các quốc gia khác. 1.2.3.2. Đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu tại CKQT Nậm Cắn. Số lượng mặt hàng còn ít, chưa phong phú, đa dạng; Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động theo thời vụ; Số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3.3. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh. 11
  12. TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình kinh doanh là các bước quy trình thực hiện đối với hàng hóa được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan. 1.2.3.4. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh TTHC về hải quan đối với hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh là các bước quy trình thực hiện đối với hàng hóa được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần. 1.3. Nội dung thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh. 1.3.1. Hoạt động chỉ đạo, điều hành về thực hiện thủ tục hành chính Hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh bao gồm những nội dung sau: - Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện TTHC; - Phổ biến, quán triệt thực hiện cải cách TTHC; - Bố trí nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện TTHC; - Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả triển khai các nhiệm vụ được phân công theo đúng quy định. 1.3.2. Giải quyết thủ tục hành chính Khi giải quyết TTHC phải vận dụng một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng đơn vị thì mới phát huy được hiệu quả thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh. 12
  13. 1.3.3. Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện TTHC Thông qua kiểm tra, giám sát về thực hiện TTHC, chủ thể quản lý sẽ xây dựng các biện pháp nhằm phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện. 1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh 1.4.1. Những yếu tố khách quan Bao gồm các yếu tố: xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; nhu cầu của thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp. 1.4.2. Những yếu tố chủ quan Bao gồm các yếu tố: hệ thống thể chế, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách đãi ngộ; yếu tố con người; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh; yếu tố tổ chức bộ máy của cơ quan hải quan; việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tiểu kết chƣơng 1 Như vậy, tại chương này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục hành chính, thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; Trình tự thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hoá xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu; Các yếu tố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là tiền đề để tác giả triển khai các vấn đề và nội dung nghiên cứu tại chương 2 và chương 3 của Luận văn. 13
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH TẠI CKQT NẬM CẮN, TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục HQCK QT Nậm Cắn là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, được thành lập từ năm 1957 - theo Quyết định số 68/BTN-TCCB ngày 27/8/1957 của Bộ trưởng Bộ thương nghiệp về việc thành lập phòng Hải quan cửa khẩu Mường Xén. 2.1.2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ Chi cục HQCK QT Nậm Cắn có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật. 2.2. Thực trạng thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. 2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành Ban lãnh đạo Chi cục HQCK QT Nậm Cắn đã chỉ đạo, điều hành các đơn vị thuộc đơn vị triển khai thực hiện các nội dung sau: - Triển khai giải quyết TTHC thông qua hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, xây dựng thành quy trình giải quyết TTHC 14
  15. đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh áp dụng tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn. - Chỉ đạo mở sổ theo dõi việc thực hiện thủ tục hải quan để đề phòng khi hệ thống mạng bị lỗi, không thể kết xuất dữ liệu được. - Bố trí công chức tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. - Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị để từng bước đáp ứng được nhiệm vụ hiện đại hóa TTHC. - Hàng ngày, lãnh đạo các Đội thuộc Chi cục phải báo cáo tình hình giải quyết hồ sơ của DN cho lãnh đạo đơn vị được biết để chỉ đạo. 2.2.2. Công tác giải quyết thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh Trình tự, cách thức, đối tượng, kết quả, thời hạn, phí và lệ phí thực hiện TTHC đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn là giống nhau, chỉ khác nhau về thành phần, số lượng hồ sơ yêu cầu. Cụ thể: 2.2.2.1. Về trình tự thực hiện TTHC Trình tự thực hiện TTHC đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh, gồm có 02 bước cơ bản: - Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu hồ sơ bị phân luồng vàng), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu hồ sơ bị phân luồng đỏ) cho cơ quan hải quan. - Bước 2: Thực hiện thông quan hàng hóa. + Hệ thống thông quan tự động đối với hồ sơ phân luồng xanh. 15
  16. + Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá (đối với hồ sơ luồng vàng và đỏ) sau khi đã tiến hành kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Mục đích của việc phân thành ba luồng xanh, vàng, đỏ là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá TTHQ, giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Việc đưa ra kết quả phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, kết quả của hệ thống là kết quả cuối cùng, cơ bản không phụ thuộc chủ quan của công chức có thẩm quyền. 2.2.2.2. Về cách thức thực hiện TTHC TTHC đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh được thực hiện bằng cách thức điện tử, cụ thể là thông qua hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ người khai hải quan tối đa trong khâu khai báo hải quan, hạn chế các sai sót có thể xảy ra. Tất cả các khâu: tính toán trị giá tính thuế, tính số thuế phải nộp, kiểm tra tham vấn giá đối với trường hợp có yếu tố rủi ro cao đều được hệ thống thông quan điện tử VNACSS/VCIS thực hiện. Với cách thức thực hiện TTHC thông qua hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. 2.2.2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ TTHC Trước khi thực hiện TTHQ điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS, TTHQ truyền thống được thực hiện với rất nhiều giấy tờ bằng giấy và CBCC hải quan phải tự kiểm tra từng loại giấy tờ, mất rất nhiều thời gian thì nay quy định về chứng từ điện tử trong 16
  17. thành phần hồ sơ TTHC đã giúp giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ làm TTHQ, điều này giúp giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí in ấn, đi lại trong quá trình làm TTHQ. 2.2.2.4. Thời hạn giải quyết TTHC Thực hiện TTHC điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm TTHQ cho DN, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo tiền đề cho việc kết nối hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia với các Bộ, Ngành liên quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 3-5 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 02 giờ làm việc. 2.2.2.5. Đối tượng thực hiện TTHC Đối tượng thực hiện TTHC tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn là cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh qua CKQT Nậm Cắn. 2.2.2.6. Kết quả thực hiện TTHC Kết quả của việc thực hiện TTHC là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh được thông quan. 2.2.2.7. Phí và lệ phí thực hiện TTHC Việc thực hiện thu phí, lệ phí được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh. 2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát giải quyết thủ tục hành chính về hải quan Chi cục HQCK QT Nậm Cắn đã thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC tại các Đội, Tổ thuộc đơn vị 17
  18. nhằm góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. 2.3. Đánh giá chung việc thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn 2.3.1. Những kết quả đạt được Tính từ năm 2013 – 2017, Chi cục HQCK QT Nậm Cắn đã giải quyết được 4.217 bộ hồ sơ đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh, không có hồ sơ tồn đọng. Trong đó, giải quyết 3.167 hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và 1.020 hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh. Thực hiện thông quan hàng hóa cho 4.217 lô hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh với tổng kim ngạch XNK đạt 241 triệu USD (xuất khẩu: 100 triệu USD, nhập khẩu: 141 triệu USD). Thực hiện TTHC cho hơn 70 doanh nghiệp tham gia XNK hàng hóa. Kết quả việc thực hiện TTHC đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, từ năm 2013-2017, Chi cục HQCK QT Nậm Cắn đã thu thuế XNK đạt 295,5 tỷ đồng. Đạt được những kết quả trên là do: Một là, đơn vị đã giải quyết TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh áp dụng tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn theo đúng quy trình một cách công khai, minh bạch, đơn giản, khoa học hơn. Hai là, cách thức thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh ngày càng hiện đại hóa, giảm thiểu tối đa hồ sơ giấy, thời gian thông quan hàng hóa ngày càng được rút ngắn. Ba là, phân định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm, quyền hạn của công chức trong quy trình thủ tục hải quan. 18
  19. Bốn là, thành phần hồ sơ trong quy trình thực hiện TTHC đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh được quy định một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể theo hướng hiện đại. Năm là, công tác phối hợp thực hiện TTHC giữa cơ quan hải quan với các cơ quan khác có liên quan ngày càng chặt chẽ. Sáu là, mức độ đánh giá của DN về ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức giải quyết TTHC ngày càng cao. 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh tại vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể như sau: Một là, thời gian giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quy trình giải quyết thủ tục chưa đảm bảo; thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan còn chậm. Hai là, đội ngũ công chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong quy trình nghiệp vụ hải quan chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng. Ba là, trình độ của DN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hành chính về hải quan tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn còn có nhiều hạn chế. Bốn là, chất lượng phục vụ của công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả các doanh nghiệp làm thủ tục. Năm là, công tác thông tin, truyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có lúc chưa kịp thời. 19
  20. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào một số nguyên nhân chính như sau: Một là, hệ thống pháp luật về thủ tục hành chính hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, đồng bộ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết TTHC. Hai là, công chức chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa thực sự chuyên nghiệp. Ba là, cơ chế một cửa quốc gia chưa được thực hiện một cách đồng bộ đối với tất cả các bộ, ngành. Bốn là, chính sách hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi. Năm là, địa bàn quản lý hải quan tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn rộng, phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Tiểu kết chƣơng 2 Việc thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại chương này, với việc phân tích thực trạng thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh tại CKQT Nậm Cắn, qua đó tác giả đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp ở chương 3. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1