intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk" nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản, tiến hành phân tích đánh giá, đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hơn chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------- ------/----- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------- ------/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KIỀU THỊLUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ CƢƠNG MỸ TRANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU ĐỀ TÀI LUẬN TỈNH ĐĂK LĂK TÊN SỐ TẠI VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DTTS Chuyên ngành quảnĐĂK LĂK lý công TẠI TỈNH lý: Quản Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Ngƣời thực hiện: Kiều Thị Mỹ Trang Lớp: Quản lý công HC26.TN7 Niên khóa: 2021-2023 ĐẮK LẮK – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hòa Phản biện 1: …………………………………………………. ………………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………. ………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ………, Nhà ……… - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: ……….. - Đường ……….……………- Quận …………………….., TP ………………………………………… Thời gian: vào hồi: …... giờ ……tháng………năm 202 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng Tây nguyên với 49 thành phần dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số (DTTS) có 667.322 người, chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh chủ yếu là DTTS tại chỗ : Ê đê, M’nông, Gia Rai trong đó dân tộc Ê đê là nhiều nhất, bên cạnh đó còn có các DTTS từ các tỉnh khác di cư tới (Mông, Dao, Thái, Tày, Nùng…) sinh sống rải rác tại 184 xã, phường, thị trấn, thôn, buôn, tổ dân phố thuộc 15 huyện, thị, thành phố, có bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, góp phần vào sự phong phú, đa dạng văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa dân tộc Đắk Lắk nói riêng. Hiện nay, vấn đề về công tác dân tộc cũng như tôn giáo tại tỉnh còn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp cần được quan tâm, tỷ lệ đồng bào DTTS theo Tôn giáo cao, chủ yếu là theo đạo Tin lành nên là một vấn đề nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; một bộ phận đồng bào DTTS nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trước âm mưu chia rẽ các thế lực thù địch, tham gia vào các vụ khiếu kiện đông người, vượt biên trái phép, các tổ chức phản động, với mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc - là vấn đề mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng để chia rẽ đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Trong 02 năm qua (2020-2021), vai trò của NCUT nổi bật trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, không chỉ có sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mà còn mang đậm dấu ấn của NCUT - “Người chiến sỹ cơ sở”; họ vượt qua khó khăn quyết tâm tham gia chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh ra khỏi buôn làng. Và đặc biệt hơn nữa vai trò NCUT càng được khẳng định sau sự tấn công vào trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin của các đối tượng manh động, liều lĩnh dùng súng, công cụ hỗ 1
  4. trợ, vật liệu nổ sát hại 06 cán bộ, công an và 03 người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đời sống của đại đa số NCUT trên địa tỉnh Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn.Những tác động từ sự biến động và mặt trái của nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ, những diễn biến bất thường của thời tiết, giá nguyên, nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất và đời sống tăng cao trong khi giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định và xuống thấp trong thời gian dài đã tác động rất lớn đến đời sống của ĐBDTTS, trong đó có NCUT. Trong khi đó các phần tử xấu, luôn chú ý và lợi dụng sơ hở trong việc thực hiện các chính sách, sơ hở trong công tác quản lý của nhà nước để kích động người dân hạ thấp uy tín của cán bộ thực thi công vụ; các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng vấn đề "dân tộc", "tôn giáo" lôi kéo, kích động một bộ phận đồng bào DTTS nhẹ dạ,cả tin, thiếu hiểu biết tham gia các hoạt động gây rối, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và NCUT là một trong những đối tượng mà chúng hướng đến để thực hiện ý đồ trên để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình". Từ thực tế trên, Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trong giai đoạn tới là cần thiết. Do vậy, em xin phép chọn tỉnh Đăk Lăk, một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, có số lượng người có uy tín đứng thứ 13 toàn quốc, đứng thứ 2 của khu vực Tây Nguyên (sau tỉnh Gia Lai) và là địa phương thực hiện tốt chính sách người có uy tín trong những năm qua để thực hiện đề tài “Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối với người dân tộc thiểu số nói chung 2.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối với NCUT 2.3. Một số nhận xét tổng quan Từ những nghiên cứu khoa học, bài viết, công trình nghiên cứu thực tế của các tác giả ở nhiều góc độ khác nhau đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu vào việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các công trình nghiên cứu, tài liệu trên, em tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những tư liệu quý báu từ cơ sở lý luận đến thực tiễn ở các địa phương khác, nên em chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk” làm Luận văn của mình 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở khoa học, tác giả đã tiến hành phân tích, và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có uy tín tại tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận cơ bản, tiến hành phân tích đánh giá, đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hơn chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu một số nội dung về thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số 3
  6. tại tỉnh Đắk Lắk: Công tác xây dựng, ban hành; Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến; Công tác triển khai thực hiện; Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; Các chế độ trợ cấp vật chất, tinh thần; Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết chính sách đối với người có uy tín tại tỉnh Đắk Lắk. - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2018 - 2022, - Về phạm vi không gian nghiên cứu: tỉnh ĐắkLắk 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu luận văn góp phần làm rõ và hệ thống lại các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm rõ hơn về Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu qua thu thập dữ liệu; Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: góp phần làm rõ và hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Về thực tiễn, giúp các nhà quản lý đề ra những chủ trương, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín tại tỉnh Đắk Lắk. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, đào tạo giúp trong việc phản biện khoa học và đề ra những chủ trương, chính 4
  7. sách, giải pháp có liên quan mang tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (nói chung) và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Mục lục; có kết cấu 03 chương. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 1.1.1. Dân tộc : 1.1.2. Công tác dân tộc: Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các DTTS cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là một quản lý đặc thù, là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào các dân tộc, để những tác động đó diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 1.1.4. Chính sách dân tộc: Là một hệ thống các nguyên tắc, chủ trương, giải pháp để phát triển toàn diện, mọi mặt của các dân tộc nhằm đảm bảo sự thống nhất của cộng đồng quốc gia dân tộc và mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế; là bộ phận chủ yếu trong chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước nhằm đưa các dân tộc, vùng dân tộc phát triển toàn diện về: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…. 1.1.5. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 5
  8. Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã có nhiều văn bản hướng dẫn và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của bộ, ngành, có nhiều khái niệm, qui định khác nhau về người có uy tín trong DTTS, liên tục sửa đổi bổ sung các nội dung của chính sách để phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương cụ thể như: Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 23/9/1994 đề cập về một số công tác ở vùng dân tộc Mông trong đó có yêu cầu: “xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, cán bộ nghỉ hưu, lực lượng vũ trang… tham gia hoạt động trong vùng dân tộc Mông”. Tiếp theo là Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về việc yêu cầu: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, NCUT tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số”. Từ các khái niệm, qui định nêu trên chúng ta có thấy được: Trong mỗi dân tộc ở mỗi khu vực đều có những NCUT- là người ở trong cộng đồng hoặc có mối liên hệ với đồng bào dân tộc. Họ có uy tín, ảnh hưởng đối với một bộ phận đồng bào người DTTS ở nước ngoài và ngược lại một số người có uy tín đang định cư ở nước. Uy tín của họ thường dựa vào địa vị xã hội được pháp luật quy định (những người quản lý một đơn vị hành chính), dựa vào các quan hệ truyền thống, tập quán như trưởng họ, già làng, dựa vào thần quyền giáo lý (chức sắc tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng)… hoặc có được nhờ các tri thức trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Những NCUT thường được đồng bào dân tộc tìm đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham khảo ý kiến đối với những vấn đề người dân đang vướng mắc, chưa tìm được hướng giải quyết. Những ý kiến, lời nói, việc làm của NCUT có tác động sâu sắc đến đồng bào dân tộc, thậm chí có thể tác động, định hướng cho quần chúng hành động theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Như vậy, tuy cách viết mỗi giai đoạn 6
  9. có khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa không thay đổi, đều nói về uy tín của một cá nhân trong cộng đồng dân cư và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là NCUT trong vùng đồng bào DTTS. 1.1.6. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS được phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng các chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để việc phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Được quy định chi tiết trong Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18/3/2011 của Thủ tướng chính phủ về đối tượng áp dụng được hưởng chính sách [5] 1.2. Về đặc điểm, vai trò của ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Đặc điểm của NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số Họ luôn giữ lời hứa mà mình nói ra, là mẫu người nói được làm được, luôn tự tin về bản thân họ, có tính cách quyết đoán, có tầm nhìn rộng mở. Có phẩm chất, nhân cách và đạo đức tốt, nhất quán trong lời nói và hành động, có nhiều thành tựu trong công việc, cuộc sống lĩnh vực mà họ theo đuổi. 1.2.2. Vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số NCUT đã luôn phát huy tốt vai trò của mình trong các lĩnh vực: - Việc tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Về phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới - Về công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; - Về công tác giữ gìn an ninh chính trị và TT ATXH ở địa phương; - Về công tác tham gia xây dựng HT chính trị ở cơ sở gắn với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 7
  10. Họ nhân tố quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn phát sinh tại các thôn, buôn nơi cư trú, tham gia hòa giải ở cơ sở, giải quyết những vụ việc mâu thuẫn xảy ra trong dòng tộc, gia đình… góp phần củng cố mối quan hệ, giữ gìn tình đoàn kết tại các thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó mà NCUT đã thật sự là trung tâm của sự đoàn kết, là cầu nối giữa chính quyền các cấp với nhân dân, là niềm tin của bà con nhân dân, giúp bà con nhân dân tháo gỡ những mâu thuẫn, vướng mắc xảy ra trong đời sống sinh hoạt cộng đồng tại đia phương. 1.3. Nội dung về thực hiện chính sách đối với ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.1. Công tác xây dựng và ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Khi xây dựng một chính sách bất kỳ nào đó thì việc đầu tiên là xây dựng kế hoạch triển khai chính sách là bước đầu trong chu trình xây dựng chính sách. 1.3.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách NCUT, ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách NCUT trên địa bàn tỉnh; phê duyệt danh sách, bổ sung thay thế công nhận NCUT, thống nhất chủ trương để Ban Dân tộc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với NCUT trên địa bàn tỉnh; phê duyệt chủ trương cho NCUT tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh theo quy định. 1.3.3. Công tác triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Để thực hiện tốt các chính sách dân tộc nói chung và chính sách đối 8
  11. với người có uy tín nói riêng thì nội dung triển khai phải mang tính chất pháp lý, được quy định rõ ràng, mạch lạc,trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể thực hiện phải rõ ràng, tránh lẫn lộn, phối hợp tổ chức thống nhất, hiệu quả, đồng bộ; đảm bảo nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo về mặt thời gian và quy trình thực hiện tránh tình trạng gây hiệu quả thấp, lãng phí, không đáp ứng yêu cầu mà nhà nước mong muốn 1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, tạo điều kiện trong việc thực hiện các chế độ đối với người có uy tín; chú trọng trong việc cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức, trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm, NCUT đã làm tốt vai trò tại địa bàn vùng DTTS; thực sự là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, đóng góp tích cực trong phong trào thi đua yêu nước; vận động đồng bào tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn các xã vùng DTTS. Theo điểm c, d Khoản 2, Điều 5 của Quyết định số 12/2018/QĐ0TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với người có uy tín quy định [10]. 1.3.5. Chế độ trợ cấp vật chất và tinh thần đối với người có uy tín Trong Quyết định 12/2018/QĐ – TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định chế độ, chính sách đối với người có uy tín cụ thể theo Điều 5 của Quyết định này [10]. 1.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết thực 9
  12. hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là khâu giúp cho việc tìm ra những vấn đề phát sinh còn bất cập trong công tác tổ chức thực hiện chính sách. Từ đó có các biện pháp phòng ngừa xử lý (nếu có); để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đồng thời, cơ quan chức năng xã, huyện, đề xuất, kiến nghị để tỉnh và các cấp trên có các biện pháp điều chỉnh kịp thời góp phần hoàn thiện cơ chế các chính sách, quy định, quyết định. 1.3.7. Công tác phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Để việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín đạt được mục tiêu, hiệu quả, thì cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành các cơ quan từ TW đến địa phương trong việc xây dựng, chỉ đạo, ban hành và tổ chức thực thi triển khai thực hiện chính sách; phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia và cũng như cơ chế hoạt động, phối hợp diễn ra theo trình tự một cách chủ động nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 1.4.1. Các yếu tố khách quan: - Về điều kiện địa lý: Đắk Lắk là tỉnh vùng cao, nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của vùng và cả nước, địa bàn rộng, chủ yếu là vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại còn khó khăn, một số nơi dân cư sống phân tán, không tập trung đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò của NCUT. - Về điều kiện văn hóa, phong tục: Tỉnh Đắk Lắk có bản sắc văn hóa đa dạng với 49 dân tộc tương ứng 49 nét đẹp văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, 10
  13. quan hệ xã hội cốt yếu của đồng bào các dân tộc vẫn còn mang đậm tính huyết thống và tính tập thể bền chặt - Về điều kiện kinh tế: Cần có những quy định mang tính ưu tiên đối với DTTS nói chung và các ưu tiên cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển của các nhóm DTTS trong khu vực. - Về xã hội: Khả năng hạn chế tiếp cận các dịch vụ công: cơ sở y tế ở cách xa khu dân cư dẫn đến việc tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh còn khó khăn; cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước, cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, dịch vụ thông tin,… đều ở mức hạn chế khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển và đói nghèo trên. Do vậy, cần ưu tiên tập trung xây dựng và cải tạo mạng lưới giao thông, các cơ sở đào tạo và y tế trên địa bàn cư trú của cộng đồng các DTTS. - Về thể chế: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc chưa thực sự quan tâm đến chính sách NCUT nên họ chưa phát huy hết được vị trí, vai trò của mình trong đồng bào DTTS. 1.4.2. Các yếu tố chủ quan Sự chênh lệch về trình độ, độ tuổi, giới tính phần nào ảnh hưởng dẫn đến quá trình tiếp cận thông tin, cộng nghệ, kỹ thuật mới sẽ chậm hơn những người trẻ tuổi. 1.5. Việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có uy tín ở một số địa phƣơng và kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk 1.5.1. Tình hình thực hiện chính sách đối với NCUT tại các tỉnh 1.5.1.1 Tại tỉnh Gia Lai 1.5.1.2 Tại tỉnh Lâm Đồng 1.5.1.3 Tại tỉnh Đăk Nông 1.5.2. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk 11
  14. Từ những kết quả đạt được, các tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đối với NCUT tại các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, và Đăk Nông; đã rút ra được một số kinh nghiệm cho tỉnh Đăk Lắk như sau: Một là, cần nhận thức một cách sâu sắc vị trí, vai trò của người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng và cần thiết, là cầu nối chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến với nhân dân và là nơi phản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. Hai là, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và tổ chức đoàn thể các cấp cần chú trọng quan tâm, coi trọng việc thực hiện các chính sách đối với NCUT, tăng cường công tác phát huy vai trò của NCUT trong các hoạt động tại địa phương; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa người có uy tín với chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại thôn, buôn trong quá trình triển khai nhiệm vụ; cần tranh thủ được khả năng, năng lực và tầm ảnh hưởng của người có uy tín, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người uy tín phát huy tốt vai trò của mình. Ba là, xây dựng kế hoạch cụ thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xác định rõ nội dung, phương pháp vận động cho từng cá nhân người có uy tín để họ phát huy được năng lực, sở trường của NCUT trong công tác vận động quần chúng nhân dân nhằm phát huy được vai trò, vị trí ảnh hưởng của NCUT trong từng vùng, từng dân tộc, dòng họ để có phương pháp vận dụng phù hợp; hàng năm đánh giá được vai trò hoạt động của từng NCUT, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian tiếp theo. Bốn là, Tổ chức phổ biến các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đê cập nhật kiến thức và thông tin tình hình KT-XH, an ninh, quốc phòng và nhiệm 12
  15. vụ phát triển KT-XH ở địa phương để NCUT nắm bắt và tuyên truyền vận động trong nhân dân. Năm là, Tiêu chí lựa chọn từ những người tiêu biểu là người có đạo đức, lối sống tốt, có trình độ nhận thức, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào nơi cư trú, có uy tín thực sự và gắn bó với nhân dân trong buôn, làng; đồng thời có độ tuổi phù hợp; cần nhất là đảm bảo sức khỏe để tham gia tốt các hoạt động. Sáu là, chú trọng đến công tác quản lý, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của NCUT để kịp thời nắm bắt tâm tư, những khúc mắc, khó khăn, hạn chế của NCUT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kịp thời thay thế, bổ sung đối với những NCUT không đáp ứng yêu cầu hoạt động tại địa phương. Bảy là, cần quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có uy tín, khen thưởng kịp thời những NCUT có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động, tạo động lực cho NCUT có tâm huyết đề cống hiến, phát huy tối đa vai trò của mình. Tiểu kết chƣơng 1. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk và ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. 2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk 2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên, dân số, tôn giáo: - Về Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa; phía 13
  16. Nam giáp tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của Vương quốc Campuchia; có diện tích tự nhiên 13.125 km2 Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. - Về Dân số: Dân số tại tỉnh trên 1,9 triệu người, cùng với 49 dân tộc sinh sống chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là các DTTS tại chỗ như: Ê đê, M’nông, Gia Rai; trong đó dân tộc Ê đê là nhiều nhất. - Về tôn giáo, tín ngưỡng: Tỉnh Đắk Lắk có 93 cơ sở tín ngưỡng; có 04 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với tổng số tín đồ là 615.222 người, chiếm hơn 32% dân số; 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng 2.1.2. Khái quát đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. UBND tỉnh Đắk Lắk đều ban hành Quyết định phê duyệt danh sách NCUT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh cụ thể: Bảng 2.2 Bảng số lượng NCUT giai đoạn 2018 – 2022 [21] Số lƣợng NCUT (ngƣời) Năm Số lƣợng Nam Nữ 2018 1.020 973 47 2019 1.019 971 148 2020 1.017 968 149 2021 1.019 971 148 2022 942 893 49 (Nguồn: Báo cáo số 957/BC-BDT, ngày 23/12/2022 của Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk) 14
  17. Bảng 2.3 Bảng phân bổ số lượng NCUT tại các địa phương trong tỉnh Số lƣợng/ giới tính NCUT (ngƣời) TT Địa phƣơng Số lƣợng Nam Nữ 1 TP Buôn Ma Thuột 40 35 5 2 Huyện Cư Kuin 34 31 3 3 Huyện Ea kar 86 77 9 4 Huyện Krông pắk 95 91 4 5 Huyện Mđrăk 56 56 6 Huyện Krông bông 50 50 7 Huyện Lắk 76 75 1 8 Huyện Cư mgar 92 81 11 9 TX Buôn Hồ 44 44 10 Huyện Krông Năng 78 75 3 11 Huyện Krông Búk 39 39 12 Huyện Ea Hleo 90 88 2 13 Huyện Krông ANa 28 24 4 14 Huyện Buôn Đôn 59 55 4 15 Huyện Ea súp 54 45 9 Tổng cộng 921 866 55 (Nguồn: Báo cáo số 957/BC-BDT, ngày 23/12/2022 của Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk) Qua bảng số liệu ta thấy được số lượng NCUT chủ yếu là nam giới chiếm 94,02%, nữ giới có 55/921 người ( chiếm 5,97%), có 17 thành phần dân tộc, chiếm tỉ lệ đông nhất là dân tộc Ê đê (409 người, chiếm 44,41%), dân tộc Nùng (126 người,chiếm 13,67%), dân tộc Tày (121 người, chiếm 13,13%), dân tộc M nông (84 người chiếm 9,12%),…., thấp nhất là dân tộc Chăm, Sán chỉ, Thổ, Mường (01 người/dân tộc chiếm 0,1%). 15
  18. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đăk Lăk Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương tại các văn bản: (1)Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS”; (2) Công văn số 285/UBDT-DTTS, ngày 29/3/2018 của Ủy ban Dân tộc về triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg; (3) Công văn số 7020/BTC-NSNN, ngày 14/6/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, ngày 08/10/2019, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 8210/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-UBDT, ngày 20/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 và Công văn số: 1881/UBDT-DTTS, ngày 07/11/2022 của Ủy ban Dân tộc về thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 152/2023/QĐ-UBND, ngày 01/02/2023 phê duyệt danh sách NCUT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2027. 2.2.2. Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk 16
  19. Thực hiện các văn bản của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đã rà soát lại và ban hành các Quyết định phê duyệt danh sách NCUT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh hàng năm, Năm 2023, Ủy ban Dân tộc có công văn số: 1881/UBDT-DTTS, ngày 07/11/2022 về thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, trong đó đề nghị UBND các tỉnh lập và phê duyệt danh sách NCUT trong đồng bào DTTS giai đoạn 2023 – 2027, tức là không thực hiện theo từng năm như trước đây. Và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 152/QĐ-UBND, ngày 01/02/2023 phê duyệt danh sách NCUT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2027. 2.2.3. Thực trạng công tác triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk Căn cứ vào các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện chính sách đối với NCUT trong vùng đồng bào DTTS; NCUT đã luôn phát huy tốt vai trò hoạt động của mình; luôn gương mẫu, tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động tại địa phương; kết quả đã làm chuyển biến tích cực nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, như trong phương thức lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; trong ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương… Việc thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động của người có uy tín đã tạo điệu kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo kết quả và làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa, ngày càng khang trang, phát triển hơn; kinh tế từng bước tăng trưởng, tỷ lệ hộ 17
  20. nghèo giảm theo từng năm, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, quyền bình đẳng giữa các dân tộc và sự đoàn kết toàn dân được tăng cường, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Công tác phổ biến, bồi dưỡng kiến thức đối với NCUT hằng năm được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện, với nhiều nội dung thiết thực 2.2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk Đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc nâng cao trình độ dân trí cho lực lượng gọi là nòng cốt thể hiện rõ như: + Về Hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho NCUT (do cấp huyện tổ chức) tổ chức được 42 đợt với tổng số 2,613 NCUT tham dự. +Về Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với NCUT Tổ chức được 31 cuộc trong đó có 15 Hội nghị do cấp tỉnh tổ chức và 16 Hội nghị do cấp huyện tổ chức thực hiện với tổng số hơn 2,510 người có uy tín tham dự. + Tổ chức cho 37 Đoàn NCUT, 06 Đoàn do cấp tỉnh tổ chức và 31 Đoàn do cấp huyện tổ chức (20 Đoàn tham quan trong tỉnh với tổng số 491 NCUT tham gia và 17 Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh với 259 NCUT tham gia học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh). Ngoài ra, tổ chức giao lưu, tiếp đón 43 Đoàn đại biểu NCUT các tỉnh và địa phương đến thăm và làm việc tại đơn vị. 2.2.5. Thực trạng chế độ trợ cấp vật chất và tinh thần đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk Trong giai đoạn 2018 – 2022; việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín luôn được Lãnh đạo của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể… của địa phương quan tâm. Một số kết quả cụ thể như sau: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2