intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua để đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách người có côn trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ ĐỨC LỘC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG HIỂN Phản biện 2: TS. LÊ VĂN THĂNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm vị trí quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước; Từ năm 1947, khi Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” được ban hành cho đến nay, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng thực hiện và không ngừng được bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau, việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng cũng có những thay đổi nhất định; Hiện nay, sau hơn 35 năm đổi mới, với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, thế và lực của đất nước ngày càng được nâng lên đã tạo điều kiện thuận lợi để chăm lo, nâng cao đời sống đối với người có công. Thực hiện những chủ trương, chính sách đối với người có công, trong những năm qua, nhờ hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, các tổ chức và nhân dân đã ngày càng có nhận thức rõ hơn về những hy sinh của người có công đối với sự nghiệp cách mạng, từ đó đã có những hành động cụ thể, thiết thực để hưởng ứng cũng như tham gia các hoạt động nhằm bù đắp những mất mát, hy sinh của người có công và thân nhân của họ. Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương trong nhiều năm qua đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách “Đền ơn, đáp nghĩa”, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đã thường xuyên quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách và người có công bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Hiện trên địa bàn huyện có 443 thương bệnh binh, hơn 3000 liệt sĩ, 459 Mẹ Việt Nam Anh hùng, cùng hàng trăm người tham gia hoạt động kháng chiến bị 1
  4. nhiễm chất độc hóa học, hàng nghìn người có công giúp đỡ cách mạng… Hàng năm, để thực hiện tốt chính sách đối với người có công, huyện Phú Vang đã bám sát các quy định của pháp luật về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, chỉ đạo Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn người có công và thân nhân người có công trong việc lập hồ sơ, giải quyết chế độ theo quy định, đảm bảo việc chi trả các chế độ đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị trong và ngoài huyện tích cực giúp đỡ các gia đình người có công; ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhận phụng dưỡng suốt đời các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều quan tâm chăm sóc các hộ gia đình người có công bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: tạo điều kiện về công cụ, phương tiện phát triển sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, giúp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp... Ngoài ra, các xã còn phát động và xây dựng được quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với kinh phí từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/năm để tạo nguồn hỗ trợ xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở cho các gia đình chính sách; tu sửa nghĩa trang liệt sỹ; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách khi ốm đau, hoạn nạn; tặng quà nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 và các dịp lễ tết; tặng sổ tiết kiệm, trao học bổng cho con thương binh, liệt sỹ học giỏi. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể ở địa phương còn phân công hội viên, đoàn viên giúp đỡ các gia đình chính sách kỹ thuật, ngày công lao động; thường xuyên thăm hỏi, động viên các đối tượng người có công tham gia các phong trào hoạt động xã hội, nhất là phong trào thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. 2
  5. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như chưa gắn kế hoạch xây dựng nông thôn mới với xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có công; thiếu chặt chẽ trong phân công, phối hợp thực hiện chính sách; việc tổ chức duy trì chính sách chưa thường xuyên, đặc biệt việc thiếu kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong tổ chức thực hiện chính sách đã dẫn tới hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn chưa cao; công tác tổ chức thực thi pháp luật ưu đãi người có công vào đời sống xã hội vẫn còn khó khăn, chưa thực sự công bằng giữa những người có công. Thực tế cho thấy vẫn có tình trạng văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với người có công còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp và không sát với thực tế, dẫn đến việc các cơ quan, tổ chức liên quan khó triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, có những quy định quá “khắt khe”, gây khó khăn cho đối tượng chính sách; có quy định lại khá “thông thoáng” tạo điều kiện cho các phần tử trục lợi chính sách hoặc vô tình dẫn đến thiếu công bằng trong thực hiện chính sách. Từ thực trạng đó, nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” là yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn; Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách người có công trên địa bàn huyện trong thời gian đến. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Những năm trở lại đây, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về thực hiện công 3
  6. tác chính sách đối với người có công với nhiều góc độ, cách tiếp cận vấn đề khác nhau, cụ thể như : Đề tài nghiên cứu khoa học (2016), Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính và đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực người có công ở thời điểm hiện nay, của Cục Người có công, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Nguyễn Bá Hoan (2021), Hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nâng mức trợ cấp phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, Tạp chí cộng sản, tháng 7/2021. Vũ Tươi (2020), Cẩm nang chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Nxb Lao động. Lê Thị Chiến (2018), Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng hiện nay, luận văn thạc sĩ chính trị học, Học viện Báo chí và tuyên truyền. Nguyễn Công Tiến (2020), Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Phương Thùy (2020), Tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công và gia đình có công trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, luận văn thạc sĩ, Đại học Trà Vinh. Nguyễn Thị Định (2020), Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua để đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách người có côn trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 4
  7. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công thông qua những luận giải, phân tích cụ thể khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách người có công cũng như nội dung, quy trình, thủ tục, các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách người có công… Đồng thời thông qua việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua để có những đánh giá khách quan về những thành tựu, hạn chế, bất cập và chỉ rõ nguyên nhân trong thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua quá trình nghiên cứu, bằng cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn cũng sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang từ năm 2017 đến năm 2021. 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Cơ sở lý luận dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chính sách người có công, các thông tư, hướng dẫn về thực hiện chính sách người có công… ; Luận văn có kế thừa những kết quả ở những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết về thực hiện chính sách đối với người có công có liên quan. 5
  8. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập dữ liệu: Bằng việc thu thập dữ liệu, các báo cáo, kế hoạch, số liệu thống kê, nghiên cứu các văn bản, các quy định hiện hành đối với người có công, từ đó để có cái nhìn tổng thể về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát, nắm được thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những dẫn chứng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách. Phương pháp tổng hợp và phân tích : Đây là phương pháp vô cùng quan trọng, qua thực tiễn nghiên cứu tác giả tổng hợp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách người có công, đồng thời dựa vào các báo cáo liên quan của UBND huyện Phú Vang để đánh giá việc thực hiện chính sách người có công, từ đó có cơ sở để đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể.. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách đối với người có công; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị và ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Thông qua việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương để đảm bảo thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện trong thời gian đến; Những kiến nghị, đề xuất trong luận văn ở một góc độ nào đó có thể được sử dụng làm tài liệu 6
  9. tham khảo nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang trong thời gian đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế . 7
  10. Chương 1 CỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG 1.1. Chính sách người có công 1.1.1. Khái niệm chính sách người có công 1.1.1.1.Khái niệm Chính sách công Định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề được bàn luận khá sôi động; Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có những quan niệm về chính sách công khác nhau, tuy nhiên có một số quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới được nhiều người thừa nhận đó là: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó” (Wiliam Jenkin); “ Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm” (Thomas R. Dye); “Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng” (Kraft, Furlong); “Chính sách công mà một tập hợp các yếu tố gồm: dự định, mục tiêu; đề xuất các quyết định hay các lựa chọn; hiệu lực” (Charles O. Jones). 1.1.1.2.Khái niệm người có công Người có công hiểu theo nghĩa rộng là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước (Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn Công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội). 1.1.1.3. Khái niệm chính sách người có công 8
  11. Theo Nguyễn Đình Liêu “Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, dựa vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao xả của những người có công, tạo mọi điều kiện, khả năng, đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có công” (Nguyễn Đình Liêu (1996), Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội). 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của chính sách đối với người có công 1.1.2.1.Đặc điểm của chính sách đối với người có công Chính sách người có công là một bộ phận trong tổng thể các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta, thông qua những chính sách đó nhằm không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng và gia đình họ, nâng cao đời sống người có công, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. 1.1.2.2.Vai trò của chính sách đối với người có công Chính sách người có công có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, với tầm quan trọng của mình, chính sách người có công đã được duy trì thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa và ngày càng được bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn quá trình phát triển của đất nước; Chính sách người có công không chỉ thể hiện sự quan tâm vô cùng đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, mà còn là trách nhiệm và sự ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với những cống hiến của người có công đối với đất nước đồng thời còn thể hiện tính tiên tiến, nhân văn sâu sắc của chế độ. 1.2. Thực hiện chính sách đối với người có công 9
  12. 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách đối với người có công Nếu như hoạch định chính sách là quá trình mang tính chính trị của Nhà nước, tập trung vào việc hình thành ý chí của Nhà nước, đưa ra các nhận định về giá trị, quyết định chính phủ nên làm hay không nên làm, trong đó cơ quan lập pháp thường giữ vai trò quyết định, thì thực hiện chính sách là công việc thuộc về trách nhiệm của bộ máy hành pháp, do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức thực hiện. 1.2.2. Nội dung thực hiện chính đối với sách người có công Thực tiễn cho thấy các văn bản như Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH ngày 09/12/2020 của UBTVQH, Nghị định 13/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi căn bản, toàn diện, quy định rõ nguồn lực thực hiện; vai trò quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng…: 1.2.3. Quy trình, thủ tục trình thực hiện chính sách người có công Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách Bước 2: Phổ biến tuyên truyền chính sách Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Bước 4: Duy trì chính sách đối với người có công Bước 5: Kiểm soát và xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách đối với người có công 10
  13. 1.2.4. Chủ thể thực hiện chính sách đối với người có công Có 03 chủ thể trong thực hiện chính sách người có công, đó là các cơ quan quản lý nhà nước, chủ thể ngoài nhà nước và các đối tượng chính sách 1.3. Những yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách người có công 1.3.1. Yếu tố chính trị Trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ để bảo vệ tổ quốc, người có công đã trực tiếp đóng góp sức người sức của để đất nước được độc lập, dân tộc được tự do, vì vậy thực hiện chính sách đối với người có công là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; việc tổ chức nghiên cứu, hoạch định, ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện là công việc thường xuyên nhằm nâng cao và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ đối với đất nước và sự ổn định của chế độ chính trị. 1.3.2. Yếu tố kinh tế- xã hội Yếu tố kinh tế, xã hội có tác động rất lớn trong việc thực hiện chính sách người có công, nếu có điều kiện tốt để phát triển kinh tế cộng với môi trường xã hội ổn định sẽ là rất thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các chính sách nói chung và chính sách đối với người có công nói riêng. 1.3.3. Yếu tố nhận thức Trong mọi hoạt động, nhận thức đúng sẽ hành động đúng, trong hực hiện chính sách đối với người có công cũng vậy, cần phải có được thức đúng đắn và đầy đủ về quan điểm, mục đích của Đảng và Nhà nước trong cả hệ thống chính trị, phải hiểu rõ chính sách đối với người có công là chính sách ưu đãi đặc biệt, là hình thức khen 11
  14. thưởng, là sự đền đáp công lao đối với những người có công cách mạng, là chính sách bắt buộc, chứ không phải là một sự ban ơn thuần túy bởi đất nước có được tự do, độc lập, có môi trường hòa bình để phát triển chính là nhờ sự hy sinh, đóng góp của những người có công, do đó thực hiện chính sách đối với người có công là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. 1.3.4.Yếu tố nguồn lực, con người, cơ sở vật chất Trong bất kỳ mọi hoạt động, yếu tố con người luôn là nguồn lực của mọi nguồn lực, trong thực hiện chính sách người có công cũng vậy, nếu việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách người có công là điều kiện cần, thì các yếu tố về nguồn lực, con người, tài chính, cơ sở vật chất là điều kiện đủ để đảm bảo thực hiện tốt chính sách người có công. 12
  15. Tiểu kết chương 1 Từ các khái niệm như chính sách công, người có công, tác giả đã đưa ra khái niệm thực hiện chính sách người có công. Chính sách đối với người có công bao gồm chế độ trợ cấp ưu đãi, chính sách bảo hiểm y tế; hỗ trợ về nhà ở; ưu đãi trong giáo dục đào tạo, việc làm; chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; vay vốn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người có công với cách mạng... Quy trình thực hiện chính sách người có công bao gồm việc xây dựng kế hoạch thực hiện; phổ biến tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện; duy trì chính sách và kiểm soát, xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách. Đây cũng là cơ sở lý luận để tại Chương 2 của luận văn tác giả tiến hành phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 13
  16. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phú Vang là 01 trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, với địa hình của vùng đồng bằng ven biển và đầm phá, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những đơn vị quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Phía Bắc giáp với thành phố Huế, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. 2.1.2. Khái quát về người có công Là một đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Vang đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc, của Đảng. Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn Huyện có 5.239 đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, có 1.594 đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (tính đến 31/12/2021), với số tiền 2.233.101.000đồng/tháng. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách Những năm qua, huyện Phú Vang huyện đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực người có công với cách 14
  17. mạng, như thông qua các kế hoạch vận động “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa”, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở cho các gia đình có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, sửa chữa Nhà bia ghi tên Liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ các xã, thăm và tặng quả cho người có công nhân dịp tết Nguyên đán và Ngày thương binh Liệt sĩ 27/7,…. 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Sau khi Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Chính phủ ban hành Nghị định131/NĐ-CP ngày 30/12/2021, các bộ, ngành liên quan, chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hướng dẫn chuyên môn của Sở Lao động - TB&XH trong triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn, UBND huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, các ban ngành, hội đoàn thể, lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác xác nhận, thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở 14/14 xã, thị trấn về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công cách mạng. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ- TB-XH phối hợp với các ngành chức năng, hội đoàn thể và các đơn vị liên quan, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Hội Tù yêu nước, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Cựu chiến binh các cấp,.... triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác chính sách với người có công và thân nhân, vì vậy đã đạt được những kết quả tích cực. 2.2.4. Duy trì chính sách đối với người có công Duy trì chính sách nói chung và chính sách đối với người có công tại huyện Phú Vang là khả năng, kiến thức, kỹ năng của các đơn vị, tổ chức, phòng ban được phân công, phối hợp thực hiện 15
  18. chính sách. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và sự phối kết hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội huyện công tác triển khai, thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang đã và đang đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. 2.2.5. Kiểm soát và xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách đối với người có công Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và mới nhất là Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 09/12/2020, đã sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng có nhiều điều chỉnh, bổ sung do đó công dân đã có nhiều ý kiến quan tâm, phản ánh về chính sách người có công, về các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Vang đã kịp thời giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của người dân. 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật đối với người có công ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm mở rộng cả về chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, nhà ở cho người có công và thân nhân.... Thứ hai, huyện Phú Vang nói chung và phòng LĐTBXH nói riêng luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tin thần tự hào dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong việc thực hiện chính sách đối với người có công. 16
  19. Thứ ba, về phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và toàn thể nhân dân đã triển khai các hoạt động chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình họ. Sư phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả này là có nhân tố con người quyết định. Lực lượng cán bộ nói chung, nhất là lực lượng cán bộ trực tiếp giải quyết việc thực hiện chính sách, luôn được Huyện Phú Vang lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn vững. Thứ tư, công tác giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại luôn được huyện quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định. Công tác giám sát việc thực hiện chính sách được thực hiện thường xuyên nên kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi pham trong thực hiện chính sách. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập Một là, một số cơ sở, cấp ủy, chính quyền ở một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo của mình trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách đối với người có công, từ đó dẫn tới việc giải quyết một số cơ chế chính sách cho người có công chưa thực sự thỏa đáng. Đặc biệt là công tác xác nhận đối tượng người có công vẫn còn nhiều bất cập. Hai là, nhận thức của một số ít tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, nội dung, trách nhiệm về vấn đề này chưa thật sự đầy đủ. Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, phổ biến chế độ chính sách đối với người có công ở một số cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Bốn là, việc phối kết hợp giữa chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách đối với người có công có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu nhịp nhàng, dẫn đến việc tổ chức thực hiện chính sách người có công thiếu hiệu quả. 17
  20. Năm là, mặc dù Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020, đã sửa đổi căn bản, toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012 nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng; nhưng thực tiễn thực hiện chính sách đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Sáu là, đội ngũ cán bộ làm công tác LĐ-TB-XH của huyện Phú Vang, đặc biệt là công chức ở xã có nhận thức chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chưa chủ động nghiên cứu, tham gia đề xuất ý kiến để góp phần hoàn thiện chính sách cũng như chưa chủ động có những sáng kiến, kinh nghiệm cụ thể để việc triển khai thực hiện chính sách tại đơn vị đạt được hiệu quả. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Thứ nhất, là một địa bàn thuần nông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách chưa đảm bảo, do đó đã làm ảnh hưởng nguồn kinh phí tự chủ để có thể chủ động hỗ trợ chế độ chính sách người có công trên địa bàn huyện. Thứ hai, các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách người có công không thống nhất, một số nội dung hướng dẫn còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện; một số quy định, điều kiện, thủ tục xét công nhận đối tượng chính sách người có công còn cứng nhắc, chưa linh hoạt. Thứ ba, khối lượng công việc ngành Lao động - TB&XH ngày càng mở rộng nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động - TB&XH ở một số xã, thị trấn không ổn định, một số chưa được đào tạo, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, đã ảnh hưởng đến công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết các chế độ, chính sách trên địa bàn, đôi lúc tham mưu giải quyết công việc chưa kịp thời, đầy đủ và đúng quy định. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2