intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện và đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN TRUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Đào Xuân Thái Phản biện 1: TS. Nguyễn Viết Định Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Văn Hoan Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 3A Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: vào hồi 09h00 Ngày 10 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi, với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã đem máu xương, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển đời sống người dân được nâng cao cũng là lúc toàn xã hội ghi nhớ và nêu cao ý thức trách nhiệm đối với người có công với cách mạng trên cả nước. Từ năm 2008 thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), 04 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) xác nhập vào thành phố Hà Nội, do vậy số lượng đối tượng người có công trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên. Sau khi Huyện Thạch Thất sáp nhập về Thành phố Hà Nội tiếp tục được sáp nhập thêm 03 xã dân tộc thiểu số miền núi từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, do vậy số lượng đối tượng người có công trên địa bàn Huyện tăng lên đáng kể và rất đa dạng, đang quản lý 16.661 hồ sơ, đối tượng người có công hưởng trợ cấp hàng tháng tại huyện Thạch Thất hiện tại 3.946 người (trong khi đó hiện nay dân số huyện Thạch Thất là 194.100; như vậy số người có công với cách mạng chiếm tỷ lệ khoảng 8,58%, là địa phương có tỉ lệ cao người có công với cách mạng). Với số lượng người có công với cách mạng lớn đó, đòi hỏi phải thực hiện tốt, hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì những người có công với cách mạng mới có thể tiếp cận được cuộc sống phát triển bền vững về xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và nhà nước đã đề ra các mục tiêu cụ thể.…Xuất phát từ yêu cầu thực tế về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Thạch Thất,
  4. 2 đồng thời trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Là đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện và đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý, kết quả quản lý của cơ quan chuyên môn đối với tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng người có công. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  5. 3 - Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, xử lý số liệu từ các nguồn; Phương pháp phân tích định tính, định lượng nguồn số liệu; Phương pháp tổng hợp, đánh giá; Phương pháp quy nạp và diễn giải. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Làm rõ thêm cơ sở lý luận để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. - Đánh giá đúng thực trạng về tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước và thực hiện chính sách ưu đãi đối với các đối tượng là người có công trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2025 có căn cứ khoa học và khả thi. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  6. 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1. Khái quát chung về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 1.1. Khái niệm ngƣời có công với cách mạng: Là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật bao gồm 12 đối tƣợng. 1.2. Khái niệm Chính sách và chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. - Khái niệm về chính sách: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa… - Khái niệm về Chính sách công: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết các vấn đề công trong xã hội. - Khái niệm chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của người có công với Cách mạng như tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định.
  7. 5 - Khái niệm thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là toàn bộ quá trình chuyển hóa các quyết định chính trị - pháp lý liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thành hiện thực để giải quyết các vấn đề của người có công với cách mạng như thực hiện tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định. 1.3. Lý luận chung về thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: - Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được Nhà nước thể chế thành văn bản, bảo đảm nền tảng pháp lý vững chắc, quan điểm đó được chế định thành pháp luật, được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và nhiều chính sách ưu đãi khác… 2. Thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng 2.1. Nguyên tắc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chính sách; Chính sách được thực hiện một cách công bằng và công khai; Chính sách mang tính toàn diện và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Chính sách được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, đa dạng hóa. 2.2. Quy trình thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng - Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Thứ hai: Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng. - Thứ ba: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công với các mạng. - Thứ tư: Duy trì chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
  8. 6 - Thứ năm: Điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Thứ sáu: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Thứ bảy: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng tới thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: Quá trình tổ chức thực hiện chính sách; Trình độ dân trí trong xã hội; Khả năng nguồn lực kinh tế của mỗi quốc gia; Tình hình chính trị của quốc gia; Tình hình quốc tế tác động đến thực hiện chính sách xã hội; Trình độ công nghệ của quốc gia tác động đến thực hiện chính sách xã hội; Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách; Khả năng tài chính của nhà nước dành cho hoạt động thực hiện chính sách; Sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện chính sách. 3. Một số chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng - Chính sách ưu đãi về trợ cấp gồm có trợ cấp và phụ cấp: Căn cứ thực hiện theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2021. - Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng về kinh tế, văn hóa, xã hội: Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; Các chế
  9. 7 độ ưu đãi khác như: Trợ cấp mai táng; Ưu đãi về nhà ở, đất ở; Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ; Chế độ hỗ trợ việc làm; Hỗ trợ vay vốn kinh doanh… 4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 4.1 Huyện Quốc Oai 4.2 Thị xã Sơn Tây
  10. 8 Tiểu kết chƣơng 1 Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của người có công với Cách mạng như tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo mục tiêu tổng thể đã được xác định theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, dựa vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của những người có công với cách mạng, tạo mọi điều kiện, khả năng, đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công với cách mạng và thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ nghìn đời nay và giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, lòng dũng cảm và phấn đấu rèn luyện không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
  11. 9 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1. Khái quát chung về huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội. 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 2. Thực trạng đời sống ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất * Kinh tế các hộ gia đình người có công: Đa số người có công với cách mạng là những người đã từng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hoặc liên quan đến hậu quả chiến tranh để lại hiện nay đã tuổi cao, sức yếu và kèm thêm những di chứng, dị tật của chiến tranh để lại vì thế không đáp ứng được yêu cầu những công việc trong xã hội phát triển, do vậy họ khó tìm kiếm được việc làm phù hợp nên chỉ trông chờ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ các khoản trợ cấp, phụ cấp là nguồn thu nhập chính. * Trình độ học vấn người có công và thân nhân người có công: Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế có nhiều đổi mới các Nhà trường đã thực hiện đúng, đầy đủ và tạo điều kiện để các em học sinh là con của người có công được đảm bảo học tập. Tuy nhiên cũng còn nhiều em do ảnh hưởng của chất độc hóa học đi-ô-xin mang trên mình nhiều dị dạng, dị tật bẩm sinh nên khó khăn trong việc theo học tại các trường học. * Sức khỏe đối tượng người có công và gia đình: Do đặc thù đối tượng người có công với cách mạng là những người cao tuổi, đã từng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và hậu quả chiến tranh để lại nên người có công mang trên mình nhiều vết thương về thể chất, tình thần, các dị dạng, dị tật, các loại bệnh do chất độc hóa học đi-ô-xin gây ra dẫn đến sức khỏe giảm sút, bệnh tật hay tái phát.
  12. 10 *Việc làm đối với các đối tượng người có công và gia đình người có công: Chính quyền địa phương đã phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho rất nhiều người dân là đối tượng gia đình chính sách trong huyện, trang bị cho họ những hiểu biết, các kỹ năng cần thiết để tìm và lựa chọn công việc phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế. * Hoàn cảnh sống của đối tượng người có công: Các đối tượng người có công chủ yếu sống và sinh hoạt cùng gia đình chỉ có một số ít đối tượng cô đơn như Mẹ Việt Nam anh hùng, con Liệt sĩ mồ côi… do vậy các tổ chức Đoàn thể chính trị - Xã hội luôn làm tốt công tác chăm lo, phụng dưỡng, ân cần thăm hỏi động viên gia đình chính sách. * Nhà ở các gia đình người có công: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 hỗ trợ nhà ở mới cho người có công với cách mạng. Những hộ nằm trong danh sách được hỗ trợ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể liên quan tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà ở. 3. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.1. Xây dựng kế họach triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.4. Duy trì thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.5. Điều chỉnh thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. 3.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội.
  13. 11 3.7. Đáng giá, tổng kết thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. * Tình hình số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất (tính đến 30/6/2022). Hồ sơ Quản hƣởng hàng TT Đối tƣợng lý tháng 1 Người hoạt động cách mạng 27 0 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 224 1 3 TB và người hưởng chính sách như TB 1.335 567 4 Thương binh loại B 74 51 5 Bệnh binh 813 523 6 Bệnh binh hạng 3 246 151 Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh 7 67 30 hùng, TB, TBB, bệnh binh 8 Trợ cấp tuất 2.075 812 9 Người có công giúp đỡ cách mạng 1 0 10 Người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học 1.633 1.323 Con đẻ còn sống của người HĐKC bị 11 525 407 nhiễm chất độc hóa học Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt 12 109 39 động kháng chiến bị địch bắt tù, đày Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác 13 50 37 trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương Cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác 14 5 5 trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương Người hoạt động kháng chiến giải phóng 15 dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ 9.477 0 quốc tế (hưởng trợ cấp một lần). Tổ ng 16.661 3.946 (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất)
  14. 12 Số lượng người có công huyện Thạch Thất đang quản lý tương đối đông và đa dạng về các đối tượng khác nhau, tính đến thời điểm ngày 30/6/2022 tổng số người có công của cả huyện là 16.661 người, số người hưởng trợ cấp hàng tháng là 3.946 người. * Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Thạch Thất: Trong những năm qua Huyện Thạch Thất đã ban hành nhiều kế hoạch về việc tổ chức dâng hương, tưởng niệm, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn huyện; vận động xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Thăm hỏi, tặng quà người có công, gia đình chính sách tại địa phương và tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng * Kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế cho đối tượng người có công với cách mạng: Thực hiện bảo hiểm y tế cho đối tượng người có công là một chính sách ưu đãi miễn phí dành cho người có công đây là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, người có công sẽ được bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe tính đến 30/6/2022 Huyện thạch Thất đang thực hiện bảo hiểm y tế cho các đối tượng người có công với tổng số thẻ đã cấp 5.569 thẻ bảo hiểm y tế, cấp thẻ đúng đối tượng, đúng thời gian gian với các mã thẻ và mức hưởng khác nhau. * Kế hoạch tổ chức thăm viếng, cấp phát quà cho đối tƣợng chính sách dịp 27/7 và tết cổ truyền: Hàng năm để chuẩn bị cho các ngày lễ, tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7, ngày quốc khánh 02/9, dịp tết nguyên đán, UBND huyện đã căn cứ vào quy định của Pháp luật xây dựng, ban hành Kế hoạch tặng quà người có công và thân nhân, gia đình người có công với cách mạng đúng đối tượng, kịp thời theo quy định tài chính hiện hành. Ngoài ra
  15. 13 cũng huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng người có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm (2017 đến 2021) Huyện đã trao tặng được 142.582 xuất quà với tổng số tiền 67.605 (triệu đồng). * Kế hoạch tổ chức cho đối tượng chính sách đi nghỉ dưỡng, điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm: Huyện Thạch Thất đã ban hành nhiều Kế hoạch về việc thực hiện điều dưỡng người có công. Từ năm (2017 đến 2021) UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện được 8.717 lượt đối tượng điều dưỡng trong đó (2.235 lượt đối tượng đi điều dưỡng tại trung tâm; 6.482 lượt đối tượng điều dưỡng tại nhà). * Kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà ở cho người có công: Thực hiện các văn bản của Đảng, nhà nước và cấp trên huyện Thạch Thất và đã ban hành 16 văn bản các loại trong đó có: 08 Quyết định, 02 Kế hoạch, 01 Báo cáo, 05 công văn về công tác chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với người có công, xây dựng kế hoạch thực hiện, tuyên truyền, phổ biến chỉ đạo thực hiện chính sách, kết quả hỗ trợ từ năm (2017 đến 2022) về nhà ở được 158 nhà với tổng mức hỗ trợ 10.433,7 triệu đồng. Tuy nhiên chính sách cũng gặp rất nhiều khó khăn do được tiến hành điều tra rà soát từ năm 2013, đối tượng được quy định quá rộng, kinh phí chưa có ngay nên công tác triển khai, hỗ trợ chưa kịp thời; công tác kiểm tra rà soát ở một số xã còn hạn chế nên dẫn đến không đúng đối tượng hoặc bỏ sót các hộ gia đình người có công có nhà ở xuống cấp. * Kế hoạch chi trả tiền trợ cấp thờ cúng liệt sỹ cho thân nhân hàng năm: Hàng năm huyện Thạch Thất luôn kiểm tra, rà soát tổng hợp chi trả chế độ thờ cúng Liệt sĩ đầy đủ cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện để đảm bảo sự tin tưởng của nhân dân dành cho Đảng và Nhà nước. Từ năm (2017 đến 2022) đã chi trả trợ cấp cho 7.838 thân nhân với mức 3.919 (triệu đồng).
  16. 14 * Kế hoạch chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục cho thân nhân người có công: UBND huyện Thạch Thất đã thực hiện chi trả ưu đãi giáo dục đến các đối tượng là học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện là con của gia đình người có công đang trong độ tuổi theo học tại các trường công lập, đảm bảo tốt điều kiện giúp các em theo học tại các trường, Từ năm (2017 đến năm 2021) UBND huyện đã chi trả cho 476 lượt đối tượng với tổng số tiền 3.734,3 (triệu đồng). * Kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền vận động thực hiện các chương trình thăm hỏi, tặng quà, đền ơn đáp nghĩa, thắp nến tri ân các nghĩa trang liệt sỹ, chương trình ổn định đời sống thương binh, bênh binh, gia đình liệt sĩ: Hàng năm vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa đều vượt chỉ tiêu của thành phố giao, từ năm 2017 đến năm 2021 UBND huyện đã tuyên truyền vận động được 3.266,6 (triệu đồng), cho thấy được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự hưởng ứng của các phòng ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện phong trào đã được thực hiện sâu rộng với các chương trình: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “nhà tình nghĩa”, “vườn cây tình nghĩa”, “sổ tiết kiệm tình nghĩa”, “chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi”, “phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng”... Những phong trào đó đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công. * Chương trình ổn định đời sống thương binh, bênh binh, gia đình liệt sĩ: Trong những năm qua huyện Thạch Thất đã bằng nhiều hình thức vận động được toàn thể nhân dân tham gia: Tổ chức khám chữa bệnh, điều trị định kỳ, điều dưỡng nâng cao sức khoẻ, cấp phát thẻ y tế, tặng quà vào các dịp lễ, tết; tổ chức vận động các cơ quan đơn vị và cá nhân chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi. Hỗ trợ, bố trí đất sử dụng sản xuất ở những địa điểm thuận lợi để buôn bán, kinh doanh, vận động các đơn vị sản xuất kinh doanh hỗ trợ, từ
  17. 15 năm (2017 đến 2021) phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa được 468 sổ tình nghĩa với tổng số tiền 253,7 (triệu đồng). * Kế hoạch chăm sóc mẹ VNAH trên địa bàn huyện: Những năm qua, huyện Thạch Thất đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, chăm lo đời sống các mẹ bằng nhiều việc làm cụ thể như: kịp thời xác lập hồ sơ, đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng quà, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà tình nghĩa; kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời. * Kết quả tu bổ, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện: Công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành địa phương quan tâm quản lý, sửa chữa, tu bổ, chăm sóc thường xuyên tính đến tháng 6/2022 UBND huyện đã phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện xây dựng, cải tạo, sửa chữa 04 công trình ghi công liệt sỹ dự kiến tổng số vốn 8.795,2 (triệu đồng) và hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. 4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 4.1. Ưu điểm và nguyên nhân: Công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện xuyên suốt, tiến hành nghiêm túc thông qua những hoạt động cụ thể và đạt được kết quả cao. 4.2. Hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế: - Số lượng người có công trên địa bàn nhiều, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực người có công còn thiếu -Tình trạng đơn thư vượt cấp, tố cáo kéo dài vẫn còn xẩy ra.
  18. 16 - Việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho người dân còn chưa mang tính thường xuyên, vẫn còn có đối tượng chính sách chưa nắm rõ chủ trương, chính sách, những quy định về chế độ cho người có công. - Kinh phí thực hiện chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, thành phố; việc huy động sự tham gia của xã hội, của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế. - Huyện cũng chưa có chính sách đặc thù hỗ trợ cho đối tượng người có công và thân nhân người có công mang tính đột phá, đem lại hiệu quả cao. - Người có công trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất. - Công tác xác nhận đối tượng người có công còn gặp khó khăn, thông tin trong hồ sơ đối tượng còn nhiều sai lệch so với giấy tờ hiện nay dẫn đến hồ sơ tồn đọng chưa được giải quyết. - Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng chính sách ở mức thấp nên việc xây nhà ở cho đối tượng chính sách còn dang dở chưa hoàn thành kế hoạch. * Nguyên nhân của tồn tại hạn chế: * Nguyên nhân khách quan: - Do lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ quản lý và với thời gian chiến tranh kéo dài, ác liệt, nhiều thời kỳ… - Nguồn kinh phí chi trả cho người có công hàng năm chủ yếu vẫn là từ ngân sách nhà nước, trong khi đó ngân sách nhà nước còn hạn chế, đối tượng người có công nhiều. * Nguyên nhân chủ quan: - Ở cấp xã, thị trấn cán bộ công chức kiêm nhiệm nhiều công việc hay do được điều động từ bộ phận khác sang dẫn đến làm việc chưa đạt hiệu quả. - Hệ thống pháp luật về chính sách cho người có công với cách mạng còn nhiều bất cập, một số văn bản hướng dẫn không đồng bộ, chồng chéo khiến cho quá trình triển khai gặp khó khăn.
  19. 17 - Các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành đều quy định việc công nhận, xác nhận đối tượng người có công phải căn cứ vào hồ sơ gốc. Thực tế nhiều đối tượng đã mất hết giấy tờ chứng minh thời gian tham gia kháng chiến nên không đủ căn cứ để lập hồ sơ. - Một số đối tượng không thuộc thẩm quyền giải quyết của xã, phường, thị trấn chính vì vậy việc giải thích cho người dân hiểu là rất khó, chưa thực sự làm hài lòng người dân nên xẩy ra đơn thư. - Việc tuyên truyền văn bản pháp luật còn hạn chế do số lượng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch lớn và đồ sộ và địa bàn hoạt động rộng, có vùng dân tộc thiểu số sinh sống nên việc tuyên truyền chưa đạt hiệu quả, một phần do đối tượng người có công bị thương tật, bệnh tật nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các thông tin còn hạn chế. - Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” từ các tổ chức, cá nhân chưa thật sự khai thác triệt để, hàng năm vận động chỉ tập trung vào những dịp lễ tết, dịp 27/7 mà không tổ chức thường xuyên liên tục. - Mức hỗ trợ người có công về nhà ở mức hỗ trợ còn thấp so với giá cả thị trường (hỗ trợ xây mới là 40 triệu đồng/hộ, hỗ trợ sửa chữa 20 triệu đồng/hộ). * Các nguyên nhân khác: - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền cấp xã một số địa phương chưa quyết liệt; công tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả. - Nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đúng nên đã lợi dụng những sơ hở của văn bản để vận dụng làm hồ sơ nhằm hưởng chế độ, gây khó khăn cho các cơ quan thực hiện chế độ chính sách.
  20. 18 Tiểu kết chƣơng II Chương II khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và khái quát về tình hình người có công đang quản lý trên địa bàn huyện Thạch Thất và trọng tâm phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công và những hoạt động thực tế mà địa phương huyện Thạch Thất đang thực hiện đối với người có công từ thực tế đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được và những nguyên nhân hạn chế từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp, kiến nghị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2