intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

83
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về XD NTM và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đó xác định những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> TRẦN THỊ HỒNG PHƢỢNG<br /> <br /> XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA<br /> HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI – 2017<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG VĂN HIỀN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính<br /> Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp 204 nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 phút ngày 17 tháng 01 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> 2<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta<br /> luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan<br /> trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền<br /> vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát<br /> huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Tại hội<br /> nghị lần thứ 7 (tháng 7/2007), BCH TW Đảng khóa X đã nêu quan<br /> điểm: cần có bước phát triển mới về NNNDNT, trong đó chú trọng<br /> nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng<br /> nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững; xây<br /> dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh<br /> tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội NT ổn định; xây<br /> dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí<br /> thức thành nền tảng bền vững, bảo đảm thực hiện thành công sự<br /> nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN. XD NTM chính là giải<br /> pháp quan trọng thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Hội<br /> nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã đề ra, tạo động lực quan trọng<br /> cho sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần<br /> cho người dân nông thôn.<br /> Từ đó nông nghiệp, nông thôn đã phát triển với nhịp độ khá<br /> cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm<br /> vững chắc an ninh lương thực quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế xã<br /> hội nông thôn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản<br /> xuất và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống vật chất<br /> và tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải<br /> thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ ở cơ<br /> sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ<br /> vững. Tuy nhiên, nhiều kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> năng và lợi thế như: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức<br /> cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn<br /> nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy<br /> hoạch, kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế,<br /> nước sinh hoạt…còn thiếu và yếu kém; môi trường sinh thái ngày<br /> càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn<br /> thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành<br /> thị còn lớn, nhiều vấn đề mới đang phát sinh và tiềm ẩn; xã hội bức xúc<br /> cho môi trường nông thôn, chính những cái đó đòi hỏi phải tiến hành<br /> xây dựng nông thôn mới; từ đó xác định được tầm quan trọng của việc<br /> xây dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và là<br /> nền tảng để xây dựng môi trường, cộng đồng dân cư, nông thôn một<br /> cách bền vững.<br /> Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, có diện tích đất tự<br /> nhiên 30.551,3 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 18.667,7 ha (đất sản<br /> xuất nông nghiệp 13.628,4 ha, đất lâm nghiệp 4.760,63 ha); với 67%<br /> người trong độ tuổi lao động làm trong nông nghiệp. Vì vậy mục tiêu<br /> của việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn<br /> 2030 của huyện Sóc Sơn là: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và<br /> tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Nông thôn phát triển<br /> theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường<br /> sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân<br /> tộc được giữ gìn và phát huy. An ninh trật tự được ổn định. Chất<br /> lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Xây dựng nền nông nghiệp<br /> phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất<br /> lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và chế biến. Sản phẩm<br /> nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết<br /> cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao<br /> thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư…<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Qua thực tiễn các năm trong việc xây dựng nông thôn mới<br /> trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã có nhiều khó khăn<br /> trong việc tổ chức quản lý nhà nước và thực hiện. Từ việc nghiên cứu,<br /> tổ chức, thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc<br /> Sơn những năm qua, đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài<br /> “Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> 2.1. Mục đích<br /> Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà<br /> nước về XD NTM và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý<br /> nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đó<br /> xác định những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại<br /> cần khắc phục và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả<br /> quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn, hướng tới mục tiêu hoàn<br /> thành 100% số xã trong huyện đạt tiêu chí xã NTM, đồng thời duy trì<br /> và nâng cao hơn các tiêu chí theo chuẩn NTM tại các xã đã đạt chuẩn<br /> và được công nhận xã NTM.<br /> 2.2. Nhiệm vụ<br /> - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về<br /> xây dựng nông thôn mới;<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD<br /> NTM; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân<br /> và bài học kinh nghiệm;<br /> - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm<br /> nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn,<br /> thành phố Hà Nội đến năm 2020.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2