BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
PHẠM VĂM LÂM<br />
<br />
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO,<br />
TỈNH HƢNG YÊN<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ CÔNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lí công<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG SỸ KIM<br />
<br />
Phản biện 1: ...…………..........................................…………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
Phản biện 2: .............................................……………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
<br />
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính<br />
Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp......... Nhà ....... - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học<br />
viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên<br />
trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôN; bên cạnh đó, Ban Bí thƣ Trung ƣơng<br />
Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nƣớc xây dựng thí điểm mô hình nông<br />
thôn mới nhằm thực hiện mục tiêu: Xây dựng nông thôn nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội<br />
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công<br />
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí đƣợc<br />
nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, hệ thống chính quyền cấp xã ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của<br />
Đảng đƣợc tăng cƣờng.<br />
Sau 05 năm thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020, diện<br />
mạo nông thôn trên địa bàn Mỹ đã có những thay đổi rõ rệt góp phần làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, cách<br />
làm của ngƣời dân, bộ mặt làng, xã cũng đƣợc thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trƣờng đƣợc bảo vệ... từ đó<br />
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới<br />
trên địa bàn huyện Mỹ Hào vẫn có những hạn chế nhƣ: đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của<br />
cán bộ (nhất là cán bộ cấp xã) chƣa cao; trong quá trình triển khai còn chú trọng xây dựng hạ tầng, chƣa<br />
quan tâm nhiều đến các mô hình sản xuất mớ; Sự trông chờ ỷ nại của một bộ phận cán bộ cơ sở, dân cƣ là<br />
khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin – cho”. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:<br />
“Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp; do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế thì vẫn đề đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cũng trở thành một đề tài đƣợc rất nhiều<br />
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhƣ các tác phẩm: "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn" do tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012; “Nông nghiệp, nông<br />
thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính<br />
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Công trình nghiên cứu: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị<br />
quyết X của Bộ Chính trị” do PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm<br />
1998... Tuy nhiên xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới là vấn đề cần<br />
đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể hơn.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
- Mục đích: Thông qua đánh giá những thuận lợi và khó khăn việc quản lý xây dựng nông thôn<br />
mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên để đánh giá tính khả thi của Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây<br />
dựng nông thôn mới 2010-2020 nói chung và khả năng triển khai việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ<br />
Hào, tỉnh Hƣng Yên nói riêng.<br />
- Nhiệm vụ:<br />
Trình bày những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới.<br />
Trình bày, đánh giá việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.<br />
<br />
1<br />
<br />
Trình bày thành tựu và hạn chế trong quá trình triển khai việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ<br />
Hào, tỉnh Hƣng Yên.<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu<br />
quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2016 -2020 ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn hiện nay.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Việc triển khai các chính sách về xây dựng nông thôn mới và hiệu quả<br />
của nó trong thực tiễn ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát việc xây dựng nông thôn mới ở<br />
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên từ năm 2010 đến nay.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử<br />
của chủ nghĩa Mác – Lênin và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so<br />
sánh, khảo sát thực tiễn... nhằm làm sáng tỏ vấn đề và trình bày luận văn một cách khoa học.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới và<br />
hiệu quả của nó trong thực tiễn. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo<br />
cho việc học tập, nghiên cứu và làm tài liệu tham khảo để tuyên truyền trong quá trình xây dựng nông<br />
thôn mới trong thời gian tiếp theo.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm<br />
03 chƣơng.<br />
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới<br />
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng<br />
Yên<br />
Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông<br />
thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng<br />
<br />
2<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ<br />
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
<br />
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN<br />
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nƣớc<br />
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý<br />
“Là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể<br />
của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt<br />
ra trong điều kiện biến động của môi trường”.<br />
1.1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước<br />
“Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà<br />
nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã<br />
hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.<br />
1.1.2. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới<br />
1.1.2.1. Khái niệm nông thôn<br />
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4//2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ<br />
phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành<br />
phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đặc điểm của các vùng nông thôn<br />
nƣớc ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp với tuyệt đại đa số dân cƣ sinh<br />
sống bằng một loại hình lao động, bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về<br />
phƣơng diện kinh tế - xã hội.<br />
1.1.2.2. Khái niệm về nông thôn mới<br />
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không<br />
ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các<br />
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Bên cạnh đó,<br />
nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại,<br />
phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn<br />
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc<br />
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.<br />
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới và vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế<br />
- xã hội<br />
1.2.1.1. Về xây dựng nông thôn mới<br />
Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng<br />
thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,<br />
dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,<br />
tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.<br />
<br />
3<br />
<br />