intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng VPHC và XLVPHC về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian từ năm 2013 đến nay. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong XLVPHC về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại địa phương. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả XLVPHC về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN ĐĂNG HIẾU XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HUẾ - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu Phản biện 2: TS. Dương Hương Sơn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng B.204 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 10 giờ 45 ngày 22 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung, có diện tích tự nhiên 503.320,5 ha, có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đông. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển của nước ta. Dân số tương đối đông (tính đến năm 2017, có 1.154.310 người), trong đó dân số sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm khoảng 51,2%; do đó, sự hiểu biết về Luật GTĐB chưa đồng đều, ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông còn nhiều hạn chế. Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động toàn bộ sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng và Nhà nước về công tác đảm bảo TTATGTĐB, qua đó đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình TTATGTĐB nói chung, tình hình TNGT nói riêng vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là tình hình VPPL về TTATGTĐB đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, những yếu kém, hạn chế của công tác XLVPHC về TTATGTĐB là một trong những nguyên nhân chính. Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác XLVPHC về TTATGTĐB, đảm bảo pháp chế trong lĩnh vực quản lý TTATGT và những yêu cầu cấp bách thực tiễn tại địa phương, tôi quyết định chọn 1
  4. đề tài: “XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu hoạt động QLNN về TTATGTĐB và XLVPHC trên lĩnh vực TTATGTĐB đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công trình khoa học có giá trị như: - Đề tài khoa học cấp bộ (1998): "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an. - Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên (2003), “Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp”, Nxb. Chính trị Quốc gia. - Sách của Trung tướng, GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh – Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an chủ biên (2017), “Bình luận quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” - Luận văn thạc sỹ Hành chính công, tác giả Lê Ngọc Minh (2015): “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. - Luận văn thạc sỹ quản lý công, tác giả Lê Chí Tùy (2017): “Nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế”. - Luận văn thạc sỹ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, tác giả Hồ Thanh Hiền (2012): “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng”. Tổng hợp các nghiên cứu QLNN về TTATGTĐB nói chung và XLVPHC về TTATGTĐB nói riêng như đã trình bày ở trên cho thấy, từ 2
  5. mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau…, thì chưa có một nghiên cứu độc lập nào về vấn đề liên quan đến đề tài dướng góc độ quản lý công. Riêng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chưa có bài viết hay một đề tài độc lập cũng như công trình nghiên cứu khoa học nào về XLVPHC về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần này là hoàn toàn mới, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Về mục đích: Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về VPHC và XLVPHC về TTATGTĐB; phân tích đánh giá thực trạng hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu giữ gìn TTATGTĐB trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Về nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: + Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về VPHC và XLVPHC về TTATGTĐB, nội dung, vai trò, ý nghĩa của hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB. + Phân tích, đánh giá thực trạng VPHC và XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian từ năm 2013 đến nay. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong XLVPHC về TTATGTĐB tại địa phương. + Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 3
  6. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB mà chủ yếu là của lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay dưới góc độ quản lý công. Chủ yếu nghiên cứu thực trạng TTATGTĐB và hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB của lực lượng CSGT Công an ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. - Về phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động XLVPHC về TTATGTĐB của lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê về TTATGT từ Ban an toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Về cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về TTATGTĐB, QLNN về TTATGTĐB, XLVPHC về TTATGTĐB. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu thực hiện đề tài. Sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 4
  7. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm, các loại hành vi VPHC và các nội dung XLVPHC về TTATGTĐB, luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận về XLVPHC. - Ý nghĩa thực tiễn: các khuyến nghị khoa học do luận văn đưa ra có thể được vận dụng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác XLVPHC về TTATGTĐB của lực lượng CSGT đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. Vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.1.1. Tổng quan về vi phạm hành chính 1.1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội. Thứ hai, tính trái pháp luật hành chính. Thứ ba, tính có lỗi. Thứ tư, chủ thể của VPHC. 5
  8. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ phải bị xử phạt vi phạm hành chính. VPHC về TTATGTĐB mang đầy đủ các đặc điểm chung của VPHC. 1.1.3. Các hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ - Nhóm hành vi vi phạm quy tắc GTĐB. - Nhóm hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB. - Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông. - Nhóm hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB. - Nhóm hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ. - Nhóm các hành vi vi phạm khác liên quan đến GTĐB. 1.2. Xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.2.1. Quan niệm về xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ XLVPHC về TTATGTĐB là một biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế do những người và cơ quan nhà nước có thẩm quyền 6
  9. áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn GTĐB. 1.2.1.2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Theo quy định của Luật XLVPHC 2012 thì có hai hình thức XLVPHC đó là: xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý hành chính. Trong lĩnh vực TTATGTĐB thì chỉ tiến hành xử phạt hành chính. Trên cơ sở quy định của Luật XLVPHC 2012 và Nghị định số 46/2016/CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt, có thể thống kê các hình thức xử lý/xử phạt VPHC về TTATGTĐB như sau: Một là, các hình thức xử phạt chính: - Cảnh cáo. - Phạt tiền: Theo các quy định của pháp luật về XLVPHC thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực TTATGTĐB đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng. Hai là, các hình thức xử phạt bổ sung. - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC Ba là, các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Việc XLVPHC về TTATGTĐB phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012: Một là, mọi hành vi VPHC về TTATGTĐB phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt VPHC phải được tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 7
  10. Hai là, cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt VPHC về TTATGTĐB khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 46/2016/CP hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC có liên quan đến lĩnh vực GTĐB. Ba là, việc xử phạt VPHC về TTATGTĐB do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP tiến hành theo quy định của pháp luật. Bốn là, một hành vi VPHC về TTATGTĐB chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC hì bị xử phạt từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Năm là, việc xử phạt VPHC về TTATGTĐB phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng theo quy định tại các Điều 9 và Điều 10 của Luật XLVPHC. Sáu là, không xử phạt VPHC về TTATGTĐB trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vi VPHC không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi VPHC chưa đủ tuổi bị xử phạt VPHC theo quy định. 1.2.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.2.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả về trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thẩm quyền xử phạt cảnh cáo. - Thẩm quyền xử phạt tiền. - Thẩm quyền ap dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 8
  11. 1.2.3.2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.2.3.3. Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC. 1.2.3.5. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Bao gồm thẩm quyền xử phạt VPHC về TTATGTĐB của CSGT, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã. 1.2.4. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ - Xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong khi tuần tra kiểm soát: + Xử phạt VPHC không lập biên bản + Trường hợp xử phạt VPHC có lập biên bản - Xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại trụ sở đơn vị: + Tiếp nhận hồ sơ các vụ, việc VPHC + Phân loại hồ sơ, vụ việc VPHC + Xem xét vụ, việc VPHC + Trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật. + Gửi thông báo các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến cơ quan đã cấp giấy phép lái xe đó theo quy định của pháp luật. + Khi cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm đến giải quyết vi phạm 9
  12. + Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền VPHC thông qua tài khoản. + Theo dõi, thống kê việc XLVPHC. 1.2.5. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đối với quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ - XLVPHC về TTATGTĐB là một biện pháp giáo dục quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông. - XLVPHC về TTATGTĐB góp phần phòng ngừa tội phạm và các hành vi VPPL khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông vận tải. 1.3. Các điều kiện để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.3.1. Thể chế về xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự của lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông 1.3.4. Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông với các lực lượng khác trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Tiểu kết Chƣơng 1 Trong chương 1, luận văn đã dẫn chứng một số định nghĩa về VPHC, VPHC về TTATGTĐB. Qua đó, chứng minh VPHC về TTATGTĐB có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác QLNN về TTATGT, 10
  13. là nguyên nhân chính gây ra TNGT và UTGT, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Chương 1, luận văn cũng đã nêu và phân tích định nghĩa XLVPHC về TTATGTĐB và cho rằng XLVPHC về TTATGTĐB là một biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế do những người và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn GTĐB. Luận văn cũng chỉ rõ nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác XLVPHC về TTATGTĐB. Đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của công tác XLVPHC về TTATGTĐB đó là một biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia giao thông, cũng như góp phần phòng ngừa tội phạm và các hành vi VPPL khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Thực trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Khái quát một số đặc điểm, tình hình liên quan đến vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Điều kiện tự nhiên Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh Sa La Van và Sê Kông (Lào). Về tình hình GTĐB, tỉnh Thừa Thiên Huế có 115 km đường quốc lộ 11
  14. 1A từ Quảng Trị đến thành phố Đà Nẵng, hơn 120 km tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến tỉnh Quảng Nam; 158 km Quốc lộ 49 nối A Lưới đến Vinh Hiền và tuyến quốc phòng ven biển thuộc Phong Điền và Quảng Điền, 84 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Ngoài ra còn có 130km đường tỉnh lộ và hàng ngàn km đường liên thôn, liên xã. Bình quân 01 ngày trên tuyến Quốc lộ 1A có khoảng hơn 5000 ôtô qua địa bàn. Kinh tế- xã hội: Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố với 152 xã, phường, thị trấn. Về hoạt các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao: thành phố Huế được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Về giáo dục: có Đại học Huế gồm 8 trường Đại học và 2 khoa trực thuộc, 1 trường Đại học dân lập Phú Xuân; 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và một số chi nhánh của các trường Đại học Đà Nẵng, Học viện Ngân hàng v.v..; có 78 trường Trung học phổ thông, 230 trường Trung học cơ sở và tiểu học… Hàng năm có hơn 82 ngàn sinh viên thuộc các tỉnh miền Trung và Tây nguyên theo học trong đó có 22.000 sinh viên hệ chính quy. Kết cấu hạ tầng Hạ tầng giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế về đường bộ có Quốc lộ 1A chạy qua từ Bắc vào Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác; Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. 12
  15. 2.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ và vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Theo thống kê của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2013 đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3.360 vụ TNGT đường bộ, làm chết 749 người và bị thương 3.303 người. Tình hình VPHC về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng giảm. Theo thống kê số liệu xử lý của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2013 đến năm 2017, tổng số trường hợp VPHC về TTATGTĐB bị phát hiện, xử lý là 400.078 trường hợp. Trong đó, năm 2013: 106.972 vụ việc, năm 2014: 70.665 vụ việc, năm 2015: 71.239 vụ việc, năm 2016: 70.452 vụ việc, năm 2017: 80.750 vụ việc. 2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Ban Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều kế hoạch, Chỉ thị, chương trình hành động và nhiều văn bản khác nhằm tăng cường công tác đảm bảo TTATGT nói chung, công tác XLVPHC về TTATGTĐB nói riêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác XLVPHC về TTATGTĐB nhằm khắc phục, hạn chế TNGT và UTGT. 2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Lực lượng CSGT đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành lực lượng CSGT đường bộ cấp tỉnh và lực lượng CSGT cấp 13
  16. huyện. Hiện nay, tại phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Đội CSGT Công an thành phố Huế đã có bộ phân tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm “chuyên trách”. Tuy nhiên, tại Công an các huyện, thị xã, chưa có bộ phận XLVPHC về TTATGT đường bộ “chuyên trách”, chủ yếu kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Toàn lực lượng CSGT Công an tình Thừa Thiên Huế có 262 cán bộ, chiến sĩ. Nhìn chung, lực lượng CSGT đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế có tuổi đời trẻ, có hơn 80% cán bộ, chiến sĩ dưới 40 tuổi, hầu hết có trình độ, năng lực để thực hiện công tác đảm bảo TTATGT nói chung và công tác XLVPHC về TTATGTĐB nói riêng. Quá trình thực thi công vụ đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, quy trình, chế độ công tác về XLVPHC, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Bao gồm các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại giấy tờ, biểu mẫu phục vụ cho việc tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ trên đường và tại trụ sở, phục vụ cho công tác tiếp dân, thống kê, lưu trữ hồ sơ theo quy định… 2.2.4. Kết quả xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Lấy số liệu từ năm 2013 đến năm 2017, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện xử lý 400.078 trường hợp VPHC về TTATGTĐB, đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 297.024, đạt tỷ lệ 74,2%, tạm giữ 29.854 lượt phương tiện, tước giấy phép lái xe 25.644 trường hợp, chuyển kho bạc nhà nước thu 238,4 tỷ đồng. 14
  17. Về các hình thức XLVPHC, trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Thứ nhất, hình thức xử phạt chính: chủ yếu áp dụng hình thức xử phạt tiền đối với các vụ VPHC về TTATGTĐB do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện, lập biên bản và ra quyết định xử phạt. Tổng số vụ việc vi phạm hành chính áp dụng hình thức xử phạt tiền là 396.877 vụ, chiếm 99,20%, tổng số tiền phạt là 238,4 tỷ đồng. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong một số trường hợp người VPPL về TTATGTĐB từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tổng số vụ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là 3.201 vụ, chiếm 0,80%. Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung: chủ yếu áp dụng hình thức tước giấy phép lái xe. Trong tổng số 400.078 trường hợp Công an tỉnh Thừa Thiên Huế lập biên bản và ra quyết định xử phạt VPHC, có 25.644 trường hợp áp dụng hình thức tước giấy phép lái xe (chiếm 6,41%). Thứ ba, hình thức tịch thu tang vật, phương tiện VPHC: đây là hình thức xử phạt bổ sung mà lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong thời gian qua (từ năm 2013 đến năm 2017), tổng số vụ việc áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện: 767 vụ việc, trị giá phương tiện bị tịch thu: 380 triệu đồng. Thứ tư, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Tổng số vụ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: 12.152 vụ việc. Về việc thi hành quyết định xử phạt VPHC: trong 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) có khoảng 74,2% cá nhân, tổ chức VPHC chấp hành nghiêm túc quyết định xử phạt VPHC về TTATGTĐB; số 15
  18. trường hợp chưa hoặc không thi hành quyết định xử phạt VPHC là 103.054, chiếm 25,8%; không có trường hợp khiếu nại hoặc khiếu kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Đạt được kết quả trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, tổ chức bộ máy của lực lượng Công an tỉnh nói chung, lực lượng CSGT nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ XLVPHC về TTATGTĐB. Hai là, cán bộ, chiến sĩ làm công tác XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế phần lớn có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực công tác để thực hiện công tác này. Ba là, cơ sở vật chất phục vụ cho việc XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bốn là, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế mà nòng cốt là lực lượng CSGT đã làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, vận động tốt các cá nhân và tổ chức chấp hành tốt các quy định định của pháp luật về TTATGTĐB. Năm là, trong quá trình XLVPHC về TTATGTĐB, lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành chức năng XLVPHC. 2.2.5. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như sau: Một là, bất cập trong việc chỉ đạo, triển khai áp dụng một số quy định của pháp luật về XLVPHC về TTATGTĐB. Do đặc điểm điều 16
  19. kiện của địa phương nên nhiều quy định của pháp luật về TTATGT gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực hiện. Hai là, hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy, trình độ, năng lực của cán bộ, chiến sĩ làm công tác XLVPHC về TTATGTĐB. Ba là, hạn chế, bất cập về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác XLVPHC về TTATGTĐB nhất là cơ sở vật chất của các Đội CSGT ở các huyện, thị xã, thành phố Huế. Bốn là, hạn chế, bất cập trong công tác phối hợp XLVPHC về TTATGTĐB. Việc phân định trách nhiệm, thẩm quyền XLVPHC về TTATGTĐB còn chồng chéo, bất cập. Quan hệ phối hợp giữa của lực lượng CSGT giữa các địa phương là chưa chặt chẽ. Năm là, hạn chế về kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc VPHC về TTATGTĐB. Kết quả số vụ việc VPHC về TTATGTĐB được phát hiện, lập biên bản, xử lý là tương đối thấp so với số vụ việc VPHC xảy ra trên thực tế. Một số hành vi VPHC về TTATGT là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT chưa được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về XLVPHC về TTATGTĐB vẫn còn những điểm chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn, hoặc có kẻ hở để đối tượng lợi dụng vi phạm. Nhiều hành vi mới gây ảnh hưởng xấu đến công tác QLNN về TTATGTĐB chưa được quy định trong các Nghị định xử phạt, hoặc đã có quy định nhưng chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc hoặc không có chế tài xử phạt. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc phát hiện, xử lý đối với các hành vi cụ thể VPHC về TTATGTĐB còn thiếu. 17
  20. Thứ hai, do đặc điểm địa lý ở tỉnh Thừa Thiên Huế là đa dạng và phức tạp, nhiều loại địa hình, đòng thời trong nhiều năm qua, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng gia tăng, trong khi đó biên chế làm công tác đảm bảo TTATGT của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ít và không tăng trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, phải dàn trải lực lượng trên địa bàn rộng, dẫn đến hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các VPHC về TTATGTĐB chưa cao. Thứ ba, lực lượng làm nhiệm vụ XLVPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên được luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, kéo theo mặt trái là sự không ổn định, không chuyên sâu trong công tác chuyên môn XLVPHC. Bên cạnh đó, việc phân công nhiệm vụ chưa hợp lý làm cho hiệu quả công tác XLVPHC không cao. Mặt khác, trình độ, năng lực của một số cán bộ, chiến sĩ làm công tác XLVPHC về TTATGTĐB còn hạn chế, lại không được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Thứ tư, công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đối với lực lượng làm công tác XLVPHC về TTATGTĐB ở các địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Thứ năm, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB cơ bản đã thực hiện tốt, song vẫn chưa thực sự sâu rộng và thường xuyên, chưa đổi mới, đa dạng về hình thức, nhiều lúc, nhiều nơi, công tác này còn mang tính hình thức, qua loa. Tiểu kết chƣơng 2 VPHC về TTATGTĐB ở tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra phổ biến, xảy ra ở tất cả các nhóm hành vi vi phạm. Với tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong những năm qua, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2