Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- PHÍ ĐÌNH CƯỜNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY, HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- PHÍ ĐÌNH CƯỜNG KHÓA HỌC 2014 – 2016 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY, HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.KTS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG Hà Nội – 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, học viên đã luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Với sự biết ơn chân thành nhất, trước hết, học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. KTS. Nguyễn Vũ Phương đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Học viên xin cảm ơn các thầy cô ở Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến thức quý báu và giúp đỡ học viên trong suốt hai năm học vừa qua. Xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh chùa Thầy đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Lời cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 23 tháng 6 năm 2016 Học viên Phí Đình Cường
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả khoa học được trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phí Đình Cường
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ... 9 TẠI KHU DI TÍCH CHÙA THẦY ............................................................. 9 1.1 Giới thiệu chung về khu di tích chùa Thầy ........................................... 9 1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 9 1.1.2 Đặc điểm và giá trị khu di tích chùa Thầy............................................ 10 1.1.3 Các di tích tại khu di tích chùa Thầy.................................................... 12 1.2 Thực trạng kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy ................... 16 1.2.1 Sử dụng đất ......................................................................................... 16 1.2.2.Công trình kiến trúc tại khu di tích chùa Thầy ..................................... 17 1.2.3 Cảnh quan khu di tích chùa Thầy......................................................... 21 1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật tại khu di tích chùa Thầy........................................... 26 1.3 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy ............................................................................................................ 28 1.3.1 Công tác lập quy hoạch và quản lý ranh giới bảo vệ di tích ................. 28 1.3.2 Bộ máy quản lý ................................................................................... 30 1.3.3 Quản lý tài chính nguồn thu công đức ................................................. 31 1.4 Thực trạng quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả ................. 32 1.4.1 Thực trạng kiến trúc, cảnh quan chùa Cả ............................................. 32
- 1.4.2 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan chùa Cả .................. 33 1.5 Những vấn đề cần giải quyết ................................................................ 37 1.5.1 Đối với quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy ................ 37 1.5.2 Đối với quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả ........................... 37 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY ....................................................... 38 2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 38 2.1.1 Các văn bản pháp quy liên quan .......................................................... 38 2.1.2 Các Hiến chương và Công ước quốc tế ................................................ 40 2.2 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 43 2.2.1 Lý thuyết về kiến trúc, cảnh quan ........................................................ 43 2.2.2 Lý thuyết về bảo tồn di sản và cảnh quan lịch sử ................................. 44 2.3 Kinh nghiệm quản lý kiến trúc, cảnh quan......................................... 45 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước ...................................................................... 45 2.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài ..................................................................... 47 2.4 Những yếu tố tác động tới quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy ................................................................................................... 48 2.4.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 48 2.4.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội......................................................... 50 2.4.3 Các quy hoạch liên quan ...................................................................... 52 2.4.4 Định hướng phát triển du lịch chùa Thầy ............................................. 58 2.4.5 Vai trò và sự cần thiết của cộng đồng .................................................. 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY ............................................................................. 67 3.1 Quan điểm và mục tiêu ........................................................................ 67 3.1.1 Quan điểm ........................................................................................... 67 3.1.2 Mục tiêu .............................................................................................. 67
- 3.2 Quy định chung về quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích ............ 68 3.2.1 Sử dụng đất ......................................................................................... 68 3.2.2 Công trình kiến trúc ............................................................................. 68 3.2.3 Cảnh quan di tích................................................................................. 71 3.2.4 Công trình hạ tầng kỹ thuật.................................................................. 73 3.3 Giải pháp đồng bộ hệ thống bản đồ, bổ sung khu vực bảo vệ cảnh quan di tích, kiểm soát khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích ............... 75 3.3.1 Giải pháp đồng bộ hệ thống bản đồ ..................................................... 75 3.3.2 Giải pháp bổ sung khu vực bảo vệ cảnh quan di tích ........................... 75 3.3.3 Giải pháp kiểm soát khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích ................. 76 3.4 Giải pháp về chính sách quản lý .......................................................... 76 3.4.1 Chính sách và tổ chức bộ máy quản lý................................................. 76 3.4.2 Quản lý tài chính nguồn thu công đức ................................................. 79 3.4.3 Quy định đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn di tích. .............................................................................................................. 79 3.5 Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả .................... 79 3.5.1 Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan chùa Cả .......................... 79 3.5.2 Giải pháp quản lý xây dựng trong khoanh vùng bảo vệ di tích............ 80 3.5.3 Các giải pháp khác .............................................................................. 84 3.6 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan............................................................................................................. 86 3.6.1 Nâng cao nhận thức của công đồng đối với công tác quản lý kiến trúc cảnh quan. .................................................................................................... 86 3.6.2. Cách thức tham gia ............................................................................. 87 3.6.3. Phương pháp tham gia ........................................................................ 88 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng thống kê các tổ thu gom rác thải sinh hoạt xã Sài Sơn ....... 24 Bảng 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến chùa Thầy ................. 58 Bảng 2.2 Dự báo doanh thu du lịch chùa Thầy ............................................. 59
- DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ Hình 1.1: Sơ đồ vị trí xã Sài Sơn tại huyện Quốc Oai .................................... 9 Hình 1.2: Sơ đồ vị trí các di tích tại khu di tích chùa Thầy .......................... 12 Hình 1.3: Thủy đình trên hồ Long Trì ........................................................ 13 Hình 1.4: Khu vực chùa thượng .................................................................. 13 Hình 1.5: Di tích chùa Cao ......................................................................... 14 Hình 1.6: Di tích chùa Long Đẩu ................................................................. 16 Hình 1.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 17 Hình 1.8: Các công trình kiến trúc hình thức không phù hợp ..................... 18 Hình 1.9: Làng xóm nhìn từ núi Sài Sơn .................................................... 18 Hình 1.10: Nhà ở dân cư xây dựng dưới chân núi Thầy................................ 19 Hình 1.11: Nhà vệ sinh công cộng tại khu di tích ......................................... 20 Hình 1.12: Nhà dịch vụ và các sạp bán hàng xây dựng tự phát ..................... 21 Hình 1.13: Cây xanh tại khu di tích chùa Thầy ............................................ 22 Hình 1.14: Hồ Long Trì biến thành hồ bơi vào những ngày nắng nóng ....... 23 Hình 1.15: Biểu đồ nguồn phát sinh rác thải khu di tích chùa Thầy ............ 23 Hình 1.16: Các điểm tập kết rác trong khu di tích......................................... 24 Hình 1.17: Rác xả thẳng ra môi trường dọc theo tuyến tham quan ............... 25 Hình 1.18: Các xe trọng tải lớn thường xuyên qua lại trước cổng di tích ...... 25 Hình 1.19: Bãi đỗ xe trước khu di tích.......................................................... 27 Hình 1.20: Bản đồ khoanh vùng bảo vệ 2 khu di tích chùa Thầy ................. 30 Hình 1.21: Mặt bằng tổng thể chùa Cả ....................................................... 34 Hình 1.22: Tình trạng xây dựng lộn xộn trước khu di tích ............................ 35 Hình 2.1: Quy hoạch chung huyện Quốc Oai ............................................... 54 Hình 2.2: Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai............................... 55 Hình 2.3: Quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới xã Sài Sơn ................ 56 Hình 2.4: Quy hoạch chi tiết khu đô thị sinh thái Tuần Châu........................ 57
- Hình 3.1 Mặt cắt tổng thể chùa Cả ............................................................... 68 Hình 3.2 Biện pháp tu bổ cấu kiện gỗ .......................................................... 69 Hình 3.3: Phân vùng quản lý kiến trúc, cảnh quan chùa Cả .......................... 81 Hình 3.4: Mặt bằng tổng thể khu nội tự của chùa Cả .................................... 82
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức UBND huyện Quốc Oai ..................................... 31 Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức Ban quản lý di tích chùa Thầy ........................... 36 Sơ đồ 3.1. Bộ máy Ban quản lý các di tích ................................................... 77
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Đứng trước cuộc sống hiện đại thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu lịch sử dân tộc ngày càng trở nên bức thiết. Di tích lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Là tài sản vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đó thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước. Những di tích mà ông cha ta để lại vô cùng phong phú với hàng ngàn Đình, Đền, Miếu mạo, Lăng tẩm… giá trị của các di tích lịch sử văn hóa đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của bao thế hệ người Việt Nam. Việc bảo vệ di tích ngày càng có ý nghĩa lớn lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc, từ đó góp phần khai thác, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và lấy đó làm nền tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc. Quần thể di tích chùa Thầy là di sản văn hoá đồ sộ có nhiều giá trị của cộng đồng dân cư làng xã nói riêng và của vùng miền nói chung trong việc phát huy các giá trị văn hoá, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 05 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về việc xây dựng và tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chùa Thầy là thiết chế văn hoá đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã vùng núi Sài Sơn. Trong quá trình tồn tại, chùa Thầy đã khẳng định những giá trị về kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu
- 2 dạng chùa thờ “Tiền Phật hậu Thánh” của cư dân Việt. Toạ lạc ở vị trí đắc địa, thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng cộng đồng, với những giá trị tổng thể lưu giữ trong mình, chùa Thầy đóng góp một phần không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ của di tích, của vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống phủ Quốc Oai và đất Việt. Thêm vào đó, các khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách là những nhân tố thiên nhiên rất đặc biệt. Núi Hương Sơn và Phượng Hoàng thuộc địa phận xã Sài Sơn và xã Phượng Cách. Trước kia, trên núi đều có chùa. Đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, các chùa này được chuyển vào làng Khánh Tân. Ở chân núi Hương có đền Quán Thánh. Ở núi Phượng Hoàng có di chỉ khảo cổ học Phượng Hoàng thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên – sơ kỳ thời đại đồng thau Việt Nam, được khai quật đầu năm 1994. Núi Hoàng Xá (còn gọi là tượng Linh hay núi Ba Ngai) nằm ở địa phận thôn Hoàng Xá của thị trấn Quốc Oai. Núi Hoàng Xá có động Xuyên Sơn hai cửa. Cửa chính ở hướng Đông Nam, đi ra chùa Một Mái (Hoàng Kim tự), cửa sau đi ra hướng Tây Bắc. Vòm động rộng, cao hơn 50m, có 3 lỗ thông thiên. Trong động có nhiều nhũ đá rủ với nhiều hình tượng đẹp. Trong khu vực núi và động Hoàng Xá có đền Hạ (đã bị giặc Pháp đốt năm 1947), đền Văn Xương Đế Quân, chùa Một Mái, chùa Cả được xây dựng từ xưa tạo thành một quần thể đền chùa độc đáo, phù hợp với cảnh trí thiên nhiên mĩ lệ. Lưng chừng núi Hoàng Xá là đền Thượng. Trước cửa động, sát đường liên xã là giếng tả hình con cá chép khổng lồ, thả sen toả hương thơm mát. Chính vì vậy, khu di tích chùa Thầy đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- 3 Trong những năm qua, chúng ta đã có những nỗ lực bảo tồn khu di tích chùa Thầy, các thành phần kiến trúc và cảnh quan của di tích đã được bảo tồn và phát huy tương đối tốt. Tuy nhiên, thực tế tại khu di tích này vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục. Cụ thể là, không gian cảnh quan khu di tích chùa Thầy đã bị xâm lấn bởi nhiều hộ dân ngay khu vực liền kề với chùa và dọc theo chân núi ven hồ trước chùa. Hệ thống giao thông liên kết các thành phần di tích khu vực chùa Thầy chưa được định hình, đã xuất hiện những hoạt động tự phát không được kiểm soát. Hạ tầng kỹ thuật còn đơn giản, sơ sài. Hệ thống các công trình dịch vụ chưa được đầu tư cơ bản nên các thành phần tạm thời hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây ảnh hưởng đến không gian cảnh quan di tích và gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng, khai thác hiện nay. Thực tế trên đòi hỏi phải có giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo đảm các yếu tố kiến trúc, cây xanh, mặt nước, môi trường cảnh quan… không chỉ trong khuôn viên di tích mà cả các khu vực xung quanh được bảo tồn phù hợp không gian truyền thống của một di tích lịch sử văn hóa. Qua đó góp phần bảo tồn các giá trị đặc trưng, giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên chọn đề tài: “Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý đô thị và công trình. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích.
- 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Là khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ theo qui định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có diện tích khoảng 20,9 ha. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó. Công tác quản lý đô thị nói chung và kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan tới toàn khu di tích. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài. - Phương pháp khảo sát điều tra: Phương pháp này trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra. - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia, những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đô thị, bảo tồn di sản, thầy giáo hướng dẫn khoa học, các thầy, cô giáo trong tiểu ban qua các buổi kiểm tra tiến độ luận văn tại trường.
- 5 - Phương thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu đã có. Cụ thể là các nghiên cứu và báo cáo khoa học về bảo tồn di sản, đặc biệt là các đề tài quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn di sản. Sử dụng phương pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách, các kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu của vấn đề quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn di tích. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Bổ sung một số giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan, làm rõ thêm một số vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy. - Đề xuất các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý di tích, hình thành các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn khu di tích chùa Thầy. Ý nghĩa thực tiễn: - Áp dụng những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý kiến trúc, cảnh quan có tính khả thi để áp dụng cho các khu vực di tích tương tự. Khái niệm khoa học, thuật ngữ Kiến trúc cảnh quan: là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
- 6 Kiến trúc, cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển. Di sản văn hoá: (quy định tại Luật Di sản văn hoá) bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di vật. Di tích: -Theo từ điển Hán –Việt: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ; - Theo đại từ điển Tiếng Việt: di tích LSVH là tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hoá được lưu lại; - Theo Luật Di sản văn hoá của nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội khoá X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29.09.200: Di tích lịch sử - văn
- 7 hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hoá khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm, có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó. Khái niệm "bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá": Khái niệm "bảo vệ" được sử dụng nhằm mục đích đề cao tính pháp lý của hoạt động tổ chức quản lý, giữ gìn, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có tính pháp quy để xác định đối tượng và khu vực bảo vệ của các di sản. Mặt khác, khái niệm này cũng bao hàm các hoạt động khác như tu sửa, tôn tạo, bảo quản, gia cố ... nhằm duy trì tính nguyên gốc và sự toàn vẹn của các di sản văn hoá. "Phát huy" trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của di sản văn hoá trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm; đồng thời, khái niệm "phát huy" cũng đã bao hàm cả các hoạt động khai thác, tuy nhiên, nếu sử
- 8 dụng từ "khai thác" thay cho "phát huy" di sản văn hoá thì sẽ bị hiểu là quá thiên về tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 3 phần; Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Phần III: Kiến nghị và kết luận Nội dung nghiên cứu chia thành 3 chương: Chương 1: Thực trạng quản lý kiến trúc, cảnh quan tại khu di tích chùa Thầy. Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn khu di tích chùa Thầy. Chương 3: Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn khu di tích chùa Thầy.
- THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn