intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán quận Hà Đông – TP. Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường và thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán – quận Hà Đông- TP.Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán quận Hà Đông – TP. Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THÁI HÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội- 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THÁI HÀ KHÓA 2014 - 2016 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Lâm Quảng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả gửi lời cảm ơn tới các cơ quan liên quan đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu. Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điệu kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn ! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thái Hà
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thái Hà
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................... 2 5. Các khái niệm ......................................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................ 6 NỘI DUNG ................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG ..... 7 1.1 Giới thiệu chung về khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội [30] . 7 1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................... 7 1.1.2. Điều kiện tự nhiên [30] ................................................................. 8 1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu đô thị mới Văn Quán [30] ....... 9 1.2 Hiện trạng về điều kiện vệ sinh môi trường Khu đô thị mới Văn Quán ................................................................................................................. 10 1.2.1 Hiện trạng về thoát nước [30] ...................................................... 10 1.2.2 Hiện trạng thu gom rác thải [30] .................................................. 17 1.3 Hiện trạng về quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội ..... 23 1.3.1 Hiện trạng công tác duy trì, thu gom, xử lý chất thải rắn [30] ...... 23 1.3.2 Hiện trạng công tác duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước [3] [30] .. 24 1.4 Hiện trạng về quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán ......... 24 1.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý vệ sinh môi trường của Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. [5] [30] ........................................... 25
  6. 1.4.2 Cơ cấu tổ chức Cty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị [5] [30] ....................................................................................................... 26 1.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vệ sinh môi trường tại khu đô thị Văn Quán ............................................................................................ 29 1.6. Đánh giá chung về công tác quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội............................................... 31 1.6.1. Về quản lý chất thải rắn .............................................................. 31 1.6.2. Đánh giá về điều kiện thoát nước ................................................ 32 CHƯƠNG 2: CƠ SƠ KHOA HỌC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ .................... 35 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.......................................................................... 35 2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với vệ sinh môi trường [4] [8] ........................... 35 2.1.1 Yêu cầu đối với công tác duy trì vệ sinh đường phố, khu vực công cộng...................................................................................................... 35 2.1.2 Đối với công tác duy trì hệ thống thoát nước, mặt nước [3] [8].... 49 2.2 Yêu cầu đối với quản lý công tác vệ sinh môi trường ......................... 53 2.2.1 Đối với công tác vệ sinh, thu gom chất thải rắn sinh hoạt [6] [8] . 53 2.2.2 Đối với công tác duy trì hệ thống thoát nước [3] [9] .................... 56 2.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vệ sinh môi trường. ............ 58 2.3.1 Vai trò của cộng đồng [6] [7] ....................................................... 58 2.3.2 Cơ cấu tổ chức thực hiện sự tham gia của cộng đồng [6] [7]........ 60 2.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh môi trường........ 61 2.4.1. Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước Trung ương ban hành [6] .... 61 2.4.2. Văn bản do UBND thành phố Hà Nội ban hành.............................. 63 2.4.3. Các văn bản, quy phạm pháp luật do UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và của quận Hà Đông ban hành. [30]......................................................... 64
  7. 2.5. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh môi trường trong nước và quôc tế ........ 64 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý môi trường ở ngoài nước [6] [30]............... 64 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHU ĐT VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG ... 74 3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. .......................................... 74 3.1.1. Quan điểm .................................................................................. 74 3.1.2. Nguyên tắc về quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán ..................................................................................................... 74 3.2 Giải pháp kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường khu đô thị ................. 76 3.2.1 Giải pháp thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư, nơi công cộng...................................................................................................... 76 3.2.2 Giải pháp bảo vệ môi trường mặt nước của các hồ trong khu đô thị Văn Quán ............................................................................................. 80 3.2.3 Giải pháp thoát nước luân lưu bằng kỹ thuật thấm ....................... 82 3.3 Đề xuất tổ chức quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán ...... 88 3.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................ 88 3.3.2 Phí vệ sinh môi trường ................................................................. 89 3.4 Đề xuất sự tham gia của cộng đồng quản lý vệ sinh môi trường ......... 90 3.4.1 Đề xuất mô hình tổ chức cộng đồng............................................. 90 3.4.2 Đề xuất về hoạt động của cộng đồng trong quản lý vệ sinh môi trường ................................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 98 1. Kết luận. ............................................................................................... 98 2. Kiến nghị ............................................................................................ 100
  8. DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí dự án Khu đô thị mới Văn Quán................................... 7 Hình 1. 2 Khu đô thị mới Văn Quán [30] ..................................................... 10 Hình 1. 3 Trạm bơm và kênh Yên Phúc........................................................ 11 Hình 1. 4 Bè thủy sinh trên hồ Văn Quán. .................................................... 14 Hình 1. 5 Rác thải trên hồ Văn Quán. ........................................................... 15 Hình 1. 6 Hình ảnh ngập úng một số nơi trên đường của khu đô thị mới Văn Quán............................................................................................................. 16 Hình 1. 7 Sơ đồ thu gom chất thải rắn tại khu đô thị Văn Quán .................... 18 Hình 1. 8 Thùng đựng rác công cộng............................................................ 19 Hình 1. 9 Hầm chứa rác tại tầng 1 các đơn nguyên của chung cư cao tầng ... 20 Hình 1. 10 Điểm tập kết rác của khu đô thị................................................... 20 Hình 1. 11 Công tác ép rác và vận chuyển lên bãi xử lý ............................... 21 Hình 1. 12 Sơ đồ hệ thống thu gom rác trong nhà chung cư cao tầng ........... 23 Hình 1. 13 Sơ đồ tổ chức Ban Duy Tu các công trình hạ tầng KT đô thị ...... 26 Hình 1. 14 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị................................................................................................. 28 Hình 1. 15 Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp thực hiện công tác duy trì, quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán .................................................................. 29 Hình 1. 16 Chợ tạm trong khu đô thị Văn Quán ........................................... 30 Hình 1. 17 Tình trạng lấn chiếm vỉ hè .......................................................... 31 Hình 1. 18 Tình trạng lấn chiếm vỉ hè .......................................................... 31 Hình 2. 1 Các loại cống hàm ếch .................................................................. 40 Hình 2. 2 Hiện trạng cống, mương thoát nước bẩn tại phường Bắc Hà [6]. .. 71
  9. Hình 3. 1 Sơ đồ đề xuất quản lý chất thải rắn theo chiến lược 3R tại khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội.......................................................... 79 Hình 3. 2 Đề xuất thùng đựng rác theo phương thức 3R trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông .......................................... 80 Hình 3. 3 Đề xuất giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị Văn Quán ........ 81 Hình 3. 4 Các thiết bị thấm nước. Thiết bị vật liệu nhân tạo (a) và vật liệu tự nhiên (b) ....................................................................................................... 83 Hình 3. 5 Bãi lọc trồng cây hồ Văn Quán ..................................................... 83 Hình 3. 6 Bãi đỗ xe có kết cấu vỉa hè thấm nước .......................................... 84 Hình 3. 7 Gạch Block ................................................................................... 85 Hình 3. 8 Kết cấu điển hình của vỉa hè thấm nước........................................ 85 Hình 3. 9 Kết cấu vỉa hè thấm nước có hệ thống chứa nước ......................... 85 Hình 3. 10 Kết cấu mương thấm nước cho khu đô thị mới Văn Quán........... 86 Hình 3. 11 Sơ đồ các vị trí đấu nối trong bản đồ quy hoạch san nền và thoát nước khu đô thị Văn Quán............................................................................ 87 Hình 3. 12 Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán............................................................................................................. 89 Hình 3. 13 Sơ đồ tổ chức quản lý đội VSMT tự quản ................................... 98
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Tổng hợp khối lượng cống, rãnh khu đô thị Văn Quán ................. 11 Bảng 1. 2 Kết quả phân tích chất lượng nước hồ văn quán 1 ........................ 14 Bảng 1. 3 Kết quả nghiên cứu tính chất lượng nước hồ văn quán 2 ............. 14
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Khu đô thị Văn Quán nằm trên địa bàn quận Hà Đông – TP. Hà Nội, là khu đô thị được xây dựng những năm đầu thế kỷ 21 do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - BXD (HUD) làm chủ đầu tư đã góp phần cải thiện quỹ nhà cho thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các khu đô thị cũng tồn tại nhiều vấn đề khá phức tạp cần được giải quyết, trong đó việc quản lý vệ sinh môi trường đô thị cần được nâng cao hơn nữa để đảm bảo môi trường luôn sạch sạch đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong khu đô thị. Khu đô thị Văn Quán hiện có nhiều khu vực có mật độ xây dựng khác nhau, bao gồm khu xây dựng chung cư cao tầng, khu biệt thự và khu nhà liền kề, một số nhà hàng ăn uống, dịch vụ khám chữa bệnh, trường học ... chính vì vậy việc quản lý vệ sinh môi trường trong khu đô thị diễn biến khá phức tạp. Trước hết là việc quản lý vệ sinh môi trường trong từng chung cư, sau đó đến quản lý khu vực bên ngoài chung cư, khu biệt thự, khu vực đường phố, khu công cộng, không gian cây xanh, mặt nước ... Rác thải, nước thải sinh hoạt từ các chung cư, nhà hàng, rác thải xây dựng, .. không được thu gom kịp thời, không được tập kết đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước (đặc biệt là 2 hồ trong khu đô thị) và gây mất mỹ quan đô thị. Nhiều năm quan chính quyền thành phố Hà Nội và trực tiếp là UBND quận Hà Đông đã ban hành nhiều văn bản vả nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn các khu đô thị mới và trên toàn thành phố nói chung. Do những điều kiện phức tạp về cơ cấu dân cư về tính chất đặc thù xây dựng của từng khu vực nên khu đô thị Văn Quán cần có
  12. 2 những giải pháp tổng thể về các giải pháp kỹ thuật trong quản lý rác thải, nước thải và đặc biệt hơn là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý riêng trong khu vực đô thị, như khu chung cư cao tầng, khu nhà liền kề, khu vực công cộng ... Với những ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán quận Hà Đông – TP. Hà Nội ” là cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Hy vọng từ những kiến thức được học trong trường và thực tiễn công tác, tác giả luận văn có thể góp được một phần nhỏ bé vào công tác quản lý vệ sinh môi trường trong khu đô thị mới Văn Quán nói riêng và các khu đô thị mới trên cả nước nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường và thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán – quận Hà Đông- TP.Hà Nội 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị mới. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu. - Điều tra khảo sát hiện trạng ( quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn trực tiếp… ). - Thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan ở trong và ngoài nước.
  13. 3 - Phương pháp phân tích 5. Các khái niệm Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận văn được xác định như sau: - Khu đô thị mới Theo Quy chế khu đô thị mới (Ban hành kèm theo quyết định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới): "Dự án khu đô thị mới" là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh. Dự án khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên. Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha. - Quản lý Chất thải rắn Quản lý chất thải rắn là một lĩnh vực đa ngành, bao gồm việc áp dụng tổng hợp nhiều giải pháp, từ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, pháp luật đến các giải pháp mang tính xã hội như xã hội hóa đầu tư các công trình thu gom, xử lý chất thải, sự tham gia của cộng đồng, … Do vậy, cần được thống nhất hóa cách hiểu các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Sau đây là một số thuật ngữ được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 59/2008/NĐ-CP về Quản lý chất thải rắn và một số văn bản khác.
  14. 4 - Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. - Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. - Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. - Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. - Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Nước thải: nước đã qua sử dụng cho các nhu cầu khác nhau có lẫn các chất bẩn, làm thay đổi tính chất hoá - lý – sinh so với ban đầu được gọi là nước thải. Nước thải được phân loại thành: + Nước thải bề mặt (nước mưa và nước tưới cây, rửa đường) + Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) + Nước thải sinh hoạt.
  15. 5 - Hệ thống thoát nước: là một tổ hợp các thiết bị, các công trinh kỹ thuật và các phương tiện để thu nước thải tại nơi hinh thành, dẫn vận chuyển đến các công trinh làm sạch, khử trùng và xả nước thải đã làm sạch ra nguồn tiếp nhận. Tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu cầu xử lý và sử dụng nước thải mà chúng ta phân loại các hệ thống thoát nước sau: + Hệ thống thoát nước chung + Hệ thống thoát nước riêng + Hệ thống thoát nước nửa riêng -Môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Luật Bảo vệ môi trường 2014) - Quản lý môi trường: Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. - Sự tham gia của cộng đồng + Cộng đồng: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 có thể hiểu “Cộng đồng xã hội là một tập đoàn người rộng lớn có đủ những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và cư trú”. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao gồm một yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà cả Chính phủ và cộng
  16. 6 đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người. Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia của cộng đồng là những người mà lợi ích của họ sẽ chịu ảnh hưởng của dự án phải được tham gia vào tiến trình quyết định của dự án. Trong trường hợp này, những thành viên trong cộng đồng cũng nên tham gia vào việc chọn những người lãnh đạo. + Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo dưỡng các nguồn lực khan hiếm của cộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng. Vai trò tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động chủ yếu thực hiện ở cấp cộng đồng (xã, phường, khu phố…) như là sự mở rộng vai trò tái sản xuất của mình (các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và giữ gìn môi trường...). Đây thường là những công việc tự nguyện, không được trả lương và thường làm vào thời gian rỗi. 6. Cấu trúc của luận văn:  Mở đầu.  Nội dung Chương 1: Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường tại khu đô thị Văn Quán , quận Hà Đông, TP.Hà Nội Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hiệu quả công tác vệ sinh môi trường Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán  Kết luận và kiến nghị
  17. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  18. 98 cũng nhu các vấn đề trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị. Mô hình này được khái quát theo sơ đồ sau đây (hình 3.13): BQL VSMT Đội VSMT Tổ dân phố Tổ VSMT 1 Tổ VSMT 2 Tổ VSMT 3 Hình 3. 13 Sơ đồ tổ chức quản lý đội VSMT tự quản Theo sơ đồ này thì mỗi tổ có từ 2-4 nhân viên, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng khu vực như khu chung cư cao tầng, khu liền kề ... Những người thuộc tổ vê sinh môi trường do dân lập được hưởng chế độ lương tháng tùy theo điều kiện cụ thể từ 100.000-300.000 ngàn đồng. Nguồn kinh phí trên do dân đóng góp, thu từ phí vệ sinh. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thu gom vận chuyển CTRSH cần huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu đô thị, có sự hỗ trợ của chính quyền phường và UBND quận Hà Đông. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
  19. 99 Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, qua nhiều đợt kiểm tra tiến độ, được sự góp ý của các thầy cô, tác giả đã hoàn thành luận văn và xin được đưa ra một số kết luận sau đây: 1. Quản lý vệ sinh môi trường là công việc hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo đời sống và sức khỏe cộng đồng, đảm bảo cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp mà bất cứ đô thị nào cũng cần phải hướng tới. 2. Đề tài đã đánh giá thực trạng về vệ sinh môi trường khu đô thị mới Văn Quán, thực trạng về công tác tổ chức quản lý . Đề tài đã nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc tổ chức quản lý hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt ở hai lĩnh vực quản lý chất thải rắn và quản lý thoát nước trong khu đô thị. 3. Từ những đánh giá thực trạng và dựa trên cơ sở khoa học của công tác quản lý vệ sinh môi trường, luận văn đã xây dựng các mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán. Đồng thời luận văn cũng đưa ra 3 đề xuất quan trọng sau đây: - Đề xuất về mặt kỹ thuật công tác vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán, bao gồm các vấn đề kỹ thuật trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn, các vấn đề kỹ thuật trong duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, chống ngập úng khi có mưa lớn và bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu đô thị (bao gồm 2 hồ Văn Quán) - Đề xuất về cơ cấu tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán phù hợp với điều kiện hiện nay. Đặc biệt đối với công tác tổ chức phân loại rác tại nguồn (tại các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn), quản lý thu gom vận chuyển chất thải rắn với đơn vị thực hiện trách nhiệm duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước khu đô thị. Tăng cường việc thu phí vệ sinh và phí thoát nước nhằm đảm bảo
  20. 100 nguồn thu phục vụ cho công tác quản lý vận hành hệ thống vệ sinh môi trường đô thị khu đô thị Văn Quán nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. - Đề xuất vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị Văn Quán. Trong đó đề xuất làm rõ cơ cấu tổ chức sự tham gia của cộng đồng, những công tác cơ bản mà cộng đồng tham gia như tuyên truyền vận đồng, thực hiện vai trò giám sát cộng đồng … 2. Kiến nghị 1. Cần có những nghiên cứu thêm về việc phân chia khu vực tổ chức quản lý chất thải rắn cũng như nước thải tại các khu vực khác nhau của khu đô thị Văn Quán như: khu vực chung cư cao tầng, khu biệt thự, nhà liền kề, khu vực công cộng, đường phố ... nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng có hiệu quả hơn. 2. Nâng cao hơn nữa ý thức tự giác thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường khu đô thị cho người dân cũng như các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn, cũng như cơ cấu lại tổ chức cộng đồng trong khu đô thị 3. Cần sớm sửa đổi và ban hành quy chế quản lý vệ sinh môi trường khu đô thị phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay của khu đô thị, phù hợp với các văn bản quản lý hiện hành như: Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị, Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư và một số văn bản pháp luật khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2