intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc theo định hướng quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, nghỉ ngơi của người dân thành phố Nam Định cũng như tạo mỹ quan đô thị cho thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ĐẠT QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TỨC MẠC, PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ĐẠT KHÓA: 2012 - 2014 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀN TẤT NGẠN HÀ NỘI, NĂM 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------- NGUYỄN NGỌC ĐẠT KHOÁ: 2012-2014 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TỨC MẠC, PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình. Mã số: 60.58.01.06. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HÀN TẤT NGẠN Hà Nội - 2014
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp tôi có kiến thức và hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Hàn Tất Ngạn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa sau đại học, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn tốt nghiệp tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả năng thực hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót, tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô và các bạn để những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả cao. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Ngọc Đạt
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Ngọc Đạt
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH MINH HỌA DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2 Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn .................................. 3 Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 4 NỘI DUNG....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TỨC MẠC ...................................................... 5 1.1. Khái quát về thành phố Nam Định và Vị trí của Công viên Tức Mạc trong thành phố Nam Định................................................................................ 5 1.2. Hiện trạng về kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc ....................... 9 1.2.1. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan tổng thể ........................................... 9 1.2.2. Hiện trạng cảnh quan một số công trình trong công viên. .............. 11 1.2.3. Hiện trạng cây xanh. ........................................................................ 15 1.2.4. Hiện trạng sân đường, hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường. ......... 21 1.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc .................................................................................................................. 27
  7. 1.3.1. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên trên địa bàn thành phố Nam Định. .......................................................... 27 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc .................................................................................................. 30 1.3.3. Hệ quả của công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ............................. 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TỨC MẠC ....................................... 35 2.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................... 35 2.1.1. Lý thuyết quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ......................... 35 2.1.2. Lý thuyết quản lý công viên ............................................................ 44 2.1.3. Các lập luận về vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................................................................. 46 2.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 47 2.2.1. Các văn bản pháp luật về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan 47 2.2.2. Các định hướng quy hoạch tổ chức kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc .......................................................................................................... 50 2.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................... 60 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 60 2.3.2. Điều kiện văn hoá - xã hội............................................................... 61 2.3.3. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 62 2.3.4. Cơ chế hành chính ........................................................................... 62 2.3.5. Công tác quy hoạch và thiết kế đô thị ............................................. 63 2.4. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan....................... 65 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 65 2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................. 70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TỨC MẠC .................................................... 73
  8. 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc. ................................................................................ 73 3.1.1. Quan điểm ....................................................................................... 73 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc ....................................................................................... 74 3.2. Các nhóm giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc .................................................................................................. 75 3.2.1. Phân vùng quản lý ........................................................................... 75 3.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo phân vùng. ................................................................................................................ 81 3.2.3. Giải pháp về cơ chế, tổ chức ........................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102 Kết luận .................................................................................................. 102 Kiến nghị ................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt NĐ-CP Nghị định - Chính phủ QĐ-BXD Quyết định - Bộ xây dựng QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng Chính phủ QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QH Quy hoạch QHCT Quy hoạch chi tiết QHC Quy hoạch chung TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT Thể dục thể thao TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TT-BXD Thông tư - Bộ xây dựng UBND Ủy ban nhân dân
  10. DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu Tên hình Trang hình Ranh giới mở rộng thành phố Nam Định theo đồ án Quy Hình 1.1 6 hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt Hình 1.2 Vị trí công viên Tức Mạc thành phố Nam Định 8 Hình 1.3 Hiện trạng nhà quản lý 11 Hình 1.4 Hiện trạng nhà trưng bày lịch sử - nghệ thuật 12 Hình 1.5 Hiện trạng nhà nhà gỗ 12 Hình 1.6 Hiện trạng cổng và hàng rào công viên 13 Hình 1.7 Hiện trạng các hạng mục công trình có quy mô nhỏ 14 Hình 1.8 Hiện trạng Đình Bái 15 Hình 1.9 Hiện trạng cây xanh 16 Hình 1.10 Hiện trạng sân đường phía tây hồ Truyền Thống 21 Hình 1.11 Hiện trạng sân đường phía đông hồ Truyền Thống 21 Hình 1.12 Hiện trạng sân đường khu bán đảo nhỏ 22 Hình 1.13 Hiện trạng sân đường khu bán đảo lớn 23 Hình 1.14 Hiện trạng cầu 23 Hình 1.15 Hiện trạng Hệ thống đèn chiếu sáng 25 Hình 1.16 Hiện trạng Hệ thống cửa thu nước mưa 25 Hình 1.17 Hiện trạng vệ sinh môi trường 26 Hình 2.3 Công viên Cầu Giấy 68 Hình 2.4 Công viên Cầu Giấy có nhiều khu vui chơi 69 Hình 2.5 Vườn Bảo Mặc 70 Hình 3.1 Phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan 81 Hình 3.2 Các thành phần mặt nước của công viên sau cải tạo 82
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý công viên thành phố Nam Định. 32 Sơ đồ 2.1 Nội dung quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. 38 Mối quan hệ tương hỗ giữa kiến trúc cảnh quan công 45 Sơ đồ 2.2 viên, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Sơ đồ 3.1 Đề xuất mô hình quản lý trực tiếp công viên Tức Mạc. 95 Sơ đồ 3.2 Mô hình phối hợp quản lý công viên Tức Mạc 96
  12. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang bảng, biểu Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất công viên Tức Mạc năm 2013. 10 Bảng 1.2 Thống kê và đánh giá tổng quan hiện trạng cây xanh. 17 Cơ cấu sử dụng đất công viên theo quy hoạch tổng Bảng 2.1 51 mặt bằng.
  13. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng, bộ mặt mỹ quan đô thị cần được quan tâm kỹ lưỡng, trong đó có không gian kiến trúc cảnh quan công viên. Mặt khác, mức sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, đi cùng với đó là nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Do đó công tác quản lý, đầu tư phát triển các khu công viên là rất quan trọng để tạo ra không gian nghỉ dưỡng cho dân cư đô thị. Dự án nâng cấp và cải tạo công viên Tức Mạc đã được phê duyệt năm 2013 (theo Quyết định 1369/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp công viên Tức Mạc, thành phố Nam Định). Hiện nay, công tác đầu tư xây dựng đang được UBND thành phố Nam Định triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2014, do đó đặt ra yêu cầu về công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực này để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đảm bảo mục tiêu đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế chưa có một nghiên cứu cụ thể về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho công viên Tức Mạc. Do đó công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đối với khu công viên này trở nên bức thiết và cần được quan tâm sâu sắc. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, đảm bảo mục tiêu đầu tư của dự án.
  14. 2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc theo định hướng quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, nghỉ ngơi của người dân thành phố Nam Định cũng như tạo mỹ quan đô thị cho thành phố. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Công viên Tức Mạc. - Phạm vi nghiên cứu: Công viên Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Tổng diện tích nghiên cứu 19,53ha. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh, phỏng vấn, xử lý tình huống, phương pháp điều tra về cộng đồng xã hội. - Phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế công tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề. - Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logic, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng phương pháp luận quản lý kiến trúc cảnh quan công viên. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan đã đề xuất để áp dụng có hiệu quả đối với Công viên Tức Mạc.
  15. 3 Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn 1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. 2. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 3. Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. 4. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp - đến cảnh quan đô thị. 5. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. 6. Công viên đô thị là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa hoàn hảo nhất trong các loại đất cây xanh đô thị. Tùy tính chất, quy mô, đặc điểm thiên nhiên của từng đô thị mà người ta tổ chức các thể loại công viên khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và chức năng riêng.
  16. 4 7. Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất lượng sống đô thị. 8. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành theo yêu cầu quản lý. [15] Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận & kiến nghị. Ngoài ra là các tiểu mục theo quy định của trường. Với 3 chương của phần Nội dung như sau: Chương 1. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc Chương 3. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan công viên Tức Mạc
  17. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  18. 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Nghỉ ngơi, thư giãn, giao lưu thể dục thể thao là một trong những hoạt động cơ bản không thể thiếu của con người. Tạo nên nhiều không gian thoáng đãng trong đô thị, đặc biệt là không gian xanh, mặt nước là rất quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng sống cũng như thẩm mỹ đô thị. Hệ thống mặt nước, cây xanh, kết hợp với các công trình phụ trợ tạo nên công viên - không gian xanh quan trọng nhất trong đô thị hiện đại. Trên thực tế, cho đến nay ở Nam Định không gian trong công viên được thiết kế một cách hoàn thiện và chu đáo còn ít và chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. Cùng với những nguy cơ và thách thức của đô thị như vấn đề tăng dân số, những bất cập về văn minh nơi công cộng, ý thức chấp hành luật lệ của một bộ phận người dân còn kém, kết hợp với sự quản lý còn lỏng lẻo… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của Nam Định. Thông qua việc thực hiện luận văn tốt nghiệp tác giả đã đánh giá chung về tình hình quản lý cảnh quan công viên ở các nước trên thế giới, phân tích hiện trạng một số công viên trong nước, qua đó chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của công viên Tức Mạc. Nghiên cứu cảnh quan công viên trong đô thị, các giải pháp thiết kế, quản lý cho các vùng không gian, các tiện ích đô thị cho không gian trong công viên như đèn chiếu sáng, hàng rào chắn, ghế ngồi, mặt nước, cây xanh, công trình… ở công viên Tức Mạc là những nội dung cơ bản được tác giả đi sâu nghiên cứu. Tác giả thực hiện luận văn này với mong muốn đóng góp một phần vào sự thành công của công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của công
  19. 103 viên Tức Mạc, làm cho giá trị của công viên ngày càng được cải thiện và đem lại cho người dân nơi tham quan, nghỉ ngơi, giao lưu thể dục thể thao hiệu quả. Kiến nghị 1. Thành phố cần gấp rút xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển các hệ thống cảnh quan trong công viên, xây dựng các dự án thành phần cho từng loại công viên cụ thể và có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí, phân kỳ đầu tư nhằm từng bước nâng cấp, cải tạo, thiết kế cảnh quan công viên trên địa bàn tỉnh Nam Định. 2. Chú trọng trong khâu quy hoạch, thiết kế, quản lý khai thác và sử dụng công viên trong mối quan hệ giữa các lớp không gian xung quanh. 3. Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Nam Định, UBND thành phố Nam Định, kết hợp với các ban ngành có liên quan cần sớm ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn về thiết kế, nghiệm thu, các chỉ dẫn kỹ thuật đồng bộ cho việc quy hoạch, quản lý hệ thống công viên. 4. Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn các công trình xây dựng công viên. 5. Đưa các hạng mục công trình trong và ngoài công viên vào các hạng mục cần rà soát khi phê duyệt kế hoạch triển khai các dự án, công trình xây dựng.
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị, Thông tư số 06/2013/TT-BXD, Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD, Hà Nội. 4. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng, Hà Nội. 5. Bộ Xây dựng (2005), Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, Thông tư số 20/2005/TT-BXD, Hà Nội. 6. Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, Thông tư liên lịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV, Hà Nội. 7. Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, Hà Nội. 8. Chính phủ (2010), Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP, Hà Nội. 9. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0