Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan cho Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội nhằm đảm bảo tính thống nhất của không gian tổng thể tuyến phố và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2016
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH KHÓA 2014 - 2016 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LONG Hà Nội - 2016
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới: PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả. Khoa Sau Đại học - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ. Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại Trường. Phòng Quản lý đô thị - UBND quận Đống Đa và quận Ba Đình, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Tuy đã rất cố gắng, nhưng nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến đường, tuyến phố. Xin trân trọng cảm ơn!
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thùy Linh
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................. 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề ............................................................................................. 3 Kết quả đạt được.............................................................................................................................. 3 Các khái niệm .................................................................................................................................. 3 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI ......................................................................................................................................................6 1.1.Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan tại Hà Nội ......................................................... 6 1.2. Hiện trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.................. 10 1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 10 1.2.2. Hiện trạng công tác sử dụng đất trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội......... 13 1.2.3. Hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội ..... 16 1.3. Thực trạng quy hoạch trên địa bàn quận Đống Đa và quận Ba Đình, Hà Nội..................... 32 1.3.1 . Công tác quy hoạch trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội: ...................................... 32 1.3.2. Công tác quy hoạch trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội: ...................................... 34 1.4. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh .................................................................................................................... 35 1.4.1. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ................................. 35 1.4.2. Thực trạng bộ máy quản lý................................................................................... 37 1.5. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh .................................................................................................. 39 1.6. Những vấn đề cần nghiên cứu................................................................................................ 40
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI ......... 41 2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................................ 41 2.1.1. Xu hướng về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên thế giới .......................... 41 2.1.2. Các lý thuyết về kiến trúc, cảnh quan..................................................................... 41 2.1.3. Vai trò của cộng đồng ......................................................................................... 45 2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................................... 46 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam .............................................. 46 2.2.2. Các văn bản pháp lý của địa phương .................................................................... 48 2.2.3. Đồ án quy hoạch có liên quan .............................................................................. 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến phố:................ 53 2.3.1. Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội..................................................................... 53 2.3.2. Điều kiện Khoa học kỹ thuật - Khoa học công nghệ .......................................... 55 2.4. Các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý kiến trúc, cảnh quan ............... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI ............................. 62 3.1. Quan điểm và mục tiêu: ......................................................................................................... 62 3.1.1. Quan điềm ...................................................................................................... 62 3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................... 62 3.2. Nguyên tắc quản lý:................................................................................................................ 62 3.3. Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh....... 64 3.3.1. Quản lý theo phân vùng không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường ................. 64 3.3.2. Quản lý các công trình kiến trúc........................................................................ 67 3.3.3. Quản lý cây xanh cảnh quan ............................................................................. 72 3.3.4. Quản lý hạ tầng kỹ thuật liên quan .................................................................... 76 3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................................................... 78 3.4.1. Giải pháp về cải cách hành chính ............................................................... 78 3.4.2. Giải pháp về huy động kinh phí ......................................................................... 80
- 3.5. Giải pháp về bộ máy quản lý ........................................................................................... 80 3.5.1. Thành phần bộ máy quản lý ........................................................................ 81 3.5.2. Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý........................................................... 82 3.5.3. Nội dung quản lý ......................................................................................... 85 3.5.4. Kinh phí hoạt động .......................................................................................... 86 3.6. Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh có sự tham gia của cộng đồng ....................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 90
- DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hình Tên hình Trang Hình 1.1 Khu đô thị Ciputra Hà Nội 8 Hình 1.2 Dự án Diamond Blue 9 Hình 1.3 Dự án Le Pont D’or của Tân Hoàng Minh 9 Hình 1.4 Vị trí quận Đống Đa đối và quận Ba Đình 11 Hình 1.5 Vị trí tuyến đường Nguyễn Chí Thanh 12 Hình 1.6 Giới hạn nghiên cứu tuyến đường Nguyễn Chí Thanh 12 Hình 1.7 Hiện trạng sử dụng đất 13 Hình 1.8 Nhà ở dân cư đoạn Nguyễn Chí Thanh – Láng 18 Hình 1.9 Đài truyền hình Việt Nam 18 Hình 1.10 Khách sạn Bảo sơn 19 Hình 1.11 Trường đại học Luật 19 Hình 1.12 Công trình chung cư – hỗn hợp cao cấp Vinhomes 20 Hình 1.13 Thiếu đồng bộ về kiến trúc 21 Hình 1.14 Những khu tập thể đã xuống cấp 21 Hình 1.15 Dãy nhà tạm số 34 Nguyễn Chí Thanh 22 Hình 1.16 Chung cư M5 22 Hình 1.17 Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai – Kim Mã 23 Hình 1.18 Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng 23 Hình 1.19 Cầu vượt cho người đi bộ 23 Hình 1.20 Bảng, biển quảng cáo trên đường Nguyễn Chí Thanh 25 Hình 1.21 Gạch lát vỉa hè 26 Bãi đỗ xe đoạn Nguyễn Chí Thanh - Phạm Huy Hình 1.22a 26 Thông (phía trước hồ Ngọc Khánh) Bãi đỗ xe đoạn Nguyễn Chí Thanh - Phạm Huy Hình 1.22b 27 Thông (phía trước hồ Ngọc Khánh)
- Số hình Tên hình Trang Hình 1.23 Đường Nguyễn Chí Thanh trước khi chặt cây 28 Hình 1.24 Đường Nguyễn Chí Thanh sau khi chặt cây 28 Hình 1.25 Những hàng cây mới trồng 28 Hình 1.26 Vị trí Hồ Ngọc Khánh với đường Nguyễn Chí Thanh 29 Hình 1.27 Đường dạo ven hồ Ngọc Khánh 29 Mặt đứng đoạn đường Nguyễn Chí Thanh (từ Hình 1.28a 30 số nhà 93 đến 101) Mặt đứng đoạn đường Nguyễn Chí Thanh (từ Hình 1.28b 30 số nhà 29 đến 33) Mặt đứng đoạn đường Nguyễn Chí Thanh (từ Hình 1.28c 30 số nhà 76 đến 68) Hình 1.29 Bản đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan 31 Hình 2.1 Hình ảnh minh họa về thuyết Kevin Lynch 43 Quy hoạch Giao thông nội thành, trích khu Hình 2.2 vực quận Ba Đình và quy hoạch định hướng 53 không gian 2030 – 2050 Hình 2.3 Cây xanh đường phố Singapore 57 Đề xuất sơ đồ hạn chế tầng cao công trình Hình 3.1 65 trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh Đề xuất hướng cải tạo chung cư cũ 54 Nguyễn Hình 3.2 71 Chí Thanh và 29 Nguyễn Chí Thanh Hình 3.3 Đề xuất giải pháp quản lý không gian cây xanh 72 Đề xuất hướng chỉnh trang cây xanh trên Hình 3.4 74 tuyến đường Hình 3.5 Đề xuất hướng trồng cây trên cầu đi bộ 75 Đề xuất hướng trồng cây trên các mặt đứng Hình 3.6 75 công trình kiến trúc
- Số hình Tên hình Trang Hình 3.7 Đề xuất hình thức đèn đường cao áp 76 Hình 3.8 Minh họa cải tạo vỉa hè và bồn cây 78 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Bảng thống kê số liệu hiện trạng sử dụng đất 13 Bảng 1.2 Bảng thống kê các công trình công cộng 17 trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh Bảng 1.3 Bảng thống kê các công trình cơ quan, trường đào tạo, viện nghiên cứu trên tuyến 17 đường Nguyễn Chí Thanh Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất quận Đống Đa 49 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 52 quận Ba Đình Bảng 3.1 Các yếu tố đánh giá giá trị kiến trúc công 63 trình tuyến phố Bảng 3.2 Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô 69 văng Bảng 3.3 Độ nhô ra của các bộ phận công trình 70 Bảng 3.4 Phân loại chức năng cây xanh trên tuyến 73 đường Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân cấp quản lý các hoạt động xây dựng cải tạo trên khu vực Tuyến đường 39 Nguyễn Chí Thanh
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Viết tắt Đô thị mới ĐTM Kiến trúc cảnh quan KTCQ Nhà xuất bản NXB Nghị định – Chính phủ NĐ-CP Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN Quy hoạch QH Quy hoạch chi tiết QHCT Thành phố TP Thông tư TT Ủy ban nhân dân UBND Vệ sinh môi trường VSMT
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đường Nguyễn Chí Thanh thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình, nối từ ngã tư Kim Mã - Liễu Giai tới cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng là một trong những tuyến giao thông chính của thành phố Hà Nội. Đường Nguyễn Chí Thanh ngày nay là sự kết hợp của phố Liễu Giai kéo dài và phố Láng Trung, từ tháng 1 năm 1998, đường được mang tên của một vị tướng tài, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Trải dài 1,8 km, con đường này trước đây từng được mệnh danh là “Con đường đẹp nhất Việt Nam”, với bộ mặt kiến trúc hai bên tuyến đường là nơi ghi lại dấu ấn đậm nét của Thủ đô trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ con đường nhỏ, sau quá trình nâng cấp, mở rộng, đường Nguyễn Chí Thanh trở nên khá khang trang, sạch đẹp, đáp ứng được nhu cầu đi lại, xây dựng và cảnh quan của thành phố. Tuy nhiên sau 20 năm đổi mới, ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rộng khắp ở các tỉnh thành trên cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, “con đường đẹp nhất Việt Nam” cũng đang phải đối mặt với những hậu quả do quá trình đô thị hoá quá nhanh đem lại, một trong số đó là vấn đề buông lỏng trong công tác quản lý đô thị, đặc biệt là công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên các tuyến phố. Hình ảnh “con đường đẹp nhất Việt Nam” đã xuống cấp nhanh chóng, không còn tương xứng với chức năng và tiềm năng của tuyến đường: muôn vẻ phong cách kiến trúc, màu sắc không đồng nhất, công trình xuống cấp, cây xanh bị chặt hạ thay thế không đồng bộ..vv.. Bên cạnh đó là vấn đề về bộ máy quản lý đô thị còn chưa thống nhất, chồng chéo,thiếu sự phối kết hợp trong công tác.. Tốc độ phát triển quá nhanh về hạ tầng - kinh tế - xã hội và mối liên hệ của các địa bàn lân cận đã không ít tạo áp lực cho công tác quản lý đô thị tại quận Đống Đa. Xuất phát từ những luận điểm trên, việc lựa chọn đề tài: Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội là rất cần thiết, nhằm khắc phục các nhược điểm, bổ sung không chỉ lý luận mà còn đưa ra cách thức quản lý cho địa bàn
- 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan cho Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội nhằm đảm bảo tính thống nhất của không gian tổng thể tuyến phố và phù hợp với quy hoạch được duyệt. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên phạm vi địa bàn nghiên cứu. Những tác nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong hiện tại và tương lai. - Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Mỗi bên so với chỉ giới đường đỏ khoảng 50m (1 lớp công trình). - Thời gian nghiên cứu: Theo Quy hoạch chung của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát, điều tra: Phương pháp này trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra. - Phân tích tổng hợp: Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó. Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý kiến trúc cảnh quan Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh đô thị, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn tuyến. - So sánh đối chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài. - Đề xuất giải pháp: Công tác nghiên cứu bao gồm việc phân tích những tồn tại dựa trên việc khảo sát, điều tra kết hợp Phân tích tổng hợp. Đề xuất các giải pháp cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở giải quyết những tồn tại đó. Phạm vi nghiên cứu có giới hạn,tập trung vào việc đưa ra giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho trục đường, kết hợp quá trình nghiên cứu cộng đồng. - Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý: Phương pháp này đòi hỏi cộng đồng tham gia vừa mang tính chất chiều rộng: đa dạng về cách tiếp cận, các vấn đề đô thị gặp
- 3 phải; tính chất chiều sâu: thể hiện việc “cộng đồng” được hiểu bao gồm không chỉ dân cư khu vực mà còn cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận khu vực cần tham vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau, từ đó cùng có nhiều cách tiếp cận một vấn đề. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề - Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. - Các cơ sở lý luận, cơ sở khoa học liên quan tới công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực. - Đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý trong hiện tại và tương lai, gắn kết bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng. - Kết luận, kiến nghị. Kết quả đạt được - Phân tích những đặc trưng của khu vực. - Đưa ra giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan của khu vực. - Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng tham gia đầu tư xây dựng, tiếp nhận, quản lý các công trình xây dựng trên trục đường. Các khái niệm - Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý. - Quản lý đô thị: Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. - Thiết kế đô thị (Urban design): Được xác định như một hoạt động có tính chất đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo Urban Design Group thì thiết kế đô thị là một quá trình có sự tham gia của nhiều ngành liên quan nhằm định hình cấu trúc hình thể không gian phù hợp với đời sống của người dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm và nơi chốn. Đối với Việt Nam, thiết kế đô thị là một khái niệm mới, thiết kế đô thị trong Luật xây dựng năm 2003 được định nghĩa:“Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây
- 4 dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị”. - Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị: Mặc dù chưa có một khái niệm cụ thể cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, một khu vực đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” , với đối tượng bao gồm về không gian đô thị: Khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực giáp ranh và khu vực khác; về cảnh quan đô thị: tuyến phố, trục đường, quảng trường, công viên, cây xanh và kiến trúc đô thị : Nhà ở, các tổ hợp kiến trúc, các công trình đặc thù khác. - Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng.Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây. Các đối tượng kiến trúc thể hiện mối tương quan tỷ lệ hợp
- 5 Cấu trúc luận văn LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU PHẦN MỞ ĐẦU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH. HÀ NỘI THỰC THỰC HIỆN THỰC CÁC VẤN TRẠNG TRẠNG QH TRẠNG KG TRẠNG ĐỀ KHÁC CÔNG TÁC TRÊN ĐỊA KTCQ CÔNG TÁC CÓ LIÊN QUẢN LÝ BÀN TUYẾN PHỐ QUẢN LÝ QUAN KG KTCQ Q. ĐỐNG ĐA NGUYỄN KGKTCQ TẠI HÀ NỘI VÀ CHÍ THANH TUYẾN Q. BA ĐÌNH ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ PHẦN NỘI DUNG THANH CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI CƠ SỞ LÝ CƠ SỞ PHÁP CÁC YẾU TỐ KINH NGHIỆM THUYẾT LÝ ẢNH TRONG NƯỚC HƯỞNG VÀ QUỐC TẾ CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP SỰ THAM VÀ MỤC CHUNG VỀ VỀ CƠ CHẾ VỀ BỘ MÁY GIA CỦA TIÊU QUẢN LÝ CHÍNH QUẢN LÝ CỘNG KG KTCQ SÁCH ĐỒNG PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ CÁC KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
- THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Quá trình nghiên cứu, đánh hiện trạng đã cho thấy tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội là một tuyến phố có giá trị cao về kiến trúc, cảnh quan, hình thức kiến trúc đa dạng. Tuy nhiên, hình ảnh kiến trúc cảnh quan của tuyến đường hiện đang bị biến đổi do sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển cùng với những sai phạm do thiếu phương pháp quản lý đúng đắn. Những tồn tại và phát sinh là minh chứng cho sự cần thiết phải có phương án quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ các vấn đề cần giải quyết, cùng với việc nghiên cứu chiến lược phát triển đô thị, định hướng phát triển, các lý luận trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài, các kinh nghiệm học hỏi trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh nhằm mục tiêu tạo dựng và phát huy giá trị hình ảnh kiến trúc cảnh quan đặc trưng của tuyến đường. Nghiên cứu đã chỉ rõ, để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh đạt được hiệu quả cao cần có một chính quyền quản lý tổng hợp, đồng bộ có năng lực mạnh về nhiều khía cạnh, có định hướng đúng đắn, nhìn xa trông rộng. Bộ phận tham mưu, các chuyên gia chuyên ngành có trình độ cao. Hệ thống văn bản chế tài mạnh, sát với điều kiện thực tế, đúng định hướng nhà nước. Hệ thống quản lý triển khai tại cơ sở có đủ năng lực. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường là một yếu tố để xây dựng biện pháp quản lý kiến trúc cảnh quan có hiệu quả. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội từ các giải pháp tổng thể đến các giải pháp cụ thể có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện bộ mặt kiến trúc cảnh quan, bắt kịp với định hướng phát triển của Thủ đô, học viên xin được đưa ra phương hướng nghiên cứu của luận văn về giải pháp Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Từ nghiên cứu có thể lấy cơ sở để áp dụng phương thức quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các tuyến phố khác của Thành phố Hà Nội và các tuyến đường có điều kiện tương đồng.
- 91 Kiến nghị Các cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết, các hướng dẫn thiết kế đô thị, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Đồng thời chi tiết, cụ thể hóa các quy định về kiến trúc, cảnh quan làm cơ sở để quản lý. Kiến nghị thiết lập các chế tài phát huy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KTCQ tuyến phố. Cần xem cộng đồng là một trong những nguồn lực đối ứng chủ yếu với nhà nước trong việc thực thi quản lý một cách hiệu quả. Kiến nghị thiết lập các công cụ pháp lý cần thiết làm cơ sở cho việc giáo dục nâng cao nhận thức, điều chỉnh các quan hệ, xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển nhanh chóng của tuyến phố. Những điều chinh về quân lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố cần được cân nhắc kỹ lưỡng, căn cứ trên các thông tin và số liệu thực tại, tham khảo ý kiến phản biện của các nhà chuyên môn và cộng đồng để xác định hướng đi phù hợp. Kiến nghị sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng quản lý đô thị cung cấp ngân hàng dữ liệu phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập hệ thống thông tin tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 108 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn