intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu, lợi ích của việc đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN TUẤN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: .TS. LÊ BẢO Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: -Học liệu, Đại học Đà Nẵng ện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của mỗi địa phương. Bởi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế như hạ tầng giao thông cả đô thị và nông thôn, hệ thống hồ chứa nước, đập thủy lợi, kênh mương, đê điều, tưới tiêu, trường học, bệnh viện, cơ sở vật chất cho văn hóa,… Đầu tư XDCB là nhân tố quan trọng làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, địa phương, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng năng suất sản xuất, tăng thu nhập xã hội, thúc đẩy phát triển công nghệ mới góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Do có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội như vậy, nên việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước được đặc biệt quan tâm mà cụ thể là quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. Đã có nhiều quy định của nhà nước đối với nguồn vốn này như ban hành Luật, các hướng dẫn từ việc lập kế hoạch đến các quy trình, thủ tục từ chuẩn bị đến thực hiện, quản lý sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó, quản lý chi nguồn vốn đầu tư NSNN còn là hoạt động quản lý kinh tế phước tạp, luôn có những thay đổi, biến động, nhất là trong điều kiện các cơ chế quản lý, các quy định về quản lý ở lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh. Hiệp Đức là một trong 18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ đầu tư phát triển chung của cả nước, của tỉnh, tổng nguồn vốn chi cho đầu tư
  4. 2 XDCB hằng năm chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước của huyện. Đã có nhiều công trình được đầu tư xây dựng hoàn thành từ nhiều chương trình, dự án sử dụng nguồn chi đầu tư XDCB, đã góp phần vào việc hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và tạo được sự chuyển biến tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đáp ứng được yêu cầu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quản lý và sử dụng nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của huyện Hiệp Đức hiện nay vẫn còn những tồn tại như kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý, giải ngân nguồn vốn đầu tư chậm, nguồn vốn chi cho đầu tư từ ngân sách nhà nước của huyện thấp, chủ yếu từ nguồn vốn các Chương trình dự án của Chính phủ, nguồn cân đối chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện. Vì vậy, làm thế nào để quản lý chi ngân sách nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Hiệp Đức có hiệu quả và tối ưu nhất, cân đối được nguồn lực và nhu cầu là vấn đề thực sự cấp thiết và cần được quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa quan trọng nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý chi đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” là đề tài để nghiên cứu luận văn thạc sĩ nhằm đánh giá rõ thực trạng, từ đó tìm ra giải pháp tăng cường công tác quản lý chi đầu tư từ NSNN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu, lợi ích của việc đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần thúc đẩy phát triển
  5. 3 kinh tế - xã hội của huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian 05 năm gần đây (2014-2018); đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức được thực hiện như thế nào? Có những hạn chế gì? Do những nguyên nhân nào? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư từ NSNN tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Quản lý chi đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc ở đây là quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung của
  6. 4 công tác quản lý chi ngân sách nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hiệp Đức. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ 2014 -2018; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Luận văn sử dụng nguồn số liệu chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ các nguồn: - Số liệu thu thập từ các báo cáo tổng hợp hay chi tiết trong công tác quản lý của các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hiệp Đức như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện Hiệp Đức, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Chi cục thống kê.. - Các văn bản, báo cáo, nghị quyết của các cấp, các ngành và nguồn số liệu thống kê. - Các tư liệu về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, kết quả các cuộc điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Vận dụng lý luận chung về quản lý kinh tế và kinh tế học phát triển, lý luận về vốn đầu tư từ NSNN. Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trước đây. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, cụ thể:
  7. 5 - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác quản lý xây dựng cơ bản và quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện để đầu tư xây dựng cho các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng… tổng hợp đánh giá các cơ chế đầu tư và giải ngân làm cơ sở để đưa ra cơ chế quản lý chi cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp, cơ chế trong cách quản lý chi và kiểm soát được nguồn vốn chi cho đầu tư từ ngân sách nhà nước. 7. Tài liệu sử dụng chính trong nghiên cứu - Các Luật: Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2013. - Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 136/2015/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu thầu, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. - Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế - GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu, Đại học kinh tế Quốc dân. - Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước - Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Học viện Tài chính, Hà Nội. - Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN ở Việt Nam” của Nguyễn Huy Chí, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính quốc gia. - Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”
  8. 6 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Diệp, thực hiện năm 2016 tại Đại học kinh tế Đà Nẵng. 8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, là nhân tố quan trọng làm trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, địa phương. Thực tế trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, chưa có một công trình, một tác giả nào nghiên cứu về vấn đề quản lý chi NSNN về đầu tư XDCB tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Một số công trình được tiếp cận, tham khảo cho việc nghiên cứu của đề tài này như sau: Nguyễn Tiến Đức (2016): “ Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quân Ba Đình, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Đỗ Thiết Khiêm (2011): “ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. Triệu Trân Hy (2013): “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB tại TP Đà Nẵng”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế kỹ thuật, trường Đại học Đà Nẵng.. Nguyễn Huy Chí (2016): “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.. 9. Bố cục đề tài Ngoài phân Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi
  9. 7 đầu tư NSNN. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi đầu tư NSNN huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư NSNN huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
  10. 8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1.1. Một số khái niệm a. Ngân sách nhà nước Theo khái niệm được quy định trong Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” b. Chi đầu tư NSNN Chi đầu tư phát triển NSNN là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu quản lý chi đầu tư NSNN cấp huyện của luận văn chỉ nghiên cứu về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN. Chi đầu tư xây dựng cơ bản NSNN là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. c. Quản lý chi đầu tư NSNN Quản lý chi đầu tư ngân sách nhà nước là việc các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền quản lý quá trình thực hiện và sử dụng một phần vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng, sản xuất ra tài sản cố định nhằm hoàn thiện, nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và phương tiện sản xuất phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế
  11. 9 đất nước đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn từ NSNN, nâng cao đời sống vật chất và kinh tế kỹ thuật của đất nước. 1.1.2. Vai trò của quản lý chi đầu tƣ NSNN - Quản lý chi đầu tư từ NSNN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc đầu tư, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo chất lượng, tiến độ và mục tiêu của dự án đầu tư. - Quản lý chi đầu tư NSNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tích cực. - Về lãnh thổ, đầu tư có tác dụng tạo ra sự cân bằng trong phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở những vùng kém phát triển sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo, chậm phát triển. - Quản lý chi đầu tư từ NSNN góp phần phát triển con người và giải quyết các vấn đề xã hội. - Quản lý chi đầu tư NSNN có tác động rất lớn đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư khác. - Quản lý chi đầu tư NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý chi đầu tƣ NSNN a. Cấp phát đúng đối tượng b. Thực hiện đúng quy trình, trình tự đầu tư và xây dựng c. Đúng mục đích, đúng kế hoạch d. Theo khối lượng hoàn thành và dự toán được phê duyệt e. Thực hiện giám đốc bằng tiền trong tất cả các dự án và giai đoạn thực hiện đầu tư 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
  12. 10 1.2.1. Lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ NSNN cấp huyện a. Điều kiện phân bổ vốn đầu tư NSNN Dự án phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, đã được cấp có thẩm quyền quyết định và hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định. b. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư NSNN Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. c. Tiêu chí đánh giá công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư NSNN - Một là, bảo đảm nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB NSNN. - Hai là, thông qua việc lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB có tác dụng bảo đảm sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án đầu tư XDCB. 1.2.2. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu và chấp hành dự toán, kiểm soát, thanh toán nguồn vốn chi đầu tƣ từ NSNN a. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu Quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hoàng hóa, xây lắp là một trong các nội dung quan trọng của hoạt động quản lý chi đầu tư từ NSNN. b. Chấp hành dự toán, kiểm soát, thanh toán nguồn vốn chi đầu tư từ NSNN Sau khi được UBND huyện giao dự toán ngân sách, các cơ
  13. 11 quan ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (chủ đầu tư). Dự toán chi đầu tư XDCB NSNN được phân bổ chi tiết theo từng dự án, cấp ngân sách, theo loại và khoản mục quy định mục lục ngân sách nhà nước và được điều hành thực hiện theo tiến độ cụ thể trong năm. 1.2.3. Quyết toán dự án, công trình hoàn thành, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB theo niên độ NSNN hằng năm cấp huyện a. Quyết toán dự án, công trình hoàn thành - Công tác quyết toán dự án hoàn thành để xác định giá trị tài sản hình hình thành sau đầu tư và đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. - Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả thực hiện công trình, việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng và xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan như chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan quản lý, cấp phát, thanh toán vố đầu tư. b. Quyết toán vốn đầu tư XDCB theo niên độ NSNN Quyết toán vốn đầu tư niên độ NSNN là việc xác định, tổng hợp toàn bộ số thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách, thời gian tổng hợp số liệu từ 01/01 năm thực hiện cho đến hết 31/01 năm sau. Nội dung các báo cáo quyết toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, phù hợp với nội dung kế hoạch dự toán được duyệt, đối chiếu nguồn vốn cho từng công trình, dự án và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chi đầu tƣ NSNN cấp huyện
  14. 12 Các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành của các cơ quan trực tiếp quản lý vốn đầu tư từ NSNN, Kiểm toán nhà nước định kỳ lập kế hoạch hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý vốn đầu tư, quản lý dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế về quản lý chi đầu tư theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cơ quan thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý những sai phạm theo quy định về quản lý dự án nếu có; giám sát việc việc chấp hành khắc phục hạn chế, sai phạm các vấn đề phát hiện. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.3.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi đầu tƣ NSNN cấp huyện 1.3.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xă hội của địa phƣơng
  15. 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Từ những nội dung cơ bản về quản lý chi đầu tư từ NSNN, việc hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư từ NSNN có nhiều nội dung và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch giao vốn đầu tư; công tác thẩm định lựa chọn nhà thầu và chấp hành dự toán chi đầu tư; kiểm soát, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư sẽ hạn chế lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước. Từ những yếu tố về điều kiện tự nhiên, KT- XH, nguồn nhân lực của mỗi địa phương là yếu tố quyết định đến quản lý chi đầu tư từ NSNN. Từ cơ sở lý luận trên, luận văn tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB nguồn vốn NSNN từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong chương 2.
  16. 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NSNN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Huyện Hiệp Đức nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 80 km; nằm trên trục tọa độ địa lý từ 15022’12’’ đến 15038’40’’ vĩ độ Bắc; từ 107084’40’’ đến 108000’08’’ kinh độ Đông. - Khí hậu: Như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Nam, khí hậu ở Hiệp Đức mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong năm 250C (cao nhất khoảng 380 vào một số ngày của tháng 6, 7, 8; thấp nhất khoảng 180 vào một số ngày của tháng 11, 12). - Địa hình: Địa hình chung của huyện Hiệp Đức có dạng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, địa hình, địa thế khá phức tạp, độ chênh lớn (từ 100-200m trong khoảng 2 km). 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội a. Tổng giá trị sản xuất (GO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014-2018 duy trì ở mức cao bình quân 9,06%/năm. b. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người c. Về tình hình thu - chi ngân sách Tổng thu ngân sách của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam tăng dần qua các năm. Năm 2014, tổng thu ngân sách nhà nước của huyện là 380 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 360 tỷ đồng. Đến năm
  17. 15 2018, tổng thu ngân sách nhà nước là 688 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước là 655 tỷ đồng. 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi đầu tƣ NSNN cấp huyện a. Hội đồng nhân dân huyện: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. b. Ủy ban nhân dân huyện: Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. c. Phòng Tài chính - Kế hoạch d. Phòng Kinh tế và Hạ tầng e. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: g. Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới h. Chủ đầu tư: i. UBND cấp xã, thị k. Kho bạc Nhà nước huyện l. Các cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá 2.1.4. Tình hình đầu tƣ XDCB NSNN huyện Hiệp Đức 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ NSNN
  18. 16 Bảng 2.2. Tình hình lập và giao kế hoạch vốn đầu tƣ từ ngân sách huyện giai đoạn 2014 - 2018 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2014-2018 Tổng số Tổng số TMĐT Còn Tỷ lệ vốn Năm vốn đã bố KH vốn các dự vốn nợ được phân trí đến được án trong so với bổ so với trước năm phân bổ năm KH TMĐT TMĐT (%) KH trong năm 2014 298.342 136.617 63.872 97.853 67,20 2015 308.722 118.946 111.595 78.181 74,68 2016 352.409 203.523 87.974 60.912 82,72 2017 359.564 152.100 142.966 64.498 82,06 2018 363.462 145.205 153.357 64.900 82,14 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hiệp Đức 2.2.2. Thực trạng lựa chọn nhà thầu và chấp dự toán chi đầu tƣ NSNN cấp huyện a. Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư Công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện ký kết hợp đồng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chi đầu tư được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu, trong các năm qua đã tạo được sự cạnh tranh cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư. b. Thực trạng chấp hành dự toán, kiểm soát, thanh toán nguồn vốn chi đầu tư từ NSNN - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện và giải ngân của từng dự án, từng nguồn vốn; kịp thời xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
  19. 17 - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ thi công các công trình, hạng mục công trình, đặc biệt các công trình trọng điểm. - Công tác thanh toán, tạm ứng vốn các công trình XDCB thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC. Bảng 2.4. Tình hình thanh toán vốn đầu tƣ giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng kế Giải ngân kế hoạch vốn năm hoạch vốn Trong đó: Năm Tỷ lệ được giao Tổng số Thanh Số dư (%) trong năm toán KL tạm ứng 2014 63.872 60.935 95,40 60.848 87 2015 111.595 111.196 99,64 111.137 59 2016 87.974 85.109 96,74 83.185 1.924 2017 142.966 142.867 99,93 113.372 29.495 2018 153.357 150.787 98,32 112.020 38.767 Tổng 559.764 550.894 98,42 480.562 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hiệp Đức 2.2.3. Thực trạng quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB NSNN a. Quyết toán dự án hoàn thành Theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính thì tất cả các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN, sau khi được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đều phải được quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. b. Quyết toán vốn đầu tư NSNN hằng năm Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017. Kết thúc niên độ, vốn đầu tư XDCB trong phải được thực hiện quyết toán theo niên độ ngân sách.
  20. 18 2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra giám sát chi đầu tƣ NSNN Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chi đầu tư XDCB từ NSNN luôn được sự quan tâm, chú trọng, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ NSNN TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư được huyện thực hiện tuân thủ các quy định của nhà nước. - Công tác đấu thầu đã thực hiện cơ bản tuân thể theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. - Công tác chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB tuân thủ các quy định. - Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình đang từng bước nâng cao. - Các kiến nghị sau thanh tra đã được giải quyết triệt để. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong quản lý chi đầu tƣ NSNN a. Tổ chức bộ máy: Hạn chế lớn nhất trong khâu này nằm ở sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các cấp trong bộ máy quản lý. b. Về lập, giao kế hoạch vốn: Thời gian giao kế hoạch vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu và vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cho địa phương còn chậm trễ. c. Về chấp hành dự toán: Chất lượng công tác lập, thẩm định dự toán chưa cao còn nhiều sai sót. d. Thanh tra, giám sát: Vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2