intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỒNG THANH QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Phạm Quang Tín Phản biện 1: TS. Lê Dân Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực đã làm thay đổi căn bản quyền kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, cách thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm. Doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ, tự chịu trách nhiệm nội dung, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, từ đó giúp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường, giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống còn hai đến ba ngày làm việc. Nhưng điều đó cũng đòi hỏi các sở, ngành, chính quyền các địa phương nâng cao trách nhiệm và sâu sát hơn trong quản lý doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập. Trong những năm qua DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn đã có sự gia tăng về số lượng, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được chú trọng hơn, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, do đó tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp tư nhân.
  4. 2 - Phân tích thực trạng và nêu ra những hạn chế, nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, đánh giá cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam - Đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân huyện Quế Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. + Về mặt thời gian: Các đề xuất, khuyến nghị trong luận văn có ý nghĩa áp dụng đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và chuyển tải toàn bộ nội dung, đề tài kết hợp phương pháp thu thập và phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thu thập số liệu, luận văn chỉ sử dụng số liệu thứ cấp là các báo cáo, bảng biểu, số liệu của Phòng Tài chính - kế hoạch, Chi cục thống kê, Chi cục thuế, Thanh tra huyện, Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn. - Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng là các phương pháp phân tích thống kê mô tả dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2014-2019 để nhận diện thực trạng quá trình phát triển, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên
  5. 3 địa bàn huyên Quế Sơn. - Tác giả cũng sử dụng Phương pháp so sánh để đối chiếu dữ liệu qua các năm trên cơ sở đã phân tích nhằm tìm ra các ưu khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước đối với DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân Chương: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn. Chương 3. Giải pháp Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.1.1. Một số khái niệm a. Doanh nghiệp Về góc độ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”[2, Điều 4]. b. Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân Trong Luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có chủ sở hữu và vốn đầu tư là của các tổ chức, cá nhân trong nước, không bao gồm doanh nghiệp có vốn của Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Các yếu tố hình thành doanh nghiệp Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa; Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra. c. Khái niệm Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử
  7. 5 dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. d. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân - Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DNVVN; tạo điều kiện thuận lợi cho DNTN thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; - Phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin về hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; - “Phát hiện và xử lý kịp thời những DNTN trong quá trình hoạt động có hành vi vi phạm pháp luật; - Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của DNTN” [1, tr20]. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp tƣ nhân ảnh hƣởng đến công tác quản lý a. Đặc điểm về tổ chức b. Đặc điểm về vốn c. Đặc điểm về tính trách nhiệm d. Đặc điểm về mục tiêu kinh tế d. Đặc điểm về sự cạnh tranh 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân Trong nền kinh tế nói chung, nhu cầu bản thân các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước, để làm trung gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu
  8. 6 cầu của họ để đáp ứng. Trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề nảy sinh như cơ sở hạ tầng, môi trường… mà bản thân doanh nghiệp cũng không thể giải quyết được. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn tối đa hoá lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, do đó cũng cần phải có sự quản lý của Nhà nước. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.2.1. Hoạch định chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân Việc hoạch định chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm. Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế tư nhân. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 1.2.2. Tạo môi trƣờng pháp lý để doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động thuận lợi a. Hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền Để thực hiện nội dung quản lý này, Nhà nước phải tiến hành hàng loạt công vụ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá đội ngũ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh. b. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động Khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử
  9. 7 với doanh nghiệp. Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của Trung ương cũng như của địa phương đến các doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin quản lý giúp cải thiện khả năng xử lý các thủ tục hành chính về hoạt động doanh nghiệp đơn giản và nhanh chóng. 1.2.3. Tổ chức quản lý và tuyên truyền phổ biến chính sách a. Tổ chức quản lý thông qua cấp phép Cấp phép cho các DNTN hoạt động là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là nhằm thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh hợp pháp của mọi công dân trong xã hội theo các quy định của pháp luật, qua đó huy động các tiềm năng, nguồn lực đầu tư cho quá trình phát triển của địa phương. b. Tuyên truyền phổ biến chính sách về doanh nghiệp tư nhân. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về DNTN được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần giúp người dân và doanh nghiệp thực thi các chính sách hiệu quả, thực chất. Việc tuyên truyền phổ biến chính sách phát luật về DNTN triển khai rộng rãi đến cán bộ, công chức quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNTN. 1.2.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra a. Đối với việc theo dõi, giám sát Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi của đối tác, mặt khác, thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có các đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Nếu loại bỏ những thủ thuật
  10. 8 bất hợp pháp để loại trừ nhau trong kinh doanh thì đây cũng là một kênh giám sát hoạt độngcủa các doanh nghiệp. Một kênh khác để giám sát hoạt động của doanh nghiệp là công luận. b. Đối với việc kiểm tra Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại doanh nghiệp; Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp; Kiểm tra, định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệp thường xuyên chấp hành pháp luật. c. Đối với công tác thanh tra Thanh tra doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan. 1.2.5. Xử lý vi phạm trong hoạt động của doanh nghiệp tƣ nhân a. Đối với doanh nghiệp Để xử lý một vi phạm pháp luật của DNTN cần xác định từng hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt tương ứng với từng hành vi đó Trong đó cần xác định những vấn đề cơ bản như: nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thẩm quyền xử phạt, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, những trường hợp không bị xử phạt, các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt… b. Đối với bộ máy quản lý nhà nước Quy định chi tiết thẩm quyền xử phạt của từng cơ quan như Thanh tra, Thuế, Quản lý thị trường theo từng hành vi cụ thể. Việc
  11. 9 phân định rõ thẩm quyền xử phạt theo từng hành vi là hết sức cần thiết, gắn trách nhiệm từng cơ quan cụ thể, tránh việc chồng chéo hay đùn đẩy trách nhiệm. Từ đó làm cơ sở để xử lý trách nhiệm các cơ quan quản lý không thực hiện hết quyền hạn, trách nhiệm của mình trong việc quản lý doanh nghiệp tư nhân. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 1.3.3. Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp 1.3.4. Cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TẠI HUYỆN QUẾ SƠN 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Tổng quan về huyện Quế Sơn Quế Sơn là một huyện vùng trung du bán sơn địa nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam; hiện nay có tổng diện tích tự nhiên 251,17 km2, dân số trung bình năm 2017 là 84.778 người, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn được chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng: Gồm thị trấn Đông Phú , Hương An và 3 xã Quế Phú, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2. Vùng trung du, miền núi: Gồm 08 xã Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong. 2.1.2. Đăc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội a. Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý: Huyện Quế Sơn có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp : Huyện Duy Xuyên; Phía Nam giáp : Huyện Hiệp Đức; Phía Đông giáp : Huyện Thăng Bình; Phía Tây giáp : Huyện Nông Sơn. b. Đặc điểm kinh tế xã hội Tình hình phát triển KT-XH của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn tài chính còn yếu, khả năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế chưa mạnh, tiềm lực trong dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chưa có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tư còn hạn chế nên chưa khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, những chính sách thu hút đầu tư, chưa thật sự hấp dẫn.
  13. 11 2.1.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp tƣ nhân huyện Quế Sơn a. Quy mô doanh nghiệp Số lượng các loại hình DNTN của huyện Quế Sơn tăng qua từng năm, nhưng loại hình công ty hợp doanh chưa có doanh nghiệp, loại hình công ty TNHH vẫn chiếm đa số chiếm 81% năm 2019 với 240 doanh nghiệp, Loại hình công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 19% với tổng là 56 doanh nghiệp. Loại hình công ty TNHH chiếm ưu thế nhờ sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức và phù hợp với các DNTN mới thành lập với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. b. Cơ cấu ngành nghề và sự phân bố doanh nghiệp Số lượng DNTN thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm đa số với 55% trong tổng số doanh nghiệp, lĩnh vực công nghiệp chiếm 21 % và xây dựng là 24%. Trên địa bàn huyện vẫn chưa có doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp còn hạn chế chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương này. c. Đặc điểm nguồn lực của các doanh nghiệp Số lao động trong doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 51%, các lao động này chủ yếu là lao động phổ thông trong các DNTN sản xuất và may mặt tại các khu công nghiệp. Các DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn có quy mô tương đối nhỏ vốn đăng ký chủ yếu nằm trong khoảng từ 3-12 tỷ đồng và có giá trị vốn đăng ký trung bình 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nguồn vốn tập trung đầu tư vào các ngành thương mại, dịch vụ và các doanh nghiệp công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Đông Quế Sơn.
  14. 12 d. Đóng góp của các doanh nghiệp DNTN đã đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương, không những giải quyết tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động mà còn nộp ngân sách cho huyện tăng dần qua các năm đạt 136 tỷ đồng vào năm 2018. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DNTN TẠI HUYỆN QUẾ SƠN 2.2.1. Thực trạng hoạch định chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn a) Hoạch định phân vùng phát triển doanh nghiệp tư nhân Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn được thực hiện dựa theo quy định của luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật pháp, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung cũng như của tỉnh Quảng Nam .Huyện Quế Sơn đã tập trung nguồn lực thực hiện công tác thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tư nhân bằng việc thành lập các cụm Công nghiệp, hình thành các khu du lịch, khu dân cư,… b) Hoạch định công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Bảng 2.3. Các cụm công nghiệp dự kiến được quy hoạch Diện Thời điểm STT Tên cụm công nghiệp Địa điểm tích hoạt động Cụm công nghiệp 1 Xã Quế Phú 75 ha 2023 Đồng Dài Cụm công nghiệp Gò Xã Quế 2 30 ha 2022 Đồng Mặt Thuận Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quế Sơn
  15. 13 Bảng 2.4. Ban hành văn bản về QLNN đối với DNTN Năm Năm Năm Năm Năm Năm STT Loại văn bản 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Chương trình 1 1 2 4 5 6 2 Kế hoạch 3 5 4 6 8 10 3 Quyết định 4 5 7 9 12 14 4 Công văn 7 8 11 14 16 24 5 Thông báo 9 13 14 17 19 21 Tổng cộng 24 32 38 50 60 75 Nguồn: Tổng hợp từ Văn phòng HĐND-UBND huyện Quế Sơn Qua bảng trên cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với đối với DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn ngày càng được chú trọng, số lượng văn bản ban hành liên quan đến DNTN tăng lên qua từng năm từ 24 văn bản năm 2014 tăng lên 75 văn bản năm 2019. Các hoạt động quản lý nhà nước về DNTN được cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch; đồng thời cũng có tổ chức kiểm tra giám sát hàng năm. 2.2.2. Thực trạng tạo môi trƣờng pháp lý để doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động thuận lợi. a) Tạo môi trường pháp lý * Giai đoạn 2000-2010 Đầu tiên phải kể đến là Luật Doanh nghiệp năm 1999 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 để thay thế cho Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994.
  16. 14 Bảng 2.5. Số lượng điều và từ của các Luật về doanh nghiệp Luật Công ty 1991 và Luật Luật Luật Luật Nhóm quy Doanh Doanh Doanh Doanh TT định nghiệp tƣ nghiệp nghiệp nghiệp nhân 1999 2005 2014 1991 Quy định 20 Điều 8 Điều 12 Điều 17 Điều 1 chung (1674 từ) (1749 từ) (3203 từ) (5325 từ) Đăng ký 21 Điều 17 Điều 25 Điều 30 Điều 2 doanh nghiệp (2617 từ) (3581 từ) (5491 từ) (7101 từ) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua Bảng 2.5, quy mô của Luật doanh nghiệp ngày càng nhiều nội dung, trong đó quy định chung tăng từ 1.674 từ trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1992 lên 5.3.25 từ trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đối với việc đăng ký doanh nghiệp có nội dung cũng tăng nhiều từ 2.617 từ năm 1991 lên 7101 từ năm 2014. Điều đó cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được chú trọng hơn qua từng giai đoạn và cũng cho thấy quy mô và sự phức tạp trong công tác quản lý đối với DNTN hiện nay. * Giai đoạn 2010 - 2018 Bảng 2.6. Thời gian trung bình cho thành lập doanh nghiệp 1991 - 2000 - 2008 - 2010 - 2014 2006 2007 1999 2005 2009 2013 -2019 Thời 6-12 50 22 15 5-10 Tối đa Tốiđa gian (tháng) (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) 5 3 (ngày) (ngày) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua Bảng 2.6 cho thấy thời gian thành lập một DNTN trong gian đoan 2014-2018 rút ngắn rất nhiều so với giai đoạn 2004-2008,
  17. 15 chỉ sau gần 10 năm mà thời gian thành lập giảm từ 50 ngày xuống còn dưới 3 ngày. Điều đó cho thấy nỗ lực của Nhà nước trong việc phát triển cũng như cải cách việc quản lý nhà nước đối với DNTN, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DNTN sớm đi vào hoạt động. b) Hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích Thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh lực nông nghiệp UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hình Quyết định 331/QĐ- UBND ngày 31/01/2019 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Quảng Nam. Trong đó Doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư phải đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam hoặc có Chi nhánh hạch toán độc lập đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động Huyện Quế Sơn từ năm 2017 đã thành lập Trung tâm hành chính công tại đây, đã tiếp nhận và giải quyết 294 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trong đó có 26 thủ tục liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh được công bố rõ ràng, công khai, minh bạch. Các mẫu hồ sơ đều được niêm yết tại Trung tâm hành chính công huyện và trên website Dịch vụ công trực tuyến Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục liên quan kinh doanh, đấu thầu, đầu tư… . 2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý và tuyên truyền chính sách về doanh nghiệp tƣ nhân a. Tổ chức đăng ký và quản lý doanh nghiệp tư nhân Theo quy định, bên cạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, các quy định pháp lý của Luật
  18. 16 Doanh nghiệp năm 2014 (LDN năm 2014) và Luật Đầu tư năm 2014 đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư và phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.7. Số lượng DNTN đăng ký thành lập mới tại huyện Quế Sơn Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số DNTN mới 19 3 20 68 37 52 Tỉ lệ tăng hàng -84% 567% 240% -46% 41% năm Nguồn: UBND huyện Quế Sơn Qua Bảng 2.7 ta thấy số lượng DNTN đăng ký mới nămg 2017 tăng đột biến, co hơn rất nhiều so với các năm còn lại, gấp 3 lần năm 2016 và gần 2 lần so với năm 2017. Có thể nói năm 2017 nền kinh tế cả nước đang trên đà phát triển nhiều cơ hội được mở ra, tình hình kinh tế xã hội của huyện có những chuyển biến tích cực, thu hút được nhiều cá nhân tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng cho thấy tình hình đăng ký hoạt động của DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn cũng có nhiều biến động lớn qua từng năm. Như tỉ lệ DNTN đăng ký mới của năm 2017 tăng 240% nhưng năm 2018 giảm 46% và tăng nhẹ vào năm 2019 là 41 %. b. Tuyên truyền phổ biến chính sách về danh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Quế Sơn * Tuyên truyền chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân Bên cạnh việc quản lý nhà nước đối với DNTN thì việc phát triển các hộ kinh doanh cá thể thành lập các DNTN luôn được huyện Quế Sơn chú trọng thực hiện.
  19. 17 Bảng 2.8. Số lượng người tham gia hội nghị hỗ trợ phát triển DNTN Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số lƣợng hội nghị 3 4 3 4 5 7 Số ngƣời tham gia 134 157 204 268 326 379 Tỉ lệ tăng 17% 30% 31% 22% 16% Tỉ lệ tăng trung bình 22,4% Nguồn: UBND huyện Quế Sơn Qua Bảng 2.8 cho thấy nhu cầu tiếp cận các thông tin về để thành lập DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn ngày càng tăng, số lượng người tham dự tăng từ 157 người năm 2015 lên 379 người năm 2019, địa phương cũng có những biện pháp hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tốt hơn cho các đối tượng có nhu cầu, số lượng hội nghị được di trì qua các năm. Chính sách tuyên tuyền về thành lập DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn được chú trọng hằng năm, nên tỉ lệ người tham gia hội nghị tăng trung bình từ năm 2015-2019 đạt 22,4%. * Tuyên truyền chính sách thuế Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn chủ trì, phối hợp với Chi cục thuế huyện tổ chức hội nghị về phổ biến chính sách, pháp luật về thuế đối với các DNTN trên địa bàn. Trong Hội nghị các DNTN có thể tiếp cận thông tin cần hỗ trợ, từ khâu hướng dẫn kê khai, đến việc nộp các loại thuế, sử dụng hóa đơn; trả lời các vướng mắc, cũng như các thủ tục liên quan đến việc kê khai, miễn giảm thuế theo quy định. * Tuyên truyền chính sách đối với người lao động
  20. 18 Bảng 2.9. Số lượng lao động trong DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lao động trong 3.452 3.796 4.672 5.346 6.134 6.754 DNTN Tỉ lệ tăng 10% 23% 14% 15% 10% Tỉ lệ tăng 13,7% trung bình Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Sơn Qua Bảng 2.9 cho thấy số lượng lao động trong DNTN trên địa bàn huyện Quế Sơn tăng dần qua các năm trung bình là 13,7%, đạt đến 6.754 người năm 2019 do đó huyện Quế Sơn cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định. 2.2.4. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra về Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp tƣ nhân tại huyện Quế Sơn a) Đối với doanh nghiệp tư nhân Hàng năm, duy trì việc rà soát tình hình hoạt động của các DNTN trên địa bàn để kịp thời phát hiện các DNTN ngừng hoạt động. Riêng trong năm 2018, UBND huyện Quế Sơn tổ chức thanh tra 03 doanh nghiệp, xử lý vi phạm 02 DNTN Bảng 2.10. Số DNTN có đăng ký nhưng không hoạt động Đơn vị tính: doanh nghiệp Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DNTN không hoạt động 03 05 04 12 19 24 Số lƣợng DNTN 153 150 166 229 263 296 TL so với hoạt động 1,96% 3,33% 2,41% 5,24% 7,22% 8,11% Nguồn: Chi cục thuế huyện Quế Sơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1