intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN CÔNG BIN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất vật chất, đưa đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh. Trong tiến trình phát triển công nghiệp, việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh của các cấp, các ngành, UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan hữu quan đóng vai trò quan trọng. Bối cảnh phát triển công nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng hiện nay đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ sâu hơn, rộng hơn giữa các quốc gia trên thế giới. Xét thấy thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Là công chức làm việc tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, cá nhân tôi nhận thấy việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để từ đó xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, tăng cường ảnh hưởng của chính sách pháp luật đối với các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng phát triển là hết sức cấp thiết. Những giải pháp này sẽ trực tiếp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam”
  4. 2 làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về các khu công nghiệp ở cấp độ địa phương. - Về không gian: Phạm vi chủ thể quản lý là UBND, HĐND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư và các Ban quản lý được phân quyền đối với công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phạm vi khách thể quản lý là các khu công nghiệp và các chủ thể hoạt động trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: - Dữ kiệu thực trạng thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019.
  5. 3 + Dữ liệu thực trạng sơ cấp: Tiến hành điều tra từ tháng 02/2020 – tháng 4/2020. + Tầm xa cho các giải pháp: Đến năm 2025, năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Dữ liệu sơ cấp: tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng là những Chủ đầu tư, nhà quản lý, trưởng bộ phận pháp chế và người lao động trong khu công nghiệp. Luận văn chọn quy mô quan sát là 125 được tiến hành bằng bảng hỏi điều tra. Từ đó đưa ra các nhận định về cách nhìn của các đối tượng khảo sát đối với công tác quản lý nhà nước về các KCN trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng của công tác này. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa: Nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài về việc quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của công tác này từ đó chọn lọc, sắp xếp hệ thống hoá các cơ sở lý luận để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu cho Chương I của luận văn. - Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, không gian các chỉ số thống kê mô tả. - Phương pháp định tính: Nghiên cứu định tính về chủ trương, chính sách của Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính được công bố.
  6. 4 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bửu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội [10]; Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [7]; Vũ Đình Cự (2016), Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa [1]; Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam [6]; Lê Thế Giới, (2009), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1 [3]; Vũ Huy Hoàng (2007), Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp, Kỷ yếu Khu công nghiệp, Khu chế xuất Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh [4]; Vũ Quốc Huy (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam [5]; Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Rà soát, đánh giá thực trạng triển khai và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung và nâng cao hiệu quả thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam, Đề tài cấp bộ [2]; Nguyễn Quang Thử (2019), Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [9]… 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các Phụ lục, đề tài luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công
  7. 5 nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khu công nghiệp a. Khái niệm KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. b. Phân loại c. Đặc điểm khu công nghiệp - Đặc điểm tự nhiên - Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - Đặc điểm chính trị - xã hội 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp Là hoạt động chấp hành, điều hành, của hệ thống cơ quan nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển các KCN và hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN nhằm xây dựng, phát triển bền vững các KCN theo định hướng và mục tiêu của nhà nước.
  8. 6 1.1.3. Yêu cầu của quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp Phải đảm bảo tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp và phát triển các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Bảo đảm tính khoa học, tính hiệu quả; Tuân thủ tính nguyên tắc trong tổ chức hoạt động quản lý xã hội của nhà nước. 1.1.4. Tầm quan trọng của quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG 1.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và quản lý quy hoạch khu công nghiệp a. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khu công nghiệ b. Xây dựng quy hoạch KCN c. Quản lý quy hoạch KCN * Tiêu chí đánh giá: Vị trí đặt các khu công nghiệp; Quy mô diện tích KCN; Mức độ phù hợp về quy mô diện tích tự nhiên KCN được đánh giá dựa trên tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất hoạt động của KCN.; Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp và Việc bố trí và phân khu chức năng các khu công nghiệp. 1.2.2. Tuyên truyền, thực thi chính sách của chính quyền trung ƣơng và xây dựng, triển khai chính sách phát triển KCN của địa phƣơng Trên cơ sở các văn bản, chính sách của Chính phủ và các Bộ ngành trung ương về khu công nghiệp, chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện, phổ biến các chính sách này đến các doanh nghiệp khu công nghiệp, đồng thời sử dụng nó làm công cụ để quản lý của mình.
  9. 7 Bên cạnh đó, các Ban quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành các chính sách và chương trình thu hút đầu tư vào các KCN, chế độ ưu đãi về tiền thuê đất, ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn * Tiêu chí đánh giá: Mức độ kịp thời và kết quả của công tác tuyên truyền; Chất lượng ban hành các chính sách hỗ trợ; Kết quả sau khi thực hiện các chính sách hỗ trợ. 1.2.3. Thực hiện quản lý hỗ trợ đầu tƣ, kinh doanh KCN và thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN a. Hỗ trợ đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN Hoạt động đầu tư kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN Sau khi hoàn thiện đầu tư hạ tầng KCN đủ điều kiện thu hút đầu tư, nội dung tiếp theo quản lý nhà nước đối với các KCN là thẩm định, cấp phép đầu tư vào các KCN và hỗ trợ các doanh nghiệp KCN bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn đầu tư thực hiện của nhà đầu tư so với số vốn đăng ký ban đầu, quá trình xây dựng nhà xưởng và nhập khẩu, mua sắm máy móc thiết bị, tuyển dụng lao động. Tiêu chí đánh giá: Tính minh bạch tiếp cận thông tin, dịch vụ; Chi phí thời gian để thực hiện TTHC và Chi phí không chính thức.
  10. 8 1.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN và của doanh nghiệp hoạt động trong KCN a. Kiểm tra, giám sát hoạt động KCN Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước giám sát quá trình hoạt động của khu công nghiệp theo đúng quy hoạch và kế hoạch phát triển đã đề ra. b. Kiểm tra giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Thường xuyên kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư, kiểm soát và nhanh chóng xử lý những vướng mắc của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong quá trình thực hiện theo quy định của nhà nước về giấy phép đầu tư, các cam kết của các nhà đầu tư. Tiêu chí đánh giá: Xây dựng, ban hành nội quy, quy chế nội bộ về lao động, môi trường và Thực thi các quy định pháp luật, quy định nội bộ về lao động, môi trường. 1.2.5. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý vi phạm a. Giải quyết tranh chấp khiếu nại và xử lý vi phạm liên quan đến kinh doanh KCN Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý các sai phạm của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN trong quá trình đầu tư hạ tầng KCN và trong quá trình kinh doanh KCN b. Giải quyết tranh chấp khiếu nại và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN * Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện * Công tác thanh kiểm tra xử lý sai phạm Tiêu chí đánh giá: Kết quả thanh, kiểm tra và chất lượng thanh, kiểm tra.
  11. 9 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Những nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Hệ thống pháp luật - Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các KCN trong nước - Ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp KCN 1.3.2. Các nhân tố chủ quan - Trình độ, năng lực của chính quyền cấp tỉnh. - Trình độ kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với KCN của chính quyền cấp tỉnh. - Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức: Đây là đội ngũ trực tiếp thực thi nhiệm vụ QLNN đối với KCN. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ NƢỚC 1.4.1. Kinh nghiệm của chính quyền tỉnh Bắc Ninh 1.4.2. Kinh nghiệm của chính quyền thành phố Đà Nẵng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1 . TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2. Thực trạng các KCN tỉnh Quảng Nam a. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Quảng Nam b. Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Bảng 2.3. Tổng số dự án tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Dự án đầu tƣ Vốn đầu tƣ Đăng ký Số lƣợng dự Số lƣợng Tỷ lệ Thực hiện Năm (triệu Tỷ lệ (%) án đã cấp thực hiện (%) (triệu USD) USD) 2013 96 67 69,8 1.915 926 48,4 2014 102 74 72,5 1.635 1.110 67,9 2015 113 80 70,8 2.121,45 1.245,14 58,7 2016 126 91 72,2 2.312,12 1.326,12 57,4 2017 157 135 85,9 4.265,13 1.623,45 38,1 2018 225 182 80,9 4.523.56 1.962,23 43,4 2019 303 225 74,3 5.752,11 2.623,12 45,6 (Nguồn: Báo cáo thống kế của Ban Quản lý KKT mở Chu Lai, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam)
  13. 11 c. Tình hình đóng góp của các khu công nghiệp vào phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.3. Bộ máy quản lý các khu công nghiệp a. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam b. Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Nam c. Ban quản lý KKT mở Chu Lai d. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và quản lý quy hoạch khu công nghiệp a. Đối với các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế mở Chu Lai Căn cứ Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 148/2005/QĐ- TTg ngày 17/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, Quyết định số 1522/QĐ-BKH ngày 16/10/2009 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, trên cơ sở đó, Ban Quản lý Khu kinh tế đã tiến hành triển khai các quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai tỷ lệ 1/10.000, 1/5.000, quy hoạch chi tiết 1/2.000, 1/500 các khu chức năng. b. Các khu công nghiệp ngoài KKT mở Chu Lai Ngoài các KCN thuộc các KKT mở Chu Lai, các KCN nằm ngoài khu kinh tế cũng đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Ngoài Khu KTM Chu Lai, tỉnh đã quy hoạch phát triển 4 KCN tập trung với diện tích là 1.196,26 ha, trong
  14. 12 đó có 03 KCN đã triển khai xây dựng, đi vào hoạt động; đang tìm kiếm chủ đầu tư hạ tầng cho KCN Phú Xuân. c. Đánh giá chất lượng, tiến độ thực hiện quy hoạch các KCN - Về vị trí đặt KCN - Về quy mô, diện tích KCN - Về bố trí các phân khu chức năng - Về phát triển các ngành nghề 2.2.2. Tuyên truyền, thực thi chính sách của chính quyền trung ƣơng và xây dựng, triển khai chính sách phát triển khu công nghiệp của địa phƣơng a. Tuyên truyền, thực thi chính sách của chính quyền Trung ương UBND tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về các Bộ luật sửa đổi, các Nghị định, Thông tư mới ra đời có liên quan đến KCN cho các CBCC làm công tác quản lý. Nhìn chung, các văn bản pháp luật của Trung ương được các CBCC nắm bắt đầy đủ, kịp thời. Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp là Ban quản lý KKT mở Chu Lai, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công thương tỉnh Quảng Nam đều đã triển khai website của đơn vị, trong đó kịp thời cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến xây dựng, phát triển và chính sách thu hút đầu tư liên quan đến các khu công nghiệp. b. Xây dựng, triển khai chính sách phát triển khu công nghiệp của địa phương Liên quan đến việc thực hiện đầu tư vào các khu công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 về việc Quy định trình tự thực hiện dự án đầu tư
  15. 13 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 về việc ban hành Quy định ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam… Các chính sách thu hút đầu tư là rất hấp dẫn và được công khai, minh bạch trên các website cũng như niêm yết tại các cơ quan Ban quản lý. So với các địa phương khác trên cả nước, các KCN tỉnh Quảng Nam phần lớn thuộc khu kinh tế mở Chu Lai, đã được hưởng các ưu đãi đặc biệt từ năm 2007. Đến năm 2016, một số ưu đãi đối với khu kinh tế bị bãi bỏ, tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư vào KKT vẫn còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù về tiền thuê đất và hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng. 2.2.3. Thực hiện quản lý hỗ trợ đầu tƣ, kinh doanh KCN và thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN a. Thực hiện quản lý hỗ trợ đầu tư kinh doanh KCN Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh kết cấu hạ tầng để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp. Về chính sách ưu đãi, đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được quy định tại Mục A Phụ lục I Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư. b. Thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN Giai đoạn 2014 - 2019, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã đổi mới cơ chế giải quyết các TTHC, tạo ra sự khác biệt và đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn so với cơ chế giải quyết thủ tục cũ. Trên bình diện chung, TTHC được giải quyết các theo nguyên tắc 4 tại chỗ,
  16. 14 theo đó: (1) việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại Trung tâm Hành chính công cho từng TTHC cụ thể; (2) quy trình giải quyết TTHC đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, theo nguyên tắc “4 tại chỗ”. 2.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN và của doanh nghiệp hoạt động trong KCN a. Kiểm tra giám sát hoạt động của KCN - Đối với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN: UBND tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam: (1) thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; (2) cấp GPXD; (3) quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trong KCN. Thực b. Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động: Giai đoạn 2013 - 2019, số lao động làm việc trong các KCN của tỉnh có xu hướng gia tăng một cách khá ổn định, số lượng lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau: Bảng 2.11. Số lƣợng lao động tại các KCN Quảng Nam Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Lao động trong nước 21.733 26.497 30.060 32.751 36.115 Lao động nước 812 1.071 1.152 1.374 1.685 ngoài Tổng cộng 22.545 27.568 31.212 34.125 37.800 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Ban quản lý KKT mở Chu Lai và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam) (1) Hỗ trợ DN thu hút, tuyển dụng lao động
  17. 15 (2) Hỗ trợ DN đào tạo nghề: Triển khai linh hoạt sáng tạo công tác hỗtrợ (3) Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho DN và lao động KCN (4) Hỗ trợ tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu cho lao động KCN (5) Đầu tư thiết chế hạ tầng phục vụ người lao động: 2.2.5. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý vi phạm a. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý sai phạm đối với chủ đầu tư KCN - Trong quá trình đầu tư hạ tầng KCN Đông Quế Sơn, Công ty Chủ đầu tư KCN là Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam đã nhiều lần bị khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và tái định cư. Hầu hết các đơn khiếu nại của các hộ dân được giải quyết thỏa đáng. - Tháng 10/2019, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã tiến hành thanh tra Dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc thuộc đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (giai đoạn II). Qua thanh tra đã phát hiện giấy chứng nhận đầu tư và tiến độ thực hiện các hạng mục công việc quá hạn 12 tháng; nội dung cấp phép xây dựng thì không đúng; các hạng mục vẫn còn dở dang và đang có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp...Qua đó, ra Kết luận thanh tra và xử lý sai phạm đối với Chủ đầu tư KCN Điện Nam – Điện Ngọc. b. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp KCN
  18. 16 Bảng 2.13. Số lần giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của các doanh nghiệp KCN giai đoạn 2014-2019 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh nghiệp FDI 6 7 8 5 6 9 Doanh nghiệp trong 8 9 11 10 8 9 nước Tổng cộng 14 16 19 15 14 18 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Ban quản lý KKT mở Chu Lai, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Lao động tỉnh Quảng Nam) - Công tác xử lý các sai phạm 2.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN 2.3.1. Thành công - Tạo lập được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng. Biểu hiện rõ nét nhất của thành công này đó được thể hiện qua công tác cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, hiện đại hóa nền hành chính. - Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của DN, xử lý các DN vi phạm đúng theo quy định, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho DN tuân theo. - Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động đầu tư của DN KCN được các cơ quan quản lý cấp tỉnh giải quyết kịp thời, BQL Khu KKT mở Chu Lai, Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên ngành tổ chức xác minh thực tế các đơn khiếu nại, khiếu kiện, giải quyết, hòa giải các tranh chấp của người lao động với người sử dụng lao động một cách khéo léo, đúng quy định, phân tích về phương diện pháp luật để các tổ chức, cá nhân nắm rõ quy định. 2.3.2. Hạn chế
  19. 17 - Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển KT-XH từng năm, từng giai đoạn nhưng vẫn chưa đủ thông tin chi tiết về các DA đầu tư để cung cấp cho NĐT. - Hệ thống cơ chế, chính sách quy định hiện nay của địa phương chưa tạo đột phá. Cơ chế chính sách ưu đãi được ban hành (về thuế, giá thuê đất, các quyền kinh doanh.... ) chưa đủ sức cạnh tranh ở cấp khu vực và quốc tế. - Công tác xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết, còn buông lỏng, còn thiếu chế tài xử lý, các quy định về xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. - Công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của dự án tại các KCN chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng lại ở khâu cấp phép, chưa chú trọng đến khâu sau cấp phép. - Việc giải quyết thủ tục hành chính còn đôi lúc chậm trễ, qua báo cáo kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho thấy, việc phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính giữa các bộ phận chưa chuyên nghiệp, chưa cao. - Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính đôi lúc còn yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, thủ tục nhiều lần, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân. 2.3.3. Nguyên nhân a. Nguyên nhân của thành công - Môi trường pháp lý ổn định giúp các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương thực hiện tốt công tác QLNN về các KCN của mình. - Sự chú trọng phát triển công nghiệp nói chung và hoàn thiện công tác QLNN đối với các KCN nói riêng của HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam. b. Nguyên nhân hạn chế
  20. 18 - Chủ thể QLNN đối với các KCN hiện nay chưa phù hợp và còn bộc lộ nhiều bất cập: - Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật DN và các luật chuyên ngành. - Cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả. - Do rào cản về ngôn ngữ khác nhau giữa NĐT nước ngoài và nước nhận đầu tư (Việt Nam), nên NĐT chưa nhận thức, trang bị cho mình kiến thức đầy đủ liên quan đến pháp luật tại Việt Nam. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1 . BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM 3.1.1. Bối cảnh quốc tế a. Thuận lợi b. Khó khăn 3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc a. Thuận lợi b. Khó khăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2