Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng
lượt xem 5
download
Luận văn tập trung làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ KIM HẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẦM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện này, đặt biệc là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại được phát minh đã giải phóng sức lao động của con người, đồng thời giúp tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, chủng loại, chất lượng sản phẩm phong phú. Trong các Khu công nghiệp Hòa Cầm, các hoạt động sản xuất với với hàng trăm, hàng nghìn công nhân lao động đang làm việc với các máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn. Trong khi đó, không phải tất cả người lao động và NSDLĐ đều ý thức và chấp hành nghiêm những quy định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn theo quy định của pháp luật. Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra và ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại về người, tài sản và để lại những hậu quả nghiêm trọng và gây ra nỗi đau xé lòng cho các thân nhân người bị chết mà còn để lại hậu quả về cả tinh thần lẫn thiệt hại vật chất cho doanh nghiệp và xã hội. Vì tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với hoạt động sản xuất và sức khỏe, tình mạng con người, và đây không chỉ là nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn nên tôi mong muốn được nghiên cứu, phân tích kỹ hơn vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, với nội dung là: “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
- 2 2.1. Mục tiêu tổng quát Làm rõ nội dung Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về ATVSLĐ - Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về ATVSLĐ - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về ATVSLĐ 3. Câu hỏi nghiên cứu nƣớc về ATVSLĐ - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay như thế nào? - Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý nước về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác Quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp. - Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng công tác QLNN về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến.
- 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 03 năm gần đây từ 2015-2017, gồm: Tài liệu hội thảo, báo cáo của Tạp chí khoa học, các Bộ ban ngành có liên quan, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ và thạc sỹ, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo các bài báo khoa học… 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu sau khi thu thập được, dữ liệu sẽ được sắp xếp, sau đó sẽ tiến hành sàng lọc dữ liệu và áp dụng các phương pháp phân tích để làm rõ các mối quan hệ tương hỗ và các ý nghĩa định lượng giữa các dữ liệu. - Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này nhằm quan sát trực tiếp điều kiện làm việc, môi trường làm việc trong một số doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng từ đó tổng hợp và đánh giá về việc thực hiện công tác ATVSLĐ và việc ý thức của người lao động trong vấn đề này - Phương pháp phân tích thống kê: Kết quả thu thập từ phân tích các tài liệu; văn bản về công tác ATVSLĐ của hệ thống văn bản pháp quy, tham khảo thông tin trên mạng Internet, các báo cáo và tập chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu và những tài liệu có liên quan 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Phan Huy Đường (2015), Giáo trình “QLNN về kinh tế” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong giáo trình này tác giả nhấn mạnh
- 4 QLNN về kinh tế là môn khoa học giáp ranh giữa kinh tế học, quản trị học, quản trị kinh doanh, khoa học quản lý và nhà nước pháp quyền, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật về sự ra đời, hình thành, tác động qua lại của các mối quan hệ, giữa các thực thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế của một quốc gia. Tác giả đã kế thừa và chọn lọc những kiến thức từ các công trình nghiên cứu, các chuyên đề về QLNN và QLNN về kinh tế kết hợp với những vấn đề lý luận và thực tiễn mới nảy sinh; giúp người đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về QLNN về kinh tế. Trần Ngọc Lân (2012), Sách “Sổ tay an toàn vệ sinh lao động” NXB Thông tin và truyền thông. Trong cuốn sách này tác giả đã hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ đã ban hàng và tổ chức thực hiện; Các chế độ về ATVSLĐ mà NLĐ được hưởng; phương tiện bảo vệ cá nhân: Khái niệm, công dụng, cách sử dụng và bảo quản.. Ngày 25/6/2015 Luật ATVSLĐ được Quốc hội Việt Nam ban hành với những nội dung mới so với một số quy định ATVSLĐ trước đó. Luật ATVSLĐ ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ giải quyết được những thách thức về công tác ATVSLĐ hiện nay cũng như thúc đẩy sản xuất ở Việt Nam trong thời gian tới, mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ, bảo vệ môi trường và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cục An toàn Lao động - Bộ LĐTBXH (2010), Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp”. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh nghiệp; khuyến nghị xây dựng quy trình quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp. Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
- 5 nhằm xây dựng quy trình quản lý công tác ATVSLĐ ngày một tốt hơn, giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro, chết người trong quá trình lao động sản xuẩt, nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến nghị các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp. Cục An toàn lao động - Bộ LĐTBXH (mã đề tài CB 2007-02- 02), (2007), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp”. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất những biện pháp tuyên truyển công tác ATVSLĐ phải gắn với xây dựng văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ của NSDLĐ và người lao động, góp phần giảm thiểu tai TNLĐ. Cục An toàn Lao động - Bộ LĐTBXH(2010) Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp”. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh nghiệp; đưa ra khuyến nghị xây dựng quy trình quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp. Lê Vân Trình (2011), Đề tài “Điều tra đánh giá ảnh hưởng hoạt động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội, sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh; đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Việt Nam” (mã đề tài CTPH-2010/01/TLĐ-BKHCN), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Bộ Khoa học công nghệ. Mục tiêu nghiên cứu: Nguyên nhân và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quang tại Khu công nghiệp. Từ thực trang nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Việt Nam. Dietmar Elsler (2012) cho rằng một số quốc gia thành viên EU sẵn sàng đưa ra các hình thức khen thưởng tài chính khác nhau cho
- 6 doanh nghiệp đầu tư vào công tác an toàn cho NLĐ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Liên minh Châu Âu đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế từ đó thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các điển hình tốt cho công tác phòng ngừa tại cơ sở của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu rõ nét nhất về tính hiệu quả của các biện pháp khuyến khích kinh tế, đồng thời khích lệ các tổ chức tiến hành cải thiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Hoàng Trí (2013), Giáo trình “An toàn lao động và môi trường công nghiệp”, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách cung cấp ngành nghề kỹ thuật và những người lao động đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp những kiến thức cơ bản về khoa học Bảo hộ lao động; Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động; Vệ sinh lao động; Kỹ thuật an toàn trong lao động và sản xuất; Cấp cứu tai nạn lao động; Môi trường công nghiệp; Nguồn gốc ô nhiễm khí quyển; Các phương pháp lọc bụi. Nguyễn Đức Đan (2013), Sách “Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn lao động theo luật pháp và kỹ năng kiểm soát”, NXB Thông tin và Truyền thông. Cuốn sách được bổ sung chỉnh sửa theo Bộ Luật Lao động 2012 (từ việc quy định đảm bảo yêu cầu điều kiện làm việc cho tới tổ chức thực hiện quản lý như thế nào), đồng thời được cập nhật bổ sung một số nội dung cho việc quản lý sức khỏe và kỹ năng kiểm soát cùng phần phụ lục về nội dung khám BNN. Hướng dẫn cách tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ và kỹ năng kiểm soát các yếu tố có nguy cơ trong sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp can thiệp sao cho phù hợp với nguồn lực của mình để bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ, phát triển sản xuất bền vững. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
- 7 các phụ lục, đã kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Chƣơng 2. Thực trạng Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp trên địa bàn KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1.1. Một số khái niệm - An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động sản xuất. - Khái niệm Quản lý nhà nước về ATVSLĐ: là sự tác động của Nhà nước thông qua các chính sách để điều chỉnh công tác ATVSLĐ nhằm đạt được mục tiêu môi trường lao động tốt, bảo đảm ATVSLĐ và sức khỏe cho NLĐ, tạo quá trình lao động sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. 1.1.2. Nguyên tắc của công tác quản lý nhà nƣớc về An toàn, vệ sinh lao động
- 8 a. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến lao động, sản xuất b. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh c. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng d. Quản lý về an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện trong suốt quá trình lao động, sản xuất trên cơ sở phân tích, quản lý nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp e. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành 1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nƣớc về về an toàn, vệ sinh lao động Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nên có ý nghĩa và lợi ích về chính trị, kinh tế và xã hội. 1.1.4. Tính chất của quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động Tính chất pháp lý, tính khoa học kỹ thuật, tình chất quần chúng, đây là 3 tính chất chủ yếu và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Ban hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong doanh nghiệp ATVSLĐ là tổng hợp các biện pháp được tiến hành nhằm thiết lập điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho NLĐ, hạn chế mức
- 9 thấp nhất khả năng bị TNLĐ hoặc giảm thiểu tỷ lệ người mắc BNN. Tiêu chí đánh giá: Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ; Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ. 1.2.2. Tuyên truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp Công tác tuyên truyên về quy định ATVSLĐ sẽ là cơ sở để tất cả NSDLĐ và NLĐ nắm được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó sẽ ý thức và chấp hành tốt hơn. Do chưa tiếp cận hoặc chưa nhận thức về công tác ATVSLĐ nên NLĐ không biết những gì mình làm là và môi trường làm việc của mình có đảm bảo an toàn và đạt các tiêu chuẩn quy định hay không. Chính vì vậy, qua công tác tuyên truyền, NLĐ có thể tham gia giám sát và thực hiện tốt hơn. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các đợt tuyên truyền về ATVSLĐ; Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về ATVSLĐ; Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSLĐ. 1.2.3. Đào tạo và tập huấn về quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu là đào tạo, huấn luyện ngắn hạn và đào tạo lại. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ; Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ. 1.2.4. Thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Hàng năm, Thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc khi cần thiết như có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại tố cáo sẽ tiến hành thanh kiểm tra đột xuất. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra
- 10 thường xuyên và đột xuất; Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra. 1.2.5. Điều tra, thống kê TNLĐ và bệnh nghề nghiệp Tiêu chí đánh giá; Số lượng doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê tình hình TNLĐ,BNN theo quy định; Số lượng các vụ TNLĐ; Số lượng người lao động bị BNN; Tỷ lệ tăng, giảm các vụ TNLĐ, tỷ lệ lao động mắc BNN trong các doanh nghiệp. 1.2.6. Xử lý các vi phạm về An toàn, vệ sinh lao động ATVSLĐ là 1 chế định của Bộ luật lao động. Để pháp luật về lao động nói chung, ATVSLĐ nói riêng đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả trên thực tế thì việc xây dựng và ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính là điều hết sức cần thiết. Tiêu chí đánh giá: Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về ATLĐ của các doanh nghiệp; Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về VSLĐ của các doanh nghiệp 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ATVSLĐ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến công tác ATVSLĐ. Các yếu tố tự nhiên ở từng vùng miền khác nhau, các yếu tố tự nhiên bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão, nắng… sẽ tác động đến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định
- 11 đến công tác quản lý ATVSLĐ. Bên cách đó, trình độ dân trí cũng tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý công tác này. 1.3.3. Nhân tố người sử dụng lao động (NSDLĐ) NSDLĐ phải chịu trách nhiệm cao nhất về công tác ATVSLĐ của đơn vị mình. Họ là người chủ động thực hiện công tác ATVSLĐ trong mỗi doanh nghiệp nên ý thức và mức độ trách nhiệm của họ tham gia là nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác. 1.3.4. Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp NLĐ là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vừa chấp hành các quy định về ATVSLĐ nên ý thức chấp hành các quy định của người lao động có ý nghĩa quyết định trong việc này. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẦM, QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẦM, QUẬN CẨM LỆ, TP. ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Quận Cẩm Lệ Quận Cẩm Lệ nằm ở trung tâm của Đà Nẵng, tiếp giáp với 5/7 quận huyện còn lại của thành phố lại nằm ở vị trí cửa ngỏ Tây Nam của Đà Nẵng nên Cẩm Lệ có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
- 12 hội. Cẩm Lệ là vùng đô thị mới được quy hoạch đầu tư phát triển đồng bộ cả về không gian, giao thông, điện … Ngoài các khu dân cư mới với các nhà ở cao tầng, Cẩm Lệ còn là vùng đất lựa chọn để phát triển các khu biệt thự dọc trục ven sông Tuyên Sơn – Túy Loan, biệt thự nhà vườn Hòa Xuân … 2.1.2. Đặc điểm điều kiện xã hội Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về dân số, năm 2017 dân số quận Cẩm Lệ là 115.630 người và tỷ lệ người ở độ tuổi lao động cũng tăng lên và chiếm 71,02% dân số trong năm 2017. Đây thời kỳ dân số vàng để cung cấp nguồn lao động đồi dào cho khu công nghiệp Hòa Cầm và thành phố Đà Nẵng. 2.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 từ 12.881 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 15.382 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ “Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, sang “Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng, Nông nghiệp”. 2.1.4. Đặc điểm Khu Công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng KCN Hoà Cầm có tổng diện tích 266 ha, được chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1: thành lập theo Quyết định số 2459/QĐ-UB ngày 25/4/2003 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có diện tích là 137ha, giai đoạn 2: Tổng diện tích 129ha, tỷ lệ lấp đầy là 96,3%. KCN Hòa Cầm nằm ở vị trí rất thuận lợi trong giao thương và được quy hoạch phát triển các nhóm ngành chuyên môn hóa như: Cơ khí, lắp ráp điện tử, may mặc; Chế biến lâm sản; sản xuất bao bì, màng bọc plastic; Băng gạc y tế, SX sản phẩm từ nhựa, SX thiết bị điện; SX dây cáp, kho chứa vật tư thiết bị, quản lý vận hành điện, SX lắp
- 13 ráp các hệ thống điều kiển và tự động hóa. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Hòa Cầm thì lực lượng lao động vào làm việc cùng tăng lên. Tổng số lao động hiện có hơn 12.024 người, trong đó có 8.130 lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động ngoại tỉnh 8.726 người (chiếm gần 68%). Quy mô doanh nghiệp tăng, số lao động ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. 2.1.5. Doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động Theo quy định của pháp luật, NSDLĐ chịu trách nhiệm chính trong công tác ATVSLĐ. Từ năm 2015 trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Hòa Cầm đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sản xuất khó khăn, nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được. 2.1.6. Ngƣời lao động tại các doanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp tuyển dụng lao động dưới 35 tuổi để khai thác sức lao động trẻ có tuổi đời bình quân lao động chỉ từ 20 - 30 tuổ. Để giảm chi phí trả lương và các chế độ BHXH nên có xu hướng chỉ ký hợp đồng thời vụ hoặc ký 2 lần hợp đồng lao động có thời hạn (tối đa là 48 tháng làm việc) rồi tìm cách thay thế bằng nguồn lao động mới, trẻ, khỏe hơn. Bên cạch đó lao động ngoại tỉnh đa số xuấtthân từ nông thôn (8.726 lao động, chiếm 72,57%) nên chưa có tác phong công nghiệp, mà theo thói quen tự phát. Chính vì thế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý ATVSLĐ. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA CẦM, Q. CẨM LỆ, TP ĐÀ NẴNG
- 14 2.2.1. Việc ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ đã được hệ thống hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website của các cơ quan chức và được in ấn thành tập sách để phổ biến đến các doanh nghiệp, các công đoàn cơ sở, như: Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991; Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2012); Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Từ quy định của pháp luật, thành phố Đà Nẵng cùng đã ban hành nhưng chương trình, kế hoạch và và cụ thể hóa về công tác ATVSLĐ của thành phố. Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác ATVSLĐ khá đầy đủ, nhưng chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, phân tán. 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn KCN Hòa Cầm Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ trong KCN Hòa Cầm cũng từng bước đi vào nề nếp, các hình thức tổ chức cũng đa dạng và phong phú để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Tuy nhiên việc tổ chức tuyên truyền chủ yếu tiến hành đại trà trên diện rộng trong khi trình độ NLĐ khác nhau nên nhận thức cũng khác nhau vì vậy hiệu quả chưa cao. 2.2.3. Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp trên địa bàn KCN Hòa Cầm Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, cùng với sự chỉ đạo tích cực của các cơ quan chức năng nên các doanh triển khai thực hiện khá nghiêm túc. Tất cả lao động mới được tuyển dụng vào đều tập huấn cơ bản về công tác ATVSLĐ do doanh nghiệp tổ chức và hàng năm. Mỗi năm có khoảng gần 45.000 người lao động
- 15 được huấn luyện về ATVSLĐ, có khoảng 16.000 người được huấn luyện lại, trong đó tỷ lệ người lao động trong KCN Hòa Cầm chiếm hơn 23%. Hàng năm, Sở LĐTBXH hướng dẫn và thanh kiểm tra công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động và cấp mới khoảng 700 thẻ an toàn lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Cầm. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức 10 - 15 lớp tập huấn/năm về ATVSLĐ. Hàng năm, Phòng Cảnh sát PCCC xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn KCN Hòa Cầm với hàng ngàn NLĐ tham gia. Tuy nhiên do tốn kém về kinh phí và thời gian nên một số doanh nghiệp nhỏ chưa quan tâm đến công tác này. 2.2.4. Tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện ATVSLĐ trong các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn KCN Hòa Cầm Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh kiểm tra liên ngành hoặc chuyên ngành ATVSLĐ hàng năm ở các doanh nghiệp, nhưng lực lượng mỏng nên chỉ tập trung ở những doanh nghiệp đông lao động và thường kết hợp nhiều nội dung cùng lúc. Từ năm 2015 đến nay ngoài các cuộc thanh kiểm tra định kỳ sở LĐTBXH tăng cường kiểm tra các đơn vị có nguy cơ mất an toàn để kịp thời ngăn chặn TNLĐ có thể xảy ra. Kết quả các cuộc thanh, kiểm tra cho thấy việc thực hiện tự kiểm tra định kỳ của doanh nghiệp chủ yếu giao khoán cho cán bộ ATVSLĐ nên chất lượng các cuộc tự kiểm tra còn mang tính đối phó, sơ sài; một số đơn vị chưa có sự phối hợp giữa Lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở để kiểm tra theo chuyên đề. Ngoài ra phương pháp thanh kiểm tra chủ yếu trên hồ sơ sổ sách và một số trang thiết bị thông thường, chưa trang bị các phương
- 16 tiện kỹ thuật nên khó kiểm tra được các quy trình thực tế được thực hiện có đúng với quy định hay không. Do số lượng cán bộ phụ trách công tác Thanh tra lao động còn mỏng trong khi số lượng doanh nghiệp và lao động trên địa bàn ngày càng gia tăng nên dẫn đến tần suất thanh tra tại các doanh nghiệp còn rất thấp nên không chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp. 2.2.5. Thực trạng công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Công tác điều tra, thống kê TNLĐ, BNN giúp cơ quan quản lý về ATVSLĐ triển khai đôn đốc doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ để phục vụ cho QLNN. Trên địa bàn KCN Hòa Cầm, trong 03 năm qua, số vụ tai nạn lao động vẫn thường xuyên xảy ra nhưng có xu hướng gia tăng năm 2015 có 12 vụ nhưng năm 2017 tăng lên 23 vụ; số người bị thương cũng tăng, trong đó có người bị thương nặng. Đây là vấn đề hết sức quan tâm và cần có giải pháp khắc phục. Công tác thống kê, báo cáo phụ thuộc vào sự ý thức tự giác của chủ DN chứ không phụ thuộc hoàn toàn có sự kiểm tra, đanh giá của cơ quan chức năng, các DN nhỏ ít quan tâm đến công tác này. 2.2.6. Tình hình xử lý các vi phạm về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn KCN Hòa Cầm Tại Khu công nghiệp Hòa Cầm các doanh nghiệp thường mắc phải các vi phạm quy định về ATVSLĐ là: không đào tạo huấn luyện ATVSLĐ; không kiểm tra và đo đạt môi trường làm việc; không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ; không kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn đối với máy móc, thiết bị, không trang bị phương tiện BHLĐ; không khai báo khi xảy ra TNLĐ; làm tăng ca, thêm giờ vượt quá quy định…Quan điểm của cơ quan QLNN thanh tra để hướng dẫn, nhắc nhỡ khắc phục, chỉ phạt khi tái vi phạm nên dẫn đến nhờn luật.
- 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLNN VỀ ATVSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHỆP TRONG KCN HÒA CẦM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Thành công và hạn chế QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng a. Thành công Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ cũng từng bước đi vào nề nếp, các hình thức tổ chức tuyên truyền đa dạng và phong phú để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; công tác huấn luyện, đào tạo đã được cơ quan LQNN và một số DN quan tâm hơn; công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thống kê TNLĐ, BNN cũng được cơ quan QLNN triển khai, đôn đốc, và thực hiện kịp; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra và chuyên trách công tác ATVSLĐ đã từng bước nâng cao. b. Hạn chế Công tác tổ chức tuyên truyền chủ yếu tiến hành đại trà trên diện rộng trong khi trình độ NLĐ khác nhau nên nhận thức cũng khác nhau vì vậy hiệu quả chưa cao; việc huấn luyện, đào tạo về công tác ATVSLĐ còn hạn chế, chưa bao phủ hết các doanh nghiệp và cán bộ phụ trách ATVSLĐ tại doanh nghiệp là kiêm nhiệm; Đội ngũ làm công tác thanh tra mỏng, chế tài xử phạt còn nên dẫn dẫn đến nhờn luật. 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân chủ yếu gồm các bên: về phía các cơ quan quản lý nhà nước; về phía các doanh nghiệp; về phía người lao động. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ATVSLĐ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA CẦM, QUẬN CẨM LỆ, TP ĐÀ NẴNG 3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Căn cứ pháp lý - Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 có hiệu lực từ 1/1/1992; Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2012): ; Luật ATVSLĐ năm 2015; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ; Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; Thông tư số 13/2016/TT- BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động ; Phê duyệt Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016- 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010). 3.1.2. Định hƣớng để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Bản chất của công tác ATVSLĐ là vì sức khỏe, vì tính mạng con người và vì chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, vì thế công tác quản lý ATVSLĐ cũng phải đảm bảo hướng đến các mục tiêu này. Quản lý tốt công tác ATVSLĐ nhưng phải giữ được bản chất chế độ của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế; đảm bảo ATVSLĐ vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo an sinh xã hội và phù hợp với những công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn