intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BHTN. Cần đánh giá khách quan thực trạng QLNN về BHTN trong 5 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của QLNN về BHTN tỉnh Kon Tum. Đưa ra đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN thời gian tới đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh KonTum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THANH THUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG TÍN Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Kon Tum, một tỉnh nghèo thuộc khu vực miền núi Bắc Tây Nguyên, đa phần người dân sống bằng nông, lâm nghiệp. Trong thời gian qua cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế tỉnh nhà ngày càng dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trồng cây công nghiệp theo thế mạnh của tỉnh, một lượng không nhỏ NLĐ tại tỉnh Kon Tumbị mất việclàm. Trong thời gian qua tỉnh Kon Tum đã thực hiện khá tốt công tác BHTN, góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho NLĐ, giúp NLĐ an tâm hơn trong công tác. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện còn nhiều hạn chế như tình trạng lạm dụng quỹ BHTN, tình trạng nợ đọng BHTN rất lớn, một số chính sách về BHTN còn chưa đồng bộ và sát với tình hình thực tế tại địa phương… Tất cả những yếu tố trên đòi hỏi cần nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý BHTN trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết và đầy đủ về vấn đề này. Nên tác giả chọn đề tài: “QLNN về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum”là thực sự cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BHTN. + Cần đánh giá khách quan thực trạng QLNN về BHTN trong 5 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của QLNN về BHTN tỉnh Kon Tum. + Đưa ra đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN thời gian tới đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh KonTum.
  4. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Cơ sở lý thuyết nào về QLNN đối với BHTN? (2) Thực trạng công tác QLNN đối với BHTN tại tỉnh Kon Tum trong những năm qua như thế nào? (3) Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác QLNN về BHTN tại tỉnh Kon Tum trong thời gian đến? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung lớn của QLNN: ban hành phổ biến chính sách; lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch; thanh tra, kiểm tra, giám sát; sử lý sai phạm đối với BHTN. - Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng QLNN về BHTN tại tỉnh Kon Tum thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 và định hướng các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với BHTN trong thời gian đến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu “- Phương pháp nghiên cứu định tính. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Phương pháp phân tích so sánh. + Phương pháp thống kê mô tả. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1 . Ý nghĩa khoa học
  5. 3 Luận văn nhằm hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về BHTN; vận dụng thực tiễn vào QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu nhằm làm rõ được thực trạng QLNN về BHTN tại tỉnh Kon Tum. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHTN trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua - Phân tích định hướng QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. - Đề xuất những giải pháp QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục đề tài Nội dung của đề tài được chia thành 3 phần chính như sau: - Chương 1. Các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BHTN. - Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về BHTN ở tỉnh KonTum. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về BHTN tỉnh KonTum.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1.1. Bảo hiểm thất nghiệp a. Khái niệm BHTN là một hình thức BHXH dựa trên sự đóng góp của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm thông qua tư vấn và giới thiệu việc làm hoặc đào tạo lại. b. Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp - Đối với người lao động - Đối với người sử dụng lao động - Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp đối với Nhà nước. - Đối với xã hội c. Đặc điểm của BHTN “- Về đối tượng: - Về mục đích: - Đặc điểm về công tác quản lý thất nghiệp: 1.1.2. Quản lý Nhà nƣớc về BHTN a. Khái niệm QLNN về BHTN là toàn bộ các hoạt động xây dựng, phối hợp, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát chính sách BHTN của các bên tham gia, nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của chế độ BHTN. Ngoài ra, quản lý BHTN còn bao hàm nội dung quản
  7. 5 lý nguồn hình thành quỹ và phát triển quỹ BHTN để có năng lực thực hiện mục tiêu bền vững và lâu dài. b. Thành phần của Hội đồng quản lý BHTN - Phía các cơ quan Nhà nước có liên quan như Bộ Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước,.. - Bên NLĐ và người sử dụng lao động. NLĐ thường do Liên đoàn Lao động và người sử dụng lao động do các tổ chức của người sử dụng lao động tiến cử hoặc lựa chọn. - Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) của cơ quan BHXH. c. Mục tiêu QLNN đối về BHTN - Đối với cơ quan BHXH: - Mục tiêu xã hội trong quản lý BHTN: d. Đặc điểm QLNN về BHTN - Tính liên ngành [3] - Tính phức tạp [3] - Liên quan chặt chẽ đến giải quyết việc làm [3] - Tính đa mục tiêu [3] 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1.1. Hoạch định chiến lƣợc, ban hành và phổ biến chính sách - Hoạch định chiến lược, chính sách BHTN “Hoạch định chiến lược, chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của công tác QLNN về bảo hiểm thất nghiệp [7]. Nó là một trong những chức năng cơ bản trong QLNN về kinh tế nói chung và về bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Ở Việt Nam việc xây dựng chiến lược, chính sách thường theo quy trình sau: Đảng đề ra chủ trương, đường lối, Nhà
  8. 6 nước cụ thể hóa chủ trương, đường lối thành chiến lược và hệ thống chính sách, luật pháp của Nhà nước, Chính phủ đưa ra những quy định và khâu cuối cùng là các bộ, ngành, địa phương tổ chức hướng dẫn thực hiện. - Hoạch định chính sách bảo hiểm thất nghiệp chung “Đây là trách nhiệm của chính quyền Trung ương, chính sách chung phải xác định rõ đối tượng thụ hưởng, mức đóng góp, chủ thể đóng góp và cơ chế thực hiện chi trả TCTN… [7]. - Hoạch định chính sách thu bảo hiểm thất nghiệp Hoạch định chính sách thu bảo hiểm thất nghiệp là xác định mức đóng góp của các bên tham gia phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không được chất nặng lên ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ [7]. - Hoạch định chính sách chi bảo hiểm thất nghiệp Chính sách chi bảo hiểm thất nghiệp có nhiều điểm khác biệt so với các chế độ bảo hiểm XH khác. - Chính sách quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp: - Chính sách xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp: - Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 1.2.2. Xây dựng và triển khai QLNN về bảo hiểm thất nghiệp "Tổ chức hệ thống bảo hiểm thất nghiệp được Nhà nước xác định trên cơ sở phù hợp với từng giai đoạn phát triển và trình độ quản lý của bộ máy Nhà nước nói chung và bộ máy bảo hiểm thất nghiệp nói riêng [14]. Tổ chức hệ thống bảo hiểm thất nghiệp có thể được hình thành theo 2 cấp quản lý hoặc 3 cấp quản lý từ Trung ương đến các địa phương. Do điều kiện kinh tế - xã hội và
  9. 7 thể chế chính trị khác nhau nên cơ cấu tổ chức các cơ quan quyền lực của các nước nhìn chung cũng khác nhau. Vì vậy, quy định về cơ quan QLNN đối với bảo hiểm thất nghiệp ở mỗi nước có những điểm khác nhau. Tổ chức công tác tuyên truyền Việc tạo điều kiện thông qua kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giải thích để các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và NLĐ hiểu biết đầy đủ hơn về mục đích hoạt động của BHTN để có những điều chỉnh cho đúng quy trình của pháp luật là cơ sở để nhà nước quản lý hoạt động BHTN hiệu quả hơn [14].” 1.2.3. Kiểm tra, giám sát BHTN "Theo đó, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BHTN sẽ đánh giá đầy đủ các ưu, nhược điểm trong các nội dung sau: Kiểm tra việc thực thi chế độ, chính sách BHTN. Kiểm tra điều kiện được hưởng BHTN. Thủ tục và hồ sơ tham gia BHTN. Thu BHTN. Chi BHTN. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết kiếu nại về BHTN. Việc thực hiện nghĩa vụ tham gia BHTN của các bên có liên quan; Chế độ BHTN của cơ quan BHXH đối với NLĐ; Các hoạt động tài chính của cơ quan BHXH; Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp BHTN. Đây là một trong những hoạt động có tính thường xuyên của QLNN về BHTN.
  10. 8 1.2.4. Xử lý xử phạt về BHTN Các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng BHTN theo Điều 134 của Luật BHXH đều phải tính tiền lãi chậm đóng theo quy định. Tiền lãi chậm đóng nếu thấp hơn lãi vay ngân hàng thì sẽ khuyến khích doanh nghiệp giữ tiền của NLĐ đã đóng tại đơn vị để sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn khi đốc thúc thu BHTN và xử lý vi phạm. Nói chung, đi đôi với quy định về hình thức và mức phạt vi phạm, luật pháp cần bổ sung các chế tài xử phạt mạnh, mang tính răn đe nhiều hơn để các đơn vị sử dụng lao động không muốn chậm đóng BHTN, qua đó tạo điều kiện cho BHXH thực hiện tốt công tác thu BHTN [11]. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố khách quan a. Trình độ phát triển của nền kinh tế b. Phạm vi bao phủ c. Chu kỳ kinh doanh d. Sự phát triển của thị trường lao động e. Tập quán của dân cư f. Ý thức tuân thủ chính sách của người tham gia BHTN 1.3.2. Nhân tố chủ quan 1.4. KINH NGHIỆM QLNN VỀ BHTN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của Gia Lai 1.4.2. Kinh nghiệm của Bình Dƣơng 1.4.3. Bài học rút ra cho Kon Tum
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở TỈNH KON TUM 2.1 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM, NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM 2.1.1 Đặc điểm tình hình tỉnh Kon Tum Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 9.680,49 km². Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2018 đạt 533.000 người; dân tộc thiểu số chiếm 53,25%, với 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). 2.1.2. Quy mô nguồn nhân lực Thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng trưởng nhanh, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh chóng đãtạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đã làm thay đổi cơ cấu lao động. Cơ cầu lao động cũng có sự chỉnh dịch rõ rệt từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. - Lực lượng lao động chiếm 59,25% trong dân số và có tốc độ tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng tự nhiên. Nam chiếm đa số trong lực lượng lao động. 2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo tỉnh Kon Tum ĐVT: % Trình độ học 2014 2016 2018
  12. 10 vấn Người % Người % Người % - Chưa qua đào 173.717 71 208.199 71 261.643 85 tạo - Đã qua đào 70.955 29 85.039 29 46.173 15 tạo Tổng 244,672 100 293,238 100 307,816 100 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2018 Lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 70% so với tổng lực lượng lao động tỉnh, trong năm 2018 thì số người đã qua đào tạo tăng so với các năm 2014 và 2016. 2.2. TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.2.1. Quy mô thất nghiệp Từ 2014 đến 2018, trung tâm Dịch vụ việc làm Kon Tum đã tiếp nhận được 5.524 nộp hồ sơ hưởng BHTN. Số lượng người thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum là rất thấp so với các tỉnh, tăng trưởng bình quân là 0,18%, lượng tăng bình quân là 196 người. 2.2.2. Số lƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm thất nghiệp Bảng 2.6. Số ngƣời tham gia thất nghiệp tỉnh Kon Tum ĐVT: Người Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số người 35.813 37.108 38.744 38.745 39.259 Tăng trưởng hàng - 0,04 0,04 0 0,01 năm (%) Lượng tăng hàng - 1,29 1,63 1 514
  13. 11 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 năm (Người) Tăng trưởng bình 0,02 quân (%) Lượng tăng bình 861,5 quân (Người) Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum 2.2.3. Biến động nguồn thu bảo hiểm thất nghiệp Thu BHTN từ năm 2014 cho đến nay có sự gia tăng nhưng không đáng kể, Số tiền thu năm sau luông cao hơn năm trước. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH KON TUM 2.3.1. Ban hành và phổ biến chính sách BHTN Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như: bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh... tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHTN bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp. Bảng 2.8. Kết quả tuyên truyền và phổ biến về chính sách BHTN Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Bài viết trên đài phát thanh 12 13 14 15 16 địa phương Hội nghị tuyên truyền 3 4 5 5 8 Đối thoại trực tiếp 2 4 3 5 5 Tờ rơi, sách tìm hiểu về 785 875 1.254 2.548 5.458
  14. 12 BHTN Pano, áp phích 23 28 36 41 45 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum Chưa có công cụ tuyên truyền nhằm đánh thẳng vào nhận thức của người lao động để họ hiểu được quyền lợi của mình khi tham gia BHTN cho người lao động.” 2.3.2. Thực trạng xây dựng và triển khai thực hiện BHTN tại tỉnh Kon Tum “a. Thực trạng quản lý thu - Quản lý thu từ các tổ chức sử dụng lao động Trong công tác quản lý thu, BHXH các cấp đã thực hiện thu đúng, thu đủ, quản lý chặt chẽ đến từng doanh nghiệp, từng NLĐ và làm căn cứ để giải quyết chế độ TCTN sau này. BHXH các tình, thành phố đã ứng dụng phần mềm để quản lý quá trình tham gia BHTN, quản lý mức đóng của từng NLĐ. - Thực trạng quản lý thu từ ngân sách nhà nước Công tác thu đã được BHXH các tỉnh, thành phố hoàn chỉnh từng bước bằng việc theo dõi danh sách đối tượng tham gia đóng, biến động của đối tượng và mức đóng góp. Thực hiện thu đúng, thu đủ trên cơ sở mức đã thu được ngân sách nhà nước sẽ trích chuyển hàng năm phần ngân sách đóng góp. Chính vì vậy, số thu BHTN tăng liên tục từ năm 2014-2018. Bảng 2.9. Tổng tiền thu thu BHTN tại tỉnh Kon Tum ĐVT: triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số tiền thu 32.150 32.054 33.366 33.771 34.331 BHTN
  15. 13 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số nợ đọng BHTN 2.534 2.625 2.745 2.785 2.954 Tỷ trọng (%) 7,88 8,19 8,23 8,25 8,6 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số thu BHXH tăng nhưng chưa nhiều. Bảng 2.10. Tình hình nợ đọng BHTN tại tỉnh Kon Tum ĐVT: triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số nợ đọng 2.534 2.625 2.745 2.785 2.954 BHTN - NSNN (hỗ trợ 1.655 1.737,6 1.842,6 1.860,25 2.001,6 1%) - Đơn vị sử dụng 879 887,4 902,4 924,75 952,4 lao động Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum “Trong số tiền nợ đọng, nợ NSNN chiếm tỷ trọng cao hơn nợ của đơn vị sử dụng lao động. b. Thực trạng quản lý chi - Thực trạng xây dựng quy trình, thủ tục chi BHTN Để quản lý đối tượng hưởng BHTN, BHXH Việt Nam đã xây dựng một quy trình phối hợp giữa các ngành liên quan. Trong quy trình này, mỗi ngành đảm nhiệm một khâu và đảm bảo liên kết với nhau để kiểm soát và phối hợp phòng chống lạm dụng.
  16. 14 Bảng 2.11. Chi BHTN tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016 ĐVT: triệu đồng 2014 2015 2016 Loại TC Số Số Số Số Số Số ngƣời tiền ngƣời tiền ngƣời tiền TCTN theo 2.548 15.454 2.587 15.878 2.658 16.021 tháng Hỗ trợ học 124 35,5 356 78,89 525 121,5 nghề Đóng 5.878 6.012 6.215 BHYT Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum c. Thực trạng xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp Trong những năm gần đây, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp đã được các cấp, ngành của tỉnh Kon Tum quan tâm, đầu tư nhưng hệ thống này chưa được đông đảo người dân biết đến. Kênh hướng dẫn các thủ tục đăng ký hưởng TCTN của tỉnh Kon Tum được đặt tại trang web http://vlkontum.vieclamvietnam.gov.vn/TrangChu.aspx nhưng chưa có hướng dẫn đăng ký hưởng TCTN online ngay trên trang web này. Do đó, việc quản lý người hưởng TCTN tại tỉnh Kon Tum còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự tinh gọn. 2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát BHTN Nền kinh tế của một số nước cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu một ố mặt hàng như cao su, cà phê của nước ta dẫn đến không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó
  17. 15 khăn. Tình hình nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng tăng và kéo dài. Để khắc phục nhược điểm này, các cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp đã thanh tra, xử phạt và đưa ra khởi kiện các đơn vị có số nợ đọng lớn và thời gian nợ đọng kéo dài. Bảng 2.14. Số lƣợng cuộc kiểm tra về thực hiện BHTN tỉnh Kon Tum Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Kiểm tra đột xuất 5 7 8 10 11 Kiểm tra thường xuyên 23 25 26 32 34 Kiêm tra chuyên ngành 13 14 13 15 15 Kiểm tra liên ngành 4 5 5 7 11 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng kiểm tra đột xuất, thường xuyên, chuyên ngành, liên ngành đều tăng đều qua các năm. 2.3.4. Thực trạng xử lý vi phạm về BHTN Việc xử lý vi phạm đã được tiến hành nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật. Số lượng vụ việc sai phạm và tình hình xử lý cụ thể như sau: Bảng 2.15. Số lƣợng đơn vị vi phạm và hình thức xử phạt về thực hiện BHTN tỉnh Kon Tum Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số đơn vị vi phạm (vụ) 54 52 49 44 49 Số tiền xử phạt hành 345,4 376,5 342,4 320,1 405,3 chính (triệu đồng) Số vụ được xử phạt hình 11 7 10 7 8 sự (vụ)
  18. 16 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số đơn vị vi phạm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều, số đơn vị sai phạm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. 2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QLNN ĐỐI VỚI BHTN TẠI TỈNH KON TUM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc “Thứ nhất, về ban hành và phổ biến chính sách BHTN: Hệ thống chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện. Hình thức tuyên truyền, phổ biến được chú trọng, đa dạng, phong phú, nhằm thu hút nhiều hơn sự quan tâm, chú ý của người dân và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tại Kon Tum. Thứ hai, về xây dựng và triển khai thực hiện BHTN tại tỉnh Kon Tum: Nhìn chung, công tác tổ chức thực thi chính sách thực hiện ngày càng hiệu quả. Thứ ba, về công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động BHTN đã được các cơ quan chức năng chú trọng và đã góp phần đưa hoạt động BHTN đi dần vào nề nếp. Hình thức kiểm tra đa dạng, số lượng cuộc kiểm tra tăng dần qua các năm. Thứ tư, về xử lý vi phạm về BHTN Hình thức xử phạt đã được vận dụng cho hợp lý với tính chất của các vi phạm. 2.4.2. Hạn chế “Thứ nhất, về ban hành và phổ biến chính sách BHTN Một số chính sách ban hành còn chậm; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
  19. 17 Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có phương pháp đánh giá hiệu quả, đo lường của các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Thứ hai, về xây dựng và triển khai thực hiện BHTN tại tỉnh Kon Tum Do sự liên kết giữa các ngành chưa tốt dẫn đến việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp còn chậm và khi có vướng mắc hoặc sai sót thì NLĐ phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan BHXH và lao động. Chưa triển khai kết nối phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động Thương binh và xã hội với cơ quan BH xã hội để phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết. Thứ ba, về công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động BHTN Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện công vụ, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực BHTN còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thống nhất. Thứ tư, về xử lý vi phạm về BHTN Mặc dù một số đơn vị đã bị đưa ra xử lý hình sự nhưng chế tài xử phạt chưa mạnh nên chưa được xử lý đúng mực, chưa làm gương cho các đơn vị đó. 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Sự phối hợp giữa các bên chưa được nhịp nhàng, đồng bộ nên vẫn còn nhiều lúng túng trong thực thi nghiệp vụ. Các văn bản đồng hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời. - Hiện nay biên chế cán bộ làm về lĩnh vực BHTN còn ít, năng lực và trình độ còn chưa đáp ứng được nhu cầu.
  20. 18 - Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách BHTN cũng chưa kịp nắm bắt hết nghiệp vụ do vừa làm vừa học hỏi, chưa có kinh nghiệm trong quản lý lĩnh vực này. - Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại tỉnh Kon Tum trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. b. Nguyên nhân khách quan - Trong quá trình triển khai chính sách BHTN, các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn chưa bao quát được hết những yêu cầu đặt ra của quản lý. - Khung pháp lý về BHTN đã tương đối hoàn thiện theo Luật Việc làm, tuy nhiên khi triển khai đi vào thực tiễn vẫn biểu hiện một số bất cập cần được điều chỉnh. - Người lao động chưa tự giác thực hiện quy trình nộp sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi đang hưởng TCTN. - Người lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân trong việc hưởng trùng TCTN trong thời gian đã có việc làm mới, dẫn đến hiện tượng không trung thực trong việc khai báo tình trạng việc làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2