intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý thuyết QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ, đánh giá thực trạng của công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ QUỐC HUY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS.TS. Trương Tấn Quân Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa đạng sinh học trên hành tinh của chúng ta. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai đã và đang gây ra những lo ngại trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Trong khi đó rừng đang bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là rừng phòng hộ được coi là lá chắn mà đang bị tàn phá hằng ngày. Với việc giảm sút về chất lượng rừng phòng hộ có nguyên nhân bắt nguồn từ những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành cũng như trong thực hiện công tác quản lý rừng phòng hộ, cần phải đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, T nh Kon Tum . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý thuyết QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ, đánh giá thực trạng của công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước, QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ. - Tìm hiểu thực trạng bảo vệ rừng phòng hộ ở địa bàn nghiên cứu.
  4. 2 - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ tại địa bàn nghiên cứu. - Đưa ra các giải pháp khắc phục và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ tại địa bàn huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum giai đoạn 2013 - 2017 như thế nào? - Những thành tựu đạt được và hạn chế trong hoạt động QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ? Những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum? - Giải pháp nào để tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu về lý luận của QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ và thực trạng hoạt động QLNN về lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum, thời gian kể từ khi thực hiện Luật BV&PTR năm 2004 (sửa đổi) đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ năm 2013 – 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê và tổng hợp, phương pháp so sánh để phân tích, xử lý
  5. 3 số liệu, phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiền của đề tài Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn luận giải về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số nhân tố tác động đến công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ. - Đánh giá vai trò của công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ, ch ra những mặt tốt, những mặt chưa tốt, nguyên nhân của những bất cập trong QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua. - Đưa ra những phương hướng và giải pháp tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ tại huyện Đăk Glei, t nh Kon Tum trong thời gian tới. Ý nghĩa khoa học Luận văn sẽ bổ sung một số vấn đề lý luận về công tác QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể phản ảnh phần nào tình hình thực tế công tác QLBVR ở cấp địa phương, từ đó giúp cho các cơ quan lập pháp và những người làm công tác nghiên cứu có thêm được những thông tin cơ sở của công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ, từ đó đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật , tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các trường đại học, các trường chính trị, cho những người quan tâm nghiên cứu về pháp luật trong QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng.
  6. 4 . Sơ ƣợc tài iệu nghiên cứu chính s dụng trong nghiên cứu . T ng quan tài iệu nghiên cứu 9. Kết cấu của uận văn Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết của Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Chương 2: Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đắk Glei, t nh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đắk Glei, t nh Kon Tum.vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đắk Glei, t nh Kon Tum.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT C A QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.1. Những khái niệm cơ bản về quản ý nhà nƣớc về bảo vệ rừng 1.1.1. Khái niệm quản ý và QLNN Quản lý là điều khiển, ch đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều ch nh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quanhệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm QLNN về bảo vệ rừng Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật BV&PTR năm 2004, rừng được định nghĩa như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng . Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng là quá trình các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật tác động vào các đối tượng quản lý để định hướng và điểu ch nh các hành vi xã hội nhằm bảo vệ bền vững tài nguyên rừng.
  8. 6 1.1.3. Nguyên tắc QLNN trong ĩnh vực bảo vệ rừng - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước - Bảo đảm sự phát triển bền vững - Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích - Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử 1.1.4. Công cụ QLNN về bảo vệ rừng - Công cụ quy hoạch, kế hoạch QLBVR - Công cụ chính sách - Công cụ pháp luật - Công cụ tài chính 1.1.5. Bộ máy QLNN về bảo vệ rừng a. Cấp Trung ương cấp Trung ương, đứng đầu là Chính phủ. Tiếp đến là Bộ NN&PTNT, cơ quan có th m quyền chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Trung ương, là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu Bộ NN&PTNT quản lý Nhà nước và thực thi nhiệm vụ QLNN về lâm nghiệp. Cục Kiểm lâm là cơ quan trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng tham mưu cho Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện QLNN về bảo vệ rừng. b. Cấp Tỉnh UBND t nh là Cơ quan có th m quyền chung, thông qua hoạt động chấp hành, điều hành của mình thực hiện chức năng QLNN trên nhiều lĩnh vực. Sở NN&PTNT là cơ quan ch đạo chuyên ngành trong lĩnh vực QLNN về rừng và đất lâm nghiệp, chịu trách nhiệm trước UBND t nh về mọi hoạt động QLNN về rừng và đất rừng. Bên cạnh đó là một hệ thống chuyên trách phụ trách việc
  9. 7 QLBVR, đó là lực lượng kiểm lâm viên, được coi là lực lượng nòng cốt giúp Bộ trưởng quản lý và bảo vệ rừng, cơ cấu tổ chức như sau: Trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT. cấp T nh nơi có rừng: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN&PTNT. cấp Huyện: Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, và các đơn vị sự nghiệp: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên trực thuộc Sở NN&PTNT. 1.2. Những nội dung quản ý nhà nƣớc về bảo vệ rừng ph ng hộ 1.2.1. T chức quản ý khu rừng ph ng hộ Để quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, Quy chế quản lý ba loại rừng quy định tổ chức bộ máy để giao quản lý rừng như sau: Tùy theo quy mô, tính chất, của mỗi khu rừng phòng hộ để thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. BQL RPH là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng đó. 1.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy quy phạm dƣới uật chỉ đạo về QLBVR Văn bản pháp luật trong lĩnh vực QLBVR là những văn bản không ch cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan QLNN đối với người khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trương, quy định của nhà nước. Công tác xây dựng văn bản pháp luật là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
  10. 8 1.2.3. Thực hiện công tác quản ý bảo vệ rừng ph ng hộ Tổ chức thực hiện quản lý rừng, bảo vệ rừng phòng hộ bao gồm các hoạt động cơ bản sau: Một là, xây dựng kế hoạch về tổ chức hoạt động công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trình cấp có th m quyền phê duyệt. Tổ chức công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; trồng, chăm sóc rừng và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. Hai là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp uật và x ý các hành vi vi phạm về QLNN đối với bảo vệ rừng ph ng hộ Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, các cơ quan hành chính nhà nước cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra chặt chẽ, hợp lý và hợp pháp, ngăn ngừa những biểu hiện nhũng nhiễu gây phiền hà, cản trở hoạt dộng hợp pháp của các đối tượng quản lý. Tổ chức giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới và ngay trong nội bộ cơ quan mình. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động Quản ý nhà nƣớc về bảo vệ rừng ph ng hộ Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ Tiêu chí đánh giá hoạt động lập kế hoạch và thực thi công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm về QLNN đối với bảo vệ rừng phòng hộ
  11. 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG 1.3.1. Nền kinh tế thị trƣờng 1.3.2. Yếu tố xã hội 1.3.3. Ý thức pháp uật và văn hóa pháp ý 1.3.4. Yếu tố nghiệp vụ kỹ thuật
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG C NG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI 2.1. NHỮNG NÉT SƠ LƢỢC VỀ HUYỆN ĐĂK GLEI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đăk Glei là huyện miền núi nằm về phía Bắc của t nh Kon Tum, là huyện vùng cao biên giới Nằm tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Bắc giáp huyện Phước Sơn, t nh Quảng Nam; Phía Nam giáp huyện Tu Mơ Rông và Ngọc Hồi, t nh Kon Tum; Phía Đông giáp huyện Nam Trà My, t nh Quảng Nam.; Phía Tây giáp nước CHDCND Lào. Địa hình địa mạo: Nằm trong khu vực có địa hình phức tạp của t nh Kon Tum. Nhìn chung địa hình của huyện cao ở phía Đông - Bắc và Tây - Tây Nam. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Đăk Glei có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2015-2017 đều đạt 11,55%. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 44,5% năm 2010 xuống còn 42,8%. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,5% lên 24,6%, thương mại dịch vụ tăng từ 32% lên 32,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm, tăng 75% so với năm 2015. 2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đăk G ei Nhìn chung, huyện Đăk Glei là huyện nghèo, kém phát triển của t nh Kon Tum, cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất cơ bản là huyện thuần nông, hoạt động nông lâm thủy sản là hơn 40% t trọng kinh tế, chiếm hơn 80% diện tích đất sản xuất.
  13. 11 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QLNN VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ 2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ph ng hộ Theo thống kê đất đai huyện Đắk Glei đến ngày 31/12/2017, toàn huyện có 133.140,21 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89,04% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng sản xuất 48.694,31 ha, chiếm 36,57 % diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng phòng hộ 44.876,76 ha, chiếm 33,70 % diện tích đất lâm nghiệp, tập trung ở 03 xã Đăk Blô, Đăk Nhoong, Đăk Long; diện tích rừng đặc dụng 38.008,77 ha, chiếm 28,55% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung ở các xã Đắk Choong, Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh. Đặc điểm rừng huyện Đắk Glei có độ che phủ cao, thảm thực vật dày. Với việc quy hoạch phân chia rừng thành 3 loại như hiện nay công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Việc phân chia này đã giúp các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn làm cơ sở cho việc giao rừng, đất rừng và xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển từng loại rừng, sử dụng từng loại rừng, đất rừng một cách có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất ổn định, lâu dài, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo, v.v Khó khăn: Rừng đã được quy hoạch, phân chia thành 3 loại. Tuy nhiên do công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo quy hoạch giữa các Bộ ngành NN&PTNT và các ngành khác; việc điều ch nh lại quy hoạch 3 loại rừng còn chậm gây nhiều khó khăn cho công tác giao rừng, đất rừng cho các tổ chức, HGĐ, cá nhân. Vì vậy, tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
  14. 12 2.2.2. T chức bộ máy QLNN về bảo vệ rừng ph ng hộ của huyện Đăk G ei UBND t nh Sở NN&PTNT Kon Tum Chi cục Kiểm lâm UBND huyện Phòng Hạt Kiểm lâm BQL RPH NN&PTNT Đăk Glei UBND các xã Trạm QLBVR Kiểm lâm địa Trạm QLBVR liên ngành bàn Cộng đồng dân cư thôn Đội KLCĐ và PCCCR số 2 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ tại huyện Đăk Glei
  15. 13 2.2.3. Nội dung hoạt động QLNN về bảo vệ rừng ph ng hộ trên địa bàn huyện Đăk G ei 2.2.3.1. Tổ chức quản lý khu rừng phòng hộ Khu rừng phòng hộ huyện Đăk Glei có diện tích tương đối lớn so với các khu rừng phòng hộ khác trên địa bàn t nh. Tại đây, Ban quản lý rừng phòng hộ được thành lập theo Quyết định số 711/QĐ- UBND ngày 11/7/2018 của UBND t nh Kon Tum, trực thuộc ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các Ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Long, Đăk Nhoong và Đăk Blô. Tổng diện tích rừng và đất rừng đơn vị được giao quản lý là 42.661,22 ha. 2.2.3.2. Hoạt động ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ở huyện Đăk Glei Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được phân cấp ch đạo từ cấp Trung ương xuống cấp t nh, huyện, bên cạnh Luật Bảo vệ & Phát triển rừng 2004, đã có hàng trăm các văn bản hướng dẫn, ch đạo. Trong các văn bản về QLNN về bảo vệ rừng ở Đăk Glei chủ yếu đã quán triệt được nội dung về tăng cường công tác bảo vệ rừng, công tác phòng chống chữa cháy rừng đã được ch đạo một cách chặt chẽ. 2.2.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ được địa phương thực hiện trên tinh thần các văn bản ch đạo. Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei là đơn vị chủ rừng, cơ quan chấp hành QLNN về bảo vệ phòng hộ hàng năm đã thực hiện sự QLNN như sau: - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ: Công tác tuyên truyền luôn được đơn vị xác định là một trong
  16. 14 những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó lãnh đạo đơn vị đã ch đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng tháng, quý trong năm, căn cứ ch tiêu được giao, đơn vị phân công cán bộ nghiệp vụ cùng cán bộ QLBVR địa bàn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng. - Công tác bảo vệ rừng: Lực lượng QLBVR rừng phòng hộ Đăk Glei xây dựng kế hoạch tuần tra truy quét, phối hợp với các lực lượng của chính quyền địa phương (UBND các xã: Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Blô), các cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức các đợt tuần tra truy quét trên lâm phận đơn vị quản lý. - Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Trên cơ sở lâm phần được giao quản lý, Ban quản lý rừng phòng hộ là đơn vị khoanh vùng các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, xác định mức cháy rừng, Từ đó đã xây dựng Phương án PCCCR các giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020 để trình cơ quan có chức năng th m tra, phê duyệt và triển khai thực hiện theo đúng phương án, kế hoạch đã đề ra. Ban quản lý rừng phòng hộ quán triệt lực lượng cán bộ QLBVR thực hiện công tác trực PCCCR mùa hanh khô, đảm bảo 24/24h tiếp nhận thông tin thông suốt từ cơ sở, theo d i sát sao tình hình diễn biến tài nguyên rừng và chú trọng những khu rừng trọng điểm dễ có nguy cơ xảy ra cháy rừng (xã Đăk Long), vùng rừng giáp biên giới (xã Đăk Nhoong) để có phương án kịp thời xử lý nếu xảy ra cháy rừng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ QLBVR địa bàn về công tác theo d i diễn biến tài nguyên rừng, đến nay lực lượng QLBVR địa bàn
  17. 15 phụ trách các xã đã có thể sử dụng bản đồ, định vị GPS để cập nhật số liệu diễn biến rừng và bản đồ. Đơn vị đã thường xuyên phân công cán bộ trực PCCCR tại văn phòng Ban, các trạm QLBVR và khu vực rừng trồng vào thời gian cao điểm; trực các ngày ngh thứ bảy, chủ nhật và các ngày ngh lễ. Trong các tháng cao điểm dễ xảy ra cháy rừng, đơn vị đã ch đạo cán bộ phụ trách tiểu khu phối hợp với chính quyền địa phương, các Đồn Biên phòng đóng chân giám sát chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, bám sát địa bàn, phân công trực canh gác lửa rừng ở các vùng trọng điểm dễ cháy để phát hiện kịp thời và sớm nhất các đám cháy mới phát sinh nhằm có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác PCCCR theo các phương án đã được phê duyệt nên từ năm 2013 đến năm 2017 không xảy ra cháy rừng trên diện tích rừng phòng hộ. - Công tác giao khoán bảo vệ rừng: Giai đoạn từ năm 2013 – 2015, BQL rừng phòng hộ đã thực hiện giao khoán 27.988 ha cho các cộng đồng dân cư thôn, người dân và các tổ chức khác. Diện tích rừng còn lại đơn vị tự tổ chức quản lý. T lệ rừng được giao khoán đạt 64,47 % diện tích được giao quản lý. Giai đoạn 2016 –2020, BQL rừng phòng hộ Đăk Glei đã được phê duyệt giao khoán 34.527 ha cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và các tổ chức khác trên địa bàn huyện. Trong đó: Diện tích rừng cung ứng là 23.411,91 ha; 17.232,57 ha diện tích không có cung ứng DVMTR; 1.882,48 ha không có rừng. Tiến độ thực hiện phương án khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020 đến tháng 12/2017 là 34.523,27 ha, đạt 99,99 %. T lệ rừng được giao khoán cho người dân và các đối tượng khác giai đoạn này so với giai đoạn trước tăng từ 64,47% lên tới 84,47%. Công tác nghiệm thu khoán
  18. 16 bảo vệ rừng cũng được thực hiện định kỳ hằng năm để có thể chi trả tiền khoán bảo vệ rừng cho người dân một cách kịp thời. - Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Đơn vị chủ rừng đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác QLBVR, QLLS & PCCCR, cụ thể như sau: Thực hiện ký quy chế phối hợp với 05 chủ rừng giáp ranh và chính quyền địa phương trong công tác QLBVR&PCCCR, bao gồm: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, UBND xã : Đăk Môn, Đăk Kroong, Đăk Pek, Đăk Man. Nội dung phối hợp bao gồm: - Phối hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật; - Phối hợp PCCCR, Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, truy quét trên lâm phận BQL rừng phòng hộ Đăk Glei và khu vực giáp ranh; - Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực QLBVR. Bên cạnh đó, Phối hợp với đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR số 1, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Đăk Hà, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong lâm phận đơn vị quản lý. 2.2.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Nhằm giúp UBND t nh, lãnh đạo Sở NN&PTNT nắm bắt được tình hình chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc thực thi các nội dung QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn t nh, Thanh tra Sở NN&PTNT thực hiện các cuộc thanh, kiểm tra toàn diện theo kế hoạch định kỳ và đột xuất theo ch đạo của UBND t nh. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện tương đối nghiêm
  19. 17 túc và chặt chẽ góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung và lập lại trật tự kỷ cương trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện. Trên đây là nội dung QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ huyện Đăk Glei, tuy trình bày vấn đề có thể ngắn, nhưng thực tế công việc thực hiện thì triền miên qua năm tháng không hết việc, vừa tốn công sức, vừa n chứa đầy nguy hiểm, do địa bàn rừng quá rộng, địa thế sâu, xa, hiểm trở và thành phần xă hội của người khai thác, sử dụng rừng là vô cùng hỗn tạp, phần đông có ý thức và nhận thức kém. 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG C A QLNN VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ Ở HUYỆN ĐĂK GLEI 2.3.1. Thành tựu hoạt động QLNN về bảo vệ rừng ph ng hộ ở huyện Đăk G ei Về công tác ban hành ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Về tổ chức triển thực hiện công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ 2.3.2. Hạn chế của hoạt động QLNN về bảo vệ rừng ph ng hộ ở huyện Đăk G ei - Về công tác ban hành ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ: Bên cạnh những kết quả đạt được công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rưng của huyện còn bộc lộ những hạn chế sau: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản của huyện còn thiếu và yếu về trình độ năng lực. Nhận thức máy móc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên thường sao chép lại các quy định của t nh, dẫn đến có sự chồng chéo
  20. 18 trong hệ thống văn bản QPPL của địa phương nên nhìn chung tính khả thi của văn bản QPPL trong lĩnh vực QLBVR của huyện sau khi ban hành không cao. Thứ hai, hoạt động rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực QLBVR ở các cấp, các ngành từ cấp t nh đến cấp huyện nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều ch nh trong bảo vệ rừng chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Thứ ba, việc tổng kết thực tiễn xây dựng văn bản QPPL chưa thực sự gắn liền với hoạt động bảo vệ rừng; thiếu sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các t nh, huyện khác để nâng cao hoạt động xây dựng văn bản QPPL trong lĩnh vực QLBVR. - Về tổ chức triển khai thực hiện công tác QLNN về bảo vệ rừng: + Về công tác tuyên truyền: Bên cạnh những mặt đạt được công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Năng lực, kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ còn nhiều yếu kém; phương pháp và nội dung tuyên truyền không phong phú, còn mang nặng tính hình thức, ít bám sát tình hình thực tế của địa bàn tuyên truyền, chưa phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong t nh. Vì vậy hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng không cao. - Về công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ QLBVR: Điểm dễ nhận thấy nhất về QLNN ở Đăk Glei chưa tốt là việc phối hợp các cơ quan QLNN về bảo vệ và phát triển rừng. UBND huyện (Phòng NN&PTNT tham mưu) chưa có những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2