Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI QUỐC HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Tín Phản biện 1: PGS.TS. Trương Hồng Trình Phản biện 2: TS. Nguyễn Chín Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đó là phải chuẩn bị lực lượng lao động để có thể đáp ứng các chuẩn mực cam kết quốc tế. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định nhưng trước xu thế hội nhập cũng đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức mới, đó là tốc độ già hóa dân số nhanh. Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường và sự nghiệp CNH - HĐH như hiện nay, vấn đề đặt ra lớn nhất hiện nay là cần phải có đội ngũ nhân lực cả về số lượng và trình độ đào tạo, kỹ năng lao động cần thiết, phù hợp với phân công lao động xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH huyện đã quan tâm, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển công tác ĐTN và đổi mới công tác quản lý, gắn ĐTN với giải quyết việc làm; từ đó, công tác ĐTN đã có nhiều chuyển biến tích cực như: Hệ thống CSDN được đầu tư, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể, chất lượng ĐTN dần được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đến cuối năm 2019 đạt 52,71%; Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề việc làm - ĐTN cho người lao động vẫn chưa được các cấp, các ngành về quản lý thực sự quan tâm đúng mức; việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển KT-XH để tạo việc làm cho người lao động hiệu quả chưa cao; các CSDN hiện nay chỉ mới thực hiện việc đáp ứng đào tạo theo năng lực hiện có, chưa theo nhu cầu của các DN và thị trường lao động; việc gắn kết giữa cơ quan QLNN về ĐTN, với các CSDN và
- 2 người lao động có nhu cầu đào tạo còn rất hạn chế; các hoạt động ĐTN đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: hiệu quả đào tạo còn thấp, lãng phí nguồn lực; công tác xã hội hóa về ĐTN có phát triển nhưng thiếu sự kiểm soát dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, không đáp ứng được yêu cầu của DN...do vậy vẫn còn thiếu một cơ chế quản lý đồng bộ và hiệu quả của cơ quan QLNN về ĐTN cho người lao động. Xuất phát từ thực tiễn này tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng QLNN về ĐTN cho người lao động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề tài phân rã thành các mục tiêu chi tiết gồm: - Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về ĐTN. - Đánh giá thực trạng QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2019. - Về nội dung nghiên cứu: Tuyên truyền, phổ biến các chính sách về ĐTN cho người lao động; xây dựng các chương trình, kế hoạch và dự báo nhu cầu về ĐTN cho người lao động; tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch về ĐTN cho người lao động; tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho người lao động; công tác kiểm tra, giám sát về ĐTN cho người lao động; công tác xử lý vi phạm pháp luật về ĐTN cho người lao động. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp biện chứng... 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐTN VÀ QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1.1. Một số khái niệm - Đào tạo nghề: Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. - ĐTN cho người lao động: Là đào tạo kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung, đào tạo lại nghề. - Khái niệm ĐTN cho người lao động: Được hiểu là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để những người lao động có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. 1.1.2. Quan điểm, mục tiêu và đối tƣợng của đào tạo nghề cho ngƣời lao động a. Quan điểm: ĐTN cho người lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động,đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. b. Mục tiêu: ĐTN cho người lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. c. Đối tượng: Người lao động trong độ tuổi lao động, nam từ 15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi. 1.1.3. Khái nhiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
- 5 - QLNN về ĐTN cho người lao động: Là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động ĐTN cho lao động của một quốc gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động ĐTN cho người lao động, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề QLNN về ĐTN nhằm đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ĐTN. 1.1.5. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề QLNN về ĐTN là hoạt động quản lý theo ngành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều hành toàn bộ các hoạt động ĐTN nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. 1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ - Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động. - Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu ĐTN cho người lao động. - Hoạt động thí điểm mô hình dạy nghề cho người lao động. - Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình và phát triển nguồn nhân lực dạy nghề. - Hoạt động hỗ trợ người lao động học nghề. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho ngƣời lao động Công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách về
- 6 ĐTN có ý nghĩa rất lớn trong công tác QLNN, nhằm nâng cao sự hiểu biết nhất định về nội dung các chính sách ĐTN cho người lao động và cán bộ tham gia quản lý chương trình. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Các văn bản pháp luật về ĐTN từ cơ quan nhà nước đến người lao động là kịp thời và đầy đủ; (2) Thông tin các văn bản pháp luật về ĐTN trên các trang thông tin điện tử báo, đài, Internet...của cơ quan QLNN đáp ứng yêu cầu tìm hiểu người lao động; (3) Nội dung các văn bản pháp luật về ĐTN phù hợp với điều kiện KT-XH địa phương; (4) Nội dung các văn bản pháp luật về ĐTN có tính khả thi; (5) Nội dung các văn bản pháp luật về ĐTN đáp ứng nhu cầu người lao động. 1.3.2. Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch và dự báo nhu cầu về đào tạo nghề cho ngƣời lao động Kế hoạch ĐTN là một công cụ QLNN thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu, định hướng trong khoảng thời gian nhất định; xác định danh mục đào tạo, nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động, để thực hiện công tác dự báo; từ đó xác định năng lực của CSDN như: giáo trình, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Nội dung các chương trình, kế hoạch có phù hợp với chiến lược ĐTN của tỉnh; (2) Nội dung các chương trình, kế hoạch ĐTN có phù hợp với đặc điểm KT- XH của huyện; (3) Kế hoạch ĐTN có đảm bảo tính khách quan, minh bạch; (4) Công tác dự báo về nhu cầu ĐTN có phù hợp với thực tiễn... 1.3.3. Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề cho ngƣời lao động Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật Nhà nước đã ban hành
- 7 tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTN theo các cơ chế, chính sách đã được ban hành: Quyết định 1956/QĐ -TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Nội dung các chương trình, kế hoạch về ĐTN cho người lao động trong thực tiễn đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng; (2) Tiến độ các chương trình về ĐTN cho người lao động trong thực tiễn đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng; (3) Kinh phí triển khai các chương trình về ĐTN trong thực tiễn đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng; (4) Triển khai chương trình ĐTN cho người lao động trong thực tiễn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực địa phương;(5)Triển khai thực hiện các chương trình về ĐTN cho người lao động trong thực tiễn đáp ứng được nhu cầu người lao động. 1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề Chính phủ thống nhất QLNN về ĐTN; Bộ LĐTB&XH là cơ quan QLNN về ĐTN ở TW, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Ở cấp tỉnh/TP trực thuộc TW thì UBND tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển ĐTN của tỉnh, thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn tỉnh. Ở cấp quận/huyện/thị xã thì UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện; UBND cấp xã có trách nhiệm QLNN về ĐTN trên địa bàn xã. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN; (2) Sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan QLNN tại địa phương; (3) Trình độ đội ngũ cán bộ QLNN về ĐTN; (4) Thái độ phục vụ đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN.
- 8 1.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát về đào tạo nghề Đây là công việc quan trọng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện, đảm bảo công tác ĐTN đạt kết quả, nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTN. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Nội dung kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN về ĐTN phù hợp với quy định; (2) Tiến độ kiểm tra, giám sát phù hợp với quá trình tổ chức ĐTN; (3) Hoạt động kiểm tra, giám sát giúp nâng cao hiệu quả công tác ĐTN; (4) Hạn chế và giảm thiểu các tiêu cực... 1.3.6. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề Công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về ĐTN giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật; đồng thời phát hiện khen thưởng kịp thời các nhân tố tích cực; nhân rộng cách làm hiệu quả trong việc xử lý các sai phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Đánh giá nội dung này dựa trên những Tiêu chí sau đây: (1) Nội dung các hình thức xử lý sai phạm phù hợp với hoạt động ĐTN; (2) Các hình thức xử lý sai phạm trong hoạt động ĐTN có tính răn đe; (3) Việc xử lý các sai phạm giúp công tác ĐTN phát triển hơn; (4) Hạn chế các tiêu cực trong quá trình xử lý sai phạm của cơ quan QLNN về ĐTN. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG 1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng 1.4.2. Các nhân tố thuộc về dân số và lao động 1.4.3. Nhận thức của ngƣời lao động 1.4.4. Đội ngũ giáo viên, ngƣời dạy nghề
- 9 1.3.5. Bộ máy tổ chức và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý về đào tạo nghề 1.4.6. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách nhà nƣớc 1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐTN KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn huyện 2.1.4. Thực trạng công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc, giai đoạn 2015 - 2019 a. Về điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề Hằng năm, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của địa phương mình gửi Phòng LĐTB&XH huyện nghề phi Nông nghiệp và Phòng NN&PTNT đối với nghề nông nghiệp, tổng hợp làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch ĐTN. b. Về nhu cầu sử dụng lao động Với số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn huyện hiện nay là (khoảng 68 DN, HTX) trong đó Cty may Tuấn Đạt II, Cty Bình An Phú giải quyết việc làm cho khoản 1.356 lao động địa phương chủ yếu là nghề may, còn lại các DN khác thì nhu cầu tuyển dụng lao
- 10 động không lớn; đối với lao động được ĐTN nông nghiệp thì chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc làm nghề cũ nhưng năng suất và hiệu quả cao hơn (chiếm khoảng 80%). c. Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2015 – 2019 - Đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là: 2.487 người. - Đào tạo nghề theo Quyết định 3577/QĐ- UBND là:148 người. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐTN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1.Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách về ĐTN cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc - Thành công: Đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh khác nhau (cấp phát tài liệu, tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện và cụm truyền thanh của xã, thôn), giúp cho người lao động hiểu, nắm bắt được các chính sách, quyền lợi khi tham gia học nghề; thông qua công tác tuyên truyền nhận thức của người dân, nhất là những người trong độ tuổi lao động có mong muốn học nghề được nâng lên rõ rệt; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước từng bước được xóa bỏ, người dân tự giác vươn lên thoát nghèo. - Hạn chế: Nhìn chung công tác tuyên truyền vẫn còn chưa được sâu rộng, chưa đa dạng các hình thức và qua khảo sát trên địa bàn chưa được người lao động đánh giá cao. 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và dự báo nhu cầu về ĐTN cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc - Thành công: Trên cơ sở Luật Giáo dục nghề nghiệp số
- 11 74/2014/QH13; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "ĐTN cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn đã tập trung xây dựng các đề án như: Đề án xã nông thôn mới; Đề án PTSX cho 14 xã trên địa bàn huyện, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện Đề án về giải quyết việc làm và ĐTN cho người lao động, xuất khẩu lao động. Ngoài ra, điều tra, khảo sát nhu cầu để phục vụ công tác dự báo tình hình lao động và đào tạo nghề tại địa phương. - Hạn chế: Triển khai thực hiện kế hoạch ĐTN theo Quyết định 3577 trong thực tế chưa đạt yêu cầu; công tác dự báo nhu cầu về ĐTN cho người lao động trên địa bàn có một số chỉ tiêu chưa chính xác, sai số lớn. 2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc a. Chính sách hỗ trợ người lao động - Thành công: Hiện nay, công tác ĐTN theo Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa huyện chủ yếu tập trung đào tạo cho các đối tượng thuộc diện an sinh xã hội là chủ yếu (chiếm trên 63%); nghề phi nông nghiệp đã tập trung đào tạo các nghề về phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, di tích lịch sử; đầu bếp, hướng dẫn viên du lịch, tin học (chiếm 27%). Chính sách ĐTN theo Quyết định 3577/QĐ- UBND chủ yếu tập trung hỗ trợ hộ cận nghèo, lao động trong độ tuổi chưa có việc làm có nhu cầu đi làm ở các địa phương khác. Việc ĐTN gắn với giải quyết việc làm được tập trung thực hiện, trong
- 12 những năm qua, huyện đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho lao động với các nghề chủ yếu như: nghề chế biến món ăn, may công nghiệp, thú y, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt... - Hạn chế: Hiện nay công tác ĐTN cho người lao động để phục vụ cho các trang trại, HTX, vùng sản xuất tập trung đối với nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ còn rất thấp; chính sách hỗ trợ người lao động tham gia học nghề phi nông nghiệp còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc, nhất là việc đóng BHXH cho người lao động. b. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý - Thành công: Đã tạo điều kiện khuyến khích cho các giáo viên, người dạy nghề, tham gia dạy nghề cho người lao động trên địa bàn huyện được tham gia dạy nghề với phương pháp dạy nghề “cầm tay chỉ việc” “lý thuyết đi đôi với thực hành” phù hợp với điều kiện sản xuất để học viên áp dụng vào thực tế sản xuất phát huy hiệu quả, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập. - Hạn chế: Nhìn chung vẫn còn một số giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý ĐTN kiến thức kỹ năng trình độ nghiệp vụ sư phạm vẫn còn hạn chế (nhất là giáo viên thỉnh giảng), do vậy cần phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển. c. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề - Thành công: Đã phối hợp tốt với các CSDN trên địa bàn tỉnh trực tiếp tham gia công tác ĐTN. Ngoài ra, đã khuyến khích được các tổ chức, cá nhân, DN như: Cty may Tuấn Đạt II, Cty Bình An Phú tham gia tổ chức tư vấn về ĐTN, giải quyết việc làm cho lao động đăng ký học nghề với sự tham gia của 1.000 lao động; trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm cho 6.570 lao động, mở 152 phiên tư vấn xuất khẩu lao động cho hơn 2.500 lao động đến tham gia.
- 13 - Hạn chế: Hiện nay trên địa bàn huyện không có Trung tâm dạy nghề, do đó việc tổ chức ĐTN cho người lao động phụ thuộc toàn bộ vào các CSDN trên địa bàn tỉnh, do đó việc tổ chức ĐTN có lúc còn bị động, chưa đảm bảo tiến độ so với yêu cầu. 2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc a. Tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN trên địa bàn Tiên Phước - Thành công: Công tác QLNN về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện đã thành lập được BCĐ trong đó 01 PCT huyện phụ trách kinh tế theo dõi chỉ đạo, có 02 cán bộ chuyên trách theo dõi ĐTN tại (Phòng LĐTB&XH); 01 cán bộ kiêm nhiệm (Phòng NN&PTNT). Cấp xã có Tổ công tác do 01 PCT kinh tế theo dõi công tác ĐTN và 01 cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác ĐTN (cán bộ LĐTB&XH; cán bộ chuyên trách NTM; cán bộ các hội, đoàn thể) liên quan đến các chương trình ĐTN khác nhau trên địa bàn. - Hạn chế: Cán bộ theo dõi quản lý công tác ĐTN trên địa bàn hầu hết là kiêm nhiệm, nên việc theo dõi quản lý còn khó khăn. b. Chất lượng cán bộ QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện - Thành công: Cán bộ theo dõi công tác quản lý ĐTN trên địa bàn huyện tương đối đầy đủ, ổn định qua các năm, cơ bản đáp ứng yêu cầu về trình độ thực hiện nhiệm vụ được giao; chất lượng cán bộ từng bước được nâng lên, đến nay có 01 Cán bộ có trình độ Thạc sĩ, còn lại đã tốt nghiệp đại học chuyên môn. - Hạn chế: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐTN luôn có sự thay đổi, điều chuyển sang làm nhiệm vụ khác, do đó việc theo dõi quản lý không được thường xuyên, liên tục, dẫn đến chất lượng quản lý chưa đảm bảo. c. Công tác phân công, phối hợp thực hiện
- 14 - Thành công: Công tác QLNN về ĐTN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy trong tổ chức thực hiện có sự phân công phối hợp giữa các phòng, ban, có liên quan và các bộ phận chức năng trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định hiện hành: Thông tư 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên Bộ; Hướng dẫn liên ngành số 1056/LN- LĐTBXH-NNPTNT-TC-KHĐT ngày18/8/2014 của liên Sở. - Hạn chế: Công tác phân công, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn vẫn còn chưa rõ ràng, chặt chẽ; thiếu sự phân công, phối hợp đồng bộ, nên hiệu quả quản lý chưa được đảm bảo, hiệu quả mang lại chưa cao. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát về đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc - Thành công: Trên cơ sở Quyết định số 1582/QĐ-LĐTB&XH ngày 02/12/2011 của Bộ LĐTB&XH ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện công tác ĐTN đến năm 2020. Quyết định số 54/QĐ-BNN&PTNT ngày 4/01/2019 của Bộ NN&PTNT ban hành về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác ĐTN nông nghiệp. Căn cứ chỉ tiêu liên quan địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát ở cấp huyện thường xuyên, qua đó kịp thời phát hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm giúp cho công tác ĐTN trên địa bàn huyện đạt được hiệu quả. - Hạn chế:Công tác kiểm tra, giám sát về ĐTN chủ yếu kết hợp với các chương trình, dự án khác trên địa bàn kiểm tra định kỳ hằng năm, nên chưa được sâu sát; chưa tổ chức được các đợt kiểm tra, giám sát đột xuất, nhằm phát hiện chấn chỉnh kịp thời các sai phạm. 2.2.6. Thực trạng công tác xử lý vi phạm về đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc
- 15 Công tác này được thực hiện theo Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và được UBND tỉnh giao cho Sở LĐTB&XH chủ trì thực hiện; cấp huyện giao cho Phòng LĐTB&XH chủ trì thực hiện. - Thành công: Nhìn chung, đến thời điểm này qua thanh tra chưa thấy có những vi phạm nào nổi cộm trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ có liên quan về ĐTN cho người lao động trên địa bàn huyện Tiên Phước; các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề trên địa bàn cơ bản đảm bảo theo quy định của nhà nước. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐTN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện từ Trung ương, tỉnh, huyện cơ bản đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. - Công tác phổ biến, tuyên truyền các cơ chế, chính sách về ĐTN được thực hiện tương đối tốt, các tổ chức chính trị xã hội đã có sự vào cuộc. - Trong xây dựng chương trình, kế hoạch và dự báo nhu cầu ĐTN, đã tập trung gắn kết các trường, CSDN chủ động phối hợp với địa phương trong công tác khảo sát, dự báo, nắm bắt nhu cầu, xây dựng kế hoạch phù hợp cho địa phương. - Trong tổ chức thực hiện công tác ĐTN trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu, kịp thời tiến độ. - Bộ máy QLNN về ĐTN cho người lao động luôn được kiện toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, ít đầu mối. - Công tác kiểm tra, giám sát về ĐTN được tiến hành định kỳ với sự tham gia của các cơ quan trong BCĐ.
- 16 2.3.2. Những hạn chế - Công tác tuyên truyền vẫn chưa được phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức nên chưa nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức, cộng đồng và người dân tích cực tham gia học nghề. - Tổ chức bộ máy QLNN mặc dù BCĐ về Chương trình ĐTN đã được địa phương thành lập nhưng hoạt động không đều, thường xuyên phải kiện toàn (đến nay đã 03 lần kiện toàn thay đổi); một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cấp xã chưa quyết liệt trong công tác lãnh, chỉ đạo. - Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu người học còn thiếu chính xác, một số xã vẫn chưa căn cứ yêu cầu thực tế để xác định nhu cầu người học; số liệu điều tra, thống kê không chính xác, dẫn đến việc lập kế hoạch hỗ trợ dạy nghề cho người lao động hằng năm chưa sát đúng thực tế, lúng túng trong việc xác định ngành nghề đào tạo. - Công tác tuyển sinh ĐTN còn chạy theo số lượng, chưa phù hợp với nhu cầu người học và người sử dụng lao động. Chưa đa dạng các loại hình, chủ yếu dạy nghề tập trung và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng. - Công tác kiểm tra, giám sát về ĐTN cấp xã chưa được thường xuyên, sâu sát; công tác phối kết hợp các phòng, ban, đơn vị, hội đoàn thể ở cấp huyện, xã còn có mặt chưa chặt chẽ. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế a. Nguyên nhân khách quan - Do địa hình miền núi có nhiều cách trở; thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, bão lũ, mất mùa gây khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp; dịch bệnh gia súc, gia cầm thường hay xảy ra nên người dân gặp nhiều rủi ro; giá cả các mặt hàng nông sản
- 17 bấp bênh, thu nhập của nhân dân không ổn định. - Nhận thức và hiểu biết của người lao động về công tác ĐTN chưa cao, bản thân NLĐ chưa coi được ĐTN là việc làm cần thiết. - Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động ĐTN còn hạn chế, định mức chi chưa phù hợp với điều kiện của địa phương; nguồn kinh phí phân bổ ĐTN còn chưa hợp lý (50% ĐTN NN; 50% ĐTN phi NN). - Lực lượng giáo viên chuyên về ĐTN nông nghiệp, phi nông nghiệp và cán bộ tham gia ĐTN nông nghiệp còn hạn chế về chất lượng. Danh mục các nghề đào tạo chưa đáp ứng được hết yêu cầu của người lao động; tài liệu hướng dẫn học nghề chưa được đồng bộ. - Chưa có văn bản quy định bắt buộc các DN tham gia ĐTN, vì vậy chưa tận dụng được hết nguồn lực và sự đóng góp của DN vào công tác này. b. Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức ở một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị chưa thật sự đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của công tác QLNN về ĐTN cho người lao động nên công tác chỉ đạo chưa tập trung. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình quản lý ĐTN cho lao động đôi lúc còn thiếu chặt chẽ. - Công tác điều tra, khảo sát cung - cầu lao động, nhu cầu học nghề và lập kế hoạch dạy nghề ở một số địa phương chưa được thực hiện sát với tình hình thực tế, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. - Công tác định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau khi kết thúc khóa học cho người lao động chưa được thực hiện có hiệu quả.ĐTN chủ yếu tập trung phục vụ cho công tác an sinh xã hội. - Công tác kiểm tra, giám sát về ĐTN của các cơ quan QLNN ở cấp xã còn thiếu thường xuyên, chưa kịp thời và hiệu quả. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về công tác ĐTN 3.1.2. Định hƣớng công tác ĐTN huyện đến năm 2025 3.1.3. Quan điểm QLNN về ĐTN của huyện Tiên Phƣớc 3.1.4. Mục tiêu về ĐTN huyện Tiên Phƣớc đến năm 2025 a. Mục tiêu tổng quát b. Mục tiêu cụ thể 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐTN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1. Tăng cƣờng công tác phổ biến, tuyên truyền các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho ngƣời lao động - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền ĐTN cho người lao động. - Nâng cao nhận thức của doanh nhân về lợi ích của ĐTN cho lao động đối với sự phát triển của DN, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính vào hoạt động ĐTN dưới các hình thức như tổ chức các hội thảo, hội nghị, đối thoại với doanh nhân, tổ chức triển lãm, ngày hội việc làm… - Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN cho người lao động; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp rộng rãi trong cộng đồng, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi nhận thức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn