intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa các cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục tiêu quy hoạch, sử dụng đất bền vững tại địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ NGỌC HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. Lê Dân Phản biện 2: TS. Nguyễn Chín Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, không thể thay đổi diện tích theo ý muốn nên việc sử dụng tài nguyên đất cần phải hợp lý, hiệu quả, tránh gây lãng phí và phát triển bền vững. Trải qua hằng mấy trăm năm thành lập, với nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay huyện Duy Xuyên bao gồm 13 xã và 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là 30.924,08 ha. Trong những năm qua, nhờ những nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn, huyện Duy Xuyên đã có những đổi mới về nhiều mặt, kinh tế - xã hội được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai. - Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục tiêu quy hoạch, sử dụng đất bền vững tại địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên. + Về thời gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam số liệu từ năm 2015 đến năm 2019. + Về không gian: Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích số liệu; - Phương pháp thống kê, so sánh; - Phương pháp kế thừa. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý Nhà nước về đất đai. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Khái niệm đất đai Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.” 7 Đúng vậy, đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. b. Quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. 1.1.2. Đặc điểm của đất đai ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai Diện tích đất đai có hạn. Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất không đồng nhất. Trong nông nghiệp, nếu sử dụng đất đai hợp lý, sức sản xuất sẽ không ngừng tăng lên. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai
  6. 4 a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước. b. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng. c. Tiết kiệm và hiệu quả. 1.1.4. Vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai chính là tạo ra một hành lang pháp lý để cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và những người sử dụng đất thực hiện. Luật quy định những nguyên tắc lớn, những chính sách quan trọng và giao Chính phủ, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định những chính sách cụ thể phù hợp với từng vùng, từng địa phương. UBND cấp huyện ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất theo thẩm quyền như quyết định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn..... Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai là việc đưa những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai áp dụng vào thực tiễn. Tiêu chí đánh giá Số văn bản đã ban hành; Số buổi tuyên truyền; Tính đa dạng,
  7. 5 phù hợp của hình thức, nội dung tuyên truyền. 1.2.2. Triển khai công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính là hệ thống các công tác kỹ thuật và nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá trị thực sự của một mảnh đất. Công tác này gồm công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tiêu chí đánh giá Số lượng xã được hoàn thành đo đạc; Số lượng lần đo đạc, khảo sát được thực hiện; Sự phù hợp và kịp thời của công tác lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Diện tích đất được đo đạc; Số lượng Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất được cấp. 1.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: 2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. 3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.[9]
  8. 6 Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập định kỳ 10 năm 1 lần, riêng kế hoạch sử dụng đất được lập hàng năm. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Đồng thời, giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất. Tiêu chí đánh giá Tính kịp thời của các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Số lượng xã được thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tính tuân thủ theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Tổ chức việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tiến hành việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Nhà nước giao đất, cho thuê đất đều là các hoạt động trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho người sử dụng. Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013: 11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. ……
  9. 7 14. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.[9] Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Tiêu chí đánh giá Diện tích đất được giao; Diện tích đất được thuê; Diện tích đất được thu hồi; Tính kịp thời của các diện tích đất được giao đất, cho thuê, thu hồi đất; Số dự án đầu tư trên địa bàn huyện; Số quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 1.2.5. Công tác tài chính về đất đai và giá đất Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.” 9 Quản lý tài chính về đất đai là việc Nhà nước sử dụng công cụ tài chính như giá đất, thuế, tiền thuê đất… để quản lý đất đai. Nội dung quản lý tài chính về đất đai gồm các công tác quản lý thuế và tiền thuê đất. Quản lý tài chính về đất đai không chỉ đơn thuần là quản lý giá đất, quản lý các khoản thu từ đất để tăng thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn là công cụ để Nhà nước khuyến khích sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và ngày càng hiệu quả; đồng thời điều tiết và quản lý thị trường quyền sử dụng đất nói riêng, thị trường bất động sản nói chung nhằm phát triển thị trường này một cách lành mạnh, hiệu quả và bền vững, góp phần ngăn chặn nạn đầu cơ đất đai, đảm bảo công bằng về tài chính trong sử dụng đất và phân phối nguồn tài nguyên đất đai trong xã hội. Tiêu chí đánh giá Tính đa dạng từ các nguồn tiền liên quan đến đất; Nguồn thu
  10. 8 từ đất; Tăng/giảm trong nguồn thu từ đất. 1.2.6. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. 9 Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định về tính đúng đắn của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có khiếu nại của người sử dụng đất về quyết định, hành vi đó. Giải quyết tố cáo về đất đai là việc cơ quan có thẩm quyền xác minh, kết luận về nội dung tố cáo liên quan tới quản lý và sử dụng đất đai từ đó đưa ra quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Xử lý vi phạm về đất đai là biện pháp giải quyết của cơ quan Nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Tiêu chí đánh giá Diện tích đất vi phạm; Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo; Số vụ được giải quyết. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN – TỈNH QUẢNG NAM 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN DUY XUYÊN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Cách tỉnh lỵ 42 km về phía Bắc. Duy Xuyên có địa hình trải dài từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, phía Đông là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình thấp dần từ Tây, Tây Nam sang Đông, Đông Bắc. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Tình hình kinh tế xã hội huyện Duy Xuyên từ năm 2015 đến năm 2019 luôn có những chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 7.070 tỷ đồng năm 2015 lên 12.234 tỷ đồng năm 2019, tốc độ tăng trưởng duy trì ổn định 14,8%. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện: thị trấn Nam Phước, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Vinh và dọc theo các tuyến đường giao thông chính (DT610). 2.1.4. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam a. Đất nông nghiệp: Huyện Duy Xuyên có tổng diện tích đất nông nghiệp 21.873,48 ha, chiếm 70,85% diện tích tự nhiên. b. Đất phi nông nghiệp: Toàn huyện có tổng diện tích 7.891,61 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 25,56% diện tích tự nhiên. c. Đất chưa sử dụng: có tổng diện tích 1.109,26 ha, chiếm 3,59% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
  12. 10 d. Tình hình biến động sử dụng đất của huyện Duy Xuyên Biến động sử dụng đất của huyện giai đoạn 2015-2019 phản ánh sự thay đổi và phát triển của kinh tế huyện Duy Xuyên, đã chuyển nhanh từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn hiện nay. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý và sử dụng đất ở Duy Xuyên đã từng bước đi vào nề nếp, một phần hạn chế các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch của ngành và của tỉnh đề ra. Số lượng văn bản được ban hành thể hiện qua Bảng 2.9 sau: Bảng 2.9: Số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: văn bản Văn bản 2015 2016 2017 2018 2019 Văn bản quy phạm pháp 1 1 1 1 1 luật “Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên 2015 – 2019” Số lượng các bài viết tuyên truyền trên báo, tạp chí, đài truyền thanh địa phương, các buổi tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu giai đoạn từ 2015 – 2019 tăng.
  13. 11 2.2.2. Thực trạng công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính a. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện được thực hiện theo Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, ngày 22 tháng 8 năm 2014 Quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND huyện Duy Xuyên đã tổ chức đo đạc, lập bản đồ hành chính cho 14 xã, thị trấn. Hiện tại các đường ranh giới giữa những huyện giáp ranh cũng như các xã đã ổn định không có tranh chấp. b. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán kinh phí công trình: Đo vẽ lại bản đồ địa chính và lập hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tại xã Duy Trung, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Châu và Duy Tân; phối hợp với đơn vị tư vấn và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Duy Xuyên thực hiện việc đo đạc diện tích cấp đổi tại Duy Sơn và Duy Châu. Thực hiện Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai vùng Đông (Duy Nghĩa, Duy Hải), đã trình UBND huyện ban hành Quyết định công nhận đất ở cho 102 hộ và cấp giấy chứng nhận cho 273 hộ tại các xã Duy Nghĩa, xã Duy Hải; phối hợp các xã, thị trấn thực hiện dự án xây dựng hồ sơ địa chính và
  14. 12 cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại các xã Duy Vinh, Duy Thành, Duy Phước và thị trấn Nam Phước. Tham mưu UBND huyện có văn bản triển khai thực hiện việc xây dựng bảng giá đất thời kỳ 2020-2024 trên địa bàn huyện Duy Xuyên. c. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Những năm qua, công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức. Việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức đã góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giảm tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện. 2.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ sau (2015-2020) của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ sau (2016-2020) của huyện Duy Xuyên và đã tổ chức công khai các hồ sơ quy hoạch, kế hoạch này. Đây là cơ sở và là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các công tác quản lý nhà nước về đất đai, từng bước khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng. Trong thời gian qua huyện đã lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2011-2020 cho 14/14 xã, thị trấn, góp phần tích cực đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp đáp ứng kịp thời yêu cầu phát
  15. 13 triển kinh tế - xã hội của huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện từ năm 2010, những năm về cuối thời kỳ quy hoạch một số chỉ tiêu không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện điều chỉnh bổ sung quy hoạch, một số điểm như: Khu đô thị Nam Phước, thương mại - dịch vụ Duy Thành, khu du lịch sinh thái Duy Sơn, các lò giết mổ tập trung, khu vực nuôi trồng thủy sản, các khu vực phát triển trang trại…. 2.2.4. Công tác tổ chức thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tiến hành việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Những năm qua, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện giải quyết hồ sơ thu hồi đất, giao đất, thuê đất cho tổ chức và công dân trên địa bàn huyện, số liệu được thể hiện qua Bảng 2.12 sau: Bảng 2.12: Kết quả giải quyết hồ sơ liên quan đất trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015 – 2019 Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019 Giao đất Hồ sơ 112 28 280 207 240 Thu hồi đất Trường hợp 283 79 816 6 07 Cho thuê đất Hồ sơ 2 3 2 3 3 “Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên” Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi được đảm bảo, đã góp phần đẩy
  16. 14 nhanh tiến độ thực hiện các dự án góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thể hiện qua Bảng 2.13 sau: Bảng 2.13: Kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019 Quyết định phê Quyết duyệt phương án định 58 93 73 90 116 bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Giá trị Tỷ 81,95 169,2 215,8 164,5 210,9 đồng “Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên” 2.2.5. Công tác tài chính về đất đai và giá đất Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Duy Xuyên đã thành lập Ban chỉ đạo và kế hoạch điều tra, khảo sát thu thập giá đất thị trường trên địa bàn huyện, đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện tiến hành điều tra giá đất thị trường và đóng góp ý kiến nhằm xây dựng bảng giá đất hàng năm. Bảng giá các loại đất sau khi ban hành được chính quyền huyện công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thuận lợi cho người dân cũng như các nhà đầu tư tra cứu và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tình hình các khoản thu từ đất được trình bày qua Bảng 2.14:
  17. 15 Bảng 2.14: Các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tiền sử dụng đất 9,95 27,7 41,9 38,7 33,5 Lệ phí trước bạ nhà 0,58 1,03 1,5 1,3 1,7 đất Thuế thu nhập cá 1,5 1,6 2,9 4,3 7 nhân nhà đất Tiền thuê đất 3,4 7,3 8,3 0,8 0,9 Thuế sử dụng đất 0,005 0,032 0,095 0,043 0,058 phi nông nghiệp Tổng cộng 15,435 37,662 54,695 45,143 43,158 “Nguồn: Chi cục thuế huyện Duy Xuyên” 2.2.6. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Do tính chất phức tạp và liên quan đến lợi ích của nhiều người nên đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và nhiều trường hợp vi phạm pháp luật hơn các lĩnh vực khác. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về đất đai là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm Luật đất đai. Những năm qua, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai là
  18. 16 nội dung luôn được UBND huyện quan tâm, kết quả được thể hiện qua Bảng 2.15 sau: Bảng 2.15: Tình hình giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015 - 2019 Đơn 2015 2016 2017 2018 2019 vị Tổng số đơn 25 19 22 23 31 Không thuộc thẩm quyền đơn 2 0 0 0 0 Thuộc thẩm quyền đơn 23 19 22 23 31 Đã giải quyết đơn 17 12 7 11 17 Tỷ lệ giải quyết/tổng số % 68 63,2 31,8 47,8 54,8 “Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên” 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Thành công trong công tác quản lý đất đai UBND huyện Duy Xuyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai tạo hành lang pháp lý đầy đủ giúp cho việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2013 có hiệu quả hơn. Không còn tình trạng tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của huyện. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất luôn bảo đảm theo quy hoạch, kế hoạch, đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền theo quy
  19. 17 định của Luật Đất đai. Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất luôn được huyện quan tâm. Chính sách tài chính về đất đai đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được quan tâm đúng mức. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Đất đai là một lĩnh vực phức tạp, khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến chậm trễ trong việc ban hành các văn bản tổ chức thực hiện và còn mang tính hợp thức hóa giấy tờ. Mới có 4/14 xã đo đạc xong, nghiệm thu và bàn giao bản đồ cơ sở dữ liệu. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Nguyên nhân là do năng lực của cán bộ địa chính xã còn yếu. Công tác xây dựng quy hoạch còn thiếu căn cứ và thiếu tính thực tế nên khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí cho việc xây dựng quy hoạch. Việc cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất còn hạn chế, hầu hết là cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do huyện không có nhiều quỹ đất sạch. Nợ tiền sử dụng đất trong những năm gần đây tăng cao là do không có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND huyện, VPĐK ĐĐ và CCT huyện Duy xuyên trong việc thu các khoản tiền liên quan đất. Công tác phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai không kịp thời, thiếu kiên quyết, chưa xử lý dứt điểm, tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm chưa cao. Nguyên nhân là do thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo và quản lý, không kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai.
  20. 18 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện a. Quan điểm phát triển Phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là KTXH) bền vững dựa trên ba trụ cột: Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. b. Mục tiêu phát triển Phấn đấu đến năm 2025, huyện Duy Xuyên cơ bản trở thành huyện có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp đi đôi với phát triển ổn định nông nghiệp - nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới thực chất và hiệu quả; nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng của tỉnh và điều kiện thực tế của huyện. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng, đặc biệt chú trọng công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nỗ lực tăng cường nội lực cho nền kinh tế và xây dựng hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển cao hơn, bền vững hơn trong giai đoạn 2026 - 2035 và những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2