intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, tổng hợp, phân tích và nhận diện vấn đề đồng thời đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ THU SƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Đất đai năm 1993 của nước ta quy định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Thị xã Điện Bàn nằm về phía bắc của tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với hai đô thị năng động là thành phố Đà Nẵng và Hội An nên có nhiều lợi thế trong việc khai thác các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong các nguồn lực của địa phương, nguồn tài nguyên đất đai là một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất của thị xã Điện Bàn. Đất đai có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai luôn được Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã chú trọng quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản để quản lý tốt nguồn tài nguyên này. Song, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã Điện Bàn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập gây bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn cho việc huy động nguồn lực rất lớn từ đất đai vào quá trình phát triển của địa phương, như việc giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... Qua các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND thị xã Điện Bàn hằng năm việc giải quyết đơn thư khiếu nại, kiến nghị hay giải trình ý kiến của cử tri tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân thị xã thì lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao nhất bình quân hằng năm trên 85%. Để phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời có những biện pháp giải quyết tốt những vấn đề nêu trên trong thời gian đến tại thị xã Điện Bàn, Tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý
  4. 2 nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” với mong muốn làm giảm bớt những khó khăn trong QLNN về đất đai ở địa bàn thị xã để làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung nghiên cứu hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, tổng hợp, phân tích và nhận diện vấn đề đồng thời đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng đất đai của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 -2019. - Phân tích các hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai của thị xã Điện Bàn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. + Chủ thể quản lý: Chính quyền thị xã Điện Bàn + Thời gian: Số liệu từ năm 2015 đến năm 2019, phạm vi phát huy ảnh hưởng của chính sách đến 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu:
  5. 3 Thu thập các văn bản, chính sách của Trung ương và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành, các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội, các báo cáo về công tác quản lý đất đai, các số liệu thống kê về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam… Ngoài ra, thông tin thu thập được là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn thạc sỹ; trực tuyến trên Internet của Web thị xã Điện Bàn, các tạp chí, trang báo mạng chính thống… Dữ liệu này sẽ được dùng làm cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp phân tích Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống,... - Phương pháp so sánh: Được sử dụng cùng với phân tích để xem xét tình hình, diễn biến các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh, thị xã và các địa phương khác, với các tiêu chuẩn chung về phát triển nhằm rút ra những khác biệt hay vấn đề cần giải quyết. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương: Chương 1. Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế Chương 2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Khái niệm đất đai Tại Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, năm 1993 đã khẳng định: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại’’. b. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệxã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. c. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai “Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai”.
  7. 5 1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai - Đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; - Bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối tượng sử dụng đất đai trong quan hệ về đất đai thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai; - Nâng cao khả năng sinh lời của đất để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các chính sách về đất đai như chính sách giá đất, chính sách về thu hồi đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng,... - Thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai cơ quan quản lý sẽ nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất: “1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Điều 22 Luật đất đai 2013, qua nghiên cứu của mình tác giả đề xuất chia thành 6 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn của địa phương như sau:
  8. 6 1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Việc "Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó" được quy định từ năm 1980 trong Quyết định số 201/CP của Hội đồng Chính phủ. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai 2003 nội dung này được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nên nó được xếp lên vị trí đầu tiên... 1.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quản lý đất đai bằng quy hoạch, kế hoạch vừa là thực hiện chức năng đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, vừa thực hiện chức năng quản lý chung của mọi nhà nước. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai qua cơ chế giao đất, thu hồi đất và quyết định mục đích sử dụng đất trên phạm vi cả nước. a. Nội dung quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm: Điều tra, nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT- XH và điều kiện SDĐ. b. Quy trình Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT, gồm 07 bước: - Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu; - Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trương tác động đến việc sử dụng đất; - Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai; - Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất; - Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
  9. 7 - Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan - Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai 1.2.3. Công tác kỷ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính gồm có các nội dung như: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn huyện và các xã, thị trấn; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ của chính quyền thị xã và các xã, phường; thống kê, kiểm kê đất đai... a. Nội dung công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính a.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn thị xã và các xã, phường. a.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của thị xã và các xã, phường; b. Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính, gồm 9 loại giấy tờ. Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính hết sức quan trọng, nó góp phần giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. 1.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong từng thời kỳ...
  10. 8 1.2.4. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. a. Quản lý tài chính về đất đai: Là chức năng rất quan trọng của Nhà nước vừa để thực hiện quyền lợi về mặt kinh tế của chủ sở hữu, đồng thời thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, nó gồm các nội dung quản lý giá đất, quy định mức thu tiền thuê đất, tiền SDĐ, thuế đất các loại, quy định mức tiền bồi thường thiệt hại cho người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất,… b. Quản lý về giá đất: Theo Điều 114 Luật đất đai 2013,việc xác định giá đất là sử dụng làm căn cứ để tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê... 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục… góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa của thị xã Điện Bàn hiện nay ngày càng tăng nhanh làm cho giá đất ngày
  11. 9 càng cao, do vậy việc thu ngân sách từ tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất cũng tăng góp phần bội thu ngân sách nhà nước của thị xã. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngày càng nâng cao đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cần phải được bổ sung hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu phát triển thị xã nói riêng và phát triển chung của toàn xã hội. 1.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất Tình hình biến động sử dụng đất sẽ cho ta thấy được quá trình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn thời gian qua, từ đó có thể dự báo tương đối chính xác nhu cầu, xu hướng sử dụng đất trong tương lai để có những chính sách, giải pháp quản lý về đất đai phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thị xã trong thời gian đến. 1.2.4. Nhân tố về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai Con người là nhân tố then chốt, quyết định cho mọi công việc trong đó có công tác quản lý đất đai. Vì vậy cần chú trọng quan tâm đến công tác tuyển dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý đất đai. Bởi vì, đây là công tác phức tạp và nhạy cảm nhất hiện nay. Hiện nay, trên địa bàn các xã, phường trực thuộc thị xã Điện Bàn nói riêng, cả nước nói chung, đất đai là một lĩnh vực rất dễ xảy ra sai phạm nếu công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ ở lĩnh vực này không được quan tâm, xem xét. Nếu tuyển dụng và lựa chọn được những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để tổ chức, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức và phân công, phân nhiệm phải phù hợp với từng thời điểm, từng con người cụ thể thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Điện Bàn. a. Vị trí địa lý Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, toàn thị xã được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 07 phường và 13 xã trực thuộc; cách thành phố Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam, phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Địa bàn thị xã Điện Bàn trải từ 15050' đến 15057' vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ kinh độ Đông. Có tổng diện tích tự nhiên 21.497,00 ha. Có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thị xã Điện Bàn theo hướng đô thị nông thôn và thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước đất đai. b. Địa hình Điện Bàn là thị xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, địa thế thấp dần từ Tây sang Đông, mức độ chia cắt trung bình. Đất sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu là vùng Tây và vùng Nam của thị xã dọc theo ven sông Thu Bồn, còn vùng Đông thì diện
  13. 11 tích đất sản xuất nông nghiệp không lớn chủ yếu tập trung đất phát triển đô thị và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. c. Khí hậu Thị xã Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, với hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 8 với nắng nóng. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,10C, nhiệt độ cao nhất là 40,7oC, nhiệt độ thấp nhất là 14oC, biên độ ngày và đêm là: 8,6oC. d. Các nguồn tài nguyên d.1. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên trên toàn thị xã 21.632 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 11.415 ha, chiếm 52,8%. Đất đai thị xã Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. d.2. Tài nguyên nước Điện Bàn có 1.443,65 ha diện tích nước mặt và chuyên dùng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp... 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn a. Lĩnh vực kinh tế: Thị xã Điện Bàn là đô thị năng động, là một vùng kinh tế trọng điểm của Quảng Nam, cơ cấu kinh tế thị xã trong thời gian qua có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Giá trị sản xuất của Điện Bàn tăng khá nhanh, tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế (theo giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 17.102 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 26.461 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2015-2019 của thị xã đạt 11,52%. Nền kinh tế dựa trên 3
  14. 12 ngành chủ chốt, các ngành này đều có sự tăng trưởng khá trong giai đoạn 2015-2019. b. Lĩnh vực văn hoá - xã hội Năm 2019, dân số trung bình toàn thị xã là 226.564 người, trong đó dân số thành thị có 94.395 người chiếm tỷ lệ 41,7%, dân số nông thôn 132.169 người, chiếm tỷ lệ 58,%. Là đơn vị đánh giá có mật độ dân số cao của tỉnh Quảng Nam, Dân cư phân bố không đều trên toàn thị xã, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 3,10% đến năm 2019 giảm xuống còn 1,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng/người/năm, đến năm 2019 tăng lên đạt 55 triệu đồng/người/năm. c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội c.1. Về điều kiện tự nhiên Điện Bàn là một thị xã đồng bằng ven biển, là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tiềm năng phát triển do có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong cụm động lực đô thị số 2 của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, với vai trò là vùng giao thoa giữa thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An có chức năng chia sẻ các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và du lịch. c.2. Về kinh tế - xã hội Thị xã Điện Bàn là nơi có nhiều tiềm năng kinh tế nổi bật, quan trọng đối với tỉnh Quảng Nam và của khu vực, với vai trò là nơi giao thao kinh tế giữa thành phố Đà Nẵng và Hội An, gắn liền các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, hệ thống di sản văn hóa thế giới Hội An – Mỹ Sơn,..
  15. 13 2.1.3. Tình hình biến động sử dụng đất của thị xã Điện Bàn Trong giai đoạn 2015-2019 diện tích đất tự nhiên của thị xã đã thay đổi, hiện nay Điện Bàn có 21.632,43 ha. Biến động sử dụng đất chủ yếu theo cơ cấu sử dụng đất theo các nhóm chính. Diện tích đất nông, lâm, thủy sản giảm dần trong 5 năm, từ 11.741,10 ha năm 2015 giảm xuống còn 11.730,93 ha vào năm 2019. Đất phi nông nghiệp thì lại tăng dần trong giai đoạn này; diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ mức 8.812,77 ha năm 2015 lên 8.866,52 ha vào năm 2019. Diện tích đất chưa sử dụng giảm nhẹ, từ 1.035 ha năm 2015 xuống còn 1.034,98 ha năm 2019, giảm đi 0,02 ha Nhìn chung biến động sử dụng đất đai của thị xã Điện Bàn trong những năm gần đây đang có sự thay đổi và dịch chuyển tích cực nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời gian đến. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.2.1. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai Từ năm 2015 đến nay, UBND thị xã Điện Bàn đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai theo Luật đất đai 2013 đã quy định. Bên cạnh đó, thị xã cũng đã cấp phát quyển Luật Đất đai 2013, hàng ngàn tờ rơi có nội dung tuyên truyền Luật Đất đai và các văn văn bản hướng dẫn về cho các xã, phường để tuyên truyền và triển khai cho nhân dân thực hiện. Đồng thời triển khai các văn bản về quản lý đất đai trên Web của thị xã và phát thanh trên Đài truyền thanh - truyền hình của thị xã. 2.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Thông tư của số
  16. 14 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2015-2020) của UBND tỉnh Quảng Nam; UBND thị xã Điện Bàn đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 07/02/2020 về việc Phê duyệt Phương án thực hiện nhiệm vụ kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thị xã. Trên cơ sở đó sẽ lập Quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2020-2025 và điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 đã được lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.2.3. Thực trạng công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất *Xác định địa giới hành chính: Đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính cấp xã, phường của thị xã Điện Bàn được thực hiện theo Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về bản đồ địa chính kỹ thuật, Thông tư số 49/2014/TT-BTNMT ngày 22/8/2014 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. *Về bản đồ địa chính Tính đến tháng 07 năm 2016, trên địa bàn thị xã đã vẽ xong bản đồ địa chính cho 07 phường và 13 xã của thị xã Điện Bàn. Các bản đồ địa chính được vẽ theo các tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/2000, tổng số thửa đo vẽ là 13.452 thửa. *Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất: Trên cơ sở tham mưu của các cơ quan chuyên môn, UBND thị xã đã giao cho Phòng Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Kinh tế và hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập khảo sát, đo đạc diện tích đất nằm trong vùng
  17. 15 các dự án, các khu đô thị, các cụm dân cư, … đồng thời đánh giá, phân hạng đất để có kế hoạch, phương án giải tỏa, đền bù thiệt hại theo đúng quy định của nhà nước. *Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): Đến 31/12/2019 thị xã Điện Bàn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và tổ chức trên địa bàn với số lượng về cơ bản gần như đạt mục tiêu. 2.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất *Về việc giao đất: Thẩm quyền giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND thị xã theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, UBND thị xã đã tập trung triển khai thực hiện các dự án quy hoạch các khu dân cư để vừa bố trí đất tái định cư tại chỗ, vừa tổ chức tái định cư cho các dự án quy hoạch các khu dân cư để vừa bố trí đất tái định cư tại chỗ, vừa tổ chức tái định cư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu nhà và đất sản xuất cho người dân trên địa bàn thị xã. Năm năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đã giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức là 363 hồ sơ. *Về cho thuê đất: Việc cho thuê đất được tổ chức thực hiện khá thuận lợi nhờ những thay đổi trong quy định của Luật đất đai, các văn bản hưởng dẫn và nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước thị xã. Trong 5 năm qua, thị xã đã cho các cá nhân, tổ chức thuê đất là 42 hồ sơ với tổng diện tích là 94 ha cho các tổ chức, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh
  18. 16 doanh. * Về chuyển mục đích sử dụng đất: Trong 5 năm qua, việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được các cơ quan chuyên môn của thị xã Điện Bàn triển khai thực hiện theo quy trình và đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2015-2029 đã thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân là 3.381 hồ sơ đảm bảo đúng quy định của Pháp luật. 2.2.5. Quản lý tài chính về đất đai Bảng giá đất sau khi được UBND thị xã ban hành sẽ làm cơ sở cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn của thị xã. Nhờ những biện pháp trên mà nguồn thu từ đất trên địa bàn thị xã những năm qua tăng liên tục. Năm 2015 thu được 86.500 triệu đồng, đến năm 2019 thu được 228.750 triệu đồng. 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai *Về Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai: Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai được UBND thị xã và các cơ quan chức năng rất quan tâm, nhưng thực tế kết quả mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Sự phát triển kinh tế nhanh và quá trình đô thị hóa mạnh của huyện làm cho biến động sử dụng đất đai rất mạnh, công tác quản lý nhà nước về đất đai phức tạp hơn, trong khi đó sự quản lý của chính quyền còn lỏng lẻo, chưa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai ngày càng nhiều. *Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai: Trong các đơn này số thuộc thẩm quyền của thị xã chiếm số lớn và đã được giải quyết cơ bản hoàn thành, số vụ vượt thẩm quyền
  19. 17 còn cao và chưa giải quyết hết. Tỷ lệ giải quyết về cơ bản tăng dần lên và năm 2019 đạt hơn 87 %. 2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc: Thứ nhất, Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đã mang lại những kết quả nhất định giúp nhân dân trên địa bàn thị xã nắm và hiểu pháp luật về đất đai hơn trước đây; Thứ hai, Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả nhất định; Thứ ba, Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính cơ bản đã có mốc giới, sơ đồ hành chính, hồ sơ quản lý hành chính của thị xã cũng như các xã, phường trên địa bàn đã có và được quản lý đúng quy định; Thứ tư, Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất có những kết quả nhất định; Thứ năm, Công tác quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công đã tạo được nguồn thu ngân sách cho thị xã; Thứ sáu, Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai được giải quyết kịp thời; ... Thứ bảy, UBND thị xã Điện Bàn đã chỉ đạo cho các xã, phường từng bước kiện toàn, củng cố cán bộ, công chức địa chính - xây dựng - môi trường; Thứ tám, UBND thị xã Điện Bàn đã trang bị các phần mềm về quản lý đất đai cho Bộ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ và Văn phòng đăng ký đất đai của thị xã;
  20. 18 2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân a. Hạn chế, yếu kém: - Công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được duy trì thường xuyên; - Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ và hiện đại; chất lượng quy hoạch chưa cao, phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng; - Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính còn chưa tốt, số liệu đo đạc có lúc thiếu tính chính xác; - Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất quy trình tuy được ban hành nhưng chưa rõ ràng, hiệu quả quản lý đất sau thu hồi chưa tốt; - Công tác quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công tuy có tạo được nguồn thu ngân sách nhưng giá đất còn nhiều bất cập, các đơn vị thực hiện các dịch vụ về đất đai trên địa bàn thị xã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; - Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều hạn chế; - Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai ở các cơ quan chuyên môn của thị xã vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng do thường xuyên thay đổi nhân sự, vì công việc phức tạp nhưng lương thấp không đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống nên họ thường hay bỏ việc; - Ở các xã, phường chưa có phần mềm quản lý về đất đai, do vậy cán bộ địa chính gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2