intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu nước CHDCND Lào

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu nước CHDCND Lào

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LARVIENGXAY CHANHTHAKALY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPUE NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1:TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng 6 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành viễn thông tại tỉnh Attapeu không ngừng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác thực hiện và hoạt động việc dịch vụ viễn thông, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần tăng trưởng GDP và đóng góp sự phát triển của tỉnh. Trong hoạt động dịch vụ viễn thông tỉnh Attapeu, công tác quản lý nhà nước về viễn thông luôn được chú trọng. Bên cạnh những thành công như trên, công tác quản lý nhà nước về viễn thông tại Attapeu còn nhiều bất cập. Để khắc phục từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nƣớc về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu nƣớc CHDCND Lào” làm luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế; nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu phát triển trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  4. 2 Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu nước cộng hòa nhân chủ nhân dân Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu được nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2020. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu + Số liệu thứ cấp + Số liệu sơ cấp - Phương pháp phân tích dữ liệu + Phương pháp thống kê, mô tả + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp so sánh 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu nước CHDCND Lào. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu. 6. Tổng quan tài liệu nghiên vứu Đề tài có tham khảo một số giáo trình, sách, báo, tạp chí về đề tài liên quan đến viễn thông.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về dịch vụ viễn thông a. Khái niệm dịch vụ viễn thông “Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động dịch vụ viễn thông trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý.” 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông bao gồm các đặc điểm cơ bản như sau: Đặc điểm thứ nhất: Dịch vụ viễn thông là một dạng dịch vụ Đặc điểm thứ hai: Đó là sự tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất dịch vụ viễn thông. Đặc điểm thứ ba: Xuất phát từ truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Đặc điểm thứ tư: Trong ngành viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian. Đặc điểm thứ năm: là quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người gửi và người nhận thông tin. 1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nƣớc về dịch vụ viễn thông - Nhà nước Lào đã xác định Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân.
  6. 4 - Viễn thông phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, phát triển các hoạt động thương mại quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. - Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông là đặc biệt quan trọng trong kinh doanh viễn thông, nhất là khi thị trướng có tính cạnh tranh cao. - Việc quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông. 1.2 NỘI DỤNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật Ban hành văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản pháp luật. Việc ban hành văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông để đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp luật. Ngoài ra, còn bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phân phối ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật. b. Ban hành quy hoạch và kế hoạch về phát triển về dịch viễn thông Quy hoạch phát triển dịch vụ viễn thông là quy hoạch tổng thể xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hướng phát triển thị trường viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và
  7. 5 các giải pháp thực hiện. Kế hoạch phát triển dịch vụ viễn thông là xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hướng phát triển thị trường viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và các giải pháp thực hiện. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông: (1) Việc ban hành các văn bản pháp luật đúng quy định; (2) Tính kịp thời của các văn bản được ban hành; (3) Tính phù hợp của các văn bản; (4) Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông được triển khai rộng rãi đến các đối tượng; (5) Kết quả thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông. 1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh viễn thông Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh doanh viễn thông ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác này. Một cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp sẽ là tiền đề cho công tác quản lý kinh doanh viễn thông hiệu quả. Một bộ máy quán lý tinh gọn, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, liên kết chặt chẽ với các sở ban ngành, doanh nghiệp trong thực hiện các quy định pháp luật về viễn thông là mục tiêu của bất kỳ địa phương nào. Trong hoạt động QLNN về viễn thông thì trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn. Tiêu chí đánh giá:
  8. 6 (1) Sự tinh gọn của bộ máy có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; (2) Có sự liên kết chặt chẽ với các sở ban ngành, doanh nghiệp trong thực hiện các quy định pháp luật về viễn thông; (3) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý về viễn thông; (4) Thái độ, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ. 1.2.3 Tổ chức thực hiện các quy định, chính sách và hỗ trợ về kinh doanh dịch vụ viễn thông * Qui định về cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông: * Qui định về quản lý giá cước: * Về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng Tiêu chí đánh giá: (1) Các qui định, chính sách về KD dịch vụ viễn thông được ban hành đầy đủ, kịp thời; (2) Việc tổ chức thực hiện các qui định, chính sách về KD dịch vụ viễn thông dễ dàng, thuận lợi; (3) Kết quả thực hiện các qui định, chính sách về KD dịch vụ viễn thông. 1.2.4 Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền nhằm kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định. Hoạt động kiểm tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm, hành vi đúng, sai việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền
  9. 7 hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối với dịch vụ viễn thông là xem xét việc dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông các cấp và cán bộ, công chức, viên chức chấp hành các quy định của pháp luật nhằm chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. b. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm Giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về dịch vụ viễn thông thực hiện các nội dung tổ chức công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về những điều bất hợp lý khi thực hiện chế độ về dịch vụ viễn thông. Để đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân. Đặc biệt kinh doanh dịch vụ viễn thông, nếu không xử lý kịp thời các vi phạm, sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn của các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông khác. Tiêu chí đánh giá: (1) Tính thường xuyên của các cuộc thanh tra, kiểm tra biểu hiện ở số lượng tổ chức các cuộc thanh tra; (2) Các cuộc thanh tra, kiểm tra có thực hiện theo đúng qui định; (3) Giải quyết khiêu nại tố cáo có kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật. 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng Trình độ phát triển kinh tế của địa phương, của các ngành sản xuất, dịch vụ ngoài viễn thông cao, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự phát triển của viễn thông, ngược lại trình độ phát triển kinh tế của các ngành sản xuất, dịch vụ khác thấp, sẽ làm chậm quá trình phổ cập dịch vụ viễn thông.
  10. 8 1.3.2 Sự phát triển của thị trƣờng viễn thông Thị trường viễn thông nước CHDCND Lào đang trên con đường phát triể, cùng với quá trình mở cửa hội nhập, số lượng doanh nghiệp xin cấp phép cung ứng dịch vụ viễn thông đang ngày càng tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường này. 1.3.2 Đƣờng lối, cơ chế, chính sách của nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông - Chủ trương đường lối, cơ chế chính sách nếu kịp thời, phù hợp sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành dịch vụ viễn thông, ngược lại chủ trương đường lối, cơ chế chính sách chậm trễ, không hợp lý sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh dịch vụ viễn thông. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1 Kinh nghiệm của thủ đô Viêng Chăn 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Champasak 1.4.3. Kinh nghiệm QLNN về VT tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam 1.4.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Attapeu - Đảm bảo thực thi chính sách quản lý về dịch vụ viễn thông thống nhất trên toàn tỉnh. UBND và các sơ ban ngành cần định ra các mục tiêu chính sách và các mục tiêu đó phải thể hiện thành các chương trình cụ thể được thực hiện cũng như có cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp. - Muốn phát triển dịch vụ viễn thông tại tỉnh cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, chiến lược dịch vụ viễn thông cần gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Hoạt động của hỗ trợ hoạt động cung cấp DVVT, không chỉ là bù đắp chi phí duy trì mạng lưới viễn thông ở vùng kinh doanh
  11. 9 không có lợi nhuận, mà còn hỗ trợ phát triển sử dụng DVVT đối với vùng khó khăn. - Việc xây dựng chương trình cung cấp DVVT (theo chu kỳ dài hạn), cũng như kế hoạch hàng năm cần được phân công phân cấp rõ ràng. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPEU NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ATTAPEU ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Attapeu trong những năm qua diễn biến rất phức tạp, ở mức độ cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng tới ngành dịch vụ viễn thông nói riêng. Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thiên tai trở nên ngày càng khó lường, khó dự báo chính xác cả về thời gian và cường độ cũng như thiệt hại gây ra. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế Kinh tế tăng trưởng nhanh là điều kiện rất thuận lợi cho ngành dịch vụ - thương mại phát triển, trong đó có ngành viễn thông – công nghệ thông tin. Mức chi tiêu của các tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin ngày càng tăng, vì thế các doanh nghiệp viễn thông tại địa bàn tỉnh Attapeu cần nhanh chóng thiết lập và triển khai hạ tầng, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng. 2.1.3 Đặc điểm xã hội Đối với dân số của tỉnh Attapeu phần lớn là sinh sống ở vùng sau
  12. 10 vùng xa vùng điều kiện khó khăn nên cũng ảnh hướng khó khăn tới việc phát triển nền tảng của dịch vụ viễn thông và cũng khó khăn về công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ viễn thông. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPEU TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1 Thực trạng công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Thực trạng công tác ban hành văn bản, chính sách Giai đoạn 2016 – 2020, Sở Viễn thông – Truyền thông Attapue đã ban hành 15 công văn, 23 thông báo, 9 quyết định về quản lý công tác viễn thông trên địa bàn. Các văn bản này phần lớn là văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các công tác quản lý về viễn thông từ quy định chung của Chính phủ và Bộ Bưu chính – Viễn thông – Truyền thông Lào. Nhìn chung các văn bản ban hành đã kịp thời giúp ích cho công tác quản lý về viễn thông được hiệu quả. Đối với UBND tỉnh cũng có những văn bản ảnh hưởng đến công tác quản lý về công tác quản lý viễn thông như: - Ngày 10 tháng 7 năm 2015, UBND tỉnh Attapeu đã ban hành Quy hoạch chi tiết ngành Bưu chính – Viễn thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Ngày 22 tháng 8 năm 2018, UBND tỉnh Attapeu đã ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới BTS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. b. Đánh giá công tác các văn bản pháp luật, chính sách về viễn thông trên địa bàn tỉnh Attapeu Dựa trên kết quả khảo sát các cán bộ thực hiện công tác quản lý về dịch vụ viễn thông và các doanh nghiệp kinh doanh dịch viễn
  13. 11 thông trên địa bàn tỉnh Attapeu cho thấy các tiêu chí “Văn bản pháp luật về KD dịch vụ viễn thông được ban hành đầy đủ, kịp thời”, “Văn bản pháp luật về KD dịch vụ viễn thông được ban hành phù hợp” có mức đánh giá tốt với giá trị trung bình cho các tiêu chí xấp xĩ 4. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về viễn thông còn ở mức trung bình. Hai tiêu chí “Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về KD dịch vụ viễn thông được thực hiện thường xuyên, rộng rãi” và “Phương pháp tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về KD dịch vụ viễn thông phù hợp, hiệu quả” có giá trị trung bình dưới mức 3,5. 2.2.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý lĩnh vực viễn thông a. Tổ chức bộ máy quản lý lĩnh vực viễn thông Tại nước CHDCND Lào, Chính phủ là cơ quan cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông; Bộ Bưu chính Viễn thông và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông. Tại tỉnh Attapeu nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung thì Sở Viễn Thông và Truyền thông sẽ đảm nhận quản lý lĩnh vực viễn thông. b. Đội ngũ nhân sự quản lý lĩnh vực viễn thông Đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông. Hiện nay, nhân sự thực hiện công tác này ở tỉnh Attapeu tính đến cuối tháng 12 năm 2020 là 42 người. Trong đó có 30 nam và 12 nữ. Trình độ của đội ngũ nhân sự phần lớn là Đại học và Sau đại học với số lượng là 33 người. Tỉ trọng số lượng có trình độ sau đại học là 7,1%, đại học là 71,4%. Cao đẳng chiếm tỉ lệ 19% với 8 người. Có 1 người có trình độ là 2,5%.
  14. 12 Kết quả khảo sát cho thấy, các cán bộ thực hiện công việc quản lý về viễn thông đã có trình độ, chuyên môn nghiệp đáp ứng công việc. Sự phân định chức năng, nhiệm vụ cũng tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, tiêu chí “Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong công tác quản lý dịch vụ viễn thông tại tỉnh Attapeu” có mức đánh giá thấp với giá trị trung bình là 3,45. 2.2.3 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện các qui định, chính sách hỗ trợ trong kinh doanh dịch vụ viễn thông Theo ý kiến đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý dịch vụ viễn thông và các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông thì qui định về đăng ký KD dịch vụ viễn thông chặt chẽ, phù hợp. Mức đánh giá tiêu chí này khá cao với 3,85. Tiêu chí “Qui định về giá cước dịch vụ viễn thông phù hợp” có mức đánh giá tương đối thấp với giá trị trung bình là 3,54. Thực tế cho thấy, qui định về giá cước hiện nay còn nhiều lỗ hỏng, chưa chặt chẽ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lách luật, kinh doanh không lành mạnh. Tiêu chí “Các chính sách về KD dịch vụ viễn thông phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp” có mức đánh giá khá tốt. Giá trị trung bình của tiêu chí này là 3,77. 2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Hàng năm Sở Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông tỉnh Attapeu đều lập kế hoạch thành lập đoàn giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc chấp hành luật Viễn thông,
  15. 13 các quy định về Viễn thông. Có hai hình thức thanh tra, kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, thực hiện quy hoạch, kế hoạch của ngành viễn thông tỉnh Attapeu; kiểm tra đột xuất và giám sát. Bảng 2.10: Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-2019 dịch vụ Viễn thông tỉnh Attapeu 20 20 20 20 20 Chỉ tiêu 16 17 18 19 20 + Số đơn vị được thanh tra, 28 26 27 28 28 kiểm tra. + Số đơn vị không tham gia 6 6 5 4 4 + Số đơn vị làm vi phạm 10 7 6 4 3 (Nguồn: Sở Bưu chính -Viễn thông và truyền thông tỉnh Attapeu 2020) b. Về xử lý vi phạm pháp luật Bảng 2.11: Tổng hợp tình hình các đơn vị vi phạm trong kinh doanh dịch vụ viễn thông 2016-2020 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Đơn vị Doanh nghiệp 1 1 1 0 0 (Telecom) Đơn vị công ty máy Bộ 3 9 6 5 4 đàm Đơn vị khác 0 0 0 0 0 Theo Bảng trên về tổng hợp tình hình vi phạm trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phần lớn là thuộc về lĩnh vực các công ty kinh doanh về dịch vụ máy bộ đàm nhiều nhất là trong vòng năm 2016 – 2020.
  16. 14 Bảng 2.12: Kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông 2016-2020 ĐVT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Xử lý hình sự Đơn vị 0 0 0 0 0 Phạt hành chính Đơn vị 9 7 6 4 2 Cảnh cáo, khiển trách Đơn vị 1 0 0 0 1 Số tiền xử phạt Triệu 342 234 156 98 34 kíp Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Attapeu tuy có vi phạm nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức để truy tố hình sự. Phần lớn hình thức xử phạt là phạt hành chính. Một số ít đơn vị bị cảnh cáo, khiển trách. Kết quả sát cho thấy chỉ có tiêu chí “Giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật” là có mức đánh giá tốt, giá trị trung bình của tiêu chí này là 3,95. Các tiêu chí còn lại là “Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động KD dịch vụ viễn thông được thực hiện thường xuyên”; “Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động KD dịch vụ viễn thông được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật” có mức đánh giá thấp. Các cán bộ được hỏi cũng đánh giá chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực viễn thông hiện nay cũng chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe các đơn vị vi phạm.
  17. 15 2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPEU 2.4.1 Thành tựu đạt đƣợc Chủ động xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý sát với yêu cầu thực tiễn. Các quy hoạch, chiến lược trong lĩnh vực Bưu Chính Viễn thông và Truyền thông nói chung và ngành Viễn thông nói riêng được tập trung nghiên cứu xây dựng và định hướng theo chiến lược phát triển chung của quốc gia nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng. Tỉnh có nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm thực tiễn, chất lượng tốt, cơ sở hạ tầng đồng bộ ứng dụng các công nghệ không ngừng được đầu tư, đổi mới hiện đại phù hợp với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới. Dù còn nhiều hạn chế nhưng công tác thanh tra, kiểm tra đã phần nào kiểm soát các vi phạm về lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh. 2.4.2 Những hạn chế - Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quản lý nhà nước về các dịch vụ viễn thông trong tình hình mới còn chậm, so với yêu cầu, tỷ lệ đề án hoàn thành đúng tiến độ thấp. - Đội ngũ nhân lực thực hiện công tác quản lý dịch vụ viễn thông còn mỏng so với địa bàn quản lý, công việc các công chức đảm nhận còn quá tải. Chưa có nhiều các chương trình đào tạo nghiệp vụ mới cho các công chức trong lĩnh vực viễn thông. - Vẫn còn tình trạng sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, một số báo, trang thông tin điện tử hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, để xảy ra sai phạm, chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, đưa thông tin chưa được kiểm chứng hoặc không tuân theo kỷ luật đưa tin, vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí,
  18. 16 về quảng cáo gây bức xúc trong dư luận, đã bị xử phạt, thậm chí tước giấy phép hoạt động, thu hồi ấn phẩm sai phạm. Ngoài ra, một số cơ quan báo chí thành lập cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú tại địa phương không tuân thủ quy định của Bộ, không có quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ dẫn đến có nhiều vi phạm. 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế Mặc dù các quy trình thực hiện đã được ban hành, tuy nhiên quá trình thực hiện quản lý lại chưa theo đúng quy trình văn bản đề ra. Một số đơn vị thuộc Sở Bưu chính viễn thông và truyền thông và các cơ quan liên quan, tổ chức còn chưa thật sự tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng. Lĩnh vực viễn thông là một trong những lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng. Môi trường internet với nhiều trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, blog cá nhân có máy chủ đặt tại nước ngoài nên khó kiểm soát. Lào là quốc gia đang phát triển, Attapeu vẫn là một tỉnh nghèo nên các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực viễn thông còn hạn chế. Công tác thanh tra chuyên dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân sự, kinh phí. Vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực quản lý còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
  19. 17 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPUE 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPEU - Phát triển và phổ cập DVVT phải dựa vào đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. - Phát triển các dịch vụ phổ cập trước hết phải dựa vào qui hoạch phát triển dịch vụ viễn thông, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương, qui hoạch phát triển dịch vụ viễn thông của Trung ương. - Có chính sách tạo điều kiện hình thành các nhà khai thác cung cấp dịch vụ, phân loại theo từng DVVT để có chính sách qui định quản lý riêng tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy xã hội hoá và phổ cập viễn thông. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TỈNH ATTAPEU TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.2.1 Hoàn thiện công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Ban hành các văn bản phục vụ quản lý dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh - Tổ chức thực hiện các quy định là thực hiện theo quyền hạn của các cấp từ Chính phủ, Bộ Bưu chính – Viễn thông- Truyền thông và theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên kịp thời.
  20. 18 - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thẩm quyền các quy định không còn phù hợp của địa phương về quy hoạch, quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, chỉ đạo việc phối hợp liên ngành để doanh nghiệp sử dụng đất và xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương trên cơ sở bảo đảm mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Attapeu. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật trong quản lý về viễn thông từ trung ương bằng nhiều kênh. - Quá trình triển khai các văn bản từ trung ương cần tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại Attapeu ngày càng phù hợp với tính hình thực tiễn tại địa phương, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho tổ chức, cá nhân thực hiện, nâng cao tính hiệu lực của công tác quản lý nhà Nước về dịch vụ viễn thông. - Để các văn bản có tính ứng dụng cao, thực hiện xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng sử dụng công nghệ mới, thiết bị nhỏ gọn, bảo đảm các tiêu chí thân thiện với môi trường. - Việc xây dựng bảo đảm chất lượng cũng trên cơ sở các cơ quan chuyên ngành hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn về chất lượng, bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông phải áp dụng các tiêu chuẩn này. - Để có sự phát triển đúng định hướng theo sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông áp dụng triển khai công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0