intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài này là hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội. Làm rõ thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các mặt hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐẠI QUỐC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Tu Mơ Rông là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum. Trong những năm qua, hoạt động quản lý BHXH trên địa bàn huyện gặt hái được nhiều thành công và trở thành một trong những lá cờ đầu trong công tác quản lý BHXH của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi trải dài, gây khó khăn trong công tác đi lại, vận động cùng với số lượng lớn người dân là người dân tộc thiểu số (trên 85%) nên việc quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Số lượng người tham gia BHXH chưa nhiều; tỷ lệ nợ đọng hàng năm cao; số đơn vị trốn đóng BHXH ngày càng phức tạp; số lượng cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn hạn chế về số lượng và chất lượng,... nên ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ. Việc tăng trưởng nguồn thu BHXH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.” Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn của mình, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội. - Làm r thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các mặt hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu “Phan Huy Đường (2015) với Giáo trình Quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Phan Thị Cúc (chủ biên) (2008), Giáo trình Nguyên lý bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê. Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam của Phạm Trường Giang, (2010), Trường ĐH Lao động xã hội. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm:
  5. 3 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã hội a. Bảo hiểm xã hội BHXH được hiểu là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua việc tạo lập quỹ tài chính BHXH, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. b. Quản lý thu bảo hiểm xã hội Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế, pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý thu bảo hiểm xã hội - Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
  6. 4 - Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai - An toàn, hiệu quả 1.1.3. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội “- Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH - Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả - Giúp kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH - Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.2.1. Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội Nội dung cơ bản của tuyên truyền là đưa các Luật BHXH, BHYT, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT tới dần các cán bộ, người dân; tổ chức hội nghị tập huấn trang bị kiến thức về BHXH, BHYT, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ viên chức dân số tuyến xã, công tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố, tập trung ưu tiên các địa phương có đông lực lượng lao động nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, lao động trong các làng nghề, hợp tác xã, lao động tự do, các tỉnh có tỉ lệ tham gia BHXH, BHYT thấp; căn cứ tình hình thực tế tại các tỉnh, mở rộng đại lý thu tại cộng đồng, giao nhiệm vụ cán bộ làm công tác dân số tại địa phương thực hiện kiêm nhiệm. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng bài báo, băng rôn, áp phích, đối thoại về BHXH; - Tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn của nội dung, hình thức tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật BHXH; - Tính thường xuyên của các buổi tuyên truyền; - Tính kịp thời của kế hoạch tuyên truyền về chế độ, chính
  7. 5 sách pháp luật. 1.2.2. Lập dự toán thu bảo hiểm xã hội “Dự toán thu BHXH là bảng tổng hợp số thu dự kiến về BHXH trong một thời kỳ nhất định. Lập dự toán là quá trình dự báo, tính toán mức độ, các biện pháp tổ chức huy động các nguồn thu BHX từ các đối tượng tham gia BHXH. Căn cứ theo tiêu chí thời gian có thể phân loại dự toán thu BHXH thành dự toán dài hạn, dự toán trung hạn và dự toán ngắn hạn. Dự toán thu BHXH dài hạn, trung hạn thường mang tính dự báo gắn với một thời kỳ ổn định NSNN. Tiêu chí đánh giá: - Tính kịp thời của dự toán được lập; - Tính công khai của dự toán; - Số lượng văn bản hướng dẫn kèm theo dự toán; - Tính kịp thời trong điều chỉnh số đối tượng thu và số thu cho phù hợp với thực tiễn. 1.2.3. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội * Bộ máy thực hiện quản lý thu BHXH: Bộ máy quản lý thu BHXH được tổ chức và quản lý theo ngành dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm: - Trung ương là BHXH Việt Nam. - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.
  8. 6 * Các nội dung thu BHXH thuộc cấp huyện gồm: Quản lý đối tượng Để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, phải nắm r các đơn vị tham gia, những biến động về tình hình sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn quản lý để có các biện pháp gia tăng số lượng tham gia và tăng nguồn thu. Quản lý tiền thu - Hình thức đóng tiền + Chuyển khoản. + Tiền mặt. - Chuyển tiền thu. - Hoàn trả tiền thu trong các trường hợp như: đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền. Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ Nợ gồm 4 loại đó là nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài và nợ khó thu. Để quản lý nợ, cơ quan BHXH cần thực hiện một số nội dung sau: Thứ nhất, xác minh nợ Thứ hai, đôn đốc thu nợ Tiêu chí đánh giá: - Số tiền thu đúng, thu đủ; - Tthái độ, trình độ, kiến thức của cán bộ thu khi tiến hành thu; - Tính r ràng trong trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào quá trình thu BHXH; - Tính nhanh gọn, đơn giản của thủ tục thu…
  9. 7 1.2.4. Quyết toán thu Hàng quý, cán bộ thu tổng hợp căn cứ trên số liệu phải thu và số đã thu của từng đơn vị SDLĐ, lập báo cáo quyết toán thu để quyết toán số thu thừa, thiếu với đơn vị SDLĐ và BHXH tỉnh. Sau khi đối chiếu khớp với số liệu đã được bộ phận Kế hoạch – tài chính, trình Giám đốc BHXH phê duyệt và ký, đóng dấu. Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 5 của tháng đầu quý sau. Vào đầu thành của mỗi quý trong năm, BHXH tỉnh sẽ phê duyệt quyết toán đối với BHXH huyện, đảm bảo qua các năm tại BHXH huyện không có tình trạng thu sai quy định phải hoàn trả lại tiền thu. Tiêu chí đánh giá: - Tính kịp thời của quyết toán; - Tính chính xác, sát của số liệu quyết toán với số liệu dự toán; - Tính công khai và công bố đúng thời gian của số liệu quyết toán. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội “Việc thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH tại cơ quan BHXH được thực hiện theo Nghị định số 21/2016/NĐ- CP của Chính phủ về việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH ngày 1/6/2016. Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người đứng đầu cơ quan BHXH trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT; hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT. Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH gồm: - Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH
  10. 8 - Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật - Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của NLĐ và phần trích của đơn vị đóng BHXH cho NLĐ thông qua chuyển khoản vào hệ thống Ngân hàng hoặc Kho bạc - Kiểm tra việc đơn vị thực hiện thanh toán các chế độ ngắn hạn cho NLĐ - Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do vi phạm pháp luật BHXH về đóng BHXH đối với người SDLĐ. Tiêu chí đánh giá: - Tính thường xuyên của các cuộc thanh tra, kiểm tra; - Tính công khai, nghiêm minh của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; - Sự phối hợp của nhiều ban ngành vào quá trình thanh tra, kiểm tra; - Mức độ hợp lý của các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 1.3.2. Tình hình kinh tế 1.3.3. Tình hình xã hội
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN TU MƠ RÔNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên “Huyện Tu Mơ Rông là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi các sông suối, hợp thủy và núi cao. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. 2.1.2. Tình hình kinh tế “Năm 2019, phần lớn các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện đề ra ngay từ đầu năm cơ bản đạt và vượt. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2019 đạt khoảng 105,6 tỷ đồng; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 45,3 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2019 đạt khoảng gần 346 tỷ đồng, trong đó thu địa bàn đạt 51,3 tỷ đồng, đạt 111,84% so với dự toán giao trong năm. 2.1.3. Tình hình xã hội Dân số toàn huyện hiện hơn 27.635 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 85%. Nhân dân trong huyện sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, phát rừng làm rẫy là chính. Địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.4. Tình hình thu BHXH trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông Tính đến cuối năm 2019, BHXH Tu Mơ Rông được phân công quản lý 76 đơn vị trên địa bàn tham gia BHXH với 21.767
  12. 10 người, tăng 3.762 người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 2.536 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 653 người; 87 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 9 người và 19.144 người tham gia BHYT, tăng 6.872 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,54% dân số. BHXH Tu Mơ Rông là một trong những huyện có tỷ lệ thu đạt cao của tỉnh Kon Tum, dẫn đầu với tỷ lệ thu 53,23%. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM 2.2.1. Thực trạng tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật BHXH Hàng năm, BHXH Tu Mơ Rông luôn bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Kon Tum để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức và hoàn thành tốt kế hoạch hàng năm. BHXH huyện đã phối hợp với các ban, ngành như Liên đoàn lao động tỉnh, đài phát thanh, UBND huyện, xã, đài truyền thanh của tỉnh, huyện, xã, các cơ quan báo chí để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH đến đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Cụ thể như sau: - Ký hợp đồng với Đài truyền thanh huyện Tu Mơ Rông phát sóng nội dung tuyên truyền về chính sách BHXH vào các buổi sáng hàng ngày. - Phối hợp với Ban tuyên giáo huyện tổ chức quán triệt Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế giai đoạn 2012- 2020 đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện. - Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Tu Mơ Rông tổ
  13. 11 chức Hội nghị Tập huấn BHXH, chính sách BHXH đến Giám đốc doanh nghiệp và cán bộ phụ trách công đoàn của cơ quan, các DN trên địa bàn huyện. - Phát hàng nghìn tờ rơi cho các đơn vị SDLĐ, NLĐ; đặt pano, áp phích tại các doanh nghiệp, cụm công nghiệp; UBND 11 xã trên địa bàn huyện; các Hội trường trung tâm tại các tổ dân phố, các thôn làng, các trung tâm y tế, trạm y tế, bệnh viện nơi công cộng có đông người qua lại,… Kết quả khảo sát cho thấy, người dân đánh giá chưa thực sự cao một số nội dung của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH. 2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu BHXH “Lập dự toán thu là khâu đầu tiên, có tính chất quyết định đến hoạt động thu BHXH hàng năm của cơ quan BHXH các cấp, trong đó có BHXH cấp huyện như Tu Mơ Rông. Tại BHXH Tu Mơ Rông, kế hoạch thu BHXH được lập vào đầu tháng 10 hàng năm và giao cho tổ thu thực hiện. Kế hoạch thu được lập chi tiết tới từng đơn vị SDLĐ. Dựa vào tình hình thực tế tại huyện Tu Mơ Rông qua từng thời kỳ và mục tiêu chung của ngành, BHXH tỉnh Kon Tum ra quyết định giao về BHXH huyện thực hiện dự toán. Theo đó, căn cứ vào số lượng người tham gia BHXH năm trước, mức lương tối thiểu vùng, lương cơ sở, mức đóng, tổng quỹ lương, tình hình dân số thực tế, phòng Kế hoạch – Tài chính tiến hành lập dự toán. Phòng Kế hoạch – tài chính cũng tiến hành rà soát các doanh nghiệp và đối tượng tham gia trên địa bàn quẩn để xác định đối tượng và dự kiến số đối tượng tham gia BHXH. Số tiền dự toán thu được tính toán theo công thức sau: Số tiền dự toán thu = Số lao động dự toán × Lương bình
  14. 12 quân dự toán × Tỉ lệ đóng (%) Sau đó, tổ thu sẽ tổng hợp số tiền dự toán theo từng khu vực như khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, cán bộ xã, khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện, các đối tượng NSNN đóng, hỗ trợ đóng,... Bảng 2.4: Tình hình lập dự toán và tình hình thực hiện dự toán về số đối tượng và số thu tại BHXH Tu Mơ Rông năm 2015-2019 Số thu Số ngƣời (triệu đồng) Năm Dự Thực Đạt Thực Đạt Dự toán toán hiện (%) hiện (%) Năm 2015 2.100 2.034 96,86 19.661,55 19.567,34 99,52 Năm 2016 2.300 2.232 97,04 20.115,53 20.017,23 99,51 Năm 2017 2.610 2.535 97,13 20.667,66 20.564,43 99,5 Năm 2018 2.780 2.756 99,14 21.214,57 21.098,34 99,45 Năm 2019 2.990 2.945 98,49 22.571,35 22.436,17 99,4 Nguồn: BHXH huyện Tu Mơ Rông, 2015-2019 Kết quả khảo sát cho thấy dự toán thu BHXH tại BHXH Tu Mơ Rông được người dân đánh giá khá cao. 2.2.3. Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội a. Tổ chức bộ máy công tác thu bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông BHXH huyện Tu Mơ Rông do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc cho Giám đốc BHXH có 01 Phó Giám đốc và 06 Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc (cụ thể được trình bày trong Hình 2.1 dưới đây).
  15. 13 “Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH tại BHXH Tu Mơ Rông gồm có 3 tổ nghiệp vụ, đó là: - Tổ thu, cấp sổ thẻ ; - Tổ thực hiện chế độ chính sách và tiếp nhận hồ sơ; - Tổ tài chính kế toán và giám định. b. Công tác thu BHXH Hàng năm BHXH Tu Mơ Rông đều xây dựng dự toán, kế hoạch thu BHXH và giao chỉ tiêu kế hoạch về thực hiện các chỉ tiêu thu BHXH cho các bộ phận có liên quan.” Đầu năm, trên cơ sở hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Kon Tum ban hành hướng dẫn đối với BHXH huyện để lập kế hoạch thu, chi của năm tiếp theo gửi về BHXH tỉnh Kon Tum để BHXH tỉnh Kon Tum lập dự toán chung cho toàn tỉnh, sau đó gửi về BHXH Việt Nam. Công tác này được thực hiện dưới sự phối hợp nhịp nhành từ BHXH Tu Mơ Rông và các chính sách định hướng của BHXH tỉnh Kon Tum. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác thu được người dân trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đánh giá khá cao. 2.2.4. Thực trạng quyết toán thu “Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh Kon Tum trên cơ sở số liệu BHXH huyện Tu Mơ Rông cung cấp, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra, quyết toán với huyện Tu Mơ Rông. Nội dung quyết toán gồm số đối tượng, số phải thu, số đã thu, số truy thu, hoàn trả, kiểm tra việc thực hiện xử lý hồ sợ, sổ sách, chứng từ thu BHXH phát sinh tại huyện. Khi nhận được thông báo thẩm định quyết toán tài chính quý, năm do BHXH tỉnh Kon Tum thông báo, bộ phận Tài chính – Kế hoạch của huyện tiến hành điều chỉnh số liệu thu BHXH và thông
  16. 14 báo cho bộ phận thu để làm căn cứ điều chỉnh báo cáo thu quý, năm, đảm bảo số liệu của hai bộ phận thống nhất. Bộ phận thu sử dụng chứng từ, hạch toán kế toán, mở sổ chi tiết các tài khoản phải thu, đã thu BHXH và lãi chậm đóng của từng đơn vị SDLĐ, NLĐ, tổ chức có trách nhiệm đóng theo quy định và lập báo cáo quyết toán thu theo đúng quy định tại Thông tư 178/2012/TT-BTC. Trong trường hợp thu nhầm, thu chưa xác định đối tượng đóng BHXH, đơn vị phản ánh số thu nhầm tài khoản theo quy định. Các khoản phải trả (phải trả số thu nhầm bảo hiểm) để ghi giảm số thu BHXH, số phải nộp BHXH tỉnh Kon Tum. Khi hoàn trả số thu nhầm, phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và quyết định của cấp có thẩm quyền. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quyết toán thu BHXH tại BHXH Tu Mơ Rông cho thấy người dân đánh giá khá cao công tác này. 2.2.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Hàng năm BHXH huyện Tu Mơ Rông đều lập kế hoạch thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành luật BHXH, BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Có hai hình thức thanh tra, kiểm tra mà BHXH huyện Tu Mơ Rông áp dụng, đó là: - Kiểm tra thường xuyên: thực hiện kế hoạch của BHXH huyện Tu Mơ Rông, quyết định thành lập đoàn kiểm tra. - Kiểm tra định kỳ: Giám đốc BHXH huyện Tu Mơ Rông ra quyết định kiểm tra nội bộ huyện để nắm bắt được tình hình hoạt
  17. 15 động và kịp thời chấn chỉnh. Ngoài ra, còn có công tác kiểm tra đột xuất và giám sát. Kết quả khảo sát cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BHXH được người dân đánh giá khá cao. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc - BHXH huyện Tu Mơ Rông luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao thu BHXH trên địa bàn quản lý. - Công tác tuyên truyền được chú trọng, ngày càng thường xuyên hơn nên ngày càng có nhiều người dân hiểu r hơn về chính sách BHXH. Có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc tổ chức công tác tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. - Công tác lập dự toán thu BHXH được BHXH Tu Mơ Rông luôn quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh KOn Tum. - Công tác thu BHXH ngày càng được tăng cường. - Công tác quyết toán thu BHXH Tu Mơ Rông luôn được đánh giá cao trong thời gian qua. - Chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức BHXH huyện Tu Mơ Rông được nâng cao, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và am hiểu chính sách chế độ BHXH. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH được chú trọng hơn; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH của BHXH Tu Mơ Rông được quan tâm.”
  18. 16 2.3.2. Hạn chế - Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Hình thức và nội dung tuyên truyền chưa đa dạng, đổi mới, thu hút người dân. - Công tác lập dự toán thu BHXH trong thời gian qua đã bám sát vào tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. - Công tác tổ chức thu BHXH còn tồn tại một số vấn đề như: + Số DN chưa đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ còn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số doanh nghiệp được thành lập và đang hoạt động. + Một số đơn vị trốn nộp bảo hiểm xã hội mà chưa kịp thời phát hiện và xử phạt. + Tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. + Việc phân công cán bộ thu chưa hợp lý. Số cán bộ phụ trách thu còn ít so với nhu cầu công việc, tác phong làm việc còn nặng tính chất hành chính và kiêm nhiệm. - Công tác quyết toán thu còn chưa kịp thời. - Công tác thanh tra, kiểm tra đơn vị SDLĐ được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tình trạng nợ đọng còn kéo dài và chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. - Việc áp dụng xử phạt các đơn vị SDLĐ vi phạm Luật BHXH còn hạn chế; chế tài xử phạt còn thấp dẫn đến chưa đủ sức răn đe.
  19. 17 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế “- Chính sách BHXH chưa hoàn thiện, việc thực hiện chế độ cho NLĐ còn nhiều vướng mắc, thời gian tham gia dài. - Năng lực, trình độ cán bộ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế chưa được đào tạo chuyên sâu. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trong công tác lập dự toán và quyết toán thu BHXH còn chưa đồng đều, chưa được đào tạo chuyên sâu nên việc lập dự toán và quyết toán thu hàng năm còn sảy ra sai sót và bị chậm trễ. - Công tác quản lý Nhà nước về BHXH còn yếu kém. Tính hấp dẫn của chính sách BHXH chưa cao. BHXH huyện chưa có một kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển đối tượng tham gia BHXH. - Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chưa quan tâm đến công tác quản lý thu BHXH. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHXH còn chưa được thực hiện thường xuyên, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh. - Nhiều doanh nghiệp còn trốn đóng BHXH cho người lao động. Tình trạng đóng chậm, đóng thiếu, nợ thường xuyên, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động còn xảy ra nhiều.
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM 3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Các dự báo về thay đổi môi trƣờng quản lý thu BHXH trong tƣơng lai “Trong thời gian tới, pháp luật về BHXH chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó, các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý thu BHXH trong thời gian dến cũng sẽ thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, kín kẽ. Các chính sách về BHXH cũng sẽ được bổ sung, hoàn thiện, áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng hơn. Do đó, công tác quản lý thu BHXH nói chung và quản lý thu BHXH tại BHXH Tu Mơ Rông nói riêng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. 3.1.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý thu BHXH a. Quan điểm “- Thu Bảo hiểm xã hội là một trong những xương sống của hệ thống an sinh xã hội. - Thu BHXH là một nhân tố quan trọng để thực hiện các chính sách BHXH. - Định hướng về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian đến. b. Phương hướng - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT đến với người lao động và người dân trên địa bàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1