intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Búi Thành, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Búi Thành, tỉnh Quảng Nam" đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận, nội dung nghiên cứu về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; phân tích thực trạng, đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Búi Thành, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THẢO NHI QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng – Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍN Phản biện 1: GS.TS V U NT N Phản biện 2: TS OÀN N P Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đ ĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có những thay đổi căn bản so với Thuế nhà, đất trước đây như việc tính thuế căn cứ theo giá đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, thuế suất được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần của diện tích đất sử dụng trong hạn mức và vượt hạn mức, chế độ miễn giảm thuế…; đồng thời phạm vi điều chỉnh của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mở rộng đến tất cả các đối tượng sự dụng đất phi nông nghiệp trong xã hội. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được CQT từ Trung ương đến địa phương tích cực phối hợp các cấp, ngành, các cơ quan liên quan để quản lý tất cả đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, chính sách miễn giảm thuế, quản lý thu nộp, quyết toán thuế Tăng cường quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ góp phần đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời quản lý tốt diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành vẫn còn một số hạn chế, bất cập Do đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, hải đảo và khu kinh tế nên phần lớn các xã thuộc địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn (trừ xã Tam uân , xã Tam uân là địa bàn kinh tế khó khăn), vì vậy thuộc đối tượng miễn thuế SDĐPNN đối với diện tích đất ở trong hạn mức của hộ gia đình, cá nhân là rất nhiều Do đó, số thu từ thuế SDĐPNN không lớn so với nguồn thu ngân sách nhà nước của huyện, nhưng đối tượng quản lý thu thuế SDĐPNN thì rất lớn, hơn nữa công tác tuyên truyền, kê khai thuế, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu, chính vì vậy hộ gia đình, cá nhân chưa nắm rõ các quy định về luật thuế SDĐPNN để thực hiện nghĩa vụ thuế đúng, đủ và
  4. 2 kịp thời. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa phương trong công tác lập bộ thuế chưa chặt chẽ và công tác thu thuế chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng lập bộ thuế thiếu sót làm thất thu thuế, gian lận né tránh trong việc nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu này. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một công chức thuế công tác tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện n tn Quảng m làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của CQT huyện Núi Thành 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, nội dung nghiên cứu về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Phân tích thực trạng, đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thu thuế SDĐPNN đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện Núi Thành Trên cơ sở đó, góp phần xác định rõ phương hướng và đề xuất một số
  5. 3 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành trong thời gian tới. + Về không gian: Công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành số liệu từ năm 2016 đến năm 2020 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp kế thừa 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: iải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp . Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. b. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế SDĐPNN là loại thuế mà người SDĐPNN phải nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật và là loại thuế trực thu đánh trên diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân “Căn cứ tính thuế SDĐPNN là diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất tính thuế và thuế suất.” c. Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Quản lý thu thuế SDĐPNN là hoạt động tổ chức thực hiện, điều hành và giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của CQT đối với các đối tượng nộp thuế SDĐPNN nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế SDĐPNN là thuế trực thu. Nộp thuế SDĐPNN là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế SDĐPNN.
  7. 5 Thuế SDĐPNN có tính chất động viên chủ thể có quyền sử dụng đất hoặc trực tiếp SDĐPNN có hiệu quả; Thuế được thu hàng năm hoặc thu theo chu kỳ ổn định 05 năm với mức thuế suất thấp, tính bằng tích diện tích đất tính thuế với giá của 1m2 đất và mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần. 1.1.3. Vai trò của công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Ban hành văn bản về quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và công tác tổ chức tuyên truyền pháp luật thuế. - Ban hành văn bản: Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế SDĐPNN đã được ban hành từ trước 01/01/2012 chính là tạo ra một hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước về đất phi nông nghiệp và những đối tượng chịu thuế SDĐPNN thực hiện. Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật, UBND cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý thu thuế SDĐPNN mang tính thông tin điều hành nhằm triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đến các cơ quan liên quan, có vai trò như công cụ tổ chức, vận động NNT thực hiện chủ trương, chính sách và mục tiêu chung mà Nhà nước đưa ra Đồng thời, CQT cấp địa phương ban hành các quyết định thành lập tổ công tác và có các kế hoạch, biện pháp cụ thể cùng phối hợp với UBND huyện triển khai đến từng xã, thôn, tổ dân phố để thực hiện rà soát công tác quản lý đất đai của từng địa phương và lập bộ thuế SDĐPNN theo chu kỳ ổn định. - Tổ chức tuyên truyền pháp luật thuế: Để NNT nhận thức đúng quyền và nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN thì công tác tổ chức, tuyên truyền hỗ trợ về thuế là yếu tố hàng đầu, tác động nhanh nhất đến ý thức, trách
  8. 6 nhiệm, quyền lợi của NNT. Từ đó, NNT tự giác tuân thủ thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp luật. Tiêu chí đánh giá: Số văn bản đã ban hành; Số buổi tập huấn tuyên truyền, hỗ trợ trực tiếp, giải đáp vướng mắc đã tổ chức của bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ. Tỷ lệ văn bản trả lời đúng hạn; Tính đa dạng, phù hợp của hình thức, nội dung tuyên truyền. 1.2.2. Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thuế Bộ máy quản lý thuế có vai trò quyết định đến sự vận hành toàn bộ hệ thống thuế. Chính vì vậy, công tác xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thuế là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế SDĐPNN nói riêng Việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy, phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. Tiêu chí đánh giá: Số lượng công chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý thu thuế SDĐPNN; Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức qua việc tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến từng chức năng, nhiệm vụ. 1.2.3. Lập dự toán thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Xây dựng dự toán thu NSNN hằng năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế huyện Núi Thành nói riêng. Theo Luật ngân sách nhà nước ngày 26/5/2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, lập dự toán thu thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó.
  9. 7 Tiêu chí đánh giá: Kết quả thực hiện dự toán pháp lệnh về thuế SDĐPNN qua các năm, số thuế đã thực hiện/ Số dự toán thu, tỷ lệ so sánh thực hiện cùng kỳ. 1.2.4. Thực hiện dự toán thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp a. Quản lý đăng ký t uế, kê khai thuế Là nội dung quan trọng đầu tiên để làm cơ sở thực hiện thu thuế. Nếu không quản lý được NNT thì không thể quản lý được thuế SDĐPNN Chính vì vậy, CQT phải nắm bắt đầy đủ số lượng NNT sử dụng đất phi nông nghiệp và những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT như mã số thuế; kê khai tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. b. Quản lý căn cứ tính thuế CQT có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ NNT kê khai đúng căn cứ tính thuế và thu nhận đầy đủ hồ sơ khai thuế SDĐPNN gồm tờ khai thuế SDĐPNN và bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế. CQT cũng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn ngừa tình trạng kê khai không đúng căn cứ tính thuế nhằm mục đích gian lận của NNT. c. Quản lý thu, nộp thuế, quản lý nợ v cưỡng chế nợ thuế Căn cứ vào tờ khai thuế SDĐPNN nhận từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, công chức Đội nghiệp vụ Quản lý thuế thực hiện nhập dữ liệu trên tờ khai vào TMS, ứng dụng sẽ hỗ trợ tự động tính ra số thuế SDĐPNN phải nộp của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Từ đó, TMS tự động tập hợp lập bộ thuế SDĐPNN theo đối tượng, theo địa bàn. Sau khi xét duyệt sổ bộ thuế, CQT căn cứ số thuế dư, thừa năm trước mang sang và số thuế phát sinh trong năm để phát hành thông báo thuế SDĐPNN phải nộp trong năm tính thuế, trong thông báo ghi cụ thể số tiền thuế phải nộp, chương, tiểu mục, địa điểm nộp thuế, thời hạn nộp thuế… và
  10. 8 gửi đến NNT, đồng thời in sổ theo dõi thu nộp thuế cho từng công chức thuế liên xã phường kết hợp với từng tổ dân phố làm căn cứ để viết Biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trách nhiệm của CQT trong công đoạn này là phải đôn đốc nhắc nhở NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế SDĐPNN vào NSNN Tiêu chí đánh giá: Lượt cấp MST cho NNT để thực hiện kê khai nộp thuế SDĐPNN; Số lượng tờ khai thuế SDĐPNN được đưa vào TMS Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp/ phải nộp, đúng hạn/ đã nộp, không nộp/ phải nộp; Tình hình miễn, giảm thuế SDĐPNN; Kết quả thu NSNN về thuế SDĐPNN; Tình hình nợ thuế SDĐPNN 1.2.5. Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - Kiểm tra thuế vừa khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế Đồng thời, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế. Xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế là hoạt động của CQT, căn cứ vào các quy định hiện hành, áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Tiêu chí đánh giá: Kết quả công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế SDĐPNN; Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo và số vụ được giải quyết, tỷ lệ giải quyết/ tổng số lượng đơn 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
  11. 9 1.3.1. Tình hình điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2. Thế chế về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1.3.3. Sự phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác quản lý thu thuế 1.3.4. Công nghệ thông tin và cơ sở vật chất ngành Thuế 1.3.5. Thủ tục hành chính thuế 1.3.6. Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức thuế 1.3.7. Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận NNT 1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế SDĐPNN của Chi cục Thuế khu vực Tam Kỳ - Phú Ninh 1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế SDĐPNN Chi cục Thuế huyện Thăng Bình 1.4.3. Một số bài học đối với Chi cục Thuế huyện Núi Thành trong công tác quản lý thuế SDĐPNN KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NÚI THÀNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Núi Thành là huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào tháng 12/1983 trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng thuộc tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đến hết năm 2020, tổng quy mô nền kinh tế của huyện đạt 80.095 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,02%/năm Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt 49.196 tỷ đồng, tăng bình quân 14,17%/năm, chiếm tỷ trọng 43,79% toàn tỉnh. 2.1.3. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành Về tình hình SDĐPNN của huyện thì Núi Thành có tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 15.842,03 ha, chiếm 28,82% diện tích đất tự nhiên (năm 2020) Trong đó, đất ở đô thị 223,58 ha, đất ở nông thôn 2.397,08 ha. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tình hình ban hành văn bản về quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và công tác tuyên truyền pháp luật thuế
  13. 11 Nhìn chung, số lượng văn bản liên quan đến thuế SDĐPNN còn khá ít Nhận thấy, Chi cục Thuế cần phối hợp với UBND huyện, Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường… nhằm đưa ra nhiều văn bản cụ thể hướng dẫn thực thi pháp luật cho NNT. Chi cục Thuế huyện Núi Thành thường xuyên đẩy mạnh triển khai đồng loạt các hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT trên các lĩnh vực như tổ chức tập huấn chính sách và phương pháp kê khai thuế SDĐPNN; hỗ trợ NNT thông qua nhiều hình thức: hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại hoặc giải đáp chính sách thuế bằng văn bản… Kết quả thể hiện ở Bảng 2.4: Bảng 2.4. Kết quả công tác tuyên truyền pháp luật về thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2016 – 2020 Chỉ số 2016 2017 2018 2019 2020 Buổi tập huấn chính 2 4 4 2 1 sách, đối thoại NNT Số lượt hỗ trợ trực tiếp, 196 247 267 388 730 qua điện thoại Số lượt giải đáp bằng 7 12 6 4 4 văn bản (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Chi cục Thuế huyện Núi Thành) 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thuế Chi cục thuế huyện Núi Thành đã xây dựng được các phòng, ban để đáp ứng công tác quản lý và thu thuế. Tuy nhiên, chưa có công chức chuyên về mảng thuế SDĐPNN; Mặc dù có những khó khăn nhất định về điều kiện cơ sở vật chất nhưng các công chức thuế của Chi cục Thuế huyện Núi Thành vẫn được đào tạo, tập huấn thường xuyên phục vụ quá trình công tác. Bảng 2.5, thống kê việc đào
  14. 12 tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho công chức tại các bộ phận chuyên môn tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành. Bảng 2.5. Số lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức và số lƣợng công chức tham gia tại các bộ phận chuyện môn qua các năm. 2016 2017 2018 2019 2020 Nghiệp Số Số Số Số Số vụ Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp lượng lượng lượng lượng lượng Kê khai, kế toán 3 3 3 3 3 3 3 8 3 9 thuế Quản lý 2 2 3 3 3 3 3 7 4 7 nợ Kiểm tra 3 3 3 3 3 3 3 8 3 9 thuế Thu các khoản 4 4 4 4 4 4 4 8 4 10 thu về đất (Nguồn: Báo cáo Tổng kết cuối năm Chi cục Thuế huyện Núi Thành) 2.2.3. Thực trạng công tác lập dự toán thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Nhìn chung công tác lập dự toán thu thuế được xây dựng hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Công văn hướng dẫn bổ sung của Tổng cục Thuế về xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm theo từng sắc thuế. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Núi Thành qua các năm được thể hiện qua Bảng 2.6.
  15. 13 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2016-2020 Thuế SDĐPNN Năm Số thực hiện Dự toán Pháp lệnh So sánh So với dự (triệu đồng) (triệu đồng) cùng kỳ (%) toán (%) 2016 136 120 113 2017 142 127 104 112 2018 156 134 110 116 2019 190 142 122 134 2020 351 162 185 217 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Chi cục Thuế huyện Núi Thành) Trong năm 2019, thực hiện dự toán thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện cho thấy tổng thu NSNN là 190 triệu đồng, đạt 122% so với cùng kỳ, đạt 134% so với dự toán Đến năm 2020, tổng thu NSNN là 351 triệu đồng (tăng 161 triệu đồng so với năm 2019) và đạt 185% so sánh cùng kỳ (tăng 63% so với năm 2019), đạt 217% so với dự toán (tăng 83% so với năm 2019) 2.2.4. Thực trạng công tác thực hiện dự toán thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. a. Quản lý đăng ký t uế, kê khai thuế Hoạt động đăng ký thuế được diễn ra nhanh chóng, tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình và không làm mất thời gian quá nhiều của NNT. Tình hình kê khai thuế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế SDĐPNN qua các năm đều có phát sinh thêm. Tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn tăng. Bảng 2.8 dưới đây phản ánh hoạt động thu nộp tờ khai thuế SDĐPNN sẽ cho thấy rõ hơn tình hình quản lý NNT của Chi cục thuế huyện Núi Thành. Bảng 2.8. Tình hình kê khai thuế của NNT SDĐPNN trên địa bàn huyện Núi Thành từ năm 2016 – 2020
  16. 14 Năm ồ sơ khai thuế 2016 2017 2018 2019 2020 A Đối với tổ chức Số hồ sơ khai thuế SDĐPNN 9 45 53 65 80 Số S khai thuế nộp đúng hạn 9 45 53 65 80 Số hồ sơ nộp muộn 0 0 0 0 0 So sánh số hồ sơ nộp đúng hạn/ 100 % 100 % 100 % 100 % 100 % số hồ sơ khai thuế (%) So sánh số hồ sơ nộp chậm/ số 0% 0% 0% 0% 0% hồ sơ khai thuế (%) B Đối với hộ gia đình, cá nhân Số hồ sơ khai thuế SDĐPNN 845 33.845 34.829 35.955 36.970 Số S khai thuế nộp đúng hạn 845 31.996 34.428 35.674 36.901 Số hồ sơ nộp muộn 0 1.849 401 281 69 So sánh số hồ sơ nộp đúng hạn/ 100% 95% 98% 99% 99% số hồ sơ khai thuế (%) So sánh số hồ sơ nộp chậm/ số 0% 5% 2% 1% 1% hồ sơ khai thuế (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Chi cục Thuế huyện Núi Thành) b. Quản lý căn cứ tính thuế Chi cục Thuế huyện Núi Thành cũng xác định tập trung làm tốt công tác quản lý kê khai thuế để giúp NNT kê khai đúng căn cứ tính thuế. Sau khi nhận được các tờ khai thuế SDĐPNN, các công chức thuế tiến hành thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tờ khai xem có sai sót không. Những tờ khai có sai sót đều được yêu cầu NNT chỉnh sửa, bổ sung lại tờ khai mới. Chi cục Thuế huyện Núi Thành phối hợp với Phòng lao động thương binh xã hội huyện tiến hành rà soát danh sách các hộ gia đình chính sách xã hội thuộc đối tượng được giảm, miễn thuế. Và ra quyết định miễn, giảm thuế SDĐPNN c. Quản lý thu nộp thuế, quản lý nợ v cưỡng chế nợ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Số thuế SDĐPNN thu nộp ngân sách trên địa bàn huyện Núi Thành tương đối ổn định tăng đều theo các năm. Năm 2016 số thu thuế SDĐPNN
  17. 15 đạt 136 triệu đồng, năm 2017 đạt 142 triệu đồng, tăng 4,4%; Năm 2018 đạt 156 triệu đồng, tăng 9,8% so với năm 2017; Năm 2019 đạt 190 triệu đồng, tăng 21,7%; Năm 2020 đạt 351 triệu đồng, tăng 84% Có thể đánh giá công tác thu có nhiều chuyển biến tích cực số thuế nợ đọng của năm sau giảm hơn so với năm trước, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch pháp lệnh Cục thuế giao. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Công tác kiểm tra thuế SDĐPNN của Chi cục Thuế huyện Núi Thành tại trụ sở NNT chưa được chú trọng. Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: do tính chất phức tạp và liên quan đến lợi ích của nhiều người nên đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo Riêng đối với thuế SDĐPNN, do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa nắm rõ quy trình kê khai và nộp thuế SDĐPNN dẫn đến việc khai sai làm phát sinh thêm số thuế phải nộp. Những năm qua, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai là nội dung luôn được Chi cục Thuế huyện Núi Thành quan tâm, kết quả được thể hiện qua Bảng 2.12. Bảng 2.12 Tình hình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thuế SDĐPNN tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số đơn 5 7 9 12 19 Tỷ lệ giải quyết/ tổng % 100 100 100 91,6 94,7 số (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thủ tục hành chính của Chi cục Thuế huyện Núi Thành)
  18. 16 Tình hình đơn khiếu nại, tố cáo về thuế SDĐPNN tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành hằng năm chỉ chiếm số ít trên toàn tỉnh Quảng Nam. Và được giải quyết rất hiệu quả. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Công tác quản lý NNT: Ngay trong năm 2012 là năm đầu triển khai luật thuế SDĐPNN, tỷ lệ NNT nộp tờ khai thuế khá cao. Công tác quản lý căn cứ tính thuế: Về cơ bản, sau khi tiến hành nhập tờ khai, chi cục đã quản lý được tương đối sát các dữ liệu làm căn cứ tính thuế như: diện tích sử dụng, hạn mức, vị trí đất... phục vụ cho công tác tính thuế năm 2012 và những năm tiếp theo. Công tác quản lý thu nộp: Qua 8 năm triển khai Luật thuế SDĐPNN tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành, công tác thu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Số thu hàng năm đều đạt trên 100% số thuế ghi thu phải nộp hàng năm, tiến độ hoàn thành năm sau nhanh hơn năm trước. Công tác tuyên truyền, phổ biến về thuế SDĐPNN trên địa bàn Huyện Núi Thành đã cùng với các ban ngành tập trung tuyên truyền Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan đến thuế SDĐPNN Thực hiện tốt việc trả lời chính sách thuế SDĐPNN và hỗ trợ người nộp thuế dưới các hình thức như trả lời bằng văn bản, trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế và trả lời trực tuyến. Giám sát kịp thời những doanh nghiệp, hộ và cá nhân chậm nộp thuế SDĐPNN để đôn thúc và huy động NNT thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi hết thời hạn để vừa hạn chế chậm thu NSNN và tránh cho NNT bị phạt nợ thuế không đáng có
  19. 17 2.3.2. Hạn chế Việc quản lý kê khai tờ khai tổng hợp của các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng nhiều thửa đất còn hạn chế. Một số đối tượng nộp thuế chưa tuân thủ đúng pháp luật trong kê khai, nộp thuế, dẫn đến nguồn thu NSNN không được nộp đầy đủ và kịp thời. Chính sách thuế đánh vào đất đai còn một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến chưa khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và ngăn ngừa hiện tượng đầu cơ đất đai, ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thuế cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu ban hành chính sách thuế. Thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thu thuế SDĐPNN còn bất cập, chưa đồng bộ, dẫn đến huy động NNT thực hiện việc nộp thuế khó khăn hơn. Chất lượng công tác kiểm tra còn hạn chế, chưa chú trọng vào thuế SDĐPNN 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Hệ thống các văn bản pháp luật Thuế SDĐPNN Mặc dù đã có Luật thuế SDĐPNN năm 2012 nhưng vẫn còn nhiều quy định chồng chéo, bỏ sót gây khó khăn cho NNT lẫn cán bộ phục vụ cho ngành thuế. NNT không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Công tác phối hợp của CQT với các cơ quan, ban ngành chưa chặt chẽ trong công tác hướng dẫn kê khai và thu nộp thuế dù diễn ra thường xuyên nhưng thiếu chiều sâu. Công tác tổ chức cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, tổ chức bộ máy chưa được sắp xếp hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thu thuế chưa đáp ứng được nhu cầu của công chức thực hiện công tác thu thuế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Núi Thành Trên tinh thần tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Núi Thành thông qua Nghị quyết số 100/NQ- ĐND về phát triển kinh tế xã hội trong 05 năm, từ năm 2021-2025, các giải pháp được đưa ra để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Núi Thành trở thành thị xã theo hướng hiện đại bao gồm: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa- xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển khoa học công nghệ; tăng cường công tác quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác nội chính, đối ngoại. 3.1.2. Dự báo tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu dành một phần quỹ đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các khu công nghiệp và đô thị ngày càng gia tăng mạnh. Vì vậy diện tích nhóm đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh, liên tục và tuyến tính trong vòng một thập niên qua là phù hợp thực tế kinh tế xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2