intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý thủy lợi. Phân tích thực trạng công tác quản lý thủy lợi tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thời gian qua; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ THẢO QUẢN LÝ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử Phản biện 2: PGS.TS. Lê Kim Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủy lợi là nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp; đóng vai trò quan trọng mang tính chiến lược trong việc đảm bảo tưới, tiêu, thoát lũ và góp phần phát triển các ngành kinh tế của địa phương. Thời gian qua, huyện Tiên Phước đã có nhiều biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tuy nhiên, công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước vẫn còn những hạn chế, bất cập từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng đến việc quản lý khai thác vận hành cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành tham gia và bảo đảm thực hiện hoạt động quản lý thủy lợi trong thực tế. Việc tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thủy lợi là vô cùng quan trọng, vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý thủy lợi. - Phân tích thực trạng công tác quản lý thủy lợi tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thời gian qua; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thuỷ lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước.
  4. 2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu các Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thủy lợi trong sản xuất nông của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Phước. Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2016- 2019 và đề xuất các giải pháp trong giai đoạn 2021 -2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: điều tra, thống kê, mô tả, so sánh; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 5. Bố cục luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý thủy lợi Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước, tinh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THỦY LỢI 1.1.1. Một số khái niệm a. Thủy lợi Là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh nguồn nước. b. Quản lý Là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. c. Quản lý thủy lợi Là quá trình đầu tư, điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản, tài chính và kiểm tra, kiểm soát các quá trình vận hành. 1.1.2. Nguyên tắc quản lý thủy lợi - Bảo đảm tuân thủ pháp luật, kỹ thuật và lợi ích của tổ chức, cá nhân hưởng lợi. - Huy động sự tham gia của cộng đồng, người hưởng lợi và các lực lượng xã hội liên quan. 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động thủy lợi ảnh hƣởng đến việc quản lý thủy lợi - Khai thác công trình thuỷ lợi là hoạt động công ích, vừa mang tính kinh tế tập thể, vừa mang tính xã hội.
  6. 4 - Hệ thống công trình thuỷ lợi có kinh phí đầu tư lớn nhưng quay vòng vốn chậm. - Hoạt động thủy lợi là tổng hợp nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật; mang tính kỹ thuật và mang tính quần chúng. - Lao động của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phân bố dàn trải và mang tính thời vụ Sản phẩm của công tác khai thác công trình thuỷ lợi là sản phẩm đặc biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhiều đối tượng. 1.1.4.Ý nghĩa của quản lý thủy lợi - Quản lý thủy lợi để đảm bảo có sự can thiệp, tác động ngăn chặn sự thiếu hụt về nước, hạn hán, lũ lụt, ngập úng ở các vùng. - Đảm bảo các nguồn nước, dòng chảy đủ điều kiện được triển khai khảo sát, nghiên cứu, khai thác phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Đảm bảo sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và địa phương trong đầu tư, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi. - Định hướng, tổ chức phát triển hệ thống thủy lợi mang tính chiến lược, bền vững và có sự kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI 1.2.1.Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi - Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi là biện pháp, hình thức truyền tải, thông tin về các yêu cầu, nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động thủy lợi đến với cán bộ, nhân dân. - Hình thức tuyên truyền, phổ biến: Đưa tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; phát hành tờ rơi, hỏi – đáp pháp luật về thủy lợi, sổ tay rút gọn về hướng dẫn hoạt động thủy lợi; tuyên truyền trực quan qua pa nô, áp phích, băng rôn; tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt, tập huấn chuyên sâu.
  7. 5 - Nội dung: Các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về thủy lợi. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao nhận thức; tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân trong quản lý thủy lợi. - Ban hành các tiêu chí đánh giá về phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi. 1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về thủy lợi - Ban hành văn bản, chính sách pháp luật về thủy lợi là việc công khai các biện pháp mang tính định hướng, bắt buộc thực hiện được thể hiện dưới dạng quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa, vận dụng Luật Thủy lợi và những quy định có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội. - Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về thủy lợi là hoạt động do cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi đề ra các quy định thống nhất việc quản lý thủy lợi trong phạm vi một đơn vị, địa phương. Ban hành văn bản chính sách pháp luật về thủy lợi để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thủy lợi. - Ban hành các tiêu chí đánh giá về việc ban hành, thực hiện văn bản pháp luật về thủy lợi. 1.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi - Quy hoạch thủy lợi là sự nghiên cứu tổng hợp, có tính toán, cân nhắc các yếu tố để đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, phù hợp trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai. - Quy hoạch làm cơ sở mang tính pháp lý, định hướng kỹ thuật để đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác công trình thủy lợi
  8. 6 - Nội dung quy hoạch: Quy hoạch thủy lợi gồm quy hoạch tổng hợp, quy hoạch chuyên đề; thời gian quy hoạch 10 năm, 20 năm hoặc dài hơn. Nhận diện, phân tích tổng hợp các yếu tố liên quan đến thủy lợi; đề ra quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi; xác định danh mục công trình đầu tư, thiết kế năng lực tưới tiêu của từng công trình; phân kỳ thời gian, thứ tự ưu tiên, xác định nguồn kinh phí phân bổ đầu tư cho từng thời kỳ, từng năm và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi. - Ban hành các tiêu chí đánh giá việc lập quy hoạch. 1.2.4. Tổ chức hoạt động đầu tƣ xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi - Hoạt động đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ đúng quy trình, thủ tục đầu tư công theo quy định của pháp luật và chuyên ngành về thủy lợi. - Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng yêu cầu về giảm thiểu tổn thất nước, giảm diện tích đất phải sử dụng; kết nối giữa các công trình thủy lợi với công trình hạ tầng khác, giữa các vùng, nguồn nước; kết hợp giải pháp công trình, phi công trình và bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình. - Khai thác công trình thủy lợi là hoạt động duy trì, phát huy năng lực của công trình để đảm bảo việc vận hành, điều hòa, phân phối nước đáp ứng yêu cầu dân sinh, phát triển các ngành kinh tế. - Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi gồm: Thu thập thông tin dự báo thủy văn; kiểm kê, phân tích nhu cầu sử dụng nước công trình; lập kế hoạch tích trữ, điều hòa, phân phối, thoát nước, sử dụng nước; tổ chức đầu tư, xử lý sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc bảo vệ công trình và cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. -Ban hành tiêu chí đánh giá về đầu tư, khai thác công trình. 1.2.5. Tổ chức thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi
  9. 7 - Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi được thực hiện thông qua điều tra cơ bản thủy lợi hàng năm, phục vụ lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi. Nội dung cần thống kê xây dựng dữ liệu: Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi; hiện trạng về tổ chức, chính sách trong hoạt động thủy lợi; Thông tin về số lượng, chất lượng thủy văn. - Ban hành các tiêu chí đánh giá về xây dựng cơ sở dữ liệu. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý thủy lợi - Thanh tra, kiểm tra về quản lý thủy lợi là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý việc tổ chức thực hiện pháp luật về thủy lợi của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, buộc đối tượng được áp dụng phải tuân thủ đúng pháp luật về thủy lợi. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thủy lợi là việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của tập thể, cá nhân khi không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động thủy lợi. - Thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quy hoạch thủy lợi, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.Kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc khi có khiếu nại, tố cáo, dấu hiệu vi phạm. - Ban hành các tiêu chí đánh giá về công tác kiểm tra. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới việc đầu tư, cấp nước, chế độ dòng chảy và mức độ an toàn, tuổi thọ của công trình thủy lợi. 1.3.2. Đặc điểm kinh tế: Khi kinh tế phát triển, việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tăng, nguồn vốn được bố trí đầy đủ theo kế hoạch.
  10. 8 1.3.3. Đặc điểm xã hội: Dân số, lao động, trình độ dân trí quyết định sự thuận lợi hoặc khó khăn trong việc triển khai công tác quản lý thủy lợi. 1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác thủy lợi: Bộ máy QLNN và trình độ năng lực của đội ngũ CBCC, VC cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý thủy lợi
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN HUYỆN TIÊN PHƢỚC ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Tiên Phước là một huyện trung du phía tây nam của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 25km. - Có địa hình bị chia cắt khá mạnh và khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Kết quả phát triển kinh tế của toàn huyện giai đoạn 2015 -2019 đạt khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 20,5%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. 2.1.3. Đặc điểm xã hội - Huyện Tiên Phước gồm có 01 thị trấn và 14 xã. Dân số 78.780 người; toàn huyện có 39.476 người trong độ tuổi lao động có việc làm; trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn khá cao. - Đời sống, thu nhập của người dân huyện Tiên Phước được nâng lên đáng kể. 2.1.4. Thực trạng hoạt động thủy lợi tại huyện Tiên Phước - Hệ thống thuỷ lợi tại 15 xã, thị trấn thuộc huyện Tiên Phước phụ thuộc vào địa hình rất lớn. - Nguồn nước tưới tiêu còn bấp bênh; công trình đầu mối tưới nhiều hồ bị xuống cấp, bồi lắng; công trình đầu mối tiêu không có. - Hệ thống kênh mương tưới chủ yếu là các tuyến kênh chính ven theo các triền đồi ở phía trên cao của các khu tưới; các tuyến kênh này chủ yếu là kênh đất đã bị sạt lỡ hoặc bồi lấp nhiều; kênh
  12. 10 mương tiêu rất ít, hình thức tiêu nước là tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và chảy xuống các khe suối tự nhiên trong khu vực. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thủy lợi được UBND huyện tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Kết quả được thống kê qua Bảng 2.1. Bảng 2.1. Thống kê kết quả tuyên truyền pháp luật về thủy lợi của huyện Tiên Phƣớc giai đoạn 2015 -2019 Năm ĐVT Tổng Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 Lớp học Lớp 3 3 4 7 5 22 Hội nghị Lượt 2 2 2 3 2 11 Tờ rơi Tờ 15.000 12.500 15.000 20.000 25.000 87.500 Bài viết trên báo, tạp chí, bản bài 1 0 3 4 3 11 tin, Cổng thông tin điện tử Bài viết trên Đài bài 12 13 14 14 14 67 TT-TH huyện Băng rôn, khẩu Cái 11 9 15 21 15 71 hiệu Kinh phí tuyên Triệu 17 22 24 35 29 127 truyền đồng (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước Kết quả thống kê cho thấy: - Các hình thức tuyên truyền đều tăng hơn về số lượng qua các năm; tuyên truyền trên sóng truyền thanh, cấp phát tờ rơi được tập trung triển khai. - Kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền tăng.
  13. 11 - Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thủy lợi chưa được thực hiện thường xuyên. - Các chuyên đề tuyên truyền trực quan sinh động còn hạn chế về số lượng và chất lượng nên chưa thu hút đông đảo người dân tham gia lắng nghe. 2.2.2. Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Kết quả ban hành các văn bản quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2015-2019 được thống kê qua Bảng 2.2. Bảng 2.2. Thống kê các văn bản về công tác thủy lợi đã ban hành của huyện Tiên Phƣớc giai đoạn 2015 -2019 Loại văn bản Năm (cái) 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng Nghị quyết 1 0 1 2 2 6 Đề án 1 0 1 0 0 2 Kế hoạch 1 1 2 2 2 8 Công văn 5 7 5 7 8 32 Các văn bản khác 2 1 2 2 1 8 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước) - Các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch quan trọng về quản lý thủy lợi đã được xây dựng, ban hành. - Tuy nhiên, văn bản ban hành chưa được thường xuyên và toàn diện; số lượng văn bản chỉ đạo trên lĩnh vực qua các năm còn ít; - Nội dung văn bản tập trung chủ yếu trên lĩnh vực đầu tư xây dựng, hoạt động bảo vệ, khai thác ít được chú ý hướng dẫn, - Chưa truyền tải đầy đủ thông tin bắt buộc về việc thực hiện, chấp hành pháp luật về thủy lợi đến với nhân dân. 2.2.3. Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch thủy lợi Kết quả thống kê về công tác quy hoạch thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất lúa được thống kê qua Bảng 2.3.
  14. 12 Bảng 2.3. Bảng thống kê kết quả quy hoạch tƣới tiêu phục vụ sản xuất lúa giai đoạn 2016-2019 Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tổng diện tích sản xuất lúa cần được quy hoạch tưới tiêu (ha) 2.513 2.504 2489 2482 Diện tích sản xuất lúa đã quy hoạch tưới tiêu (ha) 1.729 1.724 1.721 1.718 Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa đã quy hoạch/Tổng diện tích cần được quy hoạch (%) 68,80 68,85 69,14 69,22 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước) - Việc Quy hoạch tưới tiêu lúa đã được địa phương quan tâm triển khai thực hiện; tỷ lệ diện tích sản xuất lúa đã quy hoạch/Tổng diện tích cần được quy hoạch tăng nhưng còn thấp do nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi còn hạn chế. - Công tác lập quy hoạch thủy lợi trên địa bàn huyện trong thời gian qua đảm bảo tính kịp thời và tuân thủ đúng các nguyên tắc về việc quy hoạch thủy lợi. - Các mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục công trình, kinh phí bố trí đầu tư đề ra trong quy hoạch đã được triển khai thực hiện. - Tuy nhiên, quy hoạch còn nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và quy hoạch nông thôn mới;chưa sơ kết, tổng kết đánh giá, điều chỉnh kịp thời; một số công trình đề ra chưa được đầu tư theo quy hoạch do ngân sách đầu tư của địa phương hạn hẹp. 2.2.4. Thực trạng đầu tƣ xây dựng, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi a. Công tác xây dựng Kết quả công tác đầu tư thủy lợi giai đoạn 2016- 2019 được thống kê qua Bảng 2.
  15. 13 Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả đầu tƣ xây dựng thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc giai đoạn 2016-2019 Năm Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 Số dự án đầu tư mới (Dự án) 12 15 17 16 Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) 19.441 22.632 32.125 28.934 Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư 16,41 41,95 -9,93 Tổng vốn đầu tư công (Triệu đồng) 134.797 168.361 197.645 184.646 Tỷ trọng vốn đầu tư vào thủy lợi (%) 14,42 13,44 16,25 15,67 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước) - Số dự án đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng thủy lợi có xu hướng tăng lên. - Tuy nhiên, còn tình trạng các công trình đầu tư kém chất lượng, hoạt động chưa hết năng lực thiết kế, nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển thủy lợi trên địa bàn huyện. b. Thực trạng khai thác Bảng 2.6. Kết quả đánh giá công tác khai thác thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc giai đoạn 2016 -2019 Năm Tiêu chí đánh giá 2016 2017 2018 2019 Tổng số công trình được xây dựng (DA) 143 158 175 191 Số dự án, công trình được khai thác (DA) 134 144 159 172 Số dự án, công trình được khai thác/ Tổng DA, công trình xây dựng (%) 93,71 91,14 90,86 90,05 Mức độ đáp ứng yêu cầu của các công trình thủy lợi Diện tích được tưới tiêu/Tổng diện tích cần tưới tiêu (%) 81,27 83,92 85,26 87,28 Diện tích tưới tiêu chủ động/Tổng diện tích cần được tưới tiêu(%) 77,27 76,45 74,72 71,41 Diện tích tưới tiêu khoa học/Tổng diện tích cần được tưới tiêu (%) 3,12 3,21 3,95 4,81 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước)
  16. 14 - Công trình thủy lợi trên địa bàn huyện hiện nay được khai thác khoảng 90% công suất thiết kế và giảm nhẹ qua các năm. - Tỷ lệ tưới tiêu khoa học/ tổng diện tích tưới tiêu hiện nay chỉ đạt dưới 5%. Có khoảng đến 7/60 công trình xây dựng mới giai đoạn 2016-2019 chưa phát huy hiệu quả sử dụng. c. Công tác quản lý, bảo vệ thủy lợi Phòng NN&PTNT, UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý thủy lợi theo thẩm quyền được giao. Công tác tu sửa các công trình thủy lợi chỉ đạt dưới 50% nhu cầu thực tế. Tỷ trọng công trình tu sửa hàng năm/tổng công trình cần tu sửa còn thấp, biến động không đồng đều do nguồn vốn phụ thuộc vào tỉnh và Trung ương. 2.2.5. Thực trạng tổ chức công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi - Công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thủy lợi được giao phòng Nông nghiệp tổ chức theo dõi và thống kê hằng năm. - Đã lập bảng dữ liệu từng công trình, ở từng địa phương cụ thể; bảng dữ liệu hoạt động vận hành, khai thác công trình thủy lợi; dữ liệu hoạt động vận hành, khai thác công trình của các Tổ dùng nước. - Lập bảng dữ liệu cân bằng nước tại các lưu vực sông và dữ liệu dòng chảy của các công trình thủy lợi phục vụ nghiên cứu, phát triển thủy lợi. - Tuy nhiên, một số dữ liệu thống kê chủ yếu dựa vào các cáo của xã. Công tác khảo sát thực tế chưa đầy đủ nên chất lượng số liệu thu thập chưa cao. 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thủy lợi a. Về công tác thanh tra, kiểm tra UBND huyện chủ trì thành lập đoàn kiểm tra hoặc ủy quyền các phòng, ban chức năng, xã, thị trấn tổ chức thực hiện.
  17. 15 Thanh tra kiểm tra tập trung một số hoạt động liên quan đến hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động ảnh hưởng đến lưu thông dòng chảy, xả thải vào công trình. Hoạt động thanh kiểm tra được tiến hành định kỳ và ở những nơi có dấu hiệu vi phạm. b. Về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo Hầu hết các tranh chấp, khiếu nại trong phạm vi quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đều diễn ra ở cấp xã, mức độ không bức xúc, nghiêm trọng nên chủ yếu được giải quyết bằng phương pháp đối thoại, hòa giải giữa các bên. c. Về công tác xử lý các vi phạm hành chính Số vụ vi phạm xảy ra còn nhiều. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm và xử lý hành chính một số trường hợp chay ì không chấp hành quy định. Tuy nhiên, việc xử lý chưa nghiêm, chưa triệt để. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Thành công và hạn chế a. Thành công - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi được thực hiện với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, tích cực nâng cao nhận thức nhân dân trong quản lý, bảo vệ công trình. - Ban hành Quy hoạch thủy lợi kịp thời làm định hướng quan trọng trong quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công trình thủy lợi. - Các cơ quan chức năng của huyện Tiên Phước có sự vào cuộc đồng bộ; đã ban hành các văn bản, chủ trương chính sách quan trọng thực hiện quản lý thủy lợi trên địa bàn. - Hệ thống các công trình thủy lợi được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp phát huy hiệu quả sử dụng, nâng cao diện tích chủ động nước tưới tại địa phương.
  18. 16 - Một số cơ sở dữ liệu về thủy lơi đã được xây dựng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý, khai thác thủy lợi trên địa bàn. - Công tác kiểm tra bước đầu đã được chú trọng, tăng cường; một số vi phạm đã được xử lý. b. Hạn chế - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chú trọng nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ; chưa được thường xuyên; nội dung một số hình thức tuyên truyền chưa phong phú, cô đọng. - Văn bản ban hành số lượng còn ít, chỉ đạo chưa toàn diện trên các mặt, một số văn bản tính cụ thể chưa cao, chưa kịp thời. - Việc tổ chức thực hiện Quy hoạch thủy lợi còn chưa đồng bộ, thiếu tính quyết liệt; một số nội dung quy hoạch chưa gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng điểm của huyện. - Đầu tư, nâng cấp một số hồ chứa, kênh mương bị xuống cấp chưa kịp thời. Hệ thống hồ chứa, kênh mương, đập dâng bị hư hỏng, xuống cấp và cần được đầu tư còn khá lớn, nhất là các hồ chưa liên xã. - Một số công trình chưa khai thác hết năng lực theo thiết kế. -Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về thủy lợi chưa được thực hiện thường xuyên, xử lý chưa nghiêm, các hành vi vi phạm trong bảo vệ công trình vẫn còn xảy ra ở nhiều công trình. -Cơ sở dữ liệu về thủy lợi còn chưa đầy đủ, việc khai thác còn chưa triệt để; chưa áp dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong lập cơ sở dữ liệu nên tính khoa học chưa cao. 2.3.2. Nguyên nhân các hạn chế - Cán bộ phụ trách công tác thủy lợi cấp huyện, xã bố trí kiêm nhiệm, chưa đầy đủ, một bộ phận còn thiếu chuyên môn kỹ thuật dẫn đến quản lý, vận hành công trình còn hạn chế. Kinh nghiệm, hiểu biết trong thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch còn hạn chế; còn phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn quy hoạch. - Nguồn thu trên địa bàn thấp và huy động xã hội hóa chưa mạnh nên bố trí vốn đầu tư cho thủy lợi còn chưa cao; mặt khác, một
  19. 17 số công trình thủy lợi liên xã có quy mô tưới và kinh phí đầu tư quá lớn nên chưa được đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch. - Chưa hình thành được hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. - Văn bản tham mưu ban hành phần lớn lồng ghép chỉ đạo gắn với nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp nên chất lượng, hiệu lực bắt buộc thi hành đối với hoạt động thủy lợi không cao. - Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi còn chưa chặt chẽ, toàn diện. Việc thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu chưa được quan tâm triển khai đúng mức. - Các công trình thủy lợi phụ thuộc rất lớn vào thời tiết nên dễ dẫn đến xuống cấp, hư hỏng. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Phƣớc giai đoạn 2020-2025 - Tận dụng cơ hội phát triển nhanh, mạnh các ngành kinh tế thế mạnh, tiềm năng như kinh tế rừng, kinh tế vườn, du lịch... - Xây dựng thành công huyện Nông thôn mới đến năm 2022. Phấn đấu đến năm 2030, trở thành huyện trọng điểm về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. - Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc trưng trung du xứ Quảng. Tập trung nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng
  20. 18 nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 3.1.2. Quan điểm về công tác quản lý thủy lợi Tập trung phát triển bền vững, xây dựng, khai thác công trình đi đôi với phát huy và bảo vệ tài nguyên nước Đảm bảo công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu Đảm bảo giảm nhẹ thiên tai Đảm bảo gắn với xóa đói giảm nghèo 3.1.3. Mục tiêu quản lý thủy lợi Phấn đấu tổng diện tích tưới cả năm đến năm 2025 là 1.899 ha/năm. Cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn; nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm thiểu tổn thất do thiên tai bão lũ gây ra; đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đập dâng, kênh dẫn... 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY LỢI TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi -Tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, hướng đến nhiều đối tượng; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong vận hành, khai thác công trình thủy lợi. - Lồng ghép nội dung bảo vệ an toàn hồ đập, kênh dẫn vào các hương ước, quy ước của thôn, làng, khu dân cư để tăng hiệu lực, hiệu quả thực hiện công tác này. - Hoạt động tuyên truyền, tập huấn phải mang tính chuyên đề, có kế hoạch tuyên truyền cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0