intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THÙY TRANG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8310110 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH LÂM TẤN Phản biện 1: TS. Hoàng Ngọc Ân, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Trần Thanh Cương Ban Tổ chức Trung ương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 3A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 9h30 ngày 14 tháng 06 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội; nó là nhân tố quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ lực, làm nền tảng cho các hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả đầu tư còn thấp; thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn và diễn ra ở hầu hết các địa phương, gây bức xúc trong xã hội. Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhìn chung, các cơ quan quản lý địa phương đã vận dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư nên đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những kết quả đầu tư XDCN từ nguồn NSNN mang lại, trong những năm qua còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: - Xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư XDCB tại địa phương chưa bám sát với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dẫn đến nhiều dự án không có tính khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của địa phương; việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB chưa sát dẫn đến thiếu vốn đầu tư; việc sắp xếp các thứ tự ưu tiên các dự án công trình cần đầu tư thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chủ quan, chưa
  4. 2 áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể để lượng hóa mức độ ưu tiên của các dự án, công trình cần đầu tư thực hiện. - Công tác thanh toán, quyết toán còn chậm, vướng mắc ở nhiều khâu; hồ sơ thanh quyết toán còn có hiện tượng thiếu sót. Việc giải ngân còn gặp nhiều khó khăn làm quá trình thi công bị kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư. - Qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư, quản lý chất lượng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức còn để xảy ra sai phạm trong một số khâu gây ra thất thoát, lãng phí vốn. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên lien tục, số lượng dự án, công trình được kiểm tra, kiểm toán so với tổng số công trình được đầu tư còn thấp. Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu phải nâng cao việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn cần thực hiện đồng bộ ở nhiều khâu. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, vấn đề: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan Đầu tư XDCB từ nguốn vốn NSNN là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa phương rất quan tâm. Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý đầu tư và vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên nhiều phạm vị, góc độ khác nhau. Hệ thống hoá và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở cấp độ quản lý ngành trong giai đoạn hiện nay Hệ thống hoá và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở cấp độ quản lý ngành trong giai đoạn hiện nay Hệ thống hoá và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở cấp độ quản lý ngành trong giai đoạn hiện nay
  5. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ chuyên ngành Quản lý kinh tế, luận văn nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước với chủ thể là chính quyền cấp tỉnh, tạo các điều kiện, môi trường về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016 – 2020 gồm: Lập, thẩm định và giao dự toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; Thực hiện dự toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước. - Không gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
  6. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là thống kê, so sánh, phân tích kết quả với mục tiêu, kết quả đạt được. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Phân tích xử lý thông tin chủ yếu từ ba văn bản báo cáo: Kế hoạch kinh tế xã hội 2021-2025; Báo cáo 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái và Báo cáo đánh giá đầu tư công 2016-2020. - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, mô tả tổng hợp:Phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp này để đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế về quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Yên Bái trong thời gian qua. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6..1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận văn góp phần phân tích tình trạng thực tế quản lý vốn đầu tư cơ bản từ nguồn ngân sách của tỉnh Yên Bái góp phần đưa ra giải pháp khắc phục những khuyết điểm còn hạn chế trong quá trình quản lý trong điều kiện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp và kiến nghị của đề tài luận văn trực tiếp góp phần đẩy mạnh quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm các phần như: phần mở đầu; phần nội dung (3 chương), phần kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  7. 5 Chương I: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước Chương II: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Yên Bái Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Yên Bái
  8. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư - Vốn đầu tư: Theo điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.” [2] 1.1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư XDCB: là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính đầu tư phát triển quan trọng của quốc gia. 1.1.1.3. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần vốn tiền tệ từ nguồn NSNN để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng hệ thống các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn những cần thiết phục vụ các mục tiêu phát triển, cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN. 1.1.1.4. Khái niệm Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước vào đối tượng quản lý là vốn đầu tư XDCB trong cả 3 quá trình phân bổ vốn, sử dụng vốn và quyết toán vốn, nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn NSNN một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định. 1.1.2. Đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
  9. 7 1.1.2.1. Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước là một bộ phận trong vốn đầu tư và có những đặc điểm sau: - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận, được sử dụng vì mục đích chung của mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả ngành kinh tế. - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược. - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quy mô lớn, có tính chất cố định, dài hạn và sản phẩm đầu tư XDCB có giá trị sử dụng lâu dài - Chủ thể sở hữu của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là Nhà nước, do đó VĐT được nhà nước quản lý, điều hành theo các quy định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luật. - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được gắn bó chặt chẽ với NSNN và được cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, vốn đầu tư XDCB được đầu tư từ ban đầu cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. - Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng căn cứ tính chất, nội dung đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loại vốn như: Vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể sử dụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị. - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được hình thành từ các nguồn khác nhau, bao gồm nguồn bên trong quốc gia và bên ngoài quốc gia.
  10. 8 - Chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng trong đó đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu là các tổ chức nhà nước. 1.1.2.2. Đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một quy trình phức tạp vừa tuân thủ quy trình quản lý trong các dự án đầu tư XDCB, vừa đảm bảo các quy định chi của nguồn vốn NSNN. Do đó, có thể khái quát đặc điểm của việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, đối tượng quản lý ở đây là vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là nguồn vốn được cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu. Vốn đầu tư XDCB thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm 5 bước sau: Thứ hai, chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn. Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. 1.1.2.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hết sức quan trọng, nó được thể hiện thông qua các tác động kép: vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội. Cụ thể : Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế… Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành
  11. 9 Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa. Năm là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng cường khả năng công nghệ, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. 1.1.2.4. Sự cần thiết quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Sự cần thiết, tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Thứ hai, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm thực hiện các quy định hiện hành, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách và nguyên tắc tài chính của nhà nước trong hoạt động đầu tư XDCB .. Thứ ba, xuất phát từ chính vai trò của vốn đầu tư XDCB là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, là yếu tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh kinh tế thị trường, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 1.2. Nguyên tắc, công cụ và nội dung Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.2.1. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước dựa trên các nguyên tắc sau: Một là, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
  12. 10 Hai là, thực hiện theo chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt Ba là, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Bốn là, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp Năm là, phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Sáu là, đa dạng hóa các hình thức đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (BOT, BTO, BT, PPP ...) 1.2.2. Công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. 1.2.2.1. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.2.2.2 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch 1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà 1.2.3.1. Lập, thẩm định và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước 1.2.3.2. Quản lý việc giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. 1.2.3.3. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước 1.3.1. Các yếu tố khách quan 1.3.1.1. Chủ trương và chiến lược, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.1.2. Hệ thống văn bản liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.3.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương
  13. 11 1.3.1.4. Hệ thống đơn giá định mức trong xây dựng cơ bản 1.3.2. Các yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến chủ thể quản lý và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Chủ thể quản lý là tổng thể các cơ quan sử dụng vốn đầu tư XDCB của nhà nước với cơ cấu tổ chức nhất định, bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư XDCB và cơ quan của chủ đầu tư thực hiện quản lý vi mô đối với vốn đầu tư XDCB của Nhà nước. 1.3.2.2. Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Hệ thống kiểm tra giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đây là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước, là một nội dung của công tác quản lý. Đồng thời là phương pháp bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. 1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Yên Bái 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước cho giao thông nông thôn ở một số địa phương 1.4.1.1. Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh Từ một tỉnh thuần nông trước đây với một số thị tứ, thị trấn, thị xã và một số làng nghề truyền thống, đến nay bộ mặt toàn tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể với các khu đô thị sầm uất ở các huyện, thị xã, thành phố và nhất là các khu công nghiệp. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh được thực hiện công khai, minh bạch, vốn đầu tư công được phân bổ chi tiết đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định của Trung ương, của tỉnh. 1.4.1.2. Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giao thông nông thôn ở tỉnh Phú Thọ
  14. 12 - Trong lập, thẩm định và giao dự toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. - Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. - Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được thực hiện thường xuyên nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật. 1.4.1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Yên Bái Một là, thực hiện việc lập, thẩm định và giao dự toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hạ tầng giao thông, các công trình thiết yếu đi trước một bước. Hai là, Thực hiện tốt dự toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án, chương trình. Ba là, Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước. Bốn là, chú trọng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, kịp thời phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh đảm bảo chất lượng các công trình khi đưa vào sử dụng. TÓM TẮT CHƯƠNG 1
  15. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020. 2.1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái - Điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái - Điều kiện kinh tế tỉnh Yên Bái - Điều kiện xã hội tỉnh Yên Bái Đối với công tác giáo dục và đào tạo Về văn hóa, thể thao Về khoa học và công nghệ Về thông tin và truyền thông 2.1.2. Khái quát về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Yên Bái Trong giai đoạn 2016-2020 đã tập trung đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, nhất là giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nông nghiệp nông thôn, giảm nghèo, quốc phòng, an ninh... - Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Đầu tư công - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách. - Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới. 2.1.3. Khái quát về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Yên Bái Vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 được triển khai thực hiện tạo sự chuyển biến về nhận thức, làm thay đổi tư duy với việc chuyển từ lập kế hoạch ngắn hạn, hằng năm sang kế hoạch trung hạn, phù hợp với kế hoạch
  16. 14 phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Việc phân bổ vốn đầu tư XDCB trung hạn đã tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo mục tiêu đã được xác định, qua đó đã khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.2. Thực trạng Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020. 2.2.1. Thực trạng lập, thẩm định và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 2.2.1.1. Về công tác lập, thẩm định kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. Kế hoạch vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB của tỉnh Yên Bái được xây dựng trên các quy định pháp luật của Nhà nước và chính sách của tỉnh để huy động tối đa các nguồn lực vốn trong và ngoài nước cho phát triển KT-XH hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương và thực hiện đúng quy trình lập kế hoạch vốn Bảng 2.1. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 Đơn vị tình: triệu đồng Kế hoạch vốn Giai đoạn 2016 – 2020 S đầu tư XDCB TT 2016 2017 2018 2019 2020 từ nguồn NSNN IVốn ngân sách 228.401 363.260 346.118 341.402 484.221 I trung ương Vốn trong nước đầu tư theo ngành, lĩnh vực, 1 89.927 98.950 101.540 103.180 137.305 chương trình mục tiêu và các khoản chi khác 2Vốn Chương 51.134 76.761 87.405 90.659 101.541
  17. 15 trình mục tiêu quốc gia Vốn trái phiếu 3 65.201 68.914 15.460 Chính phủ Vốn nước ngoài 4 87.340 122.348 88.259 132.103 245.375 (ODA) IVốn ngân sách 667.930 524.653 461.882 799.106 833.702 II địa phương (Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Yên Bái) 2.2.1.2. Phân bổ, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư XCDB từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tình hình phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các ngành lĩnh vực cụ thể như sau: Bảng 2.1. Bảng tổng hợp phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn 2016 -2020 của tỉnh Yên Bái Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng S Nguồn vốn Nguồn vốn Lĩnh vực đầu tư nguồn vốn TT trung ương địa phương đầu tư Lĩnh vực Nông nghiệp, 1 nghiệp, diêm lâm 229.592 110.021 339.613 1 nghiệp, thủy lợi và thủy sản 2 Lĩnh vực xã hội 123.430 70.701 194.131 2 Lĩnh vực Du lịch, thể 3 16.012 111.810 127.822 3 thao Lĩnh vực Xây dựng hạ 4 92.213 92.213 4 tầng khu công nghiệp 5 Lĩnh vực Công nghiệp 25.000 133.749 258.749 5 6 Lĩnh vực kho tàng 5.000 5.000 6
  18. 16 Lĩnh vực công nghệ 7 1.900 1.900 7 thông tin 8 Lĩnh vực Thông tin 6.297 120.429 136.726 8 9 Lĩnh vực Văn hóa 2.970 90.000 102.970 9 Lĩnh vực Giáo dục, đào 1 tạo và giáo dục nghề 40.000 318.644 358.644 10 nghiệp 1 Lĩnh vực Giao thông 896.104 1.397.810 3.293.914 11 1 Lĩnh vực Thương mại 46.601 46.601 12 Lĩnh vực Khoa học, 1 6.272 6.272 13 công nghệ Lĩnh vực Quản lý nhà 1 290.760 290.760 14 nước 1 Lĩnh vực Quy hoạch 14.761 14.761 15 Lĩnh vực An ninh, 1 196.502 196.502 16 Quốc phòng Đối ứng thực hiện các 1 dự án sử dụng vốn 314.769 151.226 465.995 17 nước ngoài (ODA) Lĩnh vực, nhiệm vụ 1 100.414 100.414 18 khác Tổng số 1.763.402 3.287.273 5.050.675 (Nguồn: Báo cáo Đánh giá KH đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020 của UBND tỉnh) 2.2.1.3. Thực trạng giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái Tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua có thể khái quát như sau:
  19. 17 Bảng số: Tình hình giải ngân vốn so với kế hoạch vốn giao hằng năm giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị tính: triệu đồng S Giai đoạn 2016 – 2017 Nội dung TT 2016 2017 2018 2019 2020 Kế hoạch vốn 1 896.331 887.913 808.000 1.140.508 1.317.923 giao hằng năm Tổng số vốn 2 890.331 880.913 800.000 1.140.000 1.317.000 giải ngân Tỷ lệ % vốn giải ngân so 3 99,33% 99,21% 99% 99,96% 99,93% với KHV (Nguồn Sở Tài chính tỉnh Yên Bái) Hiện nay KBNN tỉnh Yên Bái thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo các văn bản quy định của pháp luật. KBNN Yên Bái áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thanh toán tạm ứng do các chủ đầu tư gửi ra. 2.2.1.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Việc kiểm tra, kiểm soát vốn dựa vào các quy định của Trung ương và tỉnh về quản lý các công trình xây dựng, đặc biệt là các quy định cụ thể về quản lý tài chính như vốn và chi phí xây dựng công trình. Bảng 2.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 S Số cuộc thanh Kết quả có Hoạt động kiểm tra, giám sát TT tra, kiểm tra sai phạm Kiểm toán Nhà nước 1 4 02 Thanh tra của các sở, ban, ngành 2 25 05 tỉnh Kiểm tra của các phòng, ban huyện 3 85 08 Tổng cộng 114 15 Nguồn: Thanh tra tỉnh, các sở, ngành tỉnh
  20. 18 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái 2.3.1. Yếu tố khách quan 2.3.1.1. Chủ trương và chiến lược, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh. 2.3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương 2.3.1.3. Hệ thống văn bản liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 2.3.1.4. Hệ thống đơn giá định mức trong xây dựng cơ bản 2.3.2. Yếu tố chủ quan 2.3.2.1. Yếu tố về chủ thể quản lý và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 2.3.2.2. Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước Hiện nay, việc kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều cơ quan như: Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành kho bạc, hệ thống giám sát của các công ty tư vấn, giám sát cộng đồng... Tuy vậy việc kiểm tra, giam sát còn tồn tại nhiều hạn chế: - Việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra. - Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát tài chính đối với nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn mỏng, chuyên môn am hiểu về kỹ thuật xây dựng không nhiều; chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng một số dự án quan trọng, trọng điểm của tỉnh như: Cầu Bách Lẫm, Cầu Cổ Phúc, Cầu Tuần Quán, đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1