intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về FDI, trên cơ sở đó vận dụng để đánh giá thực trạng tại Khu KTM, đề ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về FDI tại Khu KTM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ XUÂN QUỲNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÕA Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Khu KTM là KKT ven biển đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào ngày 05/6/2003 và được Chính phủ lựa chọn là một trong 8 nhóm KKT trọng điểm quốc gia. Qua 15 năm hình thành và phát triển, Khu KTM đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đã thay đổi vùng cát trắng hoan sơ trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, so với mục tiêu ban đầu đặt ra theo chủ trương của Bộ Chính trị là thí điểm áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng quá trình triển khai không thực hiện được những ý tưởng đó. Riêng đối với việc thu hút DN FDI đầu tư vào địa bàn Khu KTM còn chưa hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn Khu KTM chỉ có 35 DA FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD, trong đó 24 DA FDI đi vào hoạt động, vốn thực hiện khoảng 227 triệu USD, thấp hơn khá nhiều so với các KKT, KCN trên cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thế giới biến động, vị trí địa lý gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, không có thị trường tiêu thụ hàng hóa, chủ yếu DN FDI đầu tư trong Khu KTM cung cấp sản phẩm cho các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu sang các nước trong khu vực, trên thế giới và đặc biệt, công tác QLNN về đầu tư FDI chưa thực sự hiệu quả, điều đó thể hiện ở việc chưa tạo môi trường đầu tư tốt, chính sách ưu đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, mang tầm quốc tế, có sức hút các DN FDI có tiềm lực kinh tế, công ty đa quốc gia, TTHC còn rườm rà, vướng mắc, bất cập.
  4. 2 Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN về FDI tại Khu KTM để từ đó xây dựng các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam là cấp thiết, vậy tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết QLNN về FDI, trên cơ sở đó vận dụng để đánh giá thực trạng tại Khu KTM, đề ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác QLNN về FDI tại Khu KTM. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về FDI trên địa bàn Khu KTM, thu thập giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả 5. Bố cục đề tài Đề tài luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về QLNN đầu tư FDI tại Khu kinh tế Chương 2. Thực trạng QLNN về FDI trên địa bàn Khu KTM Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về FDI trên địa bàn Khu KTM. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tác giải đã đọc, tham khảo nhiều công trình nghiên cứu tài liệu, sách báo của các tác giả trong và ngoài nước, các công trình trên đều đề cập đến
  5. 3 FDI ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu về tác động của FDI, song hầu hết đều tập trung vào phân tích, đánh giá tác động của FDI ở phạm vi cấp quốc gia. Hiếm thấy công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu tác động của FDI đến một vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt các KKT, KCN. Luận văn cho rằng, có một số vấn đề sau đây cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ: - Cần hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về FDI. - Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng tại Khu KTM, tiến hành khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về công tác QLNN về đầu tư. Từ đó so sánh, đánh giá công tác QLNN về FDI tại KKT. - Từ các công trình khoa học đã nghiên cứu, các tài liệu tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm QLNN về FDI ở các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước, các nước trong khu vực nhằm rút ra bài học có giá trị tham khảo cho giải pháp hoàn thiện công tác này. - Đề xuất những giải pháp mới, có tính khả thi, dự báo nhằm hoàn thiện công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIÊP NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ 1.1 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài a) Khái niệm Trên cơ sở các định nghĩa khác nhau về FDI, luận văn rút ra khái niệm chung nhất về FDI là hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó. b) Phân loại 1.1.2 Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về FDI QLNN về FDI là tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước bằng nhiều biện pháp tới các DN có vốn FDI và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những chức năng của nhà nước trên cơ sở pháp luật. 1.1.3 Vai trò của QLNN về đầu tƣ trực tiếp ngoài a) Ổn định chính trị tạo thuận lợi cho sự vận động của nguồn vốn FDI b) Tạo lập môi trường pháp lý cho việc thu hút đầu tư FDI vào nền kinh tế c) Hoàn thiện công tác cải cách TTHC nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho FDI hoạt động 1.1.3 Mục tiêu QLNN về FDI
  7. 5 1.2. NỘI DUNG QLNN VỀ FDI Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG 1.2.1 Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI 1.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến b) Tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện c) Quy định về ưu đãi đầu tư d) Các quy định về chính sách về quản lý hoạt động đầu tư e) Chính sách quản lý về lao động và việc làm 2.1.3 Kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về FDI 1.2.3 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong hoạt động FDI 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CỦA KKT ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI 1.3.1 Tính nhất quán của môi trƣờng thể chế tại các KKT 1.3.2 Vai trò của KKT trong chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng 1.3.3 Đặc điểm, yêu cầu của cơ sở hạ tầng đối với FDI a) Hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung b) Hệ thống hạ tầng giao thông, các công trình hàng rào KCN được đầu tư đồng bộ c) Hệ thống hàng rào KCN
  8. 6 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI 2.1.1 Giới thiệu về Khu KTM Khu KTM có tổng diện tích 40.760 ha theo Quy hoạch chung xây dựng Khu KTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004, Quyết định số 32/2017/QĐ-TTg ngày 20/7/2017, bao gồm 19 xã, phường, thị trấn thuộc vùng Đông của huyện Núi Thành, thành phố Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam; có ranh giới địa lý được xác định như sau: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Tam Mỹ, xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Nam; Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 2.1.2 Đặc điểm của BQL Khu KTM Chu Lai ảnh hƣởng đến công tác QLNN về FDI tại Khu KTM a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam. b) Tổ chức bộ máy đảm bảo hoạt động + Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
  9. 7 Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý Ban Quản lý KKT Chu Lai c) Đặc điểm nguồn lực của Ban Quản lý Khu KTM Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chức – viên chức Ban Quản lý Khu Khu KTM đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ công việc, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm đảm nhiệm. 2.1.2 Tình hình thu hút đầu tƣ của KKT thời gian qua Qua bảng số liệu cho ta thấy, tại Khu KTM hiện nay có 08 KCN, trong đó, có 05 KCN đã đi vào hoạt động và 03 KCN đang làm thủ tục. Nhìn chung các KCN đi vào hoạt động đã cho thuê đất, lấp đầy trung bình đạt gần 50%.
  10. 8 Bảng 2.3. Tổng số dự án trên địa bàn Khu KTM Dự án đầu tƣ Vốn đầu tƣ Đăng ký Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ Thực hiện Tỷ lệ Năm (triệu đăng ký thực hiện (%) (triệu USD) (%) USD) 2011 59 49 83,05 1.650 700 42,42 2012 68 57 83,82 1.767 750 42,44 2013 74 61 82,43 1.812 785 43,32 2014 80 66 82,50 1.914 935,1 48,85 2015 98 77 78,57 2.087 1.106 52,99 2016 114 85 74,56 2.191 1.140 52,03 2017 142 88 61,97 4.164,4 1.353,2 32,49 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của BQL KKTM giai đoạn 2011-2017 Bảng 2.4. Cơ cấu DA đầu tư theo lĩnh vực hoạt động ST Lĩnh vực hoạt Số DAđầu tƣ DAđầu tƣ T động DAđầu nƣớc ngoài trong nƣớc tƣ 1 Ngành công nghiệp 95 27 68 2 Ngành du lịch 21 04 17 3 Ngành thương mại 14 02 12 dịch vụ 4 Ngành xây dựng 12 02 10 CSHT (Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển Khu KTM 2017) Chính những thành quả trên, Khu KTM đã góp phần lớn trong việc phát triển KT-XH tỉnh nhà, cụ thể: - Về giá trị sản xuất công nghiệp: Tăng bình quân 45%/năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 56.215 tỷ đồng, chiếm 57% so với toàn tỉnh.
  11. 9 - Về giá trị xuất khẩu: Tăng bình quân 18,5% so với năm 2012. Năm 2016, chiếm 19% so với toàn tỉnh. - Về đóng góp nguồn thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn Khu KTM so với tổng thu ngân sách tỉnh: Năm 2011 đạt 4.200 tỷ đồng, chiếm 61%; năm 2016 đạt 15.500 tỷ đồng, chiếm 75% toàn tỉnh, năm 2017 đạt 13.052 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% toàn tỉnh (18.730 tỷ đồng). - Về giải quyết việc làm: tổng số lao động đến thời điểm ngày 31/12/2017 gần 23.000 lao động. 2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ FDI TẠI KHU KTM 2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI a) Quy định về quy trình quản lý hoạt động đầu tư Đối với NĐT nước ngoài, để thực hiện việc kinh doanh tại Việt Nam, điều đầu tiên cần phải nắm, chính là những quy định của pháp luật. Ngoài ra, những TTHC liên quan đến pháp luật cũng là một trở ngại lớn, khiến các NĐT cân nhắc khi thực hiện kinh doanh. Trên cơ sở quy định pháp luật về đầu tư, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 quy định trình tự thực hiện DA đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, áp dụng cho cả NĐT trong nước và nước ngoài. b) Quy định về ưu đãi đầu tư  Ban hành, triển khai các chính sách của Trung ương Trên cơ sở Quy định của Chính phủ, Bộ, ngành, Trung ương, Ban Quản lý KKTM đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Khu KTM.
  12. 10 - Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh Bên cạnh việc thực hiện những quy định chung của Chính phủ đối với các hoạt động của DN FDI, tỉnh Quảng Nam có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư linh hoạt để thu hút các NĐT ngoài nước, các DA lớn, có công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cao, thu nộp ngân sách lớn, giải quyết nhiều lao động, đảm bảo môi trường sinh thái trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế tại KKTM. Để đánh giá hiệu quả trong việc tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước trong hoạt động quản lý FDI, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia, kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quản lý FDI Min Max Mean Mode 1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản 2 5 3,75 4 pháp luật trong hệ thống pháp luật. 2. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ 2 5 3,58 3 thực hiện của văn bản pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách TTHC 3. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ 2 5 3,83 4 chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật. 4. Chính sách ưu đãi vượt trội, hấp 1 4 2,67 2 dẫn so với các khu vực trên cả nước. (Nguồn: Do tác giả tự điều tra)
  13. 11 2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI a) Công tác tuyên truyền, phổ biến Những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho lao động và người sử dụng lao động tại các DN luôn được các cấp ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động; giúp các chủ đầu tư FDI nắm rõ hơn về pháp luật đầu tư tại Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của DN trong suốt quá trình đầu tư, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại các DN, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội. b) Tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện Để tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện QLNN về FDI, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản phối hợp trong việc quản lý, cụ thể: Ngày 17/11/2016 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 4080/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh tại Trung tâm Hành chính công và XTĐT tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 3493/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan ngành dọc và ngành ngang trong quản lý người lao động nước ngoài cũng như các DN nước ngoài đầu tư tại tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đang triển khai xây dựng quy trình thực hiện phối hợp giải quyết TTHC về cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập DN FDI, cụ thể tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT ngày
  14. 12 18/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký DN đối với NĐT nước ngoài. c) Kết quả giải quyết TTHC Năm 2017, tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận một cửa Ban Quản lý: 114 hồ sơ; trong đó: đã trả kết quả đúng và trước hạn 114 hồ sơ chiếm 100 % số hồ sơ đã tiếp nhận. + Tiếp nhận qua Trung tâm hành chính công: 149 hồ sơ; trong đó: đã trả kết quả đúng và trước hạn 147 hồ sơ chiếm 99% số hồ sơ đã tiếp nhận; 02 hồ sơ đang trong hạn xử lý chưa đến thời hạn trả hồ sơ. + Kết quả giải quyết TTHC: Đã xử lý 263/263 hồ sơ tiếp nhận, đạt 100 %. Trả kết quả TTHC trước hẹn và đúng hẹn: 261 hồ sơ (chiếm 99% số hồ sơ đã tiếp nhận), 02 hồ sơ đang trong hạn xử lý.  Tổ chức quản lý, cấp phép đăng ký đầu tƣ Bảng 2.6. Cơ cấu DA đầu tư theo tiến độ triển khai thực hiện Số DA DA đầu tƣ DA đầu tƣ TT Tình hình hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trong nƣớc DA đang hoạt động sản 1 88 24 64 xuất kinh doanh DA đang triển khai xây 2 28 08 20 dựng DA đang làm thủ tục đầu 3 26 03 23 tư (Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển Khu KTM 2017)
  15. 13  Tình hình cấp phép, quản lý lao động trong các DN FDI Bảng 2.7. Tình hình cấp phép thủ tục về lao động và việc làm cho DN FDI trên địa bàn Khu KTM giai đoạn 2010 - 2015 Năm Cấp mới Gia hạn Phê duyệt phê duyệt nội Giấy phép giấy phép đăng ký thỏa quy lao động lao động lao động ước lao động tập thể 2010 16 7 1 2 2011 12 8 1 3 2012 8 6 1 0 2013 14 6 2 2 2014 13 7 1 24 2015 10 9 2 12 Nguồn: BQL Khu KTM Chu Lai Bảng 2.8. Tình hình cấp phép thủ tục về lao động và việc làm cho DN FDI trên địa bàn Khu KTM giai đoạn 2016 - 2017 Năm Cấp mới Cấp lại giấy Phê duyệt Phê duyệt Giấy phép phép lao đăng ký thỏa nội quy lao lao động động ước lao động động tập thể 2016 85 14 7 8 2017 102 22 6 5 Nguồn: BQL Khu KTM Chu Lai
  16. 14 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác triển khai thực hiện các quy định về quản lý đầu tư FDI Min Max Mean Mode 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý 2 5 3,66 4 FDI được tổ chức thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. 2. Việc tổ chức và thực hiện công tác cấp phép đầu tư, thực hiện các TTHC khách quan, công bằng, 2 5 3,16 3 quy trình thực hiện dễ dàng, chi tiết. 3. Về công tác hỗ trợ thông tin về các chính sách đối với NĐT có 3 5 4 4 thuận tiện, chi tiết, rõ ràng. 4. Tổ chức bộ máy QLNN về FDI phân quyền, phân cấp rõ 2 5 2,92 2 ràng, hiệu lực, hiệu quả. (Nguồn: Do tác giả tự điều tra) 2.2.4 Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động của DN FDI Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước về FDI, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của DN trong các KCN trên địa bàn Khu KTM, thời gian qua, Ban Quản lý đã phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai nghiêm túc các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về môi trường, đất đai, quy hoạch xây dựng, các quy định về lao động, tiến độ thực hiện dự án,…. Qua đó, đã phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế cũng như
  17. 15 những bất cập trong cơ chế, chính sách…, Ngoài việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, đoàn thanh tra, kiểm tra đã kịp thời đưa ra nhiều kiến nghị có giá trị giúp cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật để hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo lập hành lang pháp lý và môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như bảo đảm an sinh xã hội. Để đánh giá hiệu quả về việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm về triển khai các quy định của pháp luật về FDI trên địa bàn Khu KTM, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của chuyển gia, kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.12. Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm về triển khai các quy định của pháp luật về FDI Min Max Mean Mode 1. Cơ quan QLNN về FDI theo phân quyền nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, rà soát quy trình thực hiện 2 5 3,58 3 TTHC, cải cách TTHC theo hướng tạo thuận lợi cho NĐT. 2. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện DA sau khi được cấp phép 2 5 2,92 3 đầu tư có khách quan, minh bạch, đúng quy trình. 3. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện DA sau khi được cấp phép đầu tư là hoàn toàn không mang tính 2 5 3,25 4 quan liêu, gây khó dễ cho thực hiện dự án. (Nguồn: Do tác giả tự điều tra)
  18. 16 2.2.5. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện luôn được BQL Khu KTM chú trọng. Các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện tại địa bàn Khu KTM chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai và môi trường. Hàng năm, có trung bình 40 đơn khiếu nại, khiếu kiện của người dân quanh vùng DAFDI chủ yếu về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là khu vực quy hoạch phát triển DA đô thị - du lịch, vấn đề đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng là những vấn đề lớn, phát sinh khiếu kiện gay gắt, khó giải quyết, chính vì vậy, cho đến nay, một số DA chưa đi vào hoạt động được do vướng vào vấn đề này. Để đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động đầu tư của DN FDI, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia, kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.13. Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động đầu tư của DN FDI Min Max Mean Mode 1. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến hoạt động đầu tư của 2 5 3,42 3 DN FDI luôn được xác minh, kịp thời. 2. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện đúng đúng 2 5 3,92 4 thẩm quyền, đúng theo quy định. (Nguồn: Do tác giả tự điều tra)
  19. 17 2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN 2.3.1 . Thành công Như vậy, có thể nói, sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, hoạt động QLNN về FDI tại KTM đã không ngừng được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp QLNN bước đầu đã có sự thay đổi về chất nên đã hỗ trợ tích cực cho quá trình thu hút, kêu gọi các NĐT FDI. Về cơ bản, cơ chế phân cấp, ủy quyền đã phát huy tác động tích cực, BQL Khu KTM đã được trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến QLNN tại Khu KTM, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả QLNN, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các NĐT nên đã lấy được niềm tin của NĐT vào chính sách của nước ta. 2.3.2 Hạn chế Thứ nhất, chưa đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra theo chủ trương của Bộ Chính trị, thực chất Khu KTM Chu Lai được coi là KKT địa phương, không theo được dự định ban đầu là mang tầm quốc tế, được áp dụng các luật chơi quốc tế. Thứ hai, Chưa có quy hoạch, chiến lược định hướng thu hút các NĐT nước ngoài. Thứ ba, hệ thống cơ chế, chính sách quy định hiện nay chưa tạo đột phá và chưa thể hiện được tính mở trong thu hút đầu tư nước ngoài. Năng lực thẩm định các DA đầu tư nước ngoài lớn của cán bộ còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không bảo đảm các điều kiện cần thiết. Thứ năm, công tác xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết, còn buông lỏng, còn thiếu chế tài xử lý, các quy định về xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên nhiều DN cố tình không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc trì hoãn.
  20. 18 Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của DN FDI tại Khu KTM chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng lại ở khâu cấp phép, chưa chú trọng đến khâu sau cấp phép. Thứ bảy, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu kiện chưa dứt điểm. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Việc ban hành và triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương về đầu tư, tài chính, đất đai vào Khu KTM còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ. Chưa có cơ chế ưu đãi thực sự vượt trội để thu hút đầu tư FDI. Cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả. Cán bộ quản lý chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như chưa nhận thức rõ những tác động lâu dài đến môi trường, KT-XH của các DAcó quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển KT-XH của tỉnh mà còn tác động đến KT-XH của cả nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2