ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
---------------------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶNG TUẤN SƠN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG MẠNG<br />
THÔNG TIN TÍCH HỢP TỐI ƢU (I3)<br />
<br />
<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
---------------------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶNG TUẤN SƠN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG MẠNG<br />
THÔNG TIN TÍCH HỢP TỐI ƢU (I3)<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
MÃ SỐ: 60 34 01 02<br />
<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH<br />
<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN<br />
XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân PGS.TS. Trần Anh Tài<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
<br />
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu<br />
từ những tài liệu tham khảo, thực tiễn tại Công ty Cổ phần Hệ thống mạng thông tin<br />
tích hợp tối ưu (I3) và tuân thủ theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh<br />
Tuân, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Hệ thống<br />
mạng thông tin tích hợp tối ưu cùng với nhóm cộng tác nghiên cứu.<br />
Tôi xin cam đoan đề tài: “Chiến lược marketing mix tại Công ty cổ phần hệ<br />
thống mạng thông tin tích hợp tối ưu (I3)” là hoàn toàn không sao chép từ luận văn,<br />
luận án của người khác, số liệu và thông tin trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.<br />
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của bài viết.<br />
<br />
<br />
Học viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Tuấn Sơn<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
<br />
Đầu tiên, tác giả xin thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh<br />
Tuân, đã cho tác giả những lời khuyên xác đáng và hướng dẫn tận tình cho tác giả<br />
thực hiện luận văn thạc sỹ này.<br />
Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo<br />
của Công ty Cổ phần Hệ thống mạng thông tin tích hợp tối ưu (I3) đã tạo điều kiện<br />
cho tác thực hiện nghiên cứu này. Đặc biệt, tác giả chân thành cảm ơn các cộng sự<br />
của tác giả tại Công ty I3 đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập và phân tích dữ<br />
liệu của Công ty.<br />
Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học<br />
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức khóa học Thạc sỹ này để tạo điều<br />
kiện cho tác giả được học tập, nâng cao kiến thức trong bối cảnh kinh doanh hội<br />
nhập hiện nay.<br />
Cuối cùng, tác giả xin thể hiện tình cảm trân trọng đến bố mẹ, các thầy (cô)<br />
giáo, bạn bè và đồng nghiệp của tác giả trong quá trình học tập chương trình đào tạo<br />
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh đã khích lệ, động viên tác giả thực hiện luận văn này.<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
<br />
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa<br />
<br />
1 CNTT Công nghệ thông tin<br />
<br />
Công ty Cổ phần hệ thống mạng thông tin tích<br />
2 Công ty I3<br />
hợp tối ưu<br />
<br />
3 LAN Local Area Network – Mạng máy tính nội bộ<br />
<br />
4 UPS Uninterruptible power supply – bộ lưu trữ điện<br />
<br />
5 VINASA Hiệp hội phần mềm Việt Nam<br />
<br />
6 WAN Wide Area Network – Mạng diện rộng<br />
<br />
7 WEP Wired Equivalent Privacy – Bảo mật mạng<br />
<br />
8 WPA WiFi proctected access – Bảo mật wifi<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
1. Về tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin ngày càng có vị trí quan trọng đối<br />
với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong hiện tại và tương lai. Nhận<br />
thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp CNTT đối với sự nghiệp công<br />
nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngày 06/10/2011, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã<br />
ban hành quyết định số 4645/QD-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển<br />
Công nghiệp Công nghệ thông tin Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm<br />
2020. Theo đó, Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - tri thức, tiềm năng xuất khẩu<br />
lớn, là động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác, có vai trò quan trọng trong<br />
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Thành phố Hà Nội xác định công<br />
nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số là<br />
ngành kinh tế trọng điểm mà thành phố có tiềm năng và lợi thế, được đặc biệt<br />
khuyến khích, ưu đãi, tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút<br />
đầu tư và phát triển, đưa ngành công nghiệp CNTT Thủ đô không chỉ chiếm lĩnh thị<br />
trường trong nước mà còn từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Với tốc độ tăng<br />
trưởng sản lượng công nghiệp phần mềm đạt 25%/năm, ngành công nghiệp phần<br />
mềm là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đem lại<br />
những đóng góp không nhỏ cho Thủ đô không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần<br />
đưa Thủ đô đi đầu về phát triển nền kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng, chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế; phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.<br />
Đứng trước những cơ hội thị trường to lớn, trong những năm gần đây, cộng đồng<br />
doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng đã phát<br />
triển khá nhanh, từng bước tạo được vị trí khá vững chắc trên một số đoạn thị<br />
trường nội địa và bước đầu tham gia vào thị trường thế giới. Hiện tại trên địa bàn<br />
thành phố có khoảng 1200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, trong<br />
đó có nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm<br />
hàng đầu như Công ty phần mềm FPT, Công ty cổ phần phần mềm & tích hợp hệ<br />
i<br />
thống Tinh Vân, Công ty cổ phần Misa, Công ty cổ phần phần mềm CMC,...<br />
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm ngày càng trở nên<br />
quyết liệt và gay gắt nhằm giành giật thị phần cho mình để duy trì sự tồn tại và phát<br />
triển. Công ty cổ phần hệ thống mạng thông tin tích hợp tối ưu, gọi tắt là I3, cũng<br />
không nằm ngoài cuộc chơi này. Được thành lập từ năm 1996, I3 là nhà cung cấp<br />
giải pháp CNTT tích hợp đúng nghĩa. Công việc của I3 không chỉ đơn thuần là cung<br />
cấp phần mềm, các thiết bị CNTT – viễn thông, mà còn cung cấp các giải pháp theo<br />
nhu cầu CNTT của khách hàng. Các sản phẩm CNTT được người sản xuất cung cấp<br />
trực tiếp tới khách hàng ngày càng nhiều. I3 góp phần tích hợp và thích ứng những<br />
sản phẩm này theo nhu cầu của khách hàng để tạo nên những giải pháp quản lý<br />
thông tin cụ thể mà khách hàng đang tìm kiếm.<br />
Mặc dù đã có mặt khá lâu trên thị trường, tuy nhiên số lượng khách hàng đến<br />
với Công ty I3 còn khá hạn chế, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng chưa<br />
được quan tâm đầu tư kỹ lưỡng, và đặc biệt là chính sách marketing của công ty<br />
chưa thực sự tốt. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh<br />
nghiệp khác trên địa bàn Thủ đô. Từ thực tiễn đó, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra<br />
cho ban lãnh đạo và các nhân viên làm công tác marketing trong công ty là vạch ra<br />
được những giải pháp marketing tối ưu để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty<br />
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Với tư cách là người tham<br />
gia cố vấn các giải pháp marketing cho Công ty I3, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất<br />
đề tài: “Chiến lƣợc marketing mix tại Công ty cổ phần hệ thống mạng thông tin<br />
tích hợp tối ƣu (I3)”. Với đề tài luận văn này, tác giả mong muốn trả lời cho các<br />
câu hỏi nghiên cứu sau:<br />
1. Cở sở lý luận về chiến lược marketing mix trong doanh nghiệp?<br />
2. Thực trạng chiến lược marketing mix tại Công ty cổ phần I3 như thế nào?<br />
3. Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong chiến<br />
lược marketing mix tại Công ty cổ phần I3?<br />
4. Cần có những giải pháp thế nào để hoàn thiện chiến lược marketing mix<br />
tại công ty cổ phần I3?<br />
<br />
<br />
1<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích :<br />
Luận văn nhằm hệ thống những vấn đề lý luận căn bản về chiến lược<br />
marketing mix. Dựa trên hệ thống lý luận này phân tích, đánh giá thực trạng chiến<br />
lược marketing của công ty I3 trên thị trường cung cấp phần mềm và tích hợp hệ<br />
thống; tìm ra những hạn chế, tồn tại để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến<br />
lược marketing mix cho phù hợp với nguồn lực hiện tại của công ty.<br />
2.2. Nhiệm vụ :<br />
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận căn bản về chiến lược marketing mix;<br />
Phân tích thực trạng chiến lược marketing mix tại công ty I3.<br />
Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing mix<br />
cho công ty.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu chiến lược marketing mix và các giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện chiến lược marketing phù hợp với điều kiện và năng lực hiện có<br />
của công ty I3 .<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vị thời gian : Thu thập thông tin, tài liệu từ năm 2011 đến 2014<br />
Phạm vi không gian : Nghiên cứu tại công ty I3<br />
4. Những đóng góp của luận văn:<br />
Góp phần hệ thống hóa, phân tích làm sáng rõ một số vấn đề lý luận cơ bản<br />
về chiến lược marketing mix trong doanh nghiệp ;<br />
Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược marketing mix tại công ty I3, tìm ra<br />
các điểm hạn chế, tồn tại và các nguyên nhân ;<br />
Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi và khuyến nghị nhằm hoàn thiện<br />
chiến lược marketing mix của công ty I3.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận chung về chiến lược<br />
marketing mix trong doanh nghiệp<br />
<br />
<br />
2<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
Tài liệu tiếng Việt<br />
1. Báo Sài Gòn tiếp thị, 2006. Báo cáo nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Việt<br />
Nam năm 2006. Tp Hồ Chí Minh.<br />
2. Dương hoài Bắc, 2005. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia<br />
của Việt Nam trên thị trường phần mềm thế giới. Tạp chí kinh tế & phát triển.<br />
Hà Nội.<br />
3. Dương Hoài Bắc, 2005. Đánh giá quy mô cung cầu thị trường phần mềm nội<br />
địa của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Hà Nội.<br />
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2005. Chương trình phát triển công nghiệp<br />
phần mềm Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội<br />
5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2011-2013. Sách trắng Công nghệ thông tin và<br />
truyền thông các năm 2011, 2012, 2013, Hà Nội<br />
6. Trương Đình Chiến, 2012. Quản trị Marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH KTQD.<br />
7. Trần Minh Đạo, 2012. Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH KTQD.<br />
8. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.<br />
9. Kotler P., 2004. Quản trị marketing. Hà Nội: NXB Thống kê (tài liệu dịch).<br />
10. Kolter P., 2007. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.<br />
11. Lưu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Đại học kinh tế quốc dân.<br />
12. Porter M., 1998. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Trẻ (tài liệu dịch).<br />
13. Sở thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội, 2012. Tài liệu giới thiệu về<br />
Công nghiệp công nghệ thông tin và doanh nghiệp phần mềm, nội dung số tiêu<br />
biểu của thành phố Hà Nội. Hà Nội.<br />
14. Ngô Kim Thanh, 2011. Quản trị Chiến Lược. Hà Nội : Nhà xuất bản ĐH KTQD.<br />
15. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS.<br />
Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.<br />
16. Nguyễn Mạnh Tuân, 2010. Marketing cơ sở lý luận và thực hành. Hà Nội : NXB<br />
ĐH Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
<br />
3<br />
Tài liệu tiếng Anh<br />
17. Armstrong G. & Kotler P., 2009. Marketing an Introduction, 9th ed. Pearson<br />
Education International, United States<br />
18. Pride, William M. & Ferrel O. C., 1989. Marketing Concept & Strategy, 6th ed.<br />
Houghton Mifflin Company<br />
19. Tune, 1992. Marketing Management. Macmilan, United.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />