intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ đào tạo. Sử dụng thang đo đã được xây dựng và kiểm chứng trong các nghiên cứu đã công bố để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi. Rút ra những mặt làm được, hạn chế trong chất lượng dịch vụ đào tạo tại Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi và nguyên nhân của các hạn chế. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tài chính - Kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ DUYÊN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 1: TS. Phạm Thị Lan Hương Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Duy Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 28 tháng 3 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo đại học luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội, chất lượng đào tạo quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tạo nền tảng phát triển toàn diện mọi mặt của đất nước từ văn hóa, xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng,.. Khách hàng của dịch vụ đào tạo đại học bao gồm: sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp và giảng viên. Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khách hàng chính sử dụng dịch vụ đào tạo đại học chính là sinh viên bởi vì sinh viên là người trực tiếp thụ hưởng dịch vụ đào tạo. Xuất phát từ thực tế có rất nhiều sinh viên trường Đại Học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi dù tốt nghiệp loại Khá, Giỏi nhưng ra trường không có việc làm hoặc bị những nhà tuyển dụng đánh giá rất thấp, trong khi những sinh viên học lực bị đánh giá là yếu hơn lại nhanh chóng hòa nhập với tổ chức và thành công hơn. Nguyên nhân chính là do các nhà tuyển dụng không những coi trọng kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm của sinh viên khi tốt nghiệp mà còn quan tâm đến những trải nghiệm thực tế và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của sinh viên. Để đạt được những điều này, sinh viên cần có thời gian thấu hiểu những kiến thức đã học được và môi trường vận dụng thực tế tại doanh nghiệp từ đó đúc kết thành kinh nghiệm bản thân. Trước đây những khảo sát, đo lường về chất lượng dịch vụ đào tạo thường được thực hiện trên mẫu chỉ là những sinh viên đang học tại trường Đại học và hầu hết đều chưa trải nghiệm thực tế kiến thức được học nên mức độ chính xác của nghiên cứu chưa cao. Nghiên cứu này được mở rộng ra những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học vì thế sẽ cho kết quả đo lường chính xác hơn.
  4. 2 Bản thân là sinh viên đã tốt nghiệp tại trường Đại học Tài chính - kế toán Quảng Ngãi với nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đào tạo tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại trƣờng Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi”cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ đào tạo - Sử dụng thang đo đã được xây dựng và kiểm chứng trong các nghiên cứu đã công bố để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi. - Rút ra những mặt làm được, hạn chế trong chất lượng dịch vụ đào tạo tại Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tài chính - Kế toán. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu về chất lượng trong lĩnh vực đào tạo Đại học. - Đối tượng điều tra là sinh viên đang học và đã tốt nghiệp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại các trường Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi và được thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/2020-02/2021. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính: Nghiên cứu định tính
  5. 3 Nghiên cứu định lượng 5. Bố cục đề tài Nội dung chính của luận văn, ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và kiến nghị 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƢỢNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ đào tạo Dịch vụ đào tạo được hiểu là loại dịch vụ được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của những người có mong muốn được đào tạo về những kỹ năng, kiến thức thực hành một cách có hệ thống. 1.1.2. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận, tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và phân phối dịch vụ ở đầu ra. 1.1.3. Chất lượng dịch vụ đào tạo Chất lượng dịch vụ đào tạo là sự thỏa mãn nhu cầu của học viên và của đơn vị yêu cầu đào tạo. 1.1.4. Khách hàng của dịch vụ đào tạo đại học Khách hàng chính yếu của khu vực giáo dục đào tạo chính là sinh viên. Ngoài sinh viên, tổ chức đào tạo còn có những khách hàng khác phụ huynh, chính phủ, xã hội và đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp, đây được coi là khách hàng gián tiếp của hệ thống Owlia và Aspinwall (1996). Trong tất cả các bên hữu quan thì sinh viên luôn được coi là bên hữu quan quan trọng nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ xem xét và tập trung vào việc nhận diện, lắng nghe nhu cầu của sinh viên, nhóm khách hàng quan trọng nhất của tổ chức đào tạo
  7. 5 và tìm cách làm gia tăng liên tục sự hài lòng của nhóm đối tượng này. 1.2. ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 1.2.1. Thang đo SERVQUAL (Panasuraman và cộng sự, 1988) 1.2.2. Thang đo SERVPERF (Cronin & Taylor, 1992) 1.2.3. Thang đo HETQMEX (Ho và Wearn, 1996) 1.2.4. Thang đo HiEdQUAL (Annamdevula & Bellamkonda, 2012) 1.2.5. Thang đo 5Qs (Zineldin, 2007) 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 1.3.1. Quy trình dịch vụ đào tạo 1.3.2. Nguồn nhân lực 1.3.3. Nội dung, chương trình đào tạo 1.3.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính cho đào tạo 1.3.5. Đối tượng người học 1.3.6. Sự phối hợp giữa đơn vị tổ chức đào tạo và các khách hàng đào tạo 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO Subrahmanyam Annamdevula và Raja Shekhar Bellamkonda (2012) có bài nghiên cứu chất lượng dịch vụ giáo dục tại Ấn Độ. Khanchitpol Yousapronpaiboon (2013) có nghiên cứu chất lượng dịch vụ đào tạo tại Thái Lan.
  8. 6 Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường ĐH An Giang. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) sử dụng thang đo SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại Việt Nam. Như vậy, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường Đại học tại Việt Nam và nước ngoài. Các nghiên cứu sử dụng các thang đo khác nhau để đo lường như HiEdQUAL, SERVQUAL và SERVPERF. Hầu hết thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo đều thể hiện 5 thành phần hữu hình, đáp ứng, đảm bảo, tin cậy và cảm thông của SERVQUAL. Nhiều nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam cũng sử dụng thang đo này làm cơ sở cho việc thiết kế. Vì vậy, tác giả quyết định sử dụng thang đo 5 thành phần này làm thang đo chất lượng dịch vụ cho bài nghiên cứu. 1.4.1. Thành phần sự tin cậy 1.4.2. Thành phần sự đáp ứng 1.4.3. Thành phần sự đảm bảo 1.4.4. Thành phần sự cảm thông 1.4.5. Thành phần sự hữu hình KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  9. 7 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN QUẢNG NGÃI 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Trường Đại học Tài chính-Kế toán là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Bộ Tài chính, có trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, được thành lập ngày 28/6/1976, nâng cấp thành trường Cao đẳng ngày 29/12/1997 và nâng cấp thành trường Đại học ngày 13/7/2011 theo Quyết định số 1164/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Tài chính-Kế toán được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành đào tạo trình độ Đại học từ năm 2012 tại Quyết định số 64/QĐ-BGDĐT ngày 06/01/2012. 2.1.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức 2.1.3. Tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng a. Công tác tuyển sinh Trong 7 năm qua, chỉ tiêu tuyển sinh do trường xác định luôn phù hợp với năng lực về đội ngũ và cơ sở vật chất đối với cả trình độ đại học và cao học. Giai đoạn 2013 - 2015 chỉ tiêu tuyển sinh của trường luôn giữ ổn định ở mức 1.700 SV, phương thức tổ chức tuyển sinh cũng không thay đổi (3 chung) nhưng tỷ lệ sinh viên trúng tuyển nhập học cao và ở ngưỡng gần đạt chỉ tiêu, cho thấy công tác tuyển sinh của trường đã thích ứng với phương thức 3 chung. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, sau khi Bộ GD&ĐT thay đổi phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của trường hàng năm chỉ dừng lại ở mức 900 đến 1.000 sinh viên, chưa đạt được mục tiêu như dự kiến.
  10. 8 b. Quy mô đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo Quy mô đào tạo năm 2020 giảm hơn một nửa so với năm 2013. Các loại hình đào tạo tuy đã được đa dạng hóa nhưng chưa đạt như mục tiêu mong đợi, chủ yếu là đào tạo chính quy. Việc kết thúc đào tạo bậc bậc cao đẳng, mốc thời gian bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện đúng với mục tiêu phấn đấu. 2.2. VẬN DỤNG THANG ĐO ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO Nghiên cứu này tác giả không xây dựng thang đo mà tham khảo, kế thừa các thang đo đo lường chất lượng dịch vụ đã được xây dựng, kiểm chứng và công bố bởi các tác giả trong và ngoài nước để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Tài chính- Kế toán. - Thang đo SERVPERF của tác giả Nguyễn Thành Long (2006) gồm 5 nhân tố: Phương tiện hữu hình, Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Cảm thông. - Thang đo HEdPERF của Subrahmanyam Annamdevula và Raja Shekhar Bellamkonda (2012) với 5 nhân tố: Giảng dạy và Nội dung chương trình, Dịch vụ hành chính, Trang thiết bị học tập, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ hỗ trợ. - Thang đo SERVQUAL của tác giả Khanchitpol Yousapronpaiboon (2013) với 5 nhân tố: Tin cậy; Đáp ứng; Đảm bảo; Đồng cảm; Hữu hình. - Thang đo SERVQUAL của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) với 3 nhân tố: Đáp ứng, Yếu tố hữu hình, Năng lực phục vụ. Bằng cách tham khảo và tổng hợp các biến số trong các nghiên cứu trên cũng như áp dụng thực tế vào Trường Đại học Tài
  11. 9 chính-Kế toán, tác giả đã lựa chọn thang đo SERVQUAL với 05 nhân tố đó là Phương tiện hữu hình, Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Cảm thông. 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nghiên cứu, tài liệu liên quan đến chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ đào tạo nói riêng được công bố tại các sách, báo, tạp chí, Internet trong và ngoài nước; kết quả hoạt động kinh doanh của Trường Đại học Tài chính-Kế toán; kết quả đào tạo tại Trường Đại học Tài chính-Kế toán giai đoạn 2017-2019; định hướng phát triển của Trường Đại học Tài chính-Kế toán; định hướng phát triển chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Tài chính-Kế toán. Ngoài ra, đề tài còn thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ đào tạo của một số đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để so sánh, đối chiếu và làm bài học cho Trường Đại học Tài chính-Kế toán. 2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu khảo sát cho sinh viên của Trường Đại học Tài chính-Kế toán. - Kích thước mẫu: Để tăng độ tin cậy và khách quan, tác giả khảo sát 400 sinh viên của Trường Đại học Tài chính-Kế toán. - Cách thu thập dữ liệu Bảng hỏi được in ra dạng phiếu. Tác giả sẽ đến các lớp học của Trường vào đầu giờ và giờ ra chơi, với sự hỗ trợ của giảng viên đứng lớp và cán bộ lớp, phát bảng hỏi và hướng dẫn sinh viên điền vào phiếu.
  12. 10 - Thời gian thu thập Khoảng 1 tháng từ 1/12/2021-1/1/2021 - Kết quả khảo sát Sau 01 tháng khảo sát, tác giả thu thập, tổng hợp và loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ. Trong số 400 phiếu khảo sát, có 20 phiếu khảo sát không hợp lệ, nên tác giả loại bỏ 20 phiếu khảo sát này. Tổng số lượng phiếu khảo sát là 380 sinh viên của Trường Đại học Tài chính-Kế toán. 2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập các bảng hỏi, tác giả tiến hành loại bỏ các bảng hỏi không chính xác, thiếu thông tin, thông tin sai và không đạt yêu cầu. Các dữ liệu hợp lệ được tập hợp lại dưới dạng Excel. Sau đó, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý thông tin như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp để xử lý và làm rõ các số liệu này. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  13. 11 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT 3.2. ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN QUẢNG NGÃI 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha a. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến phương tiện hữu hình Thang đo nhân tố Phương tiện hữu hình có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,877>0,6. Như vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố Phương tiện hữu hình. b. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến hệ thống độ tin cậy Nhận xét: Thang đo hệ thống Độ tin cậy có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,901> 0,6. Như vậy có thể đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Tất cả các thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quán sát đều lớn hơn 0,6 nên đảm bảo sự tin cậy cho nhân tố này. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố Độ tin cậy. c. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo mức độ đáp ứng Thang đo nhân tố Mức độ đáp ứng có hệ số Cronbach’s
  14. 12 Alpha là 0,740>0,6. Như vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố Mức độ đáp ứng. d. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo năng lực phục vụ Thang đo nhân tố Năng lực phục vụ quan có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,886>0,6. Như vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố Năng lực phục vụ. e. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo sự cảm thông Thang đo sự cảm thông có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,898>0,6. Như vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của sự cảm thông. 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA a. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập Dựa vào bảng trên, có giá trị KMO là 0,808> 0,5 và giá trị Sig của kiểm định Bartlett’s bằng 0,000 < 0,05 cho thấy các biến có tương quan với nhau nên mô hình là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
  15. 13 3.2.3. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với KMO bằng 0,896> 0,5 và kiểm định Bartlett’s có sig bằng 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. (Bảng 3.11) Bảng 3.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc Hệ số KMO 0,896 Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 1216,576 df 10 Sig. 0,000 Nguồn: Tổng hợp tác giả, 2021 Phân tích đã rút trích từ 5 thang đo chất lượng dịch vụ một nhân tố chính có Eigenvalue bằng 3,975 và tổng phương sai trích là 79,501% >50%. (Bảng 3.12) 3.2.4. Kết quả phân tích thống kê mô tả a. Phương tiện hữu hình Các học viên đánh giá khá cao phương tiện hữu hình trong dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Kế toán. b. Sự tin cậy Về độ tin cậy, các học viên/sinh viên đánh giá khá cao. c. Mức độ đáp ứng Điểm trung bình chung của mức độ đáp ứng trong dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Kế toán được đánh giá là 3,75 điểm, điểm số ở mức khá cao.
  16. 14 d. Năng lực phục vụ Điểm trung bình chung của sinh viên đánh giá về năng lực phục vụ trong dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Kế toán là 3,59 điểm, điểm số ở mức trung bình. e. Sự cảm thông Nhìn kết quả trên ta thấy, điểm trung bình của yếu tố sự cảm thông chỉ là 3,53 điểm, điểm số chưa thực sự cao. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN QUẢNG NGÃI 3.3.1. Kết quả đạt được - Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng khang trang với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành, rèn luyện văn hóa, thể chất của sinh viên. - Quy mô lớp học và giờ giấc học tập phù hợp, thuận lợi cho sinh viên: cơ số lớp nhỏ nên giúp các em học sinh có môi trường học tập thuận lợi, khả năng bám sát của giảng viên đối với tình hình học tập của sinh viên được thực hiện dễ dàng, phục vụ được nhu cầu làm thêm của sinh viên vì các bạn chỉ học 1 buổi. - Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường có đủ về số lượng, ngày càng nâng cao chất lượng nên đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức cho các học viên, trang bị cho các em các kỹ năng, kiến thức tốt nhất. - Đội ngũ CBVC của trường trẻ, thân thiện. Nhà trường luôn khuyến khích CBVC ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và xử lý công việc. - Chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề ngày càng được mở rộng theo thị hiếu của người học cũng như đáp ứng được nhu cầu
  17. 15 của thị trường lao động, định hướng phát triển thành cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành. - Nhà trường cũng chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học với tiêu chí, người học là trung tâm, giảng viên chỉ là người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu và khai thác kiến thức. - Công tác biên soạn, xây dựng hệ thống đề cương chi tiết, ngân hàng câu hỏi, bài tập thực hành được đẩy mạnh; hiện nay gần 100% các môn học có đề cương chi tiết; trên 50% các môn học thực hành có hệ thống bài tập. 3.3.2. Hạn chế - Chất lượng dịch vụ đào tạo mặc dù đã được nâng cao nhưng chưa thật vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các doanh nghiệp trong nước, khu vực và quốc tế. - Chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ như bãi xe, căn tin, phòng nghỉ trưa dành cho sinh viên, y tế, ký túc xá, nhân lực bảo trì các hệ thống phục vụ công tác giảng dạy còn nhiều bất cập và yếu kém. - Những môn học đại cương còn duy trì cơ số lớp đông nhưng chất lượng dịch vụ của lớp đông không phục vụ được nhu cầu cho giảng viên, ảnh hưởng chất lượng bài học của sinh viên. - Mặc dù cơ cấu tổ chức, bộ máy đã được hoàn thiện như mục tiêu đã đề ra nhưng quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời; đề án vị trí việc làm đã được xây dựng nhưng việc triển khai áp dụng trong thực tế vẫn còn
  18. 16 chậm, chưa triệt để; việc chuẩn hóa quy trình xử lý công việc của từng đơn vị chưa được triển khai. - Đội ngũ giảng viên trình độ tiến sỹ còn quá thấp so với bình quân chung của hệ thống giáo dục đại học trong cả nước; tốc độ tăng số lượng tiến sỹ của trường còn chậm, chưa phủ kín các ngành đào tạo và thấp hơn gần 1% so với mục tiêu (mục tiêu đặt ra là 10%). - Số lượng, cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ, viên chức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên nhìn chung đã đạt được mục tiêu đề ra nhưng đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên có học hàm, học vị cao chưa đạt yêu cầu; trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên tuy đã được nâng lên một bước nhờ vào việc triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia nhưng chưa thật vững chắc, số lượng giảng viên giảng dạy bằng tiếng nước ngoài chưa đạt được mục tiêu phấn đấu. - Đội ngũ trợ giảng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế mà sinh viên đang cần. - Hoạt động chuyên môn của một số ngành/chuyên ngành đào tạo chậm đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá, chưa kịp thời cập nhật bổ sung các kiến thức mới vào trong chương trình giảng dạy; công tác biên soạn giáo trình và tài liệu học tập, hệ thống bài tập thực hành, ngân hàng câu hỏi thi còn chậm; việc nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Các cán bộ phòng ban không thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên.
  19. 17 - Cơ cấu tổ chức chưa hiệu quả, còn nhiều yếu kém - Do nâng cấp lên từ trường cao đẳng nên đội ngũ nhân viên của Trường vẫn giữ nguyên theo hệ thống quản lý đào tạo cũ trước đó. - Trường chưa có đơn vị chức năng riêng biệt để thực hiện công tác quan hệ doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sinh viên. - Chương trình đào tạo chưa chú trọng những môn học bồi dưỡng kỹ năng trong thời kỳ hội nhập. - Các quy trình học vụ cho sinh viên chưa được xây dựng rõ ràng và cụ thể: Công tác quản lý sinh viên chưa được tổ chức khoa học, hiệu quả quản lý chưa cao. b. Nguyên nhân khách quan - Đầu vào sinh viên ở mức thấp nên ý thức học tập và tư duy cũng là một rào cản để đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà trường. - Mặt trái của cơ chế thị trường đang là rào cản và có ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành, phát triển nhân cách của một bộ phận giảng viên và sinh viên trong Trường. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
  20. 18 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN Theo kết quả phân tích ở Chương 3, nhìn chung, chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán Quảng Ngãi đã được chú trọng, ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ từ nhiều đơn vị nhà nước để Nhà trường ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoàn thiện chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, từ đó thu hút được nhiều học viên. Tuy nhiên, qua quan sát của tác giả và đánh giá của các học viên/sinh viên tại Trường, dịch vụ đào tạo của Trường vẫn tồn tại một số hạn chế. 4.2. KIẾN NGHỊ 4.2.1. Tăng cường sự hỗ trợ của nhà trường với sinh viên - Duy trì quy mô lớp học có cơ số lớp nhỏ và giải quyết thực trạng của quy mô lớp học có cơ số lớp đông. - Tăng cường số lượng phòng học, phòng thực hành. - Kiểm tra hệ thống máy chiếu ở tất cả các phòng học để sửa chữa, thay mới nhằm phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy. - Tiếp tục tăng cường cập nhật thông tin lên các phương tiện truyền thông nhà trường để toàn thể học viên, sinh viên, giảng viên, những người quan tâm đến chương trình học của trường có thể nắm được. - Nâng cấp và mở rộng hệ thống thư viện, từng bước áp dụng thư viện điện tử để sinh viên có điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm tài liệu học thuật nhanh chóng, dễ dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0