intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phân tích thực trạng maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG HÀ GIẢI PHÁP MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8 34 01 02 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN MỸ Phản biện 1: TS. Đường Thị Liên Hà Phản biện 2: TS. Lê Thế Phiệt Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn là một chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia và một công cụ hữu hiệu được các quốc gia sử dụng để góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội một cách hữu hiệu. Trong các loại hình BHXH, BHXH tự nguyện là một loại hình bảo hiểm mới ra đời từ năm 2008. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, BHXH tự nguyện ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình bằng những ý nghĩa thiết thực mà nó mang lại cho người dân. Kon Tum là một tỉnh Bắc Tây Nguyên. Đời sống xã hội của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn do hơn 85% lao động của tỉnh đang làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum làm đề tài luận văn thạc sĩ với hi vọng giúp cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum có thể cải thiện tình trạng người tham gia BHXH tự nguyện và thu hút được nhiều người tham gia BHXH tự nguyện hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Phân tích thực trạng maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn liên quan đến giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: BHXH tỉnh Kon Tum. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Marketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing dịch vụ Chương 2: Thực trạng marketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp tăng cường marketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ 1.1. MARKETING DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm marketing Marketing dịch vụ là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý, từ việc phát hiện nhu cầu của khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống chính sách, biện pháp thích ứng có giá trị trong nhận thức của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt các mục tiêu như đã dự kiến [12, tr.21]. 1.1.2. Nhiệm vụ của marketing - Phát hiện đầy đủ và chính xác nhất nhu cầu của khách hàng; đo lường cầu hiện tại; dự đoán cầu tương lai [6, tr.34]. - Đổi mới các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng [6, tr.34]. - Thực hiện các chương trình và hoạt động marketing nhằm xúc tiến quá trình kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của marketing các tổ chức, doanh nghiệp [6, tr.34]. 1.1.3. Đặc điểm marketing + Tính vô hình; Tính không tách rời; Tính không đồng nhất về chất lượng dịch vụ; Tính không lưu trữ được; Marketing sản phẩm, dịch vụ là loại hình marketing hướng nội; Marketing dịch vụ bảo hiểm là loại hình marketing quan hệ. 1.1.4. Vai trò của marketing 1.1.5. Chức năng của marketing - Chức năng làm cho sản phẩm dịch vụ bảo hiểm thích ứng với nhu cầu của thị trường; Chức năng phân phối; Chức năng tiêu thụ; Chức năng yểm trợ.
  6. 4 1.2. TIẾN TRÌNH MARKETING DỊCH VỤ 1.2.1. Nghiên cứu môi trƣờng marketing Đây là hoạt động đầu tiên khi thực hiện marketing trong các cơ quan bảo hiểm. Việc nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ bảo hiểm để đánh giá cơ hội, thách thức với các hoạt động marketing của cơ quan, doanh nghiệp. Môi trường marketing sản phẩm, dịch vụ gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô [15, tr.23]. Môi trường vĩ mô gồm Môi trường chính trị; Môi trường xã hội; Môi trường kinh tế; Môi trường công nghệ; Môi trường tự nhiên Môi trường vi mô gồm: Khách hàng; Cạnh tranh 1.2.2. Phân đoạn thị trƣờng Phân đoạn thị trường là việc chia nhỏ một thị trường không đồng nhất thành nhiều thị trường nhỏ hơn, thuần nhất hơn nhằm thỏa mãn tốt nhất các khách hàng có những thuộc tính tiêu dùng và nhu cầu khác nhau [10, tr.21]. Tiêu chí phân đoạn thị trường người tiêu dùng [12, tr.12]: + Theo nhân khẩu học: tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,… + Theo vị trí địa lý: vùng sinh sống của dân cư, địa điểm của người tiêu dùng,… + Theo tâm lý: sở thích, lối sống, tầng lớp xã hội, địa vị xã hội,… + Hành vi: động cơ, thái độ, lòng trung thành,… 1.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu Thị trường mục tiêu là thị trường gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc những mong muốn mà cơ quan bảo hiểm có thể
  7. 5 đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, nhằm đạt được mục tiêu đã định [12, tr.26]. Lựa chọn thị trường mục tiêu, thị trường gồm các khách hàng có nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau và cơ quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn để đáp ứng, tạo ưu thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác và nhờ đó, đạt được hiệu quả kinh doanh đã định [21, tr.32]. 1.2.4. Định vị sản phẩm Chiến lược định vị sản phẩm chủ yếu cơ quan bảo hiểm có thể sử dụng, đó là xây dựng hình ảnh qua các sản phẩm, dịch vụ; truyền tải các lợi ích mà doanh nghiệp muốn truyền tới khách hàng khi khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó [27, tr.28]. + Quá trình định vị sản phẩm: 08 bước, đó là [29, tr.23]: Bước 1: Xác định thị trường mà sản phẩm sẽ cạnh tranh; Bước 2: Làm rõ toàn bộ những vấn đề có liên quan nhằm có thể giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm; Bước 3: Tiến hành điều tra một nhóm khách hàng mẫu để đánh giá sự thừa nhận của họ đối với sản phẩm; Bước 4: Xác định thị phần của sản phẩm mong muốn; Bước 5: Xác định phạm vi mà sản phẩm sẽ được chào bán; Bước 6: Xác định thị trường mục tiêu tối ưu đối với sản phẩm; Bước 7: Kiểm tra độ thích hợp giữa vị thế sản phẩm hiện tại với vị thế tối ưu của sản phẩm; Bước 8: Định vị sản phẩm. 1.2.5. Chính sách marketing sản phẩm, dịch vụ a. Chính sách sản phẩm Sản phẩm, dịch vụ là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi cơ quan bảo hiểm nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
  8. 6 Sản phẩm gồm 03 cấp độ: Sản phẩm cơ bản; Sản phẩm thực; Sản phẩm gia tăng. b. Chính sách giá Giá của sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là số tiền mà khách hàng phải trả để được quyền hưởng một khoản tiền nhật định trong trường hợp ốm đau, rủi ro hoặc hưởng lương hưu. Tiến trình định giá sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm như sau: Giai đoạn 1: Xác định nhiệm vụ hình thành giá cả của sản phẩm, dịch vụ; Giai đoạn 2: Đánh giá cầu; Giai đoạn 3: Phân tích cơ cấu chi phí; Giai đoạn 4: Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh; Giai đoạn 5: Lựa chọn phương pháp định giá; Giai đoạn 6: Quyết định về giá c. Chính sách phân phối Kênh hệ thống phân phối là công cụ trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng [14, tr.3]. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các đại lý, cửa hàng để thực hiện việc phân phối sản phẩm, dịch vụ. Kênh phân phối là tập hợp các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Có hai kênh phân phối chính, đó là: + Kênh phân phối truyền thống gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. + Kênh phân phối hiện đại như quảng cáo qua tin nhắn điện thoại, thư điện tử, mạng Internet như Facebook, Zalo, website của cơ quan BHXH,… d. Chính sách xúc tiến – truyền thông
  9. 7 Chính sách xúc tiến – truyền thông là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp [14, tr.42]. Hoạt động xúc tiến – truyền thông gồm một số hoạt động như quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán hàng, quảng cáo có phản hồi trực tiếp, quảng bá, quan hệ công chúng, tài trợ, truyền miệng giữa các cá nhân sau khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. e. Chính sách con người Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách con người gồm [14, tr.27]: Tầm nhìn; Cạnh tranh thu hút con người; Nhấn mạnh đến tính đồng đội: Tính đồng đội thể hiện tinh thần đoàn kết của các nhân viên, cán bộ; nhờ đó, tổ chức, doanh nghiệp sẽ thành công hơn. - Đánh giá và khen thưởng: phải công bằng, công khai cho toàn bộ cán bộ, nhân viên. - Sử dụng đòn bẩy của sự tự do: tạo điều kiện cho nhân viên được sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình. - Hiểu biết khách hàng nội bộ: Cán bộ, nhân viên chính là các khách hàng. Hơn ai hết, các cán bộ, nhân viên phải hài lòng với môi trường làm việc của mình trước khi phục vụ khách hàng và họ cũng có động lực làm việc hơn. f. Chính sách quy trình tương tác dịch vụ Quy trình cung ứng dịch vụ bảo hiểm là một trong những căn cứ để khách hàng đánh giá về khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ [10, tr.35]. Sản phẩm, dịch vụ là một sản phẩm có sẵn nên việc thực hiện quy trình tương tác sẽ theo một quy trình nhất định. Có hai loại quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ: quy trình dịch vụ theo chuẩn hóa và quy trình dịch vụ hướng đến cá nhân hóa.
  10. 8 g. Chính sách bằng chứng vật chứng Môi trường vật chất là toàn bộ thiết kế vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh như trụ sở, thiết kế các phòng làm việc, bãi đỗ xe, đội ngũ nhân viên phục vụ, đội ngũ nhân viên giao tiếp, trang phục,…những yếu tố này sẽ tạo niềm tin và là cơ sở để khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ [15, tr.43]. 1.2.6. Kiểm tra, giám sát hoạt động marketing Kiểm tra, giám sát để phát hiện những sai phạm, tình huống bất ngờ, sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện. Kiểm tra, giám sát cũng để đảm bảo cho việc triển khai, thông tin, tuyên truyền sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo đúng tiêu chí, mục tiêu đề ra và không có hiện tượng trục lợi, hạch sách hay gây khó khăn cho người dân. Việc kiểm tra marketing được phân thành ba loại [11, tr.54]: Kiểm tra kế hoạch năm; Kiểm tra hiệu quả; Kiểm tra chiến lược. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 20/7/1995, trong bối cảnh sau gần 4 năm tái lập tỉnh (01/11/1991). Sau gần 25 năm thành lập và phát triển, từ lúc thiếu thốn mọi bề,
  11. 9 Đến nay số lượng cán bộ, CCVC toàn ngành BHXH tỉnh Kon Tum là 233 người với 11 phòng chức năng, 10 huyện, thành phố. b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Kon Tum 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hiện nay, cơ cấu tổ chức ban đầu gồm 11 phòng chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Công nghệ Thông tin, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý thu, Phòng Giám định BHYT, Phòng Chế độ BHXH, Phòng Cấp sổ, thẻ; Phòng Kiểm tra, Phòng Tiếp nhận và trả kết quả TTHC, Phòng Khai thác và thu nợ, Văn Phòng BHXH tỉnh. 2.2. THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.2.1. Môi trƣờng hoạt động marketing a. Môi trường vĩ mô + Môi trường xã hội: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tới trên 40% dân số không trong độ tuổi lao động. Đối với các đối tượng này, do không được một cơ quan nào đóng BHXH nên cơ hội cho cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum tiếp cận để tuyên truyền mua và sử dụng dịch vụ BHXH tự nguyện ngày càng tăng. + Môi trường kinh tế: Kon Tum là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân không có nhu cầu mua bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nào để lo cho sức khỏe hiện tại và cuộc sống sau này của họ bởi họ đang phải lo cho cuộc sống và gia đình hàng ngày. + Môi trường công nghệ: Công nghệ cũng giúp cho cơ quan bảo hiểm mở rộng kênh tuyên truyền, vận động tới người dân về
  12. 10 pháp luật, chính sách BHXH tự nguyện như đài phát thanh, vô tuyến, đài, báo, tạp chí hay những trang mạng xã hội hiện đại như hiện nay như Zalo, Facebook,… b. Môi trường vi mô + Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm BHXH tự nguyện là các loại hình sản phẩm nhân thọ, hiện nay khoảng 09 công ty Bảo hiểm nhân thọ đang đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Hơn nữa, các nhân viên của các hãng bảo hiểm nhân thọ thường trẻ, nhiệt huyết, nhiệt tình hơn các cán bộ của cơ quan bảo hiểm nên cũng dễ thuyết phục người dân hơn. + Khách hàng: Người dân phần lớn là lao động tự do, còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, thu nhập không ổn định trong khi BHXH tự nguyện yêu cầu đối tượng đóng phải có mức thu thập tương đối ổn định nên số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp. 2.2.2. Phân đoạn thị trƣờng Bảng 2.1: Phân đoạn khách hàng theo thu nhập Ngƣời có thu nhập cao Ngƣời thuộc tầng lớp thấp Thu nhập Cao Trung Thấp Trung Thấp bình bình Tuổi Trên 45 Từ 25-45 Dưới Từ 25-45 Dưới 25 25 Nghề Công Lao động Làm Thất nghiệp nhân tự do nông nghiệp viên chức Vị trí làm Làm Tự do Tự làm Học việc Không việc công ăn xác định lương
  13. 11 Bảng 2.2: Phân đoạn khách hàng theo mức độ hiểu biết Cao Thấp - Chủ động tham gia BHXH tự - Không hào hứng giam gia nguyện BHXH - Muốn hưởng lương hưu và muốn được thanh toán khi đi - Không nghĩ đến việc hưởng khám chữa bệnh lương hưu hay chủ động đi khám - Thường xuyên đi khám sức bệnh khỏe, quan tâm đến sức khỏe - Chỉ đi khám bệnh trong trường hợp bất khả kháng, không quan tâm đến sức khỏe Nhờ phân đoạn thị trường, BHXH tỉnh Kon Tum sẽ xác định đúng đối tượng khách hàng để mời tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, mức độ phân đoạn còn tương đối rộng. 2.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu bảo hiểm xă hội tự nguyện BHXH Kon Tum lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm BHXH tự nguyện là lao động tự do, những người không làm việc trong một cơ quan, doanh nghiệp nào, chưa tham gia BHXH bắt buộc, và đây cũng là đối tượng có nhu cầu mua BHXH tự nguyện. Đối tượng khách hàng này thường chọn loại BHXH tự nguyện có chi phí thấp nhưng lại trung thành và lâu dài để được hưởng lương hưu. 2.2.4. Định vị sản phẩm BHXH Kon Tum sử dụng một số cách để định vị sản phẩm BHXH tự nguyện như sau: - Định vị bằng sản phẩm: BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc - Định vị bằng con người: cá nhân, hộ gia đình
  14. 12 - Định vị bằng truyền thông: quảng cáo, tờ rơi,... - Định vị bằng dịch vụ khách hàng. 2.2.5. Chính sách marketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện a. Chính sách sản phẩm Hiện tại, những người tham gia chính sách cho BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Nhìn chung, đây là chính sách hưởng BHXH tự nguyện chung áp dụng cho toàn bộ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước Việt Nam, nên BHXH tỉnh Kon Tum đảm bảo tuân thủ theo các chế độ chi trả và xét duyệt điều kiện hưởng theo đúng quy định tại Luật BHXH năm 2014 của Quốc hội. b. Chính sách giá * Mức đóng BHXH tự nguyện Từ năm 2014 đến nay, mức đóng BHXh tự nguyện thấp nhất bằng 22% lương tối thiểu chung (khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). * Phương thức đóng BHXH tự nguyện Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn phương thức đóng phù hợp với điều kiện như đóng hàng tháng, hàng quý, hoặc 6 tháng 1 lần. c. Chính sách phân phối Từ năm 2013, BHXH Việt Nam đã triển khai ký kết các chương trình hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và thí điểm chi trả chế độ hưu trí thông qua hệ thống này. Theo đó, người về hưu sẽ được hưởng tiền lương hưu tại các điểm của Bưu điện xã
  15. 13 phường nơi cư trú. Năm 2014, thí điểm thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện thông qua các điểm Bưu điện xã, phường. d. Chính sách xúc tiến – truyền thông Trong những năm gần đây, công tác xúc tiến – truyền thông luôn được BHXH tỉnh Kon Tum quan tâm, đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, trong đó ưu tiên hình thức trực quan, phát thanh. Bảng 2.6: Kết quả xúc tiến – truyền thông về BHXH tự nguyện tại BHXH Kon Tum Hình thức tuyên 2016 2017 2018 truyền Hội thảo 2 3 3 Tuyên truyền, đối thoại 1 2 1 với nông dân Tuyên truyền, đối thoại 2 2 4 với công nhân Tập huấn cán bộ, hội 1 1 2 viên, tình nguyện viên Tọa đàm, đối thoại trực 3 4 5 tiếp tại các HTX, doanh nghiệp Tổng 9 12 15 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, BHXH tỉnh Kon Tum e. Chính sách con người Tính đến 31/12/2018, BHXH Kon Tum có 233 nhân viên; 87% cán bộ, nhân viên có trình độ trên đại học. BHXH tỉnh Kon Tum luôn có những chế độ đãi ngộ theo đúng quy định của nhà nước cho cán bộ, nhân viên chính quy, thực
  16. 14 hiện đóng BHXH, BHYT và BHTN cho các cán bộ, nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Các ngày nghỉ lễ, tết, thưởng tết, thưởng nghỉ lễ cũng theo quy định chung của Nhà nước. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trong những năm gần đây, BHXH tỉnh Kon Tum đã chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ tin học, công nghệ thông tin cho các cán bộ, nhân viên đảm nhiệm các vị trí quản lý. Hiện tại, BHXH tỉnh Kon Tum đang áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ, tự đào tạo và tổ chức các khóa đào tạo nội bộ/hội thảo chuyên đề và đào tạo bên ngoài. f. Chính sách quy trình tương tác dịch vụ Nhìn chung thủ tục tham gia BHXH tự nguyện khá đơn giản. Tuy nhiên, mọi thủ tục đều được thực hiện thủ công, chưa thích nghi với thời địa công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. g. Chính sách bằng chứng vật chứng Mỗi cán bộ làm việc tại cơ quan đều được trang bị một máy tính cá nhân riêng, có kết nội mạng Internet để phục vụ công việc. 100% các cán bộ đều có thể sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản và làm các báo cáo. Tại trụ sở BHXH tỉnh Kon Tum, còn được trang bị máy in, loa, đài, micro,... để phục vụ cho công tác tuyên truyền, thông tin. Không gian cơ quan được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tạo môi trường làm việc trong lành, thoải mái cho các cán bộ, nhân viên. 2.2.6. Kiểm tra, giám sát hoạt động marketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện Hiện tại, công tác marketing dịch vụ BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Kon Tum chưa được chú trọng nhiều. Chưa có bộ phận,
  17. 15 phòng ban nào được phân công kiểm tra, giám sát hoạt động này nên việc kiểm tra, giám sát chỉ được thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của cơ quan. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện nhưng chưa theo một quy trình bài bản, khoa học hay kế hoạch nào. 2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM Tại tỉnh Kon Tum, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn khá khiêm tốn. Bảng 2.8: Kết quả tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm Năm 2018 2017 Đối tượng tham gia BHXH tự 647 803 816 nguyện Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện so LLLĐ trong độ 0,22 0,25 0,26 tuổi LĐ (%) Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Kon Tum 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc BHXH Kon Tum đã xây dựng được niềm tin về mối quan hệ giữa cán bộ bảo hiểm và người lao động.
  18. 16 Cơ quan đã chú trọng tiếp cận khách hàng để nắm bắt các thông tin và tư vấn, tiếp thị sản phẩm BHXH tự nguyện thành công. BHXH Kon Tum tìm kỹ nguồn thu nhập, nhu cầu sử dụng sản phẩm BHXH tự nguyện của khách hàng. BHXH Kon Tum có đội ngũ nhân viên bảo hiểm nhiệt tình, chu đáo, giao tiếp tốt với khách hàng. BHXH Kon Tum kết hợp các phương tiện tuyên truyền đa dạng tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động marketing BHXH tự nguyện. Hệ thống phân phối đảm bảo thống nhất từ trung ương đến cơ sở, có sự tham gia của các ban ngành địa phương. Sản phẩm BHXH tự nguyện đáp ứng được nhu cầu cần thiết của khách hàng. Quy trình, thủ tục tham gia BHXH nhanh gọn. 2.4.2. Hạn chế Công tác nghiên cứu, phân đoạn thị trường còn rộng, chưa cụ thể để tập trung vào đúng đối tượng cần thu hút. Mức phí đóng BHXH tự nguyện còn cao.. Công tác chỉ đạo tuyên truyền vận động xúc tiến người dân tham gia BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành chưa đạt hiệu quả và thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động. Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị. Cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum chưa có các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ phù hợp để thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
  19. 17 Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước về BHXH tự nguyện chủ yếu thông qua lồng ghép với các chương trình khác nên số lượng người lao động được phổ biến còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa hiện đại. Cán bộ, nhân viên bảo hiểm, chưa đào tạo sâu về lĩnh vực này để nắm rõ sản phẩm một số cán bộ còn thụ động khi triển khai. Chế tài thu hồi nợ và xử lý tình trạng nợ đọng BHXH chưa thực sự nghiêm minh; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế, số cuộc thanh tra, kiểm tra còn ít so với số lượng các đại lý tổ chức phát triển tham gia BHXH tự nguyện. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan Việc triển khai thực hiện chính sách BHXH chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên hiệu quả chưa cao. Khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước chưa mang lại hiệu quả cao. BHXH tự nguyện thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời cho người tham gia. Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc các quy định liên quan đến BHXH tự nguyện chưa được chú trọng nhiều và thiếu hình thức phù hợp để tiếp cận đến các đối tượng phù hợp. Hồ sơ thủ tục đăng ký kê khai dành cho người tham gia chưa thuận lợi. Địa bàn tỉnh Kon Tum rộng lớn nhưng dân cư tập trung thưa thớt, tại nhiều vùng sâu, vùng xa trong. b. Nguyên nhân khách quan
  20. 18 Chính sách về BHXH tự nguyện là một chính sách lớn của đảng và nhà nước ta nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm, các văn bản ban hành chưa kịp thực hiện. Chế độ BHXH tự nguyện chưa thường xuyên được bổ sung sửa đổi, điều chỉnh theo quá trình thực tế phát sinh. Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện chưa cao. Mức đóng còn khá cao so với thu nhập của người dân. Trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP MARKETING DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum - Thực hiện tốt các chương trình BHXH cho toàn bộ tổ chức và cá nhân trên địa bàn. - Đẩy mạnh phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. - Đảm bảo các chế độ được giải quyết theo đúng Luật BHXH, BHYT. - Kiện toàn và phát triển năng lực hoạt động của BHXH tỉnh và các Huyện đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ. - Đầu tư nâng cấp hệ thống bảo hiểm xã hội đảm bảo các điều kiện tốt cho công tác - Phát triển mạnh chương trình BHXH tự nguyện cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2