Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh
lượt xem 3
download
Luận văn phân tích thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề đan đát trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN THỊ THÚY HUỲNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT TẠI TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN NAM TRÀ VINH, NĂM 2016
- TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh” nhằm đạt 03 mục tiêu chính sau: (1) Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh; (2) Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. Các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hiệu quả về mặt tài chính và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các làng nghề đan đát ở tỉnh Trà Vinh đã giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho làng nghề, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên quy mô làng nghề nhỏ hẹp, hoạt động chưa tập trung nên còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn lớn nhất mà các làng nghề đang gặp phải là mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, khó cạnh tranh, đầu ra sản phẩm không ổn định, nguồn nguyên liệu chưa được quy hoạch, tay nghề người lao động chưa cao, chủ yếu là học nghề lẫn nhau. Do đó, các cơ quan ban ngành cần tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Trong tương lai, làng nghề cần được quy hoạch theo hướng tập trung, cải cách các khâu trong chuỗi giá trị làng nghề bằng các giải pháp sau: - Về sản phẩm: Cần đa dạng hơn về mẫu mã, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm từ chất lượng nguyên liệu đến phương pháp đan. Tạo ra dòng sản phẩm đặc trưng gây ấn tượng. Khai thác các dòng sản phẩm nhỏ gọn, tiện ích và mang nét đẹp văn hóa vùng miền nhằm khai thác nhóm khách hàng là khách du lịch. - Về nguồn nguyên liệu: Cần quy hoạch vùng nuôi trồng nguyên liệu nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định. Xây dựng kho dự trữ, nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu như độ bền, màu sắc. -iii-
- - Về lao động: Chính quyền cần hỗ trợ các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề để đáp ứng được nhu cầu thực hành các mẫu mã sản phẩm mới yêu cầu kỹ thuật cao. - Về tiêu thụ: Cần tạo mối liên kết nhiều hơn nữa giữa doanh nghiệp và làng nghề. Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu như đơn giản hóa thủ tục, giảm thuế. Phát triển mô hình kết hợp làng nghề du lịch nhằm tạo thêm nguồn tiêu thụ cũng như phát triển dịch vụ du lịch cho vùng. -iv-
- ABSTRACT Research project " Solutions for improving business performance led village in Tra Vinh province " to achieve 03 main objectives : (1) Assessment of the status of business activities led village in Tra Bay; (2) Analysis of business and production activities of the village led in Tra Vinh province; (3) Propose some solutions primarily to enhance business performance led village in Tra Vinh province in the coming time . The method used in the subject include : describing statistical methods , methods of effective analysis of financial and SWOT matrix . The study results showed that the villages in the province of Tra Vinh led solved the problem of idle labor and income for the village , while contributing to poverty reduction locally. However small village scale , centralized operations should also not difficult . The biggest difficulties are encountered villages as models of products have not varied , hard competition, product output is not stable , the source material is not planning , skilled employees is not high , the essentially mutual apprenticeship . Therefore , the agencies are looking for solutions to remove difficulties to promote the development of the village . In the future, the village needs to be planned towards concentration, reform the stages of the value chain in the village following solutions : - About the product : It should be more diverse in design, research to improve the quality of products from quality ingredients to knitting method. Create specific product lines impress. Exploring the compact product line , utility and beauty than cultural regions to exploit customers are tourists . - On the source material : For cultivating regional planning materials to ensure stable supply of raw materials . Construction stocks , researching methods to improve the quality of raw materials such as durability, color . - On labor : The government should support training courses to upgrade their skills to meet the practical needs of new product designs require high technology. -v-
- - Consumption : It should create more linkages between enterprises and trade villages . Support businesses to market information , trade promotion and business policies to encourage exports as simplify procedures and reduce taxes . Development model tourism village combined to create more power consumption as well as the development of tourism for the region. -vi-
- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ...............................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... xi DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xii DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 4.2.1 Giới hạn của đề tài ........................................................................................... 3 4.2.2 Giới hạn về thời gian ....................................................................................... 3 4.2.3 Giới hạn về không gian ................................................................................... 3 5. Lược khảo tài liệu ......................................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9 6.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 9 6.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 11 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 11 -vii-
- PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG .........................................................12 1.1 Tổng quan về làng nghề ........................................................................................... 12 1.1.1 Một số khái niệm ............................................................................................... 12 1.1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng ......................................................................... 13 1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống 13 1.1.4 Làng nghề theo quy định của tỉnh Trà Vinh ................................................... 14 1.1.5 Đặc điểm của làng nghề .................................................................................... 16 1.1.6 Vai trò của làng nghề ........................................................................................ 17 1.1.6.1 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................................... 17 1.1.6.2 Giải quyết việc làm .................................................................................... 18 1.1.6.3 Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do ............................................................................................................... 19 1.1.6.4 Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc ................................................................. 20 1.1.7 Các tiêu chí phát triển làng nghề ..................................................................... 20 1.1.7.1 Phát triển làng nghề về kinh tế ................................................................. 20 1.1.7.2 Phát triển làng nghề về xã hội .................................................................. 22 1.1.7.3 Phát triển làng nghề về môi trường .......................................................... 22 1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề .............................. 23 1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh ................................................................................... 29 1.2.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 29 1.2.2 Đặc điểm và kết quả cơ bản hoạt động kinh doanh ....................................... 30 1.2.2.1 Đặc điểm cơ bản hoạt động kinh doanh là .............................................. 30 1.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 30 1.2.3 Vai trò của việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh .......................................................................................................... 31 1.2.3.1 Vai trò của việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ...................... 31 1.2.3.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh ........................................... 31 1.2.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ................................................. 31 -viii-
- 1.2.5 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................. 32 1.2.6 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ..................................... 33 1.3 Một số thách thức đối với làng nghề hiện nay ...................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT TẠI TỈNH TRÀ VINH ...............................................39 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ........................................................................ 39 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 39 2.1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 39 2.1.1.2 Địa hình ....................................................................................................... 39 2.1.1.3 Sông ngòi và khí hậu .................................................................................. 40 2.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................. 40 2.1.2.2 Văn hóa ........................................................................................................ 41 2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội.................................................................................... 42 2.1.2.1 Dân số-lao động .......................................................................................... 42 2.1.2.2 Tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh giai đoạn 2012-2015 ....................... 43 2.2 Giới thiệu các làng nghề tại tỉnh ............................................................................. 47 2.2.1 Làng nghề đan đát-tiểu thủ công nghiệp xã Đại An huyện Trà Cú ............. 48 2.2.2 Làng nghề đan đát-thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa huyện Châu Thành . 49 2.3 Thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh .. 50 2.3.1 Lý do tham gia làng nghề ................................................................................. 50 2.3.2 Quy mô làng nghề.............................................................................................. 51 2.3.3 Sản phẩm làng nghề .......................................................................................... 54 2.3.4 Lao động làng nghề ........................................................................................... 56 2.3.5 Nguồn nguyên liệu ............................................................................................ 60 2.3.6 Thị trường tiêu thụ ............................................................................................. 61 2.3.7 Hỗ trợ địa phương.............................................................................................. 62 2.3.8 Ý định làng nghề ................................................................................................ 64 2.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh .. 65 2.4.1 Các chỉ số tài chính............................................................................................ 65 -ix-
- 2.4.2 Thu nhập và cơ cấu thu nhập............................................................................ 66 2.4.3 Giá trị văn hóa của làng nghề ........................................................................... 67 2.4.4 Kết quả kinh tế-xã hội ....................................................................................... 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT TẠI TỈNH TRÀ VINH ...................72 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................................ 72 3.1.1 Những điểm mạnh ............................................................................................. 72 3.1.2 Những điểm yếu ................................................................................................. 72 3.1.3 Các cơ hội ........................................................................................................... 72 3.1.4 Các thách thức .................................................................................................... 73 3.2 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh trà vinh ...................................................................................................................... 77 3.2.1 Tập trung quy hoạch lại các ngành nghề truyền thống theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả ...................................................................................................... 77 3.2.2 Quy hoạch gắn với xây dựng vùng nguyên liệu ổn định .............................. 77 3.2.3 Các giải pháp về thị trường .............................................................................. 77 3.2.4 Xây dựng tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề ......... 78 3.2.5 Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch ........ 78 3.2.6 Tăng cường phát huy, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề .. 79 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHỤ LỤC .................................................................................................................86 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH (Dành cho hộ dân tham gia làng nghề) ........................................ 86 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH (Dành cho nhà quản lý) ................................................................. 94 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH (Dành cho hộ dân sống xung quanh làng nghề) ......................... 97 -x-
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long SWOT : Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ UBND : Ủy ban Nhân dân USD : Đô la Mỹ TP : Thành phố HĐND : Hội đồng Nhân dân -xi-
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1 Số mẫu điều tra tại các làng nghề tỉnh Trà Vinh 10 Bảng 2.1 Làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh 48 Bảng 2.2 Lý do các hộ tham gia làng nghề 50 Bảng 2.3 Lý do các hộ không tham gia làng nghề 51 Bảng 2.4 Thông tin của làng nghề 51 Bảng 2.5 Các nguồn thu nhập của hộ kiêm làng nghề 52 Bảng 2.6 Số lượng sản phẩm các hộ làng nghề 54 Bảng 2.7 Số lượng lao động tham gia làng nghề tại các thời điểm 57 Bảng 2.8 Trình độ và kỹ năng nghề các lao động tham gia làng nghề 57 Bảng 2.9 Thu nhập bình quân mỗi lao động tham gia làng nghề 59 Bảng 2.10 Ý định của người lao động làng nghề 64 Bảng 2.11 Các chỉ số tài chính làng nghề 65 Bảng 2.12 Các chỉ số thu nhập và cơ cấu thu nhập làng nghề 66 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT 74 -xii-
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1 Quy mô của làng nghề 53 Hình 2.2 Chất lượng sản phẩm làng nghề 55 Hình 2.3 Mẫu mã sản phẩm làng nghề 55 Hình 2.4 Các kênh đào tạo lao động tham gia làng nghề 58 Hình 2.5 Kinh nghiệm các hộ tham gia làng nghề 59 Hình 2.6 Mức độ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho làng nghề 60 Hình 2.7 Cơ cấu hỗ trợ từ địa phương của làng nghề 63 Hình 2.8 Các hình thức hỗ trợ làng nghề của địa phương 63 -xiii-
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm gần 80% dân số cả nước, trong xu thế hội nhập kinh tế, khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả tương đối khả quan như: đã giải quyết được cơ bản nhu cầu lương thực, thực phẩm, thu nhập của dân cư ở khu vực nông thôn tăng lên, đời sống văn hoá xã hội được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là đối với các địa phương đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội. Hiện nay, nước ta có khoảng gần 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm ngành nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá. Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh Trà Vinh cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng quy mô và đa dạng ngành nghề. Các sản phẩm của các làng nghề ở tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú như đan thúng rổ, rá, cần xé, mê bồ, nia và nhiều mặc hàng thủ công mỹ nghệ khác. Đồng thời, nhiều làng nghề mới được xuất hiện và phát triển mạnh như đan thảm lục bình, sản phẩm từ dây nhựa để phục vụ xuất khẩu, mang nét đặc trưng tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã hội, việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ, việc đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức quảng cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở tỉnh còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra nước ngoài. Tuy đã có một số luận văn nghiên cứu về đề tài này như luận văn của tác giả “Phan Hoàng Ân năm 2008 với đề tài thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề đan đát truyền thống tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”, “Hoàng Ngọc Hoà, 2003 Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”… chỉ đưa ra được một số giải pháp trước mắt nhưng -1-
- chưa giải quyết được lâu dài trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. Để giải quyết vấn đề đó, tôi chọn đề tài:"Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh" làm luận văn Thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề đan đát trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên thì đề tài cần phải nghiên cứu: - Những lợi ích mà làng nghề đan đát mang lại cho người dân. - Tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Đưa ra giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. -2-
- - Đối tượng khảo sát là hộ dân hoạt động làng nghề đan đát tại 02 huyện Châu Thành và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Thời gian từ năm 2013-2015. 4.2.1 Giới hạn của đề tài - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Dựa trên cơ sở số liệu điều tra sơ cấp và thứ cấp để phân tích làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. - Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh, để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh làng nghề đan đát tại tỉnh Trà Vinh. 4.2.2 Giới hạn về thời gian - Dữ liệu thứ cấp về làng nghề đan đát được thu thập từ năm 2013-2015. - Dữ liệu sơ cấp về làng nghề đan đát chủ yếu điều tra trực tiếp năm 2015. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. 4.2.3 Giới hạn về không gian Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, ngoài nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập tại địa phương, đề tài còn sử dụng các thông tin có liên quan trong và ngoài nước. Số liệu thứ cấp về làng nghề đan đát luôn có sự biến động theo thời gian trong nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh chủ yếu lấy từ báo cáo của Sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh Trà Vinh và Trung tâm dạy nghề-giáo dục thường xuyên của huyện. -3-
- 5. Lược khảo tài liệu - Trần Văn Chử và cộng sự (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2004-2005, “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài đã phân tích một cách tổng quát về các làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng cụ thể ở 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định, qua đó làm rõ vị trí, vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Đánh giá tiềm năng, xu hướng phát triển và thực trạng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nhận thấy được những khó khăn vướng mắc về thị trường của làng nghề. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. - Hoàng Văn Châu (2006), đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”. Đề tài đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng bắc bộ, phân tích cả những mặt được và chưa được, Đồng thời, trình bày rõ quan điểm và mục tiêu phát triển làng nghề du lịch trong những năm tới để đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc biệt đề tài đã đề xuất phương án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề. - Nguyễn Lan Duyên (2014), Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh-Đại học An Giang, “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang”. Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ được chọn ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ. -4-
- - Phan Hồng Hạnh (2015), “Giải pháp phát triển làng nghề đan thảm lục bình tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hồi quy tuyến tính, phân tích ma trận SWOT. Nội dung nghiên cứu đánh giá thực trạng làng nghề đan thảm lục bình tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề và định hướng phát triển cho làng nghề để sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trường. - Hà Mạnh Hùng (2008), “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. - Hoàng Ngọc Hoà (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp so sánh, mô tả, phương pháp hồi qui tuyến tính. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng tồn tại và phát triển của các làng nghề (sản phẩm, công cụ, dụng cụ, nguồn nguyên vật liệu, doanh thu, lợi nhuận,…). để từ đó tìm ra các giải pháp pháp triển làng nghề, những nguyên nhân kìm hảm sự phát triển , đưa làng nghề ngày càng phát triển trong tiến trình hội nhập. - Võ Cao Thị Mộng Hoài (2011), Luận văn thạc sĩ “Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”, đề tài nghiên cứu thực trạng các làng nghề huyện Phù Cát dưới góc độ phân tích về mặt lượng và mặt chất. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá mặt lượng và sử dụng các chỉ số tìa chính để đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các làng nghề ở huyện Phù Cát còn ít về số lượng và quy mô nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình, chât lượng lao động chưa đồng đều. Qua đó, tác giả đề ra giải pháp nhằm định hướng phát triển các làng nghề. - Mai Văn Nam và Đinh Công Thành (2011), Đại học Cần Thơ, “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí khoa -5-
- học, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy hoạt động sản xuất của các làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh. Kết quả phân tích phân biệt cũng cho thấy tính chất hộ (hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất làng nghề (làng nghề đã công nhận hay chưa) là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ tham gia làng nghề. Đồng thời, kết quả mô hình hồi quy cho thấy tính chất hộ, số lao động tham gia sản xuất và vốn lưu động là 03 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Qua đó, nghiên cứu đã trình bày một số giải pháp cơ bản và các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. - Phạm Lê Hồng Nhung, (2008). “Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề đan đát truyền thống tại huyện Hồng Dân- Tỉnh Bạc Liêu”. Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hồi quy tuyến tính, phân tích ma trân Swot. Nội dung nghiên cứu: đánh giá thực trạng của làng nghề đan đát truyền thống. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề truyền thống và định hướng phát triển cho làng nghề để sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trường. - Bùi Văn Tiến, (2008) “Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế,phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Hùng (2011), Đại học Cần Thơ, “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên-Đồng Tháp”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên-Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ở làng -6-
- nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội. Kết quả phân tích phân biệt cho thấy tính chất hoạt động, số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và số lượng mặt hàng là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy số lao động tham gia sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động (hộ dệt máy hay dệt tay) là ba nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã nêu lên một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong thời gian tới. - Trần Thị Lệ Mỹ, Nguyễn Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thị Minh Khánh (2012), Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, “Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung bộ trong giai đoạn 2000- 2010”. Nghiên cứu tập trung phân tích đặc điểm về thu nhập của các hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn 200-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung bộ có sự cải tiến đáng kể và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khoảng cách về thu nhập của các nhóm hộ đang có xu hướng gia tăng do sự tác động của nhóm các yếu tố nhân khẩu và kinh tế. Kết quả phân tích cũng cho thấy mức độ đáp ứng của thu nhập đối với chỉ tiêu của các hộ gia đình. Từ các hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng (2011), UBND Thành Phố Đà Nẵng (2011), UBND Thành phố Đà Nẵng, “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quãng Ngãi”. Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và Thành phố Quãng Ngãi qua đó đề ra giải pháp pháp triển từng làng nghề và chọn 2 làng nghề mục tiêu của tỉnh. Nội dung nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về nghề, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới; những tiêu chí phân loại nghề/làng nghề, làng nghề truyền thống; chuỗi giá trị làng nghề; quyết định và tiêu chí phát triển làng nghề, vai trò của việc phát triển làng nghề và làng nghề nói chung trong phát triển kinh tế-xã hội. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một -7-
- số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quãng Ngãi. Phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi. Đồng thời, tập trung điều tra khảo sát và đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá sự phát triển của 30 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quãng Ngãi. Từ đó, phân loại và lựa chọn 10 làng nghề để nghiên cứu sâu trong giai đoạn tiếp theo. Trình bày các cơ sở quan trọng đề xuất các quan điểm mục tiêu định hướng phát triển, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển đồng bộ, khả thi nhằm phát triển 10 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quãng Ngãi. Lựa chọn 2 làng nghề tiêu biểu, có nhiều tiềm năng phát triển để xây dựng đề án phát triển. Đánh giá tài liệu lược khảo: Kết quả nghiên cứu: Các nghiên cứu nêu trên nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của các làng nghề, nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề, mô tả chi tiết về làng nghề bao gồm lịch sử hình thành, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng, là cơ sở lý thuyết hữu hiệu để tìm hiểu về làng nghề. Môi trường là yếu tố cần quan tâm của các làng nghề, đề tài đã nêu bật được vai trò của môi trường. Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mới phát triển làng nghề theo hướng an toàn và bảo đảm sức khỏe, có những ý kiến mới về quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, cung cấp góc nhìn mới về thị trường tiểu thủ công nghiệp, phát triển thị trường tiêu thụ, chiến lược phân phối và quảng bá thương hiệu được quan tâm, là bước khơi gợi ý tưởng về kết hợp làng nghề với du lịch, có cách nhìn khái quát về cơ cấu thu nhập nông hộ, tác giả đã xây dựng thành công mô hình các nhân tố tác động đến thu nhập, giúp nhà quản lý địa phương học hỏi để đưa ra giải pháp tăng thu nhập nông hộ. Chưa nghiên cứu: Các nghiên cứu dừng lại ở lý luận và đưa ra các giải pháp chung chung về phát triển làng nghề, chưa nghiên cứu sâu vào một ngành nghề cụ thể để đưa ra giải pháp cụ thể cho từng ngành đó và chưa có nghiên cứu về nâng cao thu nhập làng nghề. Kết luận: Mỗi nghiên cứu đều có góc độ nhìn nhận và phương thức đánh giá các làng nghề khác nhau. Nhìn chung các đề tài có những đặc điểm sau: -8-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 118 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn