intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Tiên phong – Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại TPBank với một số ngân hàng khác thông qua việc so sánh các tiện ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại. Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để TPBank cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Tiên phong – Chi nhánh Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ HUY HOÀNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.02 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. Võ Quang Trí Phản biện 1: TS. Đoàn Gia Dũng Phản biện 2: TS. Bùi Ngọc Như Nguyệt Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 01 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thết của đề tài Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động đến hầu hết các hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội.Trong những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, dịch vụ ngân hàng điện tử đang ngày càng phát triển dựa trên nền tảng của Công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thuận tiện, an toàn, chính xác.Một công cụ công nghệ nổi bật hiện nay đó là Mã phản hồi nhanh, thường được viết tắt là Mã QR. Tại thị trường Đà Nẵng hiện nay thì có thể nói TPBank cũng là một trong số ít ngân hàng có sử dụng hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên cũng còn khá nhiều khó khăn khi cơ sở hạ tầng còn chưa theo kịp với công nghệ, một số dịch vụ còn mới nên cũng gây khá nhiều khó khăn cho người mới sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy học viên quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Tiên phong – Chi nhánh Đà Nẵng” để tìm ra giải pháp hoàn thiện cho TPBank có thể cạnh tranh trên thị trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  4. 2 - Khảo sát những dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện có của TPBank liệt kê các đặc tính nổi trội của các dịch vụ thương mại điện tử của TPBank - Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại TPBank với một số ngân hàng khác thông qua việc so sánh các tiện ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để TPBankcạnh tranh với các ngân hàng khác. 3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – CN Đà Nẵng - Thời gian: Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018. - Nội dung: Dịch vụ Ngân hàng điện tử triển khai tại TPBank 4. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triểu dịch vụ ngân hàng điện tử hướng tới phục vụ nhóm đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Đà Nẵng 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thống kê, so sánh 6. Ý nghĩa nghiên cứu - Đóng góp về mặt thực tiễn: Đưa ra các điểm thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện
  5. 3 tử từ đó đề xuất giải pháp giúp đơn vị phát triển và cạnh tranh trên thị trường. 7. Tổng quan tài liệu 7.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết về dịch vụ Ngân hàng điện tử Để có được kiến thức nền tảng và cơ sở hình thành nên phần cơ sở pháp lý và lý luận cho đề tài, tác giả đã tham khảo, tổng hợp, đúc kết và kế thừa từ một số tài liệu của các tác giả sau - Cơ sở pháp lý: Luật giao dịch điện tử 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định 175/QĐ- TTg ngày 27/01/2011 ”Phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ. - Lý thuyết về Ngân hàng: Tài liệu “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, của tác giả TS. Nguyễn Minh Kiều và tài liệu Quản lý rủi ro đối với hoạt động Ngân hàng điện tử, Số chuyên đề, 18/11/2005 của Vũ Lê Quỳnh Dao, Nguyễn Thị Hiền Chi. Nhận diện rủi ro đối với nghiệp vụ Ngân hàng điện tử và tiền điện tử, 2009 của Thạc sỹ Lê Văn Ninh. 7.2 Tổng quan thực tiễn về dịch vụ Ngân hàng điện tử Luận văn sử dụng một số kết quả nghiên cứu dưới đây để làm nền tảng lý luận và minh chứng cho những nhận định được sẽ được trình bày trong luận văn. Cụ thể như sau
  6. 4 - Phạm Thu Hương, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại Học Ngoại Thương: Luận văn trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Phạm Thị Mai, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank).Trong luận văn này tác giả đã cho rằng vai trò của dịch vụ NHĐT dưới góc độ ngân hàng việc phát triển dịch vụ NHĐT “sẽ giúp quá trình chu chuyển vốn nhanh hơn cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, do đó luồng tiền chảy vào ngân hàng sẽ tăng và tác động tới cơ cấu lưu thông trong nền kinh tế” - Giải pháp Marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đăk Lăk của Ngô Minh Quang cho tác giả thấy được sự ảnh hưởng của Marketing đến dịch vụ ngân hàng điện tử, các phân khúc khách hàng là khác nhau. - Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng của Trần Thị Phương Trang tại Đại Học Đà Nẵng năm 2010 giúp tác giả có một cái nhìn về đối thủ cạnh tranh trên thị trường về dịch vụ ngân hàng điện tử từ đó có thể giúp tác giả đưa ra nhận định, giải pháp cho đối tượng đề tài mà tác giả đang thực hiện
  7. 5 - Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình giúp tác giả nhận thấy được sự ảnh hưởng của Ngân hàng điện tử đến rất nhiều sản phẩm của Ngân hàng hiện tại. 8. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Một số phương pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân Hàng TMCP Tiên Phong- Chi Nhánh Đà Nẵng
  8. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. CÁC KHÁI NIỆM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1 Ngân hàng điện tử là gì? Thương mại điện tử: là một yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, hay là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. NHĐT, tên tiếng Anh là Electronic Banking, viết tắt là E- Banking NHĐT, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất, đó là “sự kết hợp hoạt động Ngân hàng với Internet – là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng điện tử được hiểu là mô hình dịch vụ ngân hàng cho phép khách hàng truy nhập từ xa đến ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng, sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới 1.1.2Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại hình dịch vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và viễn thông
  9. 7 hiện đại, cho phép khách hàng giao dịch không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc bên trung gian nào khác. Bối cảnh thị trường Ebanking Việt nam 1.1.3 Giới thiệu về Mã QR Code Bản chất của mã QR (QR Code - viết tắt của Quick Response Code) là một ma trận, nó được phát triển và sử dụng chủ yếu dưới dạng là một biểu tượng và dễ dàng được giải mã bởi thiết bị quét. 1.1.4 Ứng dụng QR code trong dịch vụ ngân hàng trực tuyến 1.2 CÁC LOẠI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Trong những năm gần đây, Ngân hàng điện tử ở nhiều nước trên thế giới và khu vực ngày càng phát triển phổ biến, đa dạng về tiện ích- dịch vụ. Nhìn chung có một số dịch vụ chủ yếu sau: a. Call centre b. Phone Banking c. Mobile Banking d. Home Banking (Ngân hàng tại nhà) e. Internet Banking f. Kiosk Banking g. Thẻ ngân hàng (Bank Card hoặc Bank Pas)  Phân loại theo phạm vi sử dụng: Thẻ nội địa và thẻ quốctế.
  10. 8  Phân loại theo hạn mức giao dịch, hạn mức tín dụng: Thẻ chuẩn, thẻ vàng, Thẻ bạchkim.  Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ khắc chữ nổi (embossed card), thẻ băng từ (magnetic stripe), thẻ thông minh (smart card, chipcard).  Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ: Thẻ do các ngân hàng phát hành,Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng pháthành.  Phân loại theo chủ thẻ: Thẻ cá nhân, thẻ côngty.Thẻ cá nhân: là thẻ được ngân hàng phát hành mang tên của cá nhân chủ tài khoản (hoặc chủ thẻ phụ) sở hữu, sử dụng và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng thẻ 1.2.1. Đặc điểm dịch vụ Ngân hàng điện tử a. Có hàm lượng công nghệ cao b.Xử lý nhanh, chính xác c. Mở rộng phạm vi, tăng tính cạnh tranh 1.2.2. Cấu trúc của các dịch vụ Ngân hàng Các chuyên gia Ngân hàng cho rằng, dịch vụ Ngân hàng có thể được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tăng thêm giá trị cho khách hàng và được dùng để tạo sự khác biệt so của từng dịch vụ và nhãn hiệu khác của các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các cấp độ này mà các Ngân hàng sẽ tiến hành các hoạt động marketing khác nhau để khai thác hiệu quả những tiện ích dịch vụ Ngân hàng điện tử của mình.
  11. 9 1.3. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.3.1. Đối với ngân hàng Nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần của ngân hàng. Chuẩn hóa chất lượng phục vụ khách hàng, giảm thiểu sai sót do con người gây ra Tiếp cận và truyền tải những tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử đến nhanh với khách hàng hơn Tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Giảm chi phí nguồn nhân lực, đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng Giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt, quản lý thanh khoản tốt hơn Mở rộng quy mô dịch vụ -Phát triển, đa dạng hóa chủng loại tiện ích dịch vụ: Hoàn thiện những tiện ích cung cấp hiện có, gia tăng thêm các tiện ích mới tương đối, phát triển những tiện ích mang lại hiệu quả kinh doanh tốt và chỉ duy trì hoạt động các tiện ích dịch vụ không sinh lời - Nâng cao chất lượng dịch vụ - Tăng thị phần - Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro: Kiểm soát rủi ro phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.3.2 Đối với khách hàng Khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích, tiện ích từ việc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử do tiết kiệm được thời
  12. 10 gian và thực hiện giao dịch thuận tiện hơn. Các cá nhân khi sử dụng dịch vụ sẽ là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng dịch vụ này 1.4. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.4.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.4.1.1 Tiêu chí về số lượng a) Số lượng các tiện íchcung cấp trong một dịch vụ NHĐT b) Số lượng khách hàng sử dụng c) Doanh số giao dịch dịch vụ Ngân hàng điện tử 1.3.1.2 Chỉ tiêu định tính a) Sự thuận tiện Sự thuận tiện thể hiện ở việc khách hàng dễ dàng truy nhập, truy xuất vào tài khoản của mình; tốc độ thực hiện giao dịch nhanh chóng; giao diện dịch vụ gần gủi, dễ hiểu, dễ sử dụng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi giao dịch; khả năng cung cấp các thông tin về các dịch vụ sản của ngân hàng b) Khả năng đáp ứng Tiêu chí nàyđánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng, khả năng chăm sóc, hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của ngân hàng. c) Bảo mật và an ninh hệ thống Các dịch vụ NHĐT được cung cấp thông qua hệ thống giao dịch điện tử nên luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro mất an
  13. 11 ninh hệ thống, có thể gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng. Tổng kết chương 1
  14. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG Đôi nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Đà Nẵng. Được TPBank – CN Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 910/2009/QĐ-TPB.BĐH ngày 09/09/2009 của Ban điều hành Ngân hàng TMCP Tiên Phong Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc PhòngKhách PhòngKhách Phòngvận Phòng Kế hàng DN hàng cánhân hành toán Đối tượng khách hàng hiện tại của TPBank - Khách hàng bao gồm là cá thể và các tổ chức, doanh nghiệp có pháp nhân và đăng ký kinh doah ngành nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm
  15. 13 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Môi trường vĩ mô 1.4.2.1. Môi trường kinh tế Nội lực nền kinh tế: Khả năng tăng trưởng của vùng, các chỉ tiêu kinh tế vùng được thể hiên qua các chỉ số GDP, dự trữ ngoại hối, khả năng cung ứng việc làm, trình độ lao động đáp ứng được mức độ phát triển kinh tế vùng, địa bàn Sức hút của nền kinh tế: Thể hiện qua thủ tục hành chính nhanh gọn, chính xác, các ưu đãi cũng như đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, các hợp đồng kinh tế xuyên quốc gia góp phần gia tăng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho nền kinh tế, gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu. 1.4.2.2. Môi trường pháp lý Chính trị: Chế độ chính trị ổn định sẽ là tiền đề thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài và thị trường Việt Nam từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi
  16. 14 ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân hàng Pháp luật:Pháp luật là công cụ điều chỉnh hành vi, mức độ giám sát quản lý của bộ máy chính quyền một quốc gia trong một vùng lãnh thổ nhất định. 1.4.2.3 Môi trường công nghệ Năm 2017 chứng kiến sự ra mắt của mạng di động 4G, sự phát triển nhanh chóng về tốc độ mạng di động này càng khiến cho dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng sôi động hơn. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO chính vì vậy thành tựu khoa học của thế giới cũng được Việt Nam đón nhận và tiếp thu áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất vào ngành Ngân hàng 1.4.2.4 Môi trường xã hội Tại Việt Nam, tỷ lệ người tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh của người Việt lên tới 72% và có tới 68% người nói rằng họ lên mạng bằng điện thoại thông minh hơn là máy tính b. Môi trường vi mô - Nguồn lực tài chính - Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT - Cơ sở vật chất kỹ thuật - Chất lượng nguồn nhân lực. - Hoạt động Marketing. - Tính đáng tin cậy của dịch vụ, hệ thống bảo mật
  17. 15 - Đối thủ cạnh tranh 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank Về Huy động vốn: Tình hình huy động vốn qua các năm từ 2015 đến 2017 Hoạt động tín dụng:Tình hình huy động vốn qua các năm từ 2015 đến 2017 Bảng phân loại dư nợ theo kỳ hạn của TPBank, 2015 –2017 (Đơn vị: triệu đồng) Phân theo 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 kỳ hạn Ngắn hạn 15.196.727 17.905.580 18.703.802 Trung hạn 7.347.755 16.159.684 21.098.417 Dài hạn 5.695.840 13.260.518 24.205.029 Tổng cộng 28.240.322 47.325.782 64.007.248 Về hoạt động ngân hàng đại lý: Tính đến ngày 31/12/2017 TPBank có quan hệ đại lý với hơn 150 chi nhánh ngân hàng tại trên thế giới. Mạng lưới chi nhánh: Tính đến thời điểm 31/12/2017, Mạng lưới của TPBank hầu hết tập trung tại những địa bàn có nền kinh tế phát triển đầu ngành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…..số lượng chi nhánh hiện tại của TPBank là 30, trụ sở chính được đặt tại thành phố Hà Nộivà có 34 phòng giao dịch trên toàn quốc.
  18. 16 Quy mô nguồn vốn: Vốn điều lệ của TPBank ở mức trung bình so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên thị trường. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Tỷ lệ an toàn vốn CAR đã ở mức trên 9%, cao hơn mức tối thiểu được NHNN yêu cầu. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank (Đơn vị: Triệuđồng) Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 % thay đổi Tổng giá trị 105.782.009 124.118.747 17% tài sản Vốn chủ sở 5.681.486 6.676.717 11% hữu Tổng thu 2.308.865 3.609.726 56% nhập hoạt động (TOI) Lợi nhuận 706.554 1.205.711 71% trước thuế %LNTT/TOI 30,60% 33,40% 9% Lợi nhuận 565.211 963.609 70% sau thuế %LNST/TOI 24,48% 26,69% 9% Tỷ lệ LNST 10,79% 15,59% 45% trên VCSH bình quân
  19. 17 2.2.2Mức độ cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử của TPBank tại Đà Nẵng 2.2.2.1 Dịch vụ thẻ a, Thẻ tín dụng do TPBank phát hành mang các thương hiệu sau: Visa TPBank và thẻ Master b, Thẻ ghi nợ nội địa: thẻ ghi nội địa do TPBank phát hành dành cho khách hàng chỉ nhằm mục đích thanh toán và tiêu dùng trong nước. c, Thẻ ghị nợ quốc tế mang thương hiệu Visa Debit và Master Debit: cho phép khách hàng cá nhân là chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư có trong tài khoản thẻ mở tại. d. Ứng dụng công nghệ mới TPBank là ngân hàng đầu tiền trên thị trường 2.2.3. Bảng thống kê các tiện ích dịch vụ ngân hàng điện tử. So sánh các tiên ích cơ bản của TPBank so với một số Ngân hàng lớn trên địa bàn để thấy được khả năng đáp ứng tốt dịch vụ của TPBank. 2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TPBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.3.1. Đối với Ngân hàng a. Thuận lợi TPBank đã biết cách khai thác triệt để cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng trên thị trường, tận dụng nguồn nhân lực tử các
  20. 18 cổ đông lớn của công ty đó cũng chính là nguồn khách hàng của TPBank. b. Khó khăn Thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt rất khó để thay đổi nhất. Tình trạng lừa đảo, giả danh cán bộ ngân hàng nhằm đánh cắp thông tin thông qua các ứng dụng điện tử ngày càng tinh vivà nguy hiểm hơn. 2.3.2. Đối với khách hàng a. Tiện ích Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí của chính mình để thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. b. Khó khăn Khách hàng cần phải có sự làm quen với nhiều tiện ích mới và dễ bị gặp phiền toái nếu không nhanh nhạy về công nghệ mới Tổng kết chương 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2