intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hồi nợ chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Nguathienthan Nguathienthan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án để xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hồi nợ từ hoạt động cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hồi nợ chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN SỸ TUÂN GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN SỸ TUÂN GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG THẢN XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG THẢN PGS.TS. TRẦN ANH TÀI HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan bản Luận văn Giải pháp thu hồi nợ chương trình tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ tài liệu hay công trình nghiên cứu nào.
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản – Người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học thạc sĩ, Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương, Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Sau đại học, Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã truyền đạt các kiến thức bổ ích, đồng thời có những góp ý quý báu về những thiếu sót, hạn chế của Luận văn, giúp tác giả nhận ra những vấn đề cần khắc phục để Luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin giá trị, đóng góp một phần quan trọng để tác giả hoàn thành Luận văn. Xin được trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu nội dung của Luận văn.
  5. PHẦN TÓM TẮT Trong bối cảnh Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Một trong những chính sách quan trọng đó là chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. NHCSXH nói chung và NHCSXH TP Hà Nội nói riêng đã triển khai cho vay chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đạt được những kết quả nhất định. Trong đó công tác thu hồi nợ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự bền vững của chương trình. Vì vậy, luận văn trên cơ sở tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực tiễn đối với đề tài, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng và phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng công tác thu hồi nợ chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy công tác thu hồi nợ tại NHCSXH TP Hà Nội vẫn nhiều tồn tại, hạn chế. Để cải thiện những tồn tại, hạn chế này tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành, đoàn thể, NHCSXH Việt Nam nhằm thực hiện tốt công tác thu hồi nợ chương trình tín dụng HSSV trong giai đoạn 2016-2020.
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 HĐQT Hội đồng quản trị 3 HSSV Học sinh sinh viên 4 KTXH Kinh tế xã hội 5 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 6 NHTM Ngân hàng Thương mại 7 PGD Phòng giao dịch 8 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn 9 TP Thành phố 10 UBND Uỷ ban nhân dân
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Một trong những chính sách quan trọng đó là chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình tín dụng chính này triển khai được 8 năm nhưng đã trở thành một chương trình có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhiều gia đình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và của cộng đồng xã hội. Trong 8 năm qua chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã triển khai đến các tỉnh, thành, vùng miền trên cả nước mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt với địa bàn Thành phố (TP) Hà Nội việc triển khai tốt chương trình cho vay HSSV đã giúp cho 116 ngàn hộ gia đình được vay vốn với số tiền 1.568 tỷ đồng cho trên 130 ngàn HSSV đi học. Để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình này trong thời gian tới trên địa bàn Thủ đô cần phải đảm bảo có đủ nguồn lực vì chương trình có thời hạn cho vay dài, dư nợ bình quân lớn và chương trình sẽ chỉ bền vững, phát huy hiệu quả, khi nguồn vốn được đáp ứng kịp thời, sử dụng đúng mục đích và đặc biệt là đồng vốn phải được thu hồi, hạn chế thấp nhất rủi ro, thất thoát vốn. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện công tác thu hồi nợ tốt trong thời gian tới nhằm phát huy hiệu quả quay vòng vốn của chương trình HSSV, tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay đối với các thế hệ HSSV tiếp theo. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài luận văn: “Giải pháp thu hồi nợ chương trình tín dụng Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội”. Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác thu hồi nợ
  8. chương trình tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Để xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nhưng vấn đề cơ bản về NHCSXH và hoạt động cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH. - Đánh giá thực trạng công tác cho vay HSSV và công tác thu hồi nợ Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH TP Hà Nội, tìm ra những hạn chế trong công tác thu hồi nợ và nguyên nhân. - Để xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 – 2015. - Phạm vi nội dung: Hoạt động thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội. 4. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH. - Đánh giá được thực trạng công tác thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015. - Tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác thu hồi nợ từ hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH trong thời gian tới.
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Lê Thanh Bình, 214. Giải pháp quản trị cho vay dự án giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Giao thông vận tải. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên.Hà Nội. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2012.Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên.Hà Nội. 4. Bộ môn Kinh tế - chính trị, 1993. Lịch sử các học thuyết kinh tế. Hà Nội: NXB Giáo dục. 5. Chính phủ, 2002.Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.Hà Nội. 6. Phan Thị Thu Hà, 2004. Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ. Hà Nội: NXB Thống Kê. 7. Lê Thị Minh Hải, 2013. Nâng cao hiệu quả cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính. 8. Hà Thị Hạnh, 2004.Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 9. Đỗ Thanh Hiền, 2007. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Ngân hàng. 10. Nguyễn Trung Hiếu, 2007. Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
  10. 11. Ngân hàng Chính sách xã hội. Báo cáo Kết quả Hoạt động năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, quý 2 năm 2015. Hà Nội 12. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, quý 2 năm 2015. Hà Nội. 13. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, quý 2 năm 2015. Hà Nội. 14. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế hoạch – Tín dụng năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, quý 2 năm 2015. Hà Nội. 15. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2014. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chào xuân Giáp Ngọ. Hà Nội. Trang: 1 – 34 16. Đỗ Tất Ngọc, 2002. Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách. Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 17. Nhóm nghiên cứu, 2000. Mô hình Ngân hàng Chính sách và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 18. Hoàng Liên Sơn, 2008. Tín dụng cho người nghèo ở Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Trần Hữu Ý, 2010. Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Học viện Ngân hàng. Website 20. Linh An, 2014. Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên: Vẫn còn những khó khăn. . [Ngày truy cập: 22 tháng 3 năm 2015] 21. Quang Cảnh, 2013. Tín dụng HSSV: Biến nỗi lo thành niềm vui. . [Ngày truy cập: 16 tháng 02 năm 2015]
  11. 22. Phú Hà, 2012. Cho HSSV vay vốn, khó thu hồi nợ đến hạn..[Ngày truy cập: 24 tháng 11 năm 2014]. 23. Thúy Hà, 2015. Đã có hơn 3.2 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn ưu đãi. . [Ngày truy cập: 18 tháng 11 năm 2015] 24. Việt Hải, 2013. Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên: Sau 5 năm thự hiện.[Ngày truy cập: 16 tháng 02 năm 2015]. 25. Hiền Hòa, 2013. Hội nghị Tổng kết 5 năm tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg: Ghi nhận những thành công, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo lập nguồn vốn cho vay ổn định.. [Ngày truy cập: 10 tháng 09 năm 2014] 26. Ngân hàng Nhà nước, 2013.Tổng hợp các kiến nghị của cử tri về vấn đề tín dụng, chính sách, . [Ngày truy cập: 08 tháng 09 năm 2014] 27. PV, 2013. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. . [Ngày truy cập: 22 tháng 3 năm 2015]
  12. PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHO PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP 1. Anh/Chị có ý kiến đánh giá như thế nào về việc ra đời quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh sinh viên? 2. Việc triển khai cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg có thuận lợi, khó khăn gì? Thực trạng triển khai tại đơn vị như thế nào? 3. Anh/Chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của chương trình kể từ khi có quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ? 4. Thực trạng công tác thu hồi nợ chương trình học sinh sinh viên trong những năm qua thế nào? NHCSXH có gặp khó khăn gì trong công tác này? 5. Để thực hiện tốt việc thu hồi nợ chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Anh/Chị có giải pháp gì? Và để xuất gì với các cơ quan chức năng để thực hiện thu hồi tốt chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2