Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 4
download
Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nghèo của Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản, đồng bộ hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung trong giai đoạn từ nay tới năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM Mã học viên: C00875 GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh Hà Nội - 2018
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo là một thứ giặc trong ba giặc nguy hiểm nhất của buổi đầu giành được độc lập (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) và cần phải ưu tiên tiêu diệt. Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác giảm nghèo là cực kỳ quan trọng phải thực hiện triệt để. Đảng ta đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công cuộc giảm nghèo nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo như: xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo... Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây-nam của Tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên 62.177,06 ha; gồm 22 xã và 01 thị trấn; 285 khu dân cư; dân số trên 12 vạn người, có 02 xã vùng cao, 08 xã đặc biệt khó khăn (thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2) và 06 xã vùng CT 229; có 16 dân tộc cùng sinh sống (trong đó dân tộc Mường chiếm trên 54%, dân tộc Kinh chiếm 41% còn lại là dân tộc khác). Công tác giảm nghèo của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ tranh thủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, sự giúp đỡ của các ban, ngành của tỉnh và sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến 1
- năm 2017 còn trên 15,89%. Vì vậy việc nâng cao tính hiệu quả và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị của huyện trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững đã nói lên tầm quan trọng của việc giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, bản thân lựa chọn đề tài luận văn là “Giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, với mong muốn sẽ đóng góp cho huyện những giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Qua đó, góp phần nào đó giảm nhanh tỷ lệ nghèo và nâng cao đời sống cho bà con, nhân dân Thanh Sơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nêu rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nghèo của Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản, đồng bộ hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. - Nhằm mục tiêu trên, các nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảm nghèo bền vững. - Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giảm nghèo bền vững, có hiệu quả tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ từ nay tới năm 2020. 2
- 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về Công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu 2012 đến 2017; Thời gian phát sinh số liệu từ 2010 đến 2017. - Về nội dung, địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu hiện trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Thanh Sơn. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo và đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung giải đáp các câu hỏi sau: - Thực trạng giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn? - Những giải pháp gì được đề xuất nhằm góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn? 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lê nin làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu kinh tế; luận văn dựa vào các qui luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất 3
- giải pháp. Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau: - Phương pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp phân tích hệ thống: việc nghiên cứu vai trò Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước và của các huyện miền núi vùng cao. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: luận văn đã sử dụng các số liệu tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo trong từng giai đoạn cụ thể. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản về vai trò của Nhà nước và thực tế quản lý công tác xoá đói giảm nghèo, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý và thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Thực trạng này được đặt trong bối cảnh chung của cả nước và dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường. - Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Luận văn tiến hành nghiên cứu một vấn đề về XĐGN được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Tác giả sử dụng các số liệu của Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn, các báo cáo thường kỳ của Phòng lao động - Thương binh và xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội.. để phân tích đánh giá. 4
- 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững, từ đó nghiên cứu thực trạng nghèo và tình hình thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Thanh Sơn. Phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đưa ra các giải pháp trong thời gian tới nhằm hoàn thiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 Chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo bền vững Chương 2. Thực trạng giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú thọ Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững Nghèo là khái niệm có nội hàm rất rộng liên quan đế chất lượng đời sống con người và sự phát triển của con người. Trên thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về nghèo. Nghèo tuyệt đối, Nghèo tương đối: Nghèo đa chiều Giảm nghèo: 5
- Giảm nghèo bền vững: 1.1.2. Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam. 1.1.2.2. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 1.1.2.3. Giảm nghèo bền vững thông qua cải thiện về thu nhập 1.1.2.4 .Giảm nghèo bền vững thông qua mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về (y tế, giáo dục và điều kiện sống) - Về giáo dục-đào tạo: - Về y tế: - Điều kiện sống: 1.1.3. Đặc trưng của nghèo ở Miền núi 1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên mạnh là những trở ngại lớn cho việc phát triển thị trường, giao thông, thông tin, tiếp cận với chủ trương chính sách, KHKT v.v… 1.1.3.2. Dân cư, dân số 1.1.3.3. Sự suy thoái môi trường 1.1.3.4. Cơ sở hạ tầng 1.1.3.5. Học vấn 1.2. Nguyên nhân nghèo, các nhân tố ảnh hướng tới giảm nghèo và tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững ở miền núi 1.2.1. Nguyên nhân Sự thiếu hiểu biết: Sự thờ ơ: Sự thiếu trung thực: Sự phụ thuộc: 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tới giảm nghèo bền vững ở miền núi 6
- 1.2.3. Tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững 1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình 1.3.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh 1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về giảm nghèo bền vững CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Vị trí địa lý Địa hình Đất đai Thuận lợi: Khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế của huyện. Những khó khăn: Nắng gay gắt, mưa lớn, mưa nhiều gây khó khăn cho sản xuất và đi lại. Lũ lụt thường xảy ra do hệ thống thuỷ lợi, đê kè chưa ổn định gây hậu quả và thiệt hại về người và của đối với nhân dân huyện Thanh Sơn. 2.1.2. Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội Thanh Sơn là huyện có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã 7
- hội, lưu thông hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng với 3 tỉnh phía Bắc. Song do điều kiện địa hình phức tạp, nên việc cải tạo đất chống sói mòn do mưa lũ và lũ lụt đặc biệt là lũ ống hàng năm gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Tăng trưởng kinh tế Về sản xuất nông-lâm nghiệp Nhìn chung sản xuất nông lâm nghiệp đạt được bước chuyển biến khá rõ nét.. Bình quân lương thực quy thóc hàng năm tính theo đầu người không ngừng tăng lên. Số liệu bảng 2.1 biểu thị kết quả đó: Bảng 2.1. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người qua các năm. Tổng SLLT quy Năm BQLT/Người/năm. thóc (Tấn) 2012 28.027,0 280,0 2013 28.514,0 281,0 2014 32.962,2 320,6 2015 35.913,0 346,0 2016 37.125,0 355,0 2017 39.605,0 368,0 Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh xã hội huyện Thanh Sơn Về lâm nghiệp, trồng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng Diện tích đất rừng và rừng không ngừng được mở rộng. Công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng tương đối tốt. Số liệu thống kê bảng 2.2 cho thấy kết quả đó: 8
- Bảng 2.2. Số liệu về trồng và chăm sóc rừng Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 1.Chăm sóc Hécta 600 660 863 1.114 1.204 trồng rừng 2.Trồng cây 1.000c 350 350 400 400 450 phân tán ây 3.Trồng rừng Hécta 250 251 350 350 370 tập trung Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn Về chăn nuôi: Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá trị sản lượng hàng năm tăng từ 6,4% đến 10%/năm. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp là hướng quan trọng nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, tăng cường đầu tư chế biến sâu. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp khác như may mặc, gia công cơ khí tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ nhân dân. Về thương mại dịch vụ Về giáo dục Y tế Dân số và lao động Thanh Sơn là huyện có dân số vào loại ít của tỉnh, là huyện dân số tương đối ít, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm khoảng 2%, vượt chỉ tiêu tăng dân số do tỉnh đề ra, mật độ dân số trung bình từ 200 đến 350 người trên km2. Cụ thể: 9
- Bảng 2.3. Mật độ dân số qua các năm Năm Mật độ (người/km2) 2012 315 2013 325 2014 331 2015 338 2016 352 2017 359 Chất lượng của lực lượng lao động 2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. 2.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đối với giảm nghèo bền vững 2.2.1.1. Thuận lợi Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha. Phía Đông giáp huyện Ba Vì, TP. Hà Nội, phía Đông Bắc giáp huyện Tam Nông, Phú Thọ, phía Tây giáp huyện Tân Sơn, Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc, Hòa Bình. khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20 - 210C, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 - 1950 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 86,8%. Với vị trí cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội nối liền vùng Tây Bắc của Tổ quốc với thủ đô Hà Nội, là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Thanh Sơn 10
- có trục đường Quốc lộ 32A, 70B và Tỉnh lộ 316 chạy qua là điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực. Trong tổng số 62.177,06 ha diện tích tự nhiên của huyện, có 7.975,6 ha đất nông nghiệp, 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên, rất thích hợp đối với trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp. Bảng 2.4: Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người từ năm 2012 đến năm 2017 của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú thọ Tổng sản lượng Bình quân Năm lương thực quy thóc lương thực (Tấn) (kg)/Người/năm 2012 44.762 37,3 2013 46.528 38,8 2014 47.922 39,9 2015 47.194 39,3 2016 47.660,9 39,7 2017 49.750,3 41,5 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Phát triển kinh tế- xã hội của UBND huyện và Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn. 11
- Bảng 2.5: Độ che phủ rừng của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Diện Độ che phủ rừng% tích đất Năm Năm Năm Năm Năm Năm rừng/ha 2012 2013 2014 2015 2016 2017 45.37 55,7 57 60 61 62,2 62,4 7,1 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Hạ Kiểm Lâm huyện Thanh Sơn (Năm 2017) 2.2.1.2. Khó khăn Tuy nhiên, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp; địa hình phức tạp độ cao trung bình từ 500 đến 700 m, với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều sông suối nhỏ, thung lũng hẹp và trung bình. Nên việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung cần nguồn đầu tư lớn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo còn cao 16,39% đứng thứ 11 trong số 13 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh; trình độ dân trí và tập quán canh tác lạc hậu còn tồn tại ở một số nơi; trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn bất cập. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội đã tạo nên những đặc điểm kinh tế riêng biệt của huyện. Đồng thời đó cũng chính là nhân tố tác động đến việc giảm nghèo bền vững của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 2.2.2. Thực trạng về vấn đề nghèo ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ từ năm 2012 đến năm 2017 12
- 2.2.2.1. Thực trạng diễn biến nghèo từ năm 2012 đến năm 2017 Nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp thuần nông, độc canh. Điều này được thể hiện rõ trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ cơ cấu nông - lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm khá cao trong cơ cấu kinh tế, năm 2012 là 33,0%, đến năm 2017 tăng lên 42,6%; tỷ lệ công nghiệp - xây dựng nếu tính theo giá trị tăng thêm (bao gồm cả kết quả kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp của Trung ương, của tỉnh quản lý đóng trên địa bàn và nguồn vốn đầu tư xây dựng của Trung ương và của tỉnh cũng như các nguồn vốn hỗ trợ khác) suy giảm, năm 2012 là 41%, đến 2017 giảm xuống còn 23,6 %; dịch vụ- thương mại của huyện còn chậm phát triển, phát triển không vững chắc và đồng đều, năm 2012 đạt 26%, năm 2017 đạt 36,2%.[7, tr. 2] Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu kinh tế năm 2012 và năm 2017 Cơ cấu kinh tế năm 2012 Cơ cấu kinh tế năm 2017 Công Công Nông, nghiệp, Nông, lâm nghiệp, lâm xây dựng nghiệp xây nghiệp 23,6% 40,2% dựng 33% 41% Dịch vụ Dịch vụ TM 36,2% 26% Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, chưa bền vững, vẫn có những xã, vùng, khu dân cư còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tỷ trọng hộ nghèo ở các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa phía tây nam của huyện cách xa trung tâm huyện còn cao hơn nhiều so với các vùng hạ huyện (năm 2012 toàn huyện có 09 xã nghèo đến năm 2017 còn 07 xã nghèo đặc biệt khó khăn); thu nhập bình quân của hộ thoát nghèo ở nông thôn mới được khoảng 500 nghìn đồng/tháng, bằng 1/5 mức thu nhập bình quân của 13
- huyện; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có chiều hướng tăng, trong khi đó các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện do chuyển đổi cơ cấu kinh tế và do điều kiện tự nhiên. Đó là thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững của các kết quả mang lại; cốt lõi của giảm nghèo bền vững mang tầm tương lai là phải giải quyết được các thách thức này. Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ từ năm 2012-2017 Hộ nghèo Hộ cận nghèo T.Số hộ T.Số hộ Tổng số nghèo cận TT Năm hộ rà Tỷ lệ Tỷ lệ hộ cận qua nghèo soát (hộ) (%) nghèo (%) điều tra qua điều (hộ) tra (hộ) 1 2012 29.682 10.643 35,86 11.539 38,8 2 2013 30.489 8.541 28,1 9.683 31,75 3 2014 31.027 7.244 23,35 8.179 26,63 4 2015 31.550 6.424 20,39 3895 12,35 5 2016 31.733 5.130 16,16 5.799 18,27 18,33 (13,69 6 2017 32.169 5.896 theo 4.537 14,1 tiêu chí cũ) Nguồn: Phòng LĐ –TB&XH Thanh Sơn (Năm 2017). 14
- Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ từ năm 2012-2017. 35.000 30.000 Tổng số hộ rà soát (hộ) 25.000 20.000 T.Số hộ nghèo qua điều 15.000 tra (hộ) 10.000 T.Số hộ cận nghèo qua 5.000 điều tra (hộ) 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (Theo Bảng 2.6) năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 35,86; năm 2011 là 28,1%; năm 2012 là 23,35%; năm 2013 tỷ lệ là 20,39 %; năm 2014 tỷ lệ 16,16; năm 2015 là 13,69/tổng số hộ được rà soát, với 32169 hộ. Từ năm 2010 đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể từ 35,86 năm 2010 đến năm 2015 còn 13,69% giảm được 22,17% trung bình giảm 3,67% và công tác giảm nghèo của năm của năm 2011 là rất thành công từ 35,86 năm 2010 năm 2011 giảm còn 28,1% giảm 7,76 %. Nhưng nếu áp dụng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thanh Sơn là 18,33% cao hơn 4,64% so với chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Với đặc thù của huyện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số trên 59%. Công tác giảm nghèo của huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng chưa được đồng đều theo từng vùng miền trong toàn huyện tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm khá cao so với tổng số hộ nghèo trong toàn huyện. 15
- Bảng 2.7: Hộ nghèo là người dân tộc thiểu số Năm Hộ dân Tỷ lệ hộ nghèo Tổng số Số hộ Tổng số Hộ nghèo hộ dân là hộ nghèo Dân tộc trong toàn người trong thiểu số (%) huyện dân tộc toàn (Hộ) thiểu huyện số (Hộ) (%) Năm 2013 20.594 17.988 28,1 90,10 Năm 2014 22.080 18.616 23,35 86,30 Năm 2015 22.356 18.930 20,39 84,20 Năm 2016 26.587 19.357 16,16 81,60 Năm 2017 27.126 19.468 13,69 77,82 Nguồn: Phòng Lao động -TB -XH, Phòng Dân Tộc huyện Thanh Sơn (năm 2017) Biểu đồ 2.4: Tổng số hộ nghèo và hộ nghèo Dân tộc thiểu số 100 80 Tổng số hộ nghèo 60 trong toàn huyện 40 (%) Hộ nghèo Dân tộc 20 thiểu số (%) 0 Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Theo (theo bảng 2.7) ta thấy năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thanh Sơn là 28,1%, nhưng tỷ lệ hội nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tới 90,1%, đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 13.96%, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số là 77.82%, chiếm tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 13,69%. 16
- 2.2.2.2. Thực trạng nghèo về thu nhập Nguyên nhân tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người nghèo có nhiều nguyên nhân có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau có thể là do thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm làm ăn...kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ đói nghèo là do thiếu vốn sản xuất và thiếu kinh nghiệm làm ăn... Bảng 2.8. Phân bố tỷ lệ hộ dân theo thu nhập Mức thu nhập bình Tỷ lệ Nhóm hộ Số hộ quân (Tr.đ/năm) (%) < 10 triệu 1.703 5,39 Hộ nghèo 10-20 triệu 4.193 13,0 Hộ cận nghèo 20-35 triệu 4.537 14,1 Hộ khá > 50 triệu 21736 67,51 (Nguồn: Chi cục thống kê và Phòng LĐTB&XH năm 2015) Số liệu Bảng 2.8 cho thấy: Nhóm hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 20 tr.đ/năm; nhóm hộ cận nghèo có thu nhập bình quân từ 20-35 tr.đ/năm; hộ khá có mức thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/năm. Giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo, mức chênh lệch về thu nhập khá lớn trong khi mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ cận nghèo lại không đáng kể. Qua đánh giá, phân tích số liệu (bảng 2.9) cho thấy, tuy đói nghèo theo tình trạng giảm đáng kể từ năm 2012 đến năm 2017. Nhưng tỷ lệ nghèo vùng nông thôn cao hơn hẳn vùng thành thị. Tình trạng thiếu lương thực ở thành thị năm 2017 là 18 hộ thì ở nông thôn là 392 hộ, nhà tranh tre nứa, nhà dột nát ở thành thị là 6 hộ còn ở nông thôn là 827 hộ. Có thể thấy đây là quy luật chung của xã hội nhằm phân biệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. 17
- 2.2.3. Diễn biến đói nghèo theo thời gian Mức độ di chuyển này là nguồn gốc gây mất an ninh trật tự và lây lan các tệ nạn xã hội. Có thể tóm tắt hiện trạng đói nghèo của tỉnh trong những năm gần đây như sau : Bảng 2.10 Tỷ lệ nghèo đói qua các năm Năm Tỷ lệ nghèo 25,00% đói 20,00% (%) 15,00% 2012 21,4 10,00% 2013 19,16 5,00% 2014 16,16 0,00% 2015 16,5 Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2016 15,16 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2017 15,5 (Bảng 2.10,) Cho thấy số hộ nghèo giáp ranh còn lớn, năm 2017 bên cạnh khoảng gần 12.345 hộ nghèo, vẫn còn khoảng 9.750 hộ cận nghèo và khoảng 7.650 hộ thoát nghèo, mức thu nhập thấp do phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, rủi ro do bệnh tật. Đối với các hộ cận nghèo thì cần được quan tâm hơn về chính sách, cơ sở hạ tầng, các cơ sở giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai, dịch bệnh để các hộ có khả năng giảm nghèo bền vững hơn. 18
- Bảng 2.13. Tỷ lệ đói nghèo/hộ Tổng số hộ Tỷ lệ đói nghèo( % Năm đói, ) nghèo(Hộ) 2012 9.113 28,4 2013 8.920 25,9 2014 9.210 29,9 2015 8.701 27,5 2016 8.210 23,9 2017 7.710 19,8 Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh xã hội huyện Thanh Sơn Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh qua các năm từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng lại tăng lên nhưng từ năm 2014 đến năm 2015 lại giảm dần, Năm 2013 hiện có 15/23 xã, có tỷ lệ đói nghèo trên 20%, năm 2014 có 20/23 xã, năm 2015 có 13/23 xã thị trấn và năm 2016 có 10/23 xã, năm 2017 có 8/23 xã có tỷ lệ đói nghèo trên 20%, xã có tỷ lệ đói nghèo cao nhất là xã Thượng Cửu 39,2%. Thị trấn Thanh Sơn có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất chiếm tỷ lệ 6,9%. Nếu tính đến hết năm 2012 thì những kết quả đó là điều đáng mừng đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Sơn. Nhưng riêng năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo đói tăng lên là do có sự điều chỉnh của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với Đảng bộ xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn. Sau 7 năm (2011-2017) thực hiện chương trình giảm nghèo, số hộ nghèo toàn xã đã giảm, cơ bản vượt kế hoạch năm và chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã (Nghị quyết nhiệm kỳ 2010-2015: giảm 5% (1%/năm), 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 457 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn