MỞ ĐẦU<br />
GD - ĐT với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội ngày càng trở<br />
nên quan trọng với sự phát triển của đất nước. Cùng với sự nghiệp GD - ĐT, SGD và<br />
các TBTH là những công cụ cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu này. Khi tham gia vào<br />
nền kinh tế thị trường, SGD và các TBTH cũng trở thành một loại hàng hóa đặc thù,<br />
cũng được trao đổi buôn bán trên thị trường và trở thành một mặt hàng cạnh tranh giữa<br />
các doanh nghiệp kinh doanh. Vì hàng hóa đặc thù nên những doanh nghiệp kinh doanh<br />
SGD và các TBTH cũng trở thành doanh nghiệp đặc thù. Mặc dù Công ty TNHH MTV<br />
Sách – Thiết bị và Xây dựng trường học Hà Nội là một doanh nghiệp phát hành sách,<br />
thiết bị giáo dục có uy tín trên thị trường, nhưng Công ty vẫn phải đối mặt với nhiều<br />
khó khăn để tồn tại và phát triển. Đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh<br />
tranh. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp phần lớn được thực hiện bởi hai công cụ<br />
chính là chất lượng và giá cả. Trong đó ở Việt Nam chủ yếu là cạnh tranh bằng giá cả.<br />
Chính sách giá cho các sản phẩm SGD và TBTH tại Công ty TNHH MTV Sách – Thiết<br />
bị và Xây dựng trường học Hà Nội chưa được đề cao và cũng chưa giúp doanh nghiệp<br />
đạt được kết quả như mong muốn.<br />
Những lí do trên cho thấy việc tìm hiểu và hoàn thiện chính sách giá cả để phát<br />
triển kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Sách – Thiết bị và Xây dựng trường học Hà<br />
Nội trong cơ chế thị trường là việc làm cần thiết. Chính vì thế, tôi chọn đã chọn đề tài<br />
cho luận văn thạc sĩ của mình là: “ Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm của Công<br />
ty TNHH MTV Sách – Thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội.”<br />
<br />
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ SẢN<br />
PHẨM SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC<br />
Trong chương 1, tác giả làm rõ những vấn đề chính sau:<br />
Thứ nhất là khái niệm, phân loại sản phẩm sách giáo dục và thiết bị trường<br />
học.<br />
Sách giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp cho các em học sinh tri thức<br />
khoa học cơ bản nhất. Đồng thời SGD cũng mang đến cho các em những kiến thức nâng<br />
cao về các vấn đề khoa học khác.<br />
Thiết bị trường học là hệ thống đối tượng vật chất, phương tiện dạy học được giáo viên,<br />
học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra.<br />
Nếu phân chia theo chủng loại, sách giáo dục được phân ra thành hai loại chủ yếu:<br />
sách giáo khoa và sách tham khảo.<br />
SGK là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học.<br />
STK là những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, trình bày.<br />
Thiết bị trường học được phân loại thành các nhóm thiết bị như sau:<br />
* Các TB trực quan<br />
- Tài liệu trực quan tượng trưng: sơ đồ, bảng biểu, bản đồ, …<br />
- Đồ dùng trực quan tạo hình: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, …<br />
* Các TB thí nghiệm<br />
Là đồ dùng để tái tạo các hiện tượng. Ví dụ: chai lọ, ống nghiệm, …<br />
* Máy móc và các TB khác<br />
- Các loại TB hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn điện, pin, acquy khi sử dụng<br />
phải theo đúng quy trình mở/đóng như máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng<br />
hình, …<br />
- Các đồ dùng khác phục vụ cho giảng dạy và học tập: bảng, bàn, ghế, …<br />
- Các loại VPP: giấy, vở, bút, thước, …<br />
Nếu phân chia theo hoạt động kinh doanh, SGD và TBTH được phân thành hai loại<br />
chủ yếu: kinh doanh ủy thác và tự doanh.<br />
Kinh doanh ủy thác: Mặt hàng SGK là mặt hàng thiết yếu, đặc thù, mang tính độc<br />
<br />
quyền. Với mặt hàng này, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ ủy thác cho các Công ty Phát hành<br />
sách, các Công ty Sách – TBTH của các địa phương để phát hành và phân phối, phục vụ<br />
nhu cầu của GV và HS các cấp theo từng năm học.<br />
Tự doanh: Với mặt hàng STK và TBTH, các công ty sẽ tiến hành lựa chọn các nhà<br />
cung ứng thích hợp, kí kết hợp đồng mua bán và bán sản phẩm ra thị trường.<br />
Thứ hai là khái niệm, vai trò, chức năng của chính sách giá sản phẩm.<br />
Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời<br />
biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.<br />
Chính sách giá sản phẩm là sự tập hợp những cách thức và quy tắc xác định mức giá<br />
cơ sở của sản phẩm, quy định biên độ dao động cho phép thay đổi mức giá cơ sở trong<br />
những điều kiện kinh doanh nhất định.<br />
Chính sách giá đúng sẽ phát huy hiệu quả các công cụ của marketing hỗn hợp.<br />
Đối với nhà doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng bù<br />
đắp chi phí sản xuất và có thể đạt đến mức độ lợi nhuận nhất định.<br />
Đối với người tiêu dùng, giá tác động như một yếu tố quyết định việc lựa chọn của<br />
người mua.<br />
Chính sách giá sản phẩm có những chức năng sau đây:<br />
-<br />
<br />
Chức năng thông tin.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chức năng phân bổ các nguồn lực kinh tế.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân.<br />
<br />
Thứ ba, tác giả xin nêu rõ các nội dung cơ bản của chính sách giá sản phẩm<br />
sách giáo dục và thiết bị trường học.<br />
Các nội dung này bao gồm:<br />
-<br />
<br />
Quy trình định giá sản phẩm SGD và TBTH.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các giai đoạn của quá trình quản trị giá SGD và TBTH.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các kiểu chiến lược giá SGD và TBTH.<br />
<br />
Thứ tư, tác giả làm rõ những đặc điểm kinh doanh chủ yếu của các doanh<br />
<br />
nghiệp sách – thiết bị trường học.<br />
Bao gồm: các đặc điểm về sản phẩm, đặc điểm về thị trường tiêu thụ và đặc điểm về<br />
khách hàng.<br />
Trong đó, đặc điểm về sản phẩm bao gồm: Sản phẩm GD là hàng hóa đặc thù; sản<br />
phẩm GD luôn tăng nhanh về số lượng và chất lượng; sản phẩm GD mang tính thời vụ<br />
cao; xu hướng sử dụng các sản phẩm GD điện tử.<br />
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ: Thị trường giáo dục có sự tham gia cạnh tranh khốc<br />
liệt của đông đảo các lực lượng. Do đó thị trường này ở Hà Nội ngày càng trở nên phức tạp<br />
và đa dạng hóa theo quy luật của nền kinh tế thị trường.<br />
Đặc điểm về khách hàng: Số lượng giáo viên và học sinh phổ thông là nhóm đối<br />
tượng sử dụng sản phẩm GD chiếm phần đông đảo nhất. Số lượng HS phổ thông trên địa<br />
bàn Thủ đô ít có sự biến động và luôn có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.<br />
Cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giá sách và thiết bị trường<br />
học.<br />
Những nhân tố này bao gồm các nhân tố khách quan (hệ thống pháp luật của Nhà<br />
nước; môi trường kinh tế quốc dân; môi trường cạnh tranh; xu hướng mua sắm) và các nhân<br />
tố chủ quan (mục tiêu kinh doanh của công ty; chính sách bán hàng; nguồn cung ứng sách và<br />
TBTH; tiềm lực doanh nghiệp và trình độ nhân viên).<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁ SẢN PHẨM TẠI<br />
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÁCH – THIẾT BỊ VÀ XÂY<br />
DỰNG TRƯỜNG HỌC HÀ NỘI TỪ NĂM 2009 – 2011<br />
Phần phân tích thực trạng chính sách giá sản phẩm của Công ty TNHH MTV Sách –<br />
Thiết bị và Xây dựng trường học Hà Nội, tác giả nghiên cứu những vấn đề sau.<br />
Vấn đề thứ nhất: Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH MTV Sách – Thiết<br />
bị và Xây dựng trường học Hà Nội.<br />
Khái quát cơ bản một số thông tin về công ty TNHH MTV Sách – TB và XD<br />
trường học Hà Nội về: Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh.<br />
Vấn đề thứ hai: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Sách –<br />
Thiết bị và Xây dựng trường học Hà Nội.<br />
Tác giả đã chỉ ra được một số chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà<br />
nước và thu nhập bình quân của Công ty trong 03 năm (từ 2009 – 2011). Qua các chỉ tiêu<br />
này, có thể thấy Công ty đã kinh doanh có hiệu quả với mức doanh thu, lợi nhuận năm<br />
sau cao hơn năm trước.<br />
Vấn đề thứ ba: Thực trạng chính sách giá sản phẩm của Công ty TNHH MTV<br />
Sách – Thiết bị và Xây dựng trường học Hà Nội.<br />
Đây là nội dung trọng tâm của chương 2. Để làm rõ thực trạng chính sách giá sản<br />
phẩm của Công ty, tác giả phân tích những khía cạnh sau:<br />
Tác giả phân tích về tỉ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm. Trong các nhóm<br />
sản phẩm này, có thể thấy có thể thấy mặt hàng SGD đem lại doanh thu cao hơn cho<br />
Công ty dù chủng loại sản phẩm không phong phú bằng nhóm mặt hàng TBTH.<br />
Tác giả phân tích quy trình xây dựng các mức giá sản phẩm của Công ty theo 2<br />
chủng loại sản phẩm: mặt hàng kinh doanh ủy thác và mặt hàng tự doanh. Trong đó chú<br />
trọng vào chính sách giá của mặt hàng tự doanh vì đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn<br />
cho Công ty. Cụ thể là:<br />
* Mặt hàng STK: Với các NXB địa phương như NXB TP. Hồ Chí Minh, NXB<br />
<br />