i<br />
<br />
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý<br />
Tên đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br />
trong các Công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên”<br />
<br />
1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kết hợp với thực trạng kế<br />
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất gạch<br />
trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:<br />
Thứ nhất, khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi<br />
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.<br />
Thứ hai, phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.<br />
Thứ ba, vận dụng những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để đánh giá những<br />
mặt được và chưa được trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên. Đồng<br />
thời xem xét nguyên nhân của thực trạng đó.<br />
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.<br />
<br />
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm gạch tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tế công tác kế toán<br />
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 tại hai<br />
công ty sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An:<br />
-<br />
<br />
Công ty CP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên<br />
<br />
ii<br />
<br />
-<br />
<br />
Công ty CP sản xuất VLXD và xây lắp 22-12.<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý<br />
thông tin. Tác giả thông qua cả nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp để<br />
tổng hợp, so sánh, phân tích, hệ thống hóa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất công nghiệp nói chung và các công<br />
ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên nói riêng, từ đó đưa ra các nhận<br />
định và các giải pháp hoàn thiện.<br />
Nguồn dữ liệu thứ cấp: các luận cứ khoa học, các khái niệm, … từ các sách,<br />
giáo trình, tài liệu, trang web, các công trình nghiên cứu trước đây. Đồng thời tác<br />
giả thu thập số liệu cụ thể từ hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch khảo sát.<br />
Nguồn dữ liệu sơ cấp: quan sát quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên,<br />
Tỉnh Nghệ An.<br />
4. Nội dung luận văn<br />
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và<br />
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phân tích<br />
thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty sản<br />
xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, tác giả nhận thấy công tác kế toán chi<br />
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các công ty khảo sát thực hiện đúng<br />
chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, nhưng<br />
cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục.<br />
Dưới góc độ kế toán tài chính: Nhìn chung, các công ty đã chấp hành<br />
nghiêm túc các chính sách, chế độ kế toán trong công tác hạch toán kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:<br />
Về hệ thống chứng từ sổ sách kế toán: Việc lập, luân chuyển chứng từ, ghi<br />
chép và theo dõi trên hệ thống sổ sách kế toán được các công ty thực hiện đúng quy<br />
định của chế độ kế toán hiện hành. Song, một số mẫu biểu chứng từ, sổ sách chưa<br />
<br />
iii<br />
<br />
được lập đúng với mẫu biểu do Bộ tài chính quy định. Đặc biệt, cả hai công ty khảo<br />
sát đều lập thiếu phần 2, phần 3 – nhật ký chứng từ số 7.<br />
Về hệ thống tài khoản: Một số tài khoản kế toán được sử dụng chưa phù hợp<br />
với chế độ kế toán cũng như yêu cầu quản lý: TK 3383, TK 154.<br />
Về hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký – chứng từ không phù hợp<br />
với quy mô sản xuất và bộ máy kế toán của cả hai công ty, đặc biệt là Công ty CP<br />
sản xuất VLXD và xây lắp 22-12.<br />
Về tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng phân<br />
xưởng sản xuất, là phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, đồng thời là cơ sở<br />
để đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí tại từng phân xưởng sản xuất.<br />
Về hạch toán sản phẩm hỏng: các công ty mới chỉ dừng lại ở kiểm kê sản phẩm<br />
hỏng, khi sản phẩm hỏng được bán thì khoản tận thu được ghi tăng thu nhập khác.<br />
Về đánh giá sản phẩm dở dang: Công tác đánh giá sản phẩm hỏng chưa đảm<br />
bảo tính chính xác.<br />
Về tính giá thành sản phẩm: hai công ty khảo sát sử dụng phương pháp hệ số<br />
và phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm là phù hợp với đặc điểm sản xuất<br />
kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất gạch – quy trình sản xuất liên sản<br />
phẩm. Song, kỳ tính giá thành là 6 tháng mặc dù giảm được khối lượng công việc<br />
cho bộ máy kế toán, nhưng không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin số liệu<br />
về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời.<br />
Dưới góc độ kế toán quản trị: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm chưa thực sự được quan tâm, chưa trở thành công cụ hữu ích cho<br />
các nhà quản lý.<br />
Việc phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng cung<br />
cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, là cơ sở để xây dựng định mức chi phí sản<br />
xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. Tuy nhiên, chưa có sự phân loại chi phí<br />
thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp phục vụ cho việc lựa chọn các phương<br />
án kinh doanh.<br />
Cả hai công ty khảo sát đều đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu<br />
<br />
iv<br />
<br />
và đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất, khuyến khích công nhân tiết kiện chi<br />
phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động, giúp cho việc quản lý và sử dụng chi<br />
phí nguyên vật liệu có hiệu quả hơn cũng như khuyến khích công nhân. Song, các<br />
công ty chưa xây dựng được hệ thống dự toán chi phí sản xuất.<br />
Từ thực trạng trên, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán<br />
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:<br />
Dưới góc độ kế toán tài chính:<br />
Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng: Đối với các khoản trích BHXH,<br />
BHYT, BHTN cần phản ánh riêng lần lượt trên các TK3383, TK 3384, TK3389.<br />
Đối với Công ty CP sản xuất VLXD và xây lắp 22-12 cần mở TK154 thành các tài<br />
khoản chi tiết: TK1541 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK1542 “Chi phí nhân<br />
công trực tiếp”, TK1543 “Chi phí sản xuất chung” để tiện theo dõi.<br />
Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán: Cần lập thêm phần 2 và phần 3, nhật ký<br />
chứng từ số 7.<br />
Hoàn thiện hạch toán các khoản thiệt hại sản phẩm hỏng: cần xác định rõ sản<br />
phẩm hỏng trong định mức hay ngoài định mức. Nếu sản phẩm hỏng trong định<br />
mức, khoản thiệt hại sản phẩm hỏng được coi như nằm trong giá thành sản phẩm<br />
hoàn thành, khi bán được thì khoản tận thu ghi giảm chi phí sản phẩm hoàn thành.<br />
Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức, khoản thiệt hại sản phẩm hỏng được ghi giảm<br />
chi phí trên TK154. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức cần xác định được<br />
nguyên nhân hỏng để có biện pháp xử lý.<br />
Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Công ty CP sản xuất VLXD<br />
và xây lắp 22-12 chỉ nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang bằng<br />
60% sản phẩm hoàn thành cùng loại để tính chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật<br />
liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.<br />
Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm: Nên tính giá thành sản phẩm<br />
theo tháng nhằm cung cấp thông tin về chi phí giá thành kịp thời cho các đối tượng<br />
sử dụng thông tin.<br />
Hoàn thiện hình thức kế toán: Nên áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung<br />
<br />
v<br />
<br />
với hệ thống mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, phù hợp với quy mô sản xuất và bộ<br />
máy kế toán tại công ty.<br />
Dưới góc độ kế toán quản trị:<br />
Thứ nhất, Xây dựng mô hình kế toán quản trị theo mô hình kết hợp với kế<br />
toán tài chính.<br />
Thứ hai, Cần phân loại chi phí sản xuất theo mức độ hoạt động thành chi phí<br />
biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.<br />
Thứ ba, Trên cơ sở định mức chi phí sản xuất mà các công ty đã xây dựng để<br />
xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất.<br />
<br />
5. Kết quả đạt được và hạn chế của luận văn<br />
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã thu được một số kết quả như sau:<br />
Về mặt lý luận: nghiên cứu và khái quát một cách khoa học những vấn đề lý<br />
luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất công nghiệp, kinh nghiệm hạch toán chi phí giá thành ở một số<br />
nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam.<br />
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã phân tích thực trạng<br />
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch trên<br />
địa bàn Huyện Hưng Nguyên. Qua đó, đánh giá những ưu nhược điểm trong công tác<br />
hạch toán chi phí giá thành tại các công ty này. Trên cơ sở ưu nhược điểm đó, cùng<br />
với yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm<br />
hoàn thiện kế toán chi phí giá thành cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng<br />
thời đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị tại công ty.<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của<br />
mình, luận văn vẫn có những hạn chế nhất định: luận văn mới chỉ nghiên cứu thực<br />
trạng tại hai công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên nên những giải<br />
pháp mà luận văn đưa ra chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với các công ty sản xuất gạch<br />
xây dựng. Luận văn chỉ đưa ra những giải pháp theo ý kiến chủ quan của tác giả.<br />
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sau này có thể kế thừa những kết quả<br />
đạt được của luận văn để phát triển lên đối với các doanh nghiệp sản xuất công<br />
<br />