LỜI MỞ ĐẦU<br />
Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu phát triển của tất cả các nước trên thế giới, dù<br />
là nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển thì giao thương quốc tế có vai trò<br />
vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần<br />
đây, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu<br />
rộng vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã có hoạt động thương mại với hầu hết các<br />
nước, vùng lãnh thổ và châu lục trên thế giới. Lượng hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập<br />
khẩu vào Việt Nam đã tăng với tốc độ nhanh chóng, năm sau cao hơn năm trước. Vì thế,<br />
vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là làm sao xây dựng được mô hình phối<br />
hợp thu thuế xuất nhập khẩu hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết,<br />
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong việc khai báo hải quan, giúp cho<br />
việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện nhưng đồng thời cũng phải<br />
nâng cao khả năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cũng như chống thất thu, gian<br />
lận thuế.<br />
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thì thực trạng mô hình tổ chức phối hợp thu NSNN nói<br />
chung và thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều<br />
thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách nhà nước<br />
và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định kinh tế - xã<br />
hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để góp phần vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
và hội nhập. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng<br />
sâu rộng của Việt Nam, mô hình phối hợp thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn bộc lộ một<br />
số hạn chế như hệ thống chính sách và cơ chế quản lý chưa đồng bộ, quy trình phối hợp<br />
giữa các đơn vị còn nhiều thu tục rườm rà, chưa thực sự hiệu quả,...Vì vậy, đòi hỏi phải<br />
hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu không chỉ nâng cao hiệu quả của<br />
mô hình thu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các<br />
doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế, góp phần thông quan hàng hóa được diễn ra<br />
nhanh chóng và thuận tiện. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tác giả lựa chọn đề<br />
tài nghiên cứu: “Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành<br />
Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính”.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT<br />
NHẬP KHẨU GIỮA NGÀNH THUẾ - KBNN –<br />
HẢI QUAN – TÀI CHÍNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH<br />
1.1 Sự cần thiết khách quan phải có mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập<br />
khẩu giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài<br />
chính<br />
Mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu là sự kết hợp giữa các ngành Thuế,<br />
KBNN, Hải quan, Tài chính thông qua việc sử dụng các công cụ, quy trình, nguyên tắc<br />
phối hợp cũng như các mối quan hệ tác động qua lại giữa các bên trong quá trình thực<br />
hiện phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu.<br />
Để công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế - KBNN – Hải<br />
quan – Tài chính đạt hiệu quả cũng như tạo điện kiện cho doanh nghiệp có thể nộp thuế ở<br />
mọi nơi với các phương thức nộp thuế khác nhau thì cần phải có mô hình xử lý và trao<br />
đổi thông tin giữa các ngành, cụ thể: trao đổi mã số và những thông tin đi kèm của người<br />
nộp thuế do ngành Thuế cung cấp; các bộ mã danh mục dùng chung (MLNS, mã cơ quan<br />
thu) do Bộ Tài chính cung cấp; trao đổi danh sách tờ khai xuất nhập khẩu do Tổng cục<br />
Hải quạn cung cấp; trao đổi số thuế đã thu từ cơ quan kho bạc hoặc cơ quan ủy nhiệm thu<br />
(ngân hàng) cho cơ quan thu phục vụ cho việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp<br />
cũng như hạch toán, kê toán, tập trung nhanh số thu vào NSNN.<br />
1.2 Nội dung và cơ chế vận hành mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu<br />
giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính<br />
Cơ chế vận hành mô hình phối hợp thu:<br />
- Trong mô hình phối hợp thu sẽ có một Trung tâm trao đổi trung ương đặt tại Bộ<br />
Tài chính. Trung tâm này là các máy chủ có cấu hình cao, được cài đặt các hệ thống phần<br />
mềm công nghệ thông tin chuyên dụng, có nhiệm vụ nhận và điều chuyển dữ liệu/thông<br />
tin tới các cơ quan có liên quan. Bất kỳ một loại dữ liệu/thông tin nào trao đổi giữa hai cơ<br />
quan với nhau đều phải truyền qua TTTĐTW.<br />
<br />
- Việc trao đổi dữ liệu/thông tin giữa các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh sẽ không<br />
trao đổi trực tiếp với nhau mà thông qua việc trao đổi với cấp tỉnh, trung ương theo ngành<br />
dọc.<br />
- Tại cấp trung ương, các cơ quan trao đổi thông tin/dữ liệu với nhau qua Trung<br />
tâm trao đổi trung ương. Khi thông tin/dữ liệu truyền từ trung tâm trao đổi trung ương về<br />
sẽ được ứng dụng tại cấp tỉnh của các ngành phân tách và chuyển xuống các huyện tương<br />
ứng.<br />
Các quy trình trong mô hình xử lý và trao đổi thông tin phục vụ thu thuế xuất<br />
nhập khẩu:<br />
- Quy trình trao đổi danh mục dùng chung bao gồm danh mục về MLNS và<br />
danh mục cơ quan thu. Các danh mục này do Bộ Tài chính tạo và cung cấp cho tất cả các<br />
đơn vị tham gia mô hình phối hợp thu.<br />
- Quy trình trao đổi danh mục người nộp thuế, danh mục này xuất phát từ ngành<br />
Thuế.<br />
- Quy trình trao đổi danh sách tờ khai hải quan, danh mục này do ngành Hải<br />
quan cung cấp cho cơ quan kho bạc và cơ quan ủy nhiệm thu (ngân hàng) để có căn cứ<br />
thu thuế từ doanh nghiệp.<br />
- Quy trình trao đổi số thuế đã thu từ cơ quan kho bạc, cơ quan ủy nhiệm thu<br />
sang cơ quan thu.<br />
1.3 Ưu, nhược điểm của mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa<br />
ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính.<br />
Ưu điểm của mô hình phối hợp thu:<br />
- Đối với doanh nghiệp: Quy trình thu thuế được đơn giản hóa, dễ hiểu, giảm bớt<br />
các thủ tục hành chính không cần thiết, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp<br />
trong việc kê khai và nộp thuế. Về địa điểm nộp thuế: doanh nghiệp có thể nộp thuế ở<br />
nhiều nơi khác nhau (KBNN hoặc hệ thống ngân hàng thương mại và các đơn vị ủy nhiệm<br />
thu khác). Về phương thức nộp thuế: mở ra nhiều phương thức cho doanh nghiệp có thể<br />
<br />
nộp thuế như nộp thuế bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản tại cơ quan kho bạc và ngân<br />
hàng, từng bước áp dung các hình thức nộp thuế hiện đại, tiên tiến như InternetBaking,<br />
MobileBanking, ATM. Từ đó sẽ giảm thiểu thời gian trong việc kê khai và thu tiền thuế từ<br />
doanh nghiệp, góp phần cho việc thông quan hàng hoá được diễn ra nhanh chóng và thuận<br />
lợi.<br />
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: cán bộ của các ngành không phải nhập lại<br />
thông tin, giảm bớt thời gian thu tiền từ người nộp tiền, tập trung nhanh số thu vào quỹ<br />
NSNN; đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào mô hình thu phối<br />
hợp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng truyền thông cho ngành tài chính;<br />
thành lập được bộ máy phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu theo hướng gọn nhẹ, trình độ<br />
chuyên môn tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thích ứng nhanh với những thay đổi<br />
của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế.<br />
- Đối với các NHTM: thông qua việc phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu, ngân hàng<br />
có thể nghiên cứu phát triển và nâng cao được chất lượng dịch vụ thanh toán cho các<br />
khách hàng của mình, tăng cường ứng dụng khoa học tiên tiến, hiện đại trên thế giới vào<br />
hệ thống ngân hàng; đồng thời, mở ra nhiều phương thức thanh toán và thu hút thêm<br />
được các khách hàng tiềm năng khác.<br />
- Đối với các cơ quan hữu quan: việc triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất<br />
nhập khẩu của Bộ Tài chính có thể cung cấp nhanh chóng và chính xác thông tin về số<br />
thuế xuất nhập khẩu đã thu cho cơ quan thống kê hoặc viện nghiên cứu chính sách tài<br />
chính để phân tích, dự báo về số thu ngân sách nhà nước, từ đó đưa ra những chính sách,<br />
khuyến nghị điều hành nền kinh tế được hiệu quả nhất.<br />
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu<br />
giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính.<br />
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu<br />
như: tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ tham gia mô hình phối hợp thu NSNN; khả năng<br />
ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu của từng<br />
ngành; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phối hợp thu thuế.<br />
<br />
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu<br />
như: cơ chế chính sách trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; sự phân định trách nhiệm<br />
của từng ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính; ý thức trách nhiệm của các đơn vị, tổ<br />
chức kinh tế và các cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN; trình độ thanh<br />
toán của nền kinh tế.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP<br />
KHẨU GIỮA NGÀNH THUẾ - KBNN - HẢI QUAN - TÀI CHÍNH<br />
CỦA BỘ TÀI CHÍNH<br />
2.1 Kết quả triển khai mô hình phối hợp thu và kết quả thu thuế xuất nhập<br />
khẩu<br />
Đến nay, mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu đã được triển khai và vận<br />
hành chính thức cho toàn bộ các đơn vị của ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính từ<br />
trung ương xuống địa phương, tổng số đơn vị đã triển khai là 2.536 đơn vị. Có thể nói,<br />
việc triển khai mô hình này mang tính đột phá trong lĩnh vực hành thu, đem lại hiệu quả<br />
to lớn cho các cơ quan tham gia cũng như các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động<br />
xuất nhập khẩu. Trong đó, lợi ích chung là xây dựng, tập trung dữ liệu về thu ngân sách<br />
của từng đối tượng nộp thuế. Các thông tin, dữ liệu này được chia sẻ giữa các cơ quan,<br />
đơn vị có liên quan, tạo điều kiện thống nhất và đối chiếu được nhanh chóng, chính xác<br />
về số phải thu, số đã thu, số còn phải thu giữa cơ quan Thuế, Hải quan, KBNN, tài chính<br />
và đối tượng nộp thuế.<br />
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế, Bộ Tài chính đã tổ<br />
chức phối hợp thu NSNN với một số các ngân hàng như ngân hàng Viettinbank (khoảng<br />
550 điểm giao dịch), Vietcombank (khoảng 300 điểm giao dịch), BIDV (khoảng 100<br />
điểm giao dịch), Argribank (khoảng 1.000 điểm giao dịch) và sắp tới sẽ mở rộng phối<br />
hợp thu với các ngân hàng thương mại khác có đủ điều kiện theo quy định. Việc triển<br />
khai dự án trao đổi số liệu thu nộp thuế và phối hợp thu với ngân hàng không chỉ tạo điều<br />
<br />