intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống các lý luận cơ bản về Văn hóa doanh nghiệp. Nhận dạng văn hoá doanh nghiệp hiện tại và văn hóa mong muốn tại TNHH Dịch vụ Digital Unicorn. So sánh, đối chiếu giữa văn hóa hiện tại và mong muốn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại TNHH Dịch vụ Digital Unicorn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH QUẾ HỒNG HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY DIGITAL UNICORN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834.01.01 Đà Nẵng – Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương Phản biện 2: PGS.TS Hồ Huy Tựu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa doanh nghiệp từ lâu vẫn luôn là chủ đề nóng trong các cuộc tọa đàm, thảo luận, nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ các lãnh đạo công ty, các chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cả các chuyên gia, những nhà nghiên cứu về kinh tế. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu và tác giả thường nỗ lực nhấn mạnh vào chủ đề này nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn cấu trúc nội bộ của mình và cách mà văn hóa ảnh hưởng lên đa phương diện của công ty. Văn hóa công ty là cách thức mà công ty đó nhìn nhận và xử lý các vấn đề bên trong và bên ngoài. Các công trình nghiên cứu và học thuyết nói chung trở thành cơ sở định hướng phong cách tồn tại và cư xử của các đội nhóm, cá nhân trong không gian chung và đồng thời nâng cao sự hiểu biết cho các quy trình nội bộ (Schein, 1988). Văn hóa tổ chức là nhân tố chính tạo ra các giá trị, niềm tin và thái độ, hướng nhân viên tham gia nhiều hơn vào các kế hoạch chiến lược và mục tiêu. Đây cũng là một cách tiếp cận được chứng minh là mang lại hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho các công ty (Desphande, Webster, 1989). Văn hóa doanh nghiệp có ba cấp độ chính cần đề cập đến khi xét một công ty. Ba cấp độ này liên quan đến các cấu trúc hữu hình, các Giá trị được tuyên bố và các giá trị ngầm định chung. Bên cạnh đó, có thể phân các công ty thành bốn loại văn hóa khác nhau và mỗi loại sẽ ảnh hưởng riêng đến lối hành xử của nội bộ nhân viên, mà cụ thể là sự phân quyền trong công ty và cách tiếp cận mục tiêu của tổ chức sẽ quyết định đến điều này. Bốn phong cách văn hóa chính có thể kể đến là: Clan Culture, Market Culture, Adhocracy Culture và cuối cùng là Hierarchy Culture (OCAI online, 2017).
  4. 2 Văn hóa doanh nghiệp đã được chứng minh là có ảnh hưởng đồng thời trực tiếp và gián tiếp xuyên suốt các quy trình và bộ máy hành chính của một công ty, và đặc biệt đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Có thể nói tạo ra một môi trường tốt với các giá trị và mục tiêu rõ ràng tác động rất lớn đến cách nhân viên thực hiện, hiểu và đam mê công việc. Với sự thay đổi liên tục của thế giới kinh doanh ngày nay, sự thiếu hiểu biết của nhà lãnh đạo về khái niệm này thực sự là đòn chí mạng thực sự đối với sự phát triển của tổ chức. Từ đó, câu hỏi về sự thành công lâu dài và nguồn gốc năng lực sự cạnh tranh, sáng tạo ở các công ty nay đã có lời giải đáp. Đặc biệt, đối với Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn, đây là một Startup về công nghệ mới thành lập trong những năm gần đây và đang trên đường phát triển, tự khẳng định thương hiệu và hơn hết chính là tìm kiếm, xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo đúng tinh thần Startup với những bản sắc khác biệt phù hợp với mô hình kinh doanh. Để khởi xướng một "nền" văn hoá riêng cho Startup, điều cấp thiết cần làm chính là lựa chọn những giá trị cốt lõi phù hợp nhất, liên quan đến mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tạo nền tảng vững chắc để phát triển lâu dài. Bản thân cá nhân tác giả đã và đang công tác tại doanh nghiệp này và được sự ủng hộ, cho phép và thay mặt lãnh đạo công ty nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Hi vọng đề tài này có thể góp phần tạo cơ sở và chuẩn hóa văn hóa công ty, là tiền đề cho sự phát triển nhanh và lâu dài cho Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Hoàn thiện Văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn.
  5. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các lý luận cơ bản về Văn hóa doanh nghiệp. - Nhận dạng văn hoá doanh nghiệp hiện tại và văn hóa mong muốn tại TNHH Dịch vụ Digital Unicorn - So sánh, đối chiếu giữa văn hóa hiện tại và mong muốn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại TNHH Dịch vụ Digital Unicorn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn. Đối tượng khảo sát chỉ giới hạn trong phạm vi công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn, người sáng lập cùng tất cả các thành viên đang làm việc tại công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Công ty Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn. Mẫu khảo sát thực hiện tại Văn phòng Công ty + Về thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu từ lúc thành lập công ty tháng 10/2018 đến 10/2020. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng bảng câu hỏi điều tra, lấy ý kiến của nhân viên của Công ty, Bảng câu hỏi OCAI nhằm nhận dạng VHDN hiện tại và mong muốn xây dựng tại doanh nghiệp. Đề tài sử dụng mô hình OCAI (Organisational Culture Assessment Instrument) với bảng câu hỏi để phân tích dữ liệu theo công thức được nghiên cứu bởi Kim S. Cameron và Robert E. Quinn, để nhận dạng mô hình văn hóa hiện tại của Công ty TNHH Digital Unicorn và xác định về mô hình VHDN mà Công ty mong muốn
  6. 4 hướng tới trong tương lai. 5. Tổng quan nghiên cứu 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và một số phụ lục, kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn Chương 3: Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1. Văn hóa là gì “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. 1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp là gì Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp được sử dụng đồng nghĩa với Văn hóa tổ chức để nghiên cứu và làm sáng rõ đề tài, đây chính là toàn bộ những giá trị văn hóa được xây dựng và hoàn thiện xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, có khả năng chi phối hành vi, cách làm việc, ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp trở thành truyền thống, biến doanh nghiệp thành duy nhất.
  7. 5 Thứ nhất, các giá trị văn hóa doanh nghiệp phải là một hệ thống nhất quán, có quan hệ chặt chẽ, được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên tổ chức. Thứ hai, hệ thống các giá trị văn hóa phải là kết quả của quá trình sáng tạo và sàng lọc của chính các thành viên bên trong doanh nghiệp, trong đó người sáng lập và lãnh đạo đóng vai trò quyết định và định hướng trong quá trình đó. Thứ ba là các giá trị văn hóa doanh nghiệp phải có đủ khả năng tác động đến nhận thức, tư duy và cảm nhận của các thành viên đối với các vấn đề và quan hệ của doanh nghiệp. Nói tóm lại, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là sự pha trộn của các giá trị, niềm tin, tiêu chuẩn, thái độ, điều cấm kỵ, biểu tượng, nghi lễ và huyền thoại đã hình thành và tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển của các công ty theo thời gian. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong hành vi và cấu trúc của tổ chức. Các quy định về trang phục, giờ làm việc, thiết kế văn phòng, phúc lợi của nhân viên, quyết định tuyển dụng, đối xử với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và mọi khía cạnh khác của hoạt động xác định văn hóa doanh nghiệp. 1.1.3. Đặc điểm của Văn hóa doanh nghiệp Đặc trưng thứ nhất, văn hóa liên quan đến nhận thức. “Các cá nhân nhận thức được văn hóa của tổ chức thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe được trong phạm vi tổ chức. Cho dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biết khác nhau, vị trí công tác khác nhau, họ vẫn luôn có xu thế mô tả văn hóa công ty theo cách thức tương tự” Đặc trưng thứ hai, văn hóa công ty có tính thực chứng. “Văn hóa công ty đề cập đến cách thức các thành viên nhận thức về tổ chức. Văn hóa công ty hướng các thành viên tới việc hành động và vận dụng những triết lý, phương pháp ra quyết định khi hành động thay vì nhận
  8. 6 xét, phê phán hay đánh giá về hệ thống các triết lý, giá trị của tổ chức”. 1.1.4. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, là bản sắc, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với khách hàng, các đối tác so với đối thủ; tạo nên thương hiệu khác biệt của doanh nghiệp. Giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm; giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện trở thành một phần của doanh nghiệp. Củng cố các mối quan hệ với môi trường bên ngoài, là yếu tố thu hút khách hàng, đối tác đến với doanh nghiệp, đặc biệt là khi khách hàng, đối tác cũng có văn hóa lành mạnh. Tạo nên phong thái độc nhất vô nhị của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Ngoài ra còn khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo, yếu tố chính tạo nên một doanh nghiệp Startup. Tóm lại, vai trò chủ yếu của văn hóa công ty là tạo nên sự thống nhất cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. 1.2. LÝ THUYẾT CÁC CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (EDGAR H. SCHEIN) 1.2.1 Cấp độ thứ nhất: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp (Artifacts) 1.2.2. Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (Espoused Values) 1.2.3. Cấp độ thứ ba: Những giá trị ngầm định (Basic
  9. 7 Underlying Assumptions) 1.3. CÔNG CỤ NHẬN DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP OCAI Văn hóa tổ chức mạnh: Các nền văn hóa trong đó mục tiêu của nhân viên phù hợp với mục tiêu của Tổ chức thường được coi là nền văn hóa thành công [13]. Văn hóa tổ chức yếu: Theo [16], văn hóa tổ chức yếu đề cập đến các giá trị và niềm tin không được chia sẻ mạnh mẽ và rộng rãi trong Tổ chức. Mô hình OCAI đo lường mức độ mạnh yếu của VHDN trên 6 biến: 1. Đặc điểm nổi bật (Dominant Characteristics); 2. Lãnh đạo (Organisational Leadership); 3. Quản lý nhân lực (Management of Employees); 4. Chất gắn kết trong tổ chức (Organization Glue); 5. Chiến lược trọng tâm (Strategic Emphases); 6. Tiêu chuẩn thành công (Criteria of Success); Mô hình OCAI phân loại doanh nghiệp thành 4 phong cách VHDN dựa trên 6 tiêu chí đánh giá chi tiết theo mô hình dưới đây: Mô Văn hóa Văn hóa Văn hóa Văn hóa hình cạnh hợp tác sáng tạo cấp bậc Đặc tính tranh Thiên tập Cạnh tranh 1. Đặc Kinh thể giống theo Cấu trúc và điểm nổi thương, chấp như một gia hướng kiểm soát trội nhận rủi ro. đình thành tích Ủng hộ, tạo Tích cực, Sáng tạo, Phối hợp, tổ 2. Tổ mọi điều phong mạo hiểm, chức theo định chức lãnh kiện bồi cách quản nhìn xa hướng hiệu đạo dưỡng nhân lý định trông rộng quả viên, là hướng
  10. 8 Mô Văn hóa Văn hóa Văn hóa Văn hóa hình cạnh hợp tác sáng tạo cấp bậc Đặc tính tranh người cố vấn theo kết đầy kinh quả. nghiệm. Dựa trên sự Cá nhân Dựa trên Bảo mật, tuân 3. Quản nhất trí tham chấp nhận năng lực thủ quy định lý nhân gia và làm rủi ro, đổithành công của tổ chức và viên việc theo mới, tự do & thành quản lý của nhóm. và độc đáo.tích ban lãnh đạo. Tập trung 4. Chất Sự trung vào thành Các chính Cam kết về keo dính thành và tin quả và sách và quy sự đổi mới của tổ tưởng lẫn mục tiêu tắc của tổ và phát triển chức nhau. hoàn chức. thành. Tiếp thu các Phát triển 5. Chiến nguồn lực, Cạnh tranh con người, Thường xuyên lược nhấn tạo ra các và chiến tín nhiệm và ổn định mạnh thách thức thắng cao mới. Chiến thắng trên 6. Tiêu Phát triển Sản phẩm và thị trường, Tin cậy, hiệu chí của sự nguồn nhân dịch vụ độc tăng quả, chi phí thành lực, quan đáo và mới khoảng thấp công tâm lẫn nhau mẻ. cách đối với đối thủ. 1.3.1. Mô hình văn hoá hợp tác (Clan culture) 1.3.2. Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy culture) 1.3.3. Mô hình văn hóa cạnh tranh (Market culture) 1.3.4. Mô hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy culture)
  11. 9 1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự sau: 1.4.1. Giai đoạn 1- Làm rõ sứ mệnh và các giá trị 1.4.2. Giai đoạn 2 - Truyền đạt sứ mệnh và các giá trị 1.4.3. Giai đoạn 3 - Đồng nhất hành động với các giá trị và sứ mệnh CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DIGITAL UNICORN 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Thông tin chung về Công ty -Tên công ty: Công ty TNHH Dịch Vụ Digital Unicorn -Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 1, 2A/12 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam -Ngành nghề kinh doanh: Lập trình máy vi tính, quản trị hệ thống máy vi tính, dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến lập trình: Thiết kế website, thiết kế đồ họa, dịch vụ phát triển phần mềm trên các nền tảng ứng dụng di động Android, iOS, website và ứng dụng game. Hoạt động tư vấn quản lý: Dịch vụ tư vấn quản lý chung; Dịch vụ tư vấn quản lý marketing; Dịch vụ tư vấn quản lý nguồn nhân lực; Dịch vụ tư vấn quản lý sản xuất; Dịch vụ quan hệ cộng đồng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY THEO LÝ THUYẾT CỦA SCHEIN 2.2.1. Giới thiệu nghiên cứu và xây dựng văn hóa doanh
  12. 10 nghiệp của công ty Nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước chính sau: Bước 1: Thực hiện phương pháp quan sát dựa trên mô hình Schein nhằm quan sát các yếu tố hữu hình trong VHDN Bước 2: Thực hiện khảo sát nhận dạng mô hình VHDN dựa theo công cụ OCAI và bảng hỏi để lượng hoá các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá được sức mạnh VHDN của Công ty. Bước 3: Lãnh đạo tiến hành truyền đạt cho toàn bộ các thành viên để các giá trị này đi vào thực tiễn bằng các quy định của công ty về nội quy công ty, các chính sách,... 2.2.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi: 2.2.2.2. Thu thập và phương pháp xử lý thông tin: Bước 1: Xác định kích thước mẫu Bước 2: Xử lý số liệu 2.2.2. Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty: 2.2.2.1. Những cấu trúc hữu hình của Công ty (cấp độ thứ 1) ❖ Đặc trưng kiến trúc ❖ Biểu trưng phi ngôn ngữ (logo, khẩu hiệu,...) ❖ Hệ thống thông tin ❖ Các hoạt động và nghi lễ: Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa như tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty (ngày 29/10 hàng năm), lễ tổng kết đánh giá vào dịp cuối năm, hoạt động ngoại khóa teambuilding. Vào các dịp lễ tết công ty đều tổ chức các buổi nói chuyện thân mật với sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể CBCNV trong công ty. Ngoài ra, để tìm kiếm nguồn nhân lực cũng như quảng bá hình ảnh, công ty tham gia các buổi Networking do các
  13. 11 hiệp hội, tổ chức giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực IT của địa bàn Đà Nẵng. 2.2.2.2 Những giá trị được tuyên bố của Công ty (cấp độ thứ 2) Tầm nhìn: Trở thành một trong những Startup thiết kế và phát triển Mobile App tốt nhất trên nền tảng iOS và Android từ New York đến Paris. Sứ mệnh: Cung cấp giải pháp phần mềm ứng dụng công nghệ mới nhất, trong thời gian ngắn nhất, đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu chiến lược: Mở rộng quy mô trở thành cầu nối công nghệ giữa Đà Nẵng và Paris, cung cấp không chỉ những giải pháp công nghệ mà còn cung cấp nguồn nhân lực IT chất lượng cao cho các Startup công nghệ và đối tác nước ngoài. Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các nhân viên trong Công ty Hiểu được điều này, Công ty Digital Unicorn tổ chức Free lunch hằng ngày, và khuyến khích tất cả các thành viên dành thời gian sau khi ăn trưa để chơi Board game, nghỉ ngơi thư giãn ở sân thượng hoặc trò chuyện để tăng tính đoàn kết, gắn bó, từ đó tạo dựng nền tảng để họ hỗ trợ và phối hợp tốt với nhau trong việc hoàn thành các dự án được giao. Với Công ty, tôn trọng được xem là chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các nhân viên, đây là nền tảng để tối ưu hiệu quả tương tác trong các dự án. Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa lãnh đạo với các nhân viên trong Công ty Bằng quan sát thực tế, ban Lãnh đạo công ty luôn tích cực và hiệu quả trong cách nâng cao kỹ năng cho các thành viên trong nhóm
  14. 12 nói riêng và cả Công ty nói chung. Việc đảm bảo trao đổi thông tin một cách thông suốt và liên tục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin. Trên thực tế, tại Digital Unicorn chưa có quy trình đánh giá hiệu suất làm việc thông qua các hệ thống KPIs, cũng như các bảng đánh giá năng suất làm việc tương đương. Thay vào đó, ban Lãnh đạo sử dụng cách thức trực tiếp góp ý, phản hồi trên tinh thần nâng cao chất lượng công việc và hỗ trợ nhân viên. Là những người tiên phong trong văn hóa cảm ơn và ghi nhận đóng góp dù là nhỏ nhất cho đến những nhiệm vụ được hoàn thành một cách hiệu quả từ mọi nhân viên. Tuy nhiên, ngoài những lời cảm ơn đơn thuần hoặc thông qua những tin nhắn, mẩu giấy viết tay, lãnh đạo vẫn chưa đưa văn hóa này vào các cuộc họp công khai thường xuyên. Ban lãnh đạo vẫn chưa thực sự trao quyền trách nhiệm quyết định cho các nhân viên một cách triệt để hoặc tham khảo ý kiến nhân viên về việc ban hành, thay đổi hoặc loại bỏ những chính sách mà cá nhân các nhân viên cảm thấy bị nó ràng buộc sự phát triển. 2.2.2.3. Những giá trị ngầm định của Công ty (cấp độ thứ 3) -Với đối thủ cạnh tranh – Fake it until we make it: là một Startup non trẻ, chúng tôi luôn tin rằng bằng cách bắt chước một cách chọn lọc sự tự tin, năng lực, tư duy từ các doanh nghiệp khởi sự thành công, chúng tôi sẽ đạt được những phẩm chất và năng lực đó. - Với khách hàng – Up-to-date: chúng tôi luôn luôn nỗ lực để trở thành người đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới với thiết kế giao diện bắt kịp xu hướng thay đổi từng ngày trên thế giới, để tạo nên những sản phẩm không chỉ hiệu quả về nội dung mà còn tuyệt vời về hình thức. Cải tiến liên tục là cách mà chúng tôi vươn xa hơn cả về
  15. 13 quy trình lẫn trình độ đội ngũ nhân sự. - Với nhân viên – Right people are the most important asset: tách lúa mì ra khỏi trấu luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất của một tổ chức. Chúng tôi tin rằng một trong những quyết định kinh doanh khôn ngoan nhất nên thực hiện chính là thuê những người chân chính vào đúng công việc phù hợp để không chỉ nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh mà còn giúp tiết kiệm nguồn lực một cách tuyệt vời. 2.2.3. Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty qua khảo sát Bằng quan sát và trải nghiệm thực tế tại công ty, tác giả nhận thấy văn hóa doanh nghiệp đang phát triển một cách tự phát, thiếu định hướng và chưa thể hiện rõ nét các đặc trưng của Digital Unicorn. Bên cạnh đó, các giá trị văn hoá của Công ty cũng chưa thực sự đi vào tiềm thức của các thành viên trong Công ty. Tại công ty, văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua hành vi giao tiếp, phong cách ứng xử, khả năng thực hiện công việc như: sự tận tâm khi thực hiện công việc được phân công, biết lắng nghe, có trách nhiệm, cởi mở, chú trọng khách hàng. Học tập, rèn luyện không ngừng để đổi mới và thích nghi là trách nhiệm chung toàn thể thành viên trong công ty. Công ty Digital Unicorn đã và đang bắt đầu tạo dựng văn hóa doanh nghiệp riêng của mình tại kiến trúc, cách trang trí nội ngoại thất của công ty, cùng với đó công ty đã xây dựng cho mình một biểu trưng, biểu tượng thương hiệu (logo), khẩu hiệu (slogan), tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh, cam kết hành động của công ty. Bên cạnh những phát triển có tính tích cực với những biểu hiện tốt, vẫn còn tồn tại song song những biểu hiện chưa tốt như: vẫn chưa có quy trình cụ thể các công việc và quản lý dự án, chưa quan tâm đến việc thực hiện công việc như thế nào để đạt hiệu quả cao,... Trong các
  16. 14 mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới vẫn còn tồn tại những khoảng cách vô hình, những cảm nhận có tính bức xúc trong công việc hay trong giao tiếp. Văn hoá giao tiếp tại Công ty còn nhiều tồn tại bất cập: Với đồng nghiệp còn thiếu sự chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Do sức ép về thời hạn bàn giao, các dự án vẫn chưa thực sự đạt chuẩn chất lượng và hoàn thành quy trình kiểm thử. Dù vậy, các nhân viên tham gia vào quá trình phát triển phần mềm vẫn phải tăng ca khá nhiều, đặc biệt ở các nhóm dự án ở công đoạn cuối và cận cuối. Nhân sự thay đổi liên tục do các nhân viên cũ rời công ty. Có thể thấy, văn hóa công ty vẫn chưa hoàn chỉnh và thực hiện tốt chức năng liên kết giữa Công ty với nhân viên. Các quy trình còn đơn giản và còn thiếu một số quy trình cốt yếu cũng là một lý do lớn khiến nhân sự rời bỏ Công ty. Về việc thực hiện nội quy, quy chế của Công ty còn chưa được tốt, vẫn còn tình trạng đi sớm, về muộn của người lao động, hay ăn quà vặt trong Công ty. Nói chuyện riêng quá to trong giờ làm việc. Ban lãnh đạo công ty thực hiện truyền thông trong công ty bằng cách công bố bằng văn bản trên bảng thông báo nội bộ của công ty Digital Unicorn và trong các văn bản công bố chiến lược phát triển của công ty. Như vậy, việc xác định giá trị cốt lõi của công ty không có sự tham gia của tất cả các thành viên mà chỉ dựa trên cơ sở lấy ý kiến của lãnh đạo công ty. Do đó, việc tuyên truyền và dẫn dắt, phổ biến các giá trị cốt lõi gặp nhiều khó khăn. 2.2.3.1. Đánh giá các cấp độ VHDN công ty đang xây dựng Nhận thức các giá trị văn hóa hữu hình Công ty Digital Unicorn Từ kết quả khảo sát, nhận thức về các giá trị văn hoá hữu hình
  17. 15 của Công ty Digital Unicorn chỉ đạt mức trung bình. Trong đó các giá trị văn hoá được đánh giá khá tốt như Logo có số điểm cao nhất 4.3 điểm, tiếp theo là website với 3.9 điểm. Logo Digital Unicorn được nhận diện và đánh giá cao, tuy nhiên, là một công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, website đạt mức 3.9 và hệ thống thông tin đạt 3.3 là một vấn đề cần xem xét. Các tiêu chí còn lại có mức đánh giá khá đồng đều, ở mức trên trung bình cho thấy mức độ nhận thức đối với giá trị văn hóa hữu hình đã hình thành nên dấu ấn nhưng chưa thực sự rõ nét đối với các thành viên công ty. Các đánh giá về kiến trúc với 3,4 điểm. Cùng mức điểm là các ngày lễ và hoạt động ngoài giờ của công ty. Tuy chưa phải ở mức cao nhưng các hoạt động rất đáng được khích lệ bởi đây là cầu nối là tăng đoàn kết và sự gắn bó giữa các thành viên, và hơn hết là từ đó, tạo nên sự gắn kết với công ty. Đánh giá về hoạt động ngoài giờ chỉ đạt 2,89 điểm, khen thưởng kỷ luật với 2,87 điểm. Áo công ty và chính sách khen thưởng, kỷ luật có mức đánh giá thấp, ở ngưỡng 3.2 điểm, được các thành viên đánh giá cao về thiết kế nhưng chưa được tận dụng để tạo không khí đồng đội và gây ấn tượng nhiều. Nhận thức các giá trị văn hóa vô hình Công ty Digital Unicorn Qua sơ đồ trên ta thấy các đánh giá về giá trị văn hoá vô hình Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn lại đạt được mức khá cao. Cao nhất là mối quan hệ giữa nhân viên với nhau (4.1 điểm), tiếp đến là các giá trị tuyên bố về Tầm nhìn, sứ mệnh đạt 4.0 điểm, Mục tiêu chiến lược và tự hào Công ty là 3.9 điểm, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là 3,8 điểm, đây có thể nói là số điểm khá khả quan đối với mối quan hệ cấp bậc trong công ty. Các giá trị cốt lõi được đánh
  18. 16 giá khá cao về độ phù hợp. Qua những số điểm trên rõ ràng người lao động luôn tự hào và cảm thấy phù hợp với các giá trị cốt lõi của Digital Unicorn và hãnh diện khi là một thành viên trong công ty. Người lao động cũng hiểu được phần nào bộ quy tắc ứng xử, giá trị cốt lõi của tập đoàn cũng như của Công ty. Tuy vậy, Quy trình làm việc lại nhận mức điểm khá thấp, 2.9 điểm phản ánh thực trạng nhân viên vẫn chưa hài lòng hoặc quy trình làm việc chưa phù hợp. Sự tương đồng về nhận thức các giá trị văn hóa hữu hình và vô hình Qua kết quả khảo sát có thể thấy nhận thức về các giá trị văn hoá hữu hình của Lãnh đạo và nhân viên còn khá chênh lệch: các giá trị văn hoá hữu hình được cả hai đánh giá là khá tốt và tương đồng nhau. Tuy nhiên giá trị văn hoá của khen thưởng kỷ luật và áo công ty thì đánh giá lại chênh lệch rất nhiều. Về nhận thức các giá trị văn hoá vô hình trong Công ty thì rất nhiều nhân viên không hiểu rõ về tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Công ty, nhưng Ban lãnh đạo nắm rõ về vấn đề này. Nhận thức của nhân viên về giá trị cốt lõi chỉ đạt 2,48 điểm, trong khi lãnh đạo là 4,17 điểm. Về tầm nhìn, sứ mệnh nhân viên đạt 2,77 điểm, lãnh đạo đạt 4,33 điểm, về giá trị cốt lõi nhân viên đạt 2,91 điểm trong khi lãnh đạo đạt 4,60 điểm… Tóm lại có thể đánh giá về nhận thức các cấp độ văn hoá của CBCNV trong Công ty Digital Unicorn là chưa cao, chỉ ở trên mức trung bình. Nhận thức các giá trị văn hoá vô hình và hữu hình tương quan không lớn. Bên cạnh đó sự chênh lệch về nhận thức về văn hoá giữa lãnh đạo và nhân viên là khá lớn 3.2.2.2 Đánh giá các giá trị văn hóa hiện tại và momg muốn của Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn
  19. 17 Để nhận dạng loại hình văn hoá tổ chức, tác giả sử dụng mô hình OCAI do giáo sư Cameron và Robert Quinn phát triển. Từ bảng kết quả khảo sát trên đưa ra được mô hình OCAI của Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty dưới dạng đồ thị như sau: Mô hình văn hóa. Hiện tại Mong muốn Gia đình 28 25 Sáng tạo 25 18 Cạnh tranh 23 23 Cấp bậc 25 34 TỔNG 100.9543 100 Hình 3.5. Nhận dạng mô hình văn hóa Công ty Digital Unicorn (Nguồn thu thập qua khảo sát) Những đặc điểm nổi bật của văn hoá Công ty TNHH Dịch vụ Digital Unicorn bao gồm: Đặc điểm nổi trội: Công ty có không khí gần gũi gia đình và mọi người có thể dễ dàng chia sẻ với nhau. Phong cách lãnh đạo: khởi sướng và đi đầu trong việc tạo ra các thay đổi trong công ty Quản lý nhân sự: duy trì sự ổn định nội bộ và các mối quan hệ Chất keo dính của tổ chức: sự trung thành và tin trưởng lẫn nhau Chiến lược trọng tâm: tạo ra thách thức, cạnh tranh để khai thác nguồn lực mới và đạt được mục tiêu Tiêu chuẩn thành công: dựa trên hiệu quả thực hiện công việc
  20. 18 Bảng 3.2. Mức chênh lệch văn hoá gia đình theo đánh giá của CBCNV Mong Chênh Hiện tại muốn lệch Văn hóa gia đình 28 25 Giảm 3 (Nguồn thu thập qua khảo sát) Bảng 3.3. Mức chênh lệch văn hoá sáng tạo theo đánh giá của CBCNV công ty Mong Chênh Hiện tại muốn lệch Văn hóa sáng tạo 25 18 Giảm 7 (Nguồn thu thập qua khảo sát) Bảng 3.4. Mức chênh lệch văn hoá cấp bậc của CBCNV công ty Mong Chênh Hiện tại muốn lệch Văn hóa cạnh tranh 23 23 0 (Nguồn thu thập qua khảo sát) Bảng 3.5.Mức chênh lệch văn hoá cạnh tranh của CBCNV công ty Mong Chênh Hiện tại muốn lệch Văn hóa cấp bậc 25 34 Tăng 9 (Nguồn thu thập qua khảo sát) Có thể thấy Văn hóa cấp bậc đang được quan tâm, Ban lãnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2