TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------------------NGUYỄN HÕA DUYÊN<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ<br />
INTERNET CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN<br />
THÔNG VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Hà Nội, 2012<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tại Việt Nam, mạng Internet chính thức được sử dụng từ ngày 19/11/1997.<br />
Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường Internet Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ<br />
với sự góp mặt của 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao và tỷ lệ<br />
người dân sử dụng Internet tăng trưởng nhanh. Internet không chỉ phát triển ở thành<br />
thị mà còn vươn tới vùng sâu, vùng xa và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong<br />
sự phát triển kinh tế, xã hội.<br />
Với thị trường Internet sôi động tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các doanh<br />
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là tất yếu. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt<br />
Nam (VNPT) là nhà cung cấp Internet đầu tiên và hiện chiếm giữ thị phần lớn nhất<br />
cũng như hạ tầng Internet tốt nhất. Tuy nhiên, VNPT đang phải chịu sức ép cạnh<br />
tranh lớn từ các doanh nghiệp khác, nhất là từ FPT và Viettel. Do vậy, để giữ chân<br />
khách hàng hiện có, thu hút khách hàng mới, nâng cao thị phần và để phát triển bền<br />
vững, VNPT cần nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn. Xuất<br />
phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ<br />
Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu<br />
cho luận văn của mình.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trên thị trường Internet Việt<br />
Nam.<br />
- Tìm ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh dịch<br />
vụ Internet của VNPT.<br />
- Đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường Internet Việt Nam của VNPT.<br />
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của<br />
VNPT.<br />
<br />
ii<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh về dịch vụ Internet của Tập đoàn<br />
VNPT.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Internet băng rộng Việt Nam, giới hạn gồm<br />
VNPT và các đối thủ cạnh tranh chính là FPT và Viettel.<br />
<br />
4. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu<br />
chính của luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan và<br />
phương pháp nghiên cứu<br />
Trong chương này, luận văn tìm hiểu về một số công trình nghiên cứu có liên<br />
quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực viễn thông<br />
nói riêng. Từ đó rút ra nhận xét: Những công trình này đã đề cập đến lý luận chung<br />
về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cũng như cạnh tranh trong viễn thông nói<br />
chung và ở Việt Nam nói riêng, thực trạng năng lực cạnh tranh và các giải pháp để<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT hay sản phẩm viễn thông của VNPT mà<br />
không đề cập chi tiết đến dịch vụ Internet; một số công trình nghiên cứu về Internet<br />
đề cập đến kinh nghiệm phát triển Internet của một số quốc gia, chiến lược phát<br />
triển Internet băng rộng ở Việt Nam, chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet của<br />
VNPT. Như vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” là một nghiên cứu mới, không trùng lặp<br />
với các nghiên cứu trước đây.<br />
Ngoài ra, chương 1 cũng chỉ ra các phương pháp nghiên cứu được sử dụng<br />
trong luận văn, bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát<br />
bằng phiếu và một số phương pháp khác như thống kê, so sánh. Trong phương pháp<br />
khảo sát bằng phiếu, dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi<br />
để điều tra, phỏng vấn trực tuyến (survey online) để đánh giá sự hài lòng của khách<br />
hàng với dịch vụ Internet của VNPT, kích thước mẫu nghiên cứu là 300 khách<br />
hàng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh<br />
dịch vụ Internet<br />
Chương 2 nêu lên những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh<br />
nói chung, tập trung tìm hiểu sâu về dịch vụ Internet và năng lực cạnh tranh của<br />
dịch vụ Internet, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet<br />
(bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, môi trường<br />
chính trị-pháp luật, môi trường văn hóa-xã hội trong nước; các nhân tố thuộc môi<br />
trường cạnh tranh ngành theo mô hình cạnh tranh 5 lực lượng của Michael Porter),<br />
các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ này.<br />
Ngoài ra, trong chương này, luận văn tìm hiểu về kinh nghiệm nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh dịch vụ Internet của một số doanh nghiệp quốc tế như Tập đoàn viễn<br />
thông Hàn Quốc, Tập đoàn viễn thông Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh<br />
nghiệm cho VNPT.<br />
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam<br />
Phần đầu của chương 3, luận văn giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Bưu<br />
chính viễn thông Việt Nam (VNPT), về sự phát triển của dịch vụ Internet băng rộng<br />
tại Việt Nam, tìm hiểu chi tiết về hai dịch vụ Internet băng rộng điển hình hiện đang<br />
được sử dụng tại Việt Nam là dịch vụ truy nhập Internet sử dụng công nghệ ADSL<br />
và FTTx.<br />
Tiếp theo, luận văn tìm hiểu về hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu của VNPT trên<br />
thị trường Internet là FPT và Viettel và phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng<br />
tới năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT.<br />
Một trong những nội dung quan trọng của chương 3 là đi sâu vào phân tích<br />
thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT thông qua việc phân tích<br />
các tiêu chí đánh giá và các giải pháp tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ<br />
này. Cụ thể, về tiêu chí thị phần, VNPT luôn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường<br />
Internet Việt Namm, tuy nhiên, thị phần của VNPT cũng có nhiều biến động và<br />
trong giai đoạn 2011-2012 thị phần của VNPT giảm mạnh do sự vươn lên của FPT,<br />
<br />
iv<br />
<br />
Viettel và sự cạnh tranh gay gắt của dịch vụ truy nhập Internet 3G; về tiêu chí giá<br />
cước, trong suốt thời gian qua, tuy chịu sự quản lý của nhà nước về giá dịch vụ<br />
Internet băng rộng nhưng giá cước dịch vụ Internet của VNPT rất cạnh tranh so với<br />
các ISP khác, nhất là giá dịch vụ ADSL; về tiêu chí chất lượng, so sánh với 2 đối<br />
thủ là FPT và Viettel thì chất lượng kỹ thuật của VNPT trội hơn, đồng đều hơn, tuy<br />
nhiên, chất lượng phục vụ thì VNPT có một số điểm kém hơn FPT và Viettel trong<br />
tính chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, khả năng bán hàng và lôi kéo khách hàng;<br />
về tiêu chí sự đa dạng của dịch vụ Internet, thì dịch vụ Internet của VNPT đa dạng<br />
và phong phú hơn về các gói dịch vụ tích hợp so với FPT và Viettel, các dịch vụ<br />
GTGT của 3 ISP này tương đương như nhau. Trong phần phân tích các giải pháp<br />
tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet, luận văn phân tích thực trạng<br />
của VNPT và có sự so sánh với FPT và Viettel. Các giải pháp tác động bao gồm:<br />
Hệ thống kênh phân phối dịch vụ (gồm hệ thống kênh phân phối bán hàng trực tiếp<br />
tại các điểm giao dịch, tại nhà khách hàng và bán hàng trực tuyến qua mạng<br />
Internet; hệ thống kênh phân phối gián tiếp thực hiện bán hàng qua các đại lý và các<br />
cộng tác viên), các hoạt động xúc tiến hỗn hợp (gồm quảng cáo, khuyến mại, quan<br />
hệ công chúng), hoạt động chăm sóc khách hàng, hoạt động nghiên cứu và phát<br />
triển.<br />
Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ<br />
Internet của VNPT, luận văn nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu về dịch vụ này của<br />
VNPT so với các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải<br />
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT trong chương 4.<br />
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ<br />
Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.<br />
Trong chương này, luận văn nêu lên dự báo xu hướng phát triển của thị<br />
trường Internet băng rộng tại Việt Nam, đưa ra một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ<br />
Internet tại Việt Nam đã được phê duyệt trong “Quy hoạch phát triển viễn thông<br />
quốc gia đến năm 2020”. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số mục tiêu tổng<br />
<br />