intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

iệc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau: Hệ thống hóa kiến thức về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm để vận dụng phân tích rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời do công ty năng lượng Sơn Hà sản xuất; đánh giá thực trạng và những nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm do công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà sản xuất, đặc biệt là sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà

i<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài<br /> Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm<br /> môi trường gia tăng đến mức báo động, nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được<br /> các nhà khoa học quan tâm. Người ta quan tâm đến sản phẩm thân thiện môi<br /> trường, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có bình nước nóng sử<br /> dụng năng lượng Mặt Trời.<br /> Là thành viên của WTO, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế<br /> thế giới, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh<br /> tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng đổi lại, áp lực về cạnh tranh đối với các doanh<br /> nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà nói<br /> riêng ngày càng tăng lên. Để tồn tại và phát triển công ty phải tìm ra các giải pháp<br /> để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.<br /> Bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời là sản phẩm được nghiên<br /> cứu và phát triển theo lý thuyết “Thân thiện với môi trường – Tiện ích – Hiệu quả<br /> kinh tế”. Sử dụng sản phẩm Thái Dương Năng là thể hiện sự hiểu biết và ý thức<br /> ngày càng cao của người tiêu dùng về vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn.<br /> Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời của công ty cổ phần<br /> phát triển năng lượng Sơn Hà ” để làm luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu:<br /> Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau:<br /> - Hệ thống hóa kiến thức về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> để vận dụng phân tích rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> bình nước nóng năng lượng mặt trời do công ty năng lượng Sơn Hà sản xuất;<br /> - Đánh giá thực trạng và những nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của<br /> sản phẩm do công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà sản xuất, đặc biệt là sản<br /> phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời;<br /> - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> bình nước nóng năng lượng mặt trời của công ty Sơn Hà<br /> <br /> Học viên: Nguyễn Quyết Thắng – CH17L<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> ii<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh hiện tại của sản phẩm bình nước<br /> nóng năng lượng mặt trời tại CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG<br /> SƠN HÀ.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về không gian nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị<br /> trường Việt Nam.<br /> + Giới hạn về thời gian: Luận văn phân tích số liệu từ năm 2006 đến năm<br /> 2010, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới năm 2015.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Luận văn sử dụng phương pháp chính là: phương pháp phân tích so sánh,<br /> tiếp cận hệ thống các số liệu thống kê, kế toán, tổng hợp số liệu, so sánh kết quả đạt<br /> được kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp cùng ngành<br /> để phân tích từng vấn đề để từ đó rút ra kết luận một cách chính xác và các biện<br /> pháp sát thực.<br /> Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các nguyên nhân và dựa trên kinh nghiệm thực<br /> tiễn, tác giả luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của<br /> sản phẩm<br /> 5. Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu<br /> tham khảo...thì nội dung của luận văn được kết cấu kết cấu gồm 04 chương:<br /> - Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến năng<br /> lực cạnh tranh của sản phẩm.<br /> - Chương 2: Năng lực cạnh tranh và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh<br /> tranh của sản phẩm.<br /> - Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bình nước nóng<br /> năng lượng mặt trời của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà.<br /> - Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bình nước<br /> nóng năng lượng mặt trời tại công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà.<br /> <br /> Học viên: Nguyễn Quyết Thắng – CH17L<br /> <br /> iii<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN<br /> QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM<br /> <br /> 1.1. Những công trình nghiên cứu đã thực hiện về năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> Hiện nay, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã có một số công trình<br /> nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sản phẩm như:<br /> + Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến<br /> trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (nghiên cứu trường hợp của Tp Đà Nẵng<br /> (Trương Thị Dung, 2006)<br /> + Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm viễn thông của tập đoàn bưu chính<br /> viễn thông Việt Nam( Nguyễn Hoài Bắc, 2008)<br /> + Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm da giày Việt Nam trong quá<br /> trình hội nhập Kinh tế quốc tế( Nguyễn Như Hoa, 2008)<br /> + Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm SlimTiVi của công ty LG<br /> Electronics Việt Nam( Đỗ Kiên, 2009)<br /> + Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm Bia của Tổng công ty Bia-RượuNước giải khát Hà Nội.(HABICO)(Vũ Thị Hường, 2007)<br /> + Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nhíp ôtô của công ty cổ phần cơ khí<br /> 19-8 (Nguyễn Chí Dũng, 2008)<br /> 1.2. Đánh giá chung về các công trình đã thực hiện<br /> Các công trình đã thực hiện tiến hành nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của<br /> sản phẩm trên nhiều khía cạnh. Nhìn chung, các nghiên cứu đã đề cập đến những<br /> vấn đề sau:<br /> - Tập hợp các định nghĩa về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các sản<br /> phẩm nói chung.<br /> - Tập hợp các quan điểm về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản<br /> <br /> Học viên: Nguyễn Quyết Thắng – CH17L<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> iv<br /> <br /> phẩm và các nhân tố tác động tới chúng.<br /> - Phân tích sức ép và tính cấp bách của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của<br /> các sản phẩm.<br /> - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, các<br /> hoạt động và biện pháp mà các doanh nghiệp đã thực hiện để nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh sản phẩm của họ.<br /> Trên cơ sở những phân tích trên, các tác giả đã vận dụng những phương pháp<br /> luận và cách tiếp cận khoa học để đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao<br /> năng lực cạnh tranh sản phẩm.<br /> Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì các<br /> công trình nghiên cứu còn có một số hạn chế sau:<br /> - Đa số các đề tài nghiên cứu chưa có sự đi sâu phân tích các nhân tố ảnh<br /> hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mà chỉ dừng lại ở việc phân tích các<br /> tiêu chí đánh giá.<br /> - Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đưa ra tuy<br /> nhiều nhưng không được phân tích để thấy mối liên hệ với kết quả.<br /> Cho đến thời điểm này, chưa có công trình nghiên cứu nào về năng lực cạnh<br /> tranh của sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời nói chung và ở công ty Cổ<br /> phần phát triển năng lượng Sơn Hà nói riêng cho nên luân văn được xem là công<br /> trình nghiên cứu đầu tiên.<br /> <br /> Học viên: Nguyễn Quyết Thắng – CH17L<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> v<br /> <br /> CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC<br /> NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM<br /> 2.1. Tổng quan chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> * Khái niệm về cạnh tranh<br /> Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, phạm trù cạnh tranh được hiểu: Cạnh<br /> tranh là quan niệm kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện<br /> pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông<br /> thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện sản xuất, thị<br /> trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh<br /> tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người<br /> tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.<br /> * Năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm<br /> Ta có thể khái quát về năng lực cạnh tranh trên ba phương diện sau: năng lực<br /> cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh<br /> tranh của sản phẩm.<br /> Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng đạt được tăng trưởng bền vững, thu<br /> hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người<br /> dân... của một quốc gia so với quốc gia khác.<br /> Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được<br /> lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh<br /> tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững<br /> “Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sức mạnh và khả năng duy trì được vị<br /> trí của sản phẩm đó trên thị trường hay nói là mức độ hấp dẫn của sản phẩm đó đối<br /> với khách hàng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố hàng đầu cấu thành<br /> năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”1.<br /> Bản chất của năng lực cạnh tranh của sản phẩm là quá trình chuyển hóa lợi<br /> thế của sản phẩm thành hiện thực mà những lợi thế này có được một mặt do lợi thế<br /> so sánh tạo nên, mặt khác do các tác động của chính sách hay các quy định của<br /> 1<br /> <br /> Trần Sửu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá – nxb Lao động 2006,<br /> trang 13<br /> <br /> Học viên: Nguyễn Quyết Thắng – CH17L<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2