intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong rổ VN30

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong rổ VN30" đã hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu; xác định ảnh hưởng và mức độ tác động của nhóm chỉ tiêu sinh lời đến giá cổ phiếu trong rổ VN30; đưa ra các phân tích cụ thể về mối tương quan chỉ tiêu sinh lời và giá cổ phiếu tới các thành phần tham gia thị trường chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong rổ VN30

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN DUY NGỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HUỞNG CỦA NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TỚI GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG RỔ VN30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 1: PGS. TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: GS. TSKH. Lê Du Phong Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo định hướng phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội. Tuy nhiên, sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đang có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường. Theo Adaramola và Atanda (2014) cho rằng giá cổ phiếu chịu tác động giá cổ phiếu bị tác động mạnh bởi các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều nhận định cho rằng nhà đầu tư chịu ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” đám đông”,. Theo Đoàn Anh Tuấn và Hoàng Mai Phương (2016), các quyết định mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư đang mang tính cảm tính tương đối cao. Cùng với đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của mối quan hệ giữa nhóm chỉ tiêu tài chính, cụ thể là các chỉ tiêu sinh lợi tới giá cổ phiếu tại VN vẫn còn hạn chế. VN-Index luôn đuợc xem là hàn vũ biểu của thị trường chứng khoán, nhưng những bất cập về phuơng pháp tính khiến VNIndex bộc lộ những hạn chế trong việc phản ánh thị truờng, điều này dẫn đến sự ra đời của VN30. VN30 là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng các tiêu chí sàng lọc, giúp khắc phục những hạn chế của VN-Index. Trong hơn 300 cổ phiếu niêm yết trên HOSE được phân làm 11 ngành chính thì riêng VN30 đã có đại diện của 9 ngành, chiếm
  4. 2 khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% thanh khoản của thị trường. Như vậy, tính đại diện của nó rất rõ, vừa đại diện ngành, vốn hóa và thanh khoản, thật sự trở thành công cụ hữu ích cho các quỹ đầu tư chỉ số. Tầm quan trọng của các cổ phiếu trong rổ VN30 dẫn đến việc nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của nhóm chỉ tiêu sinh lời tới giá cổ phiếu nói chung và cổ phiếu trong rổ VN30 nói riêng sẽ giúp đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu giá cổ phiếu trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả xin chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong rổ VN30” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình 2. Mục tiêu nghiêncứu Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Xác định ảnh hưởng và mức độ tác động của nhóm chỉ tiêu sinh lời đến giá cổ phiếu trong rổ VN30. Đưa ra các phân tích cụ thể về mối tương quan chỉ tiêu sinh lời và giá cổ phiếu tới các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu - Đối tượng nghiên cứu là mối tương quan giữa nhóm chỉ tiêu sinh lời và giá cổ phiếu VN30 - Phạm vi nghiên cứu: là các cổ phiếu nằm trong rổ chỉ số VN30, dữ liệu lấy trong giai đoạn 2010-1016 - Dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính hàng quí của các doanh
  5. 3 nghiệp được công bố bởi Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (để đảm bảo tính minh bạch, công khai và độ tin tưởng cao nhất) 4. Phƣơng pháp nghiêncứu - Luận văn sử dụng phuơng pháp định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu sinh lời đến giá cổ phiếu của các công ty trong rổ VN30. - Phương pháp phân tích và xửx lý dữ liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu tài chính, phân tích thống kê, sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính được công bố; sử dụng phần mềm eview để đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lời tới giá cổ phiếu, 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và kiến nghị 6. Tổng thuật tài liệu nghiên cứu Một số nghiên cứu nước ngoài: Christie và Chalevas (2010) đã nghiên cứu tác động 2 chiều giữa các số liệu kế toán và giá cổ phiếu. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 2.164 công ty tại thị trường chứng khoán Hy Lạp, với dữ liệu từ 2004-2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh (thể hiện qua lợi nhuận ròng) có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Wang, Fu và Luo (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và giá cổ phiếu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu hoạt động của 60 công ty trên thị trường chứng khoán
  6. 4 Thượng Hải trong năm 2011. Kết quả cho thấy môi tương quan cùng chiều tích cực giữa hiệu quả của việc tăng vốn và giá cổ phiếu. Adaramola và Atanda (2014), nghiên cứu ảnh huởng của các thông tin kế toán đến hành vi đầu tư trên thị truờng chứng khoán Nigeria. Nghiên cứu đuợc thực hiện trên mẫu 57 công ty đuợc kiểm toán trong thời gian 20 năm, từ 1991 đến 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thông tin kế toán có ảnh huởng lớn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Muhammad Asif, Kashif Arif và Waqar Akbar (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu, được thực hiện trên mẫu là các công ty được lấy từ KSE 30-Index của thị trường chứng khoán Pakistan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, EPS, BVPS và NOCFPS có tác động cùng chiêu với giá cổ phiếu, còn CEPS có tác động ngược chiều Một số công trình nghiên cứu trong nước: Trương Đông Lộc (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu. Huỳnh Thị Anh Đào (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên HOSE. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: việc tăng giảm giá cổ phiếu của các công ty như thế nào là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế, chính trị, lãi suất, tình hình lạmphát của nền kinh tế, tỷlệ chi trả cổ tức,thu nhập trên mỗi cổ phiếu, quy mô thị
  7. 5 trường, diễn biến của các thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường bất động sản, lĩnh vực kinh doanh khác… Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu trên TTCKVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đại diện cho chính sach cổ tức có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU 1.1.1. Cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó (quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần) Khi xem xét cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành. Cổ phiếu có một số đặc điểm như: không có kỳ hạn và không hoàn vốn, cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh; giá biến động mạnh, thanh khoản cao, rủi ro cao… 1.1.2. Giá trị cổ phiếu Giá trị cổ phiếu được phản ánh qua một số khái niệm: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu
  8. 6 được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty. Cũng có thể hiểu theo cách khác là giá trị tài sản ròng của công ty trên mỗi cổ phiếu theo bảng cân đối tài sản, phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty tại một thời điểm nhất định. Giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động. 1.1.3. Định giá cổ phiếu Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị của một doanh nghiệp, thông qua 2 cách tiếp cận chủ yếu: a. Định giá chiết khấu Do đó, giá trị của DN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó Những phương pháp phổ biến cho trong hệ thống này là: - Chiết khấu dòng cổ tức (DDM): - Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE): - Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF): - Chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI): b. Định giá so sánh Phương pháp định giá so sánh định giá doanh nghiệp dựa trên kết quả so sánh giữa các doanh nghiệp tương tự (ví dụ: các doanh nghiệp cùng ngành). Cách thức so sánh là chuyển đổi giá cả thành hệ số của lợi nhuận (P/E), giá trị sổ sách (P/BV), doanh thu (P/S), và so
  9. 7 sánh giữa các công ty tương tự nhau để tìm ra những công ty đang bị định giá thấp trong tương quan với các công ty khác trên thị trường. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HUỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU 1.2.1. Yếu tố bên ngoài - Môi trường vĩ mô Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Ngoài ra những biến động về chính trị, xã hội, quân sự cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. Chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường được chọn làm đại diện cho nhóm nhân tố này trong các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của Dương Phan Trà Mi (2015) cho thấy khi GDP tăng 1% thì giá cổ phiếu thép tăng 1,08%, hay nghiên cứu của Huỳnh Thị Anh Đào (2015) cho thấy khi GDP tăng 1 đơn vị thì giá cổ phiếu ngành thực phẩm tăng lên 0,001 đơn vị. - Lạm phát Trong các nghiên cứu trước, tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo Trương Đông Lộc (2014) khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tỷ suất sinh lời của cổ phiếu giảm 0.007% và ngược lại. Tương tự, theo Dương Phan Trà Mi (2015) khi CPI tăng 1% thì giá cổ phiếu thép 2,011%. - Lãi suất Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường
  10. 8 mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015), cho thấy khi lãi suất tăng 1% thì các chỉ số giá cổ phiếu sẽ tăng giá trong đó tác động nhiều nhất là VNSmallcap-Index tăng 25,48 điểm. Tuy nhiên, theo Trương Đông Lộc (2014) thì lãi suất lại không tác động nhiều đến giá cổ phiếu. - Tâm lý nhà đầu tư Thông qua phương pháp đo lường biến động suất sinh lợi trên hai sàn HOSE và HNX, Đoàn Anh Tuấn và Hoàng Mai Phương (2017) đã cho thấy có sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam, ngoài ra các kết quả phân tích hồi quy còn chỉ ra rằng trong xu hướng thị trường giảm điểm, hành vi bầy đàn luôn biểu hiện với mức độ mạnh hơn so với thị trường tăng điểm. - Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán. Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động 1.2.2. Yếu tố bên trong - Hiệu quả hoạt động kinh doanh Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như chỉ tiêu sinh lợi, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, cổ tức, tốc độ tăng truởng doanh thu. Các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014) và Huỳnh Thị Anh Đào (2015) đều cho thấy EPS, tỷ lệ cổ tức, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu có tác
  11. 9 động tích cực và cùng chiều đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó Glezakos và Mylakonis (2014) cho rằng EPS và giá trị sổ sách có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu; và Adaramola và Atanda (2014) cho thấy lợi nhuận, cổ tức, giá trị sổ sách, tăng trưởng dòng tiền có tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Một số nhóm chỉ tiêu tài chính cũng được các tác giả trước đưa vào nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Rodiel Ferrer và Alger Tang (2016) cho thấy các nhóm chỉ tiêu về sinh lợi, khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn có tác động tích cực tới giá cổ phiếu. Kết quả này cũng đồng nhất với nghiên cứu của Nguyễn tùng Lâm (2015) khi cho rằng khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và chính sach cổ tức có tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành dầu khí. - Vốn và cơ cấu vốn: Yếu tố này được thể hiện qua tỷ lệ vốn nhà nuớc, cơ cấu cổ đông chiến lược, cổ đông tổ chức, cá nhân, tỷ lệ cổ phiếu lưu hành, hạn chế chuyển nhượng… - Tỷ lệ sở hữu và giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông ngoại: Tỷ lệ nắm giữ của HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát càng lớn thì càng thể hiện niềm tin của đội ngũ lãnh đạo vào doanh nghiệp càng lớn và là tín hiệu tốt cho giá chứng khoán, ngựoc lại khi cổ đông nội bộ bán ra cổ phiếu của doanh nghiệp thì tác động tiêu cực đến gía cổ phiếu. 1.3. NHÓM CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI 1.3.1. Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà công ty kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Khả năng
  12. 10 sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân 1.3.2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó. ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân 1.3.3. Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) là một thước đo khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp từ vốn được sử dụng. Vốn sử dụng được tính bằng vốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn của một công ty (hoặc tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn), nói cách khác đó là tất cả các nguồn vốn dài hạn được sử dụng bởi công ty. Công thức: ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn sử dụng = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn 1.3.4. Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu, … (nhưng trước lãi vay và thuế). Khi đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
  13. 11 Sức sinh lợi từ LN gộp = LN gộp về bán hàng và CCDV/DT thuần Sức sinh lợi từ LN thuần = LN thuần từ HĐKD/DT thuần Sức sinh lợi từ LN ròng = LN ròng (LN sau thuế)/DT thuần 1.3.5. Khả năng sinh lời trên vốn đầu tƣ (ROI) Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu suất sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Nó là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá các kết quả tài chính, đầu tư kinh doanh. Nếu một cơ hội đầu tư có ROI cao và không có cơ hội khác có ROI cao hơn, nên việc đầu tư cần được thực hiện. ROI = (Lợi nhuận từ đầu tư - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM VN30 2.1.1. Sự ra đời của VN30 VN30 đuợc xem là giải pháp dung hòa giữa yêu cầu cấp thiết của thị truờng về một chỉ số phản ánh chính xác hơn biến động giá cả chứng khoán và sự cần thiết phải chuẩn bị một tiền đề nền tảng cho chiến lược phát triển sản phẩm mới như sản phẩm phái sinh và các dạng quỹ đầu tư mới trong tuơng lai. VN30 là chỉ số large-cap đầu tiên trong bộ chỉ số HOSE-Index được SGDCK TP.HCM triển khai vào ngày 6/2/2012 với cách tính toán tương tự như cách tính Bộ chỉ số HOSE-Index. VN30 được xây dựng với mục tiêu là tài sản cơ sở cho các sản phẩm ETF và phái sinh chỉ số trong tương lai của Sở.
  14. 12 2.1.2. Tiêu chuẩn để lựa chọn cổ phiếu vào rổ VN30 và phƣơng pháp tính VN30 Để lựa chọn vào rổ VN30, cổ phiếu phải đáp ứng các điều kiện tham gia tính toán chỉ số và trải qua 3 bước sàng lọc về giá trị vốn hóa, free float và thanh khoản. Top 30 cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí sàng lọc sẽ được chọn vào rổ. Chỉ số VN30 được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. 2.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Tiến trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước: Hình 2.1. Tiến trình nghiên cứu 2.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢ THUYẾT Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ ảnh huởng của các chỉ tiêu sinh lời đối với giá cổ phiếu, do đó các chỉ tiêu được lựa chọn làm biến số phải đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử
  15. 13 dụng vốn của doanh nghiệp. Adaramola và Atanda (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận, cổ tức, giá trị sổ sách, thay đổi dòng tiền đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nigieria. Nhóm tác giả Asif, Arif và Akbar (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố: thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, vốn sử dụng trên mỗi cổ phiếu và dòng tiền hoạt động thuần trên mỗi cổ phiếu, đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Pakistan. Rodiel Ferrer và Alger Tang (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Philippines, đã đưa các chỉ tiêu ROA và ROE đại diện cho nhóm chỉ tiêu sinh lời và các chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản, vòng quay khoản phải trả đại diện cho nhóm chỉ tiêu hoạt động vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nguyễn Tùng Lâm (2015) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến giá cổ phiếu ngành dầu khí trên TTCK Việt Nam đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lời như ROS, ROA, ROE vào mô hình nghiên cứu. Từ đó, tác giả lựa chọn 5 chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu sinh lợi để làm biến độc lập cho mô hình để nghiên cứu ảnh huởng đối với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu, bao gồm: + Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) + Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) + Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE). + Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) + Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) Mô hình nghiên cứu:
  16. 14 MP= β0 + β1 ROA+ ε MP= β0 + β1 ROE+ ε MP= β0 + β1 ROCE+ ε MP= β0 + β1 ROS+ ε MP= β0 + β1 ROI+ ε Các giả thuyết ban đầu Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng tích cực (+) đến giá cổ phiếu thị trường. Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ảnh hưởng tích cực (+) đến giá cổ phiếu thị trường. Giả thuyết H3: Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) có ảnh hưởng tích cực (+) đến giá cổ phiếu thị trường. Giả thuyết H4: Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) có ảnh hưởng tích cực (+) đến giá cổ phiếu thị trường. Giả thuyết H5: Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu thị trường. 2.4. MẪU ĐIỀU TRA Để đảm bảo chiều dài và đồng nhất về dữ liệu, mẫu điều tra bao gồm 23 doanh nghiệp trong rổ VN30 niêm yết trước năm 2010. 2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Dữ liệu giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu được tổng hợp từ website www.cophieu68.com trong khoảng thời gian từ 01/01/2010 đến 31/12/2016, là giá đóng cửa trong phiên của các cổ phiếu. Dữ liệu về chỉ tiêu sinh lời: Dữ liệu báo cáo tài chính hằng quý của doanh nghiệp bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả sản xuất kinh doanh được lấy từ website của HOSE www.hsx.vn. Thực tế trên TTCK Việt Nam, nhiều trường hợp số liệu trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán có sự khác biệt, do đó đề tài sử dụng
  17. 15 báo cáo tài chính sau kiểm toán. 2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trước đây, các tác giả đã có những các phương pháp xử lý dữ liệu giá cổ phiếu và dữ liệu các nhân tố ảnh hưởng theo những cách khác nhau, phù hợp với mục đích nghiên cứu: Trương Đông Lộc (2014) xây dựng chỉ số giá của danh mục được tính toán theo phương pháp giống như chỉ số VN-Index trên HOSE với thời gian gốc để tính là ngày 01/10/2005. Các dữ liệu còn lại bao gồm lãi suất, tỷ giá, giá vàng, CPI được thống nhất lấy vào ngày công bố chỉ số giá tiêu dùng của Tổng Cục thống kê (vào ngày 24 của tháng cuối cùng của quý). Nếu ngày 24 của tháng cuối quý rơi vào ngày thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá của các cổ phiếu sẽ được thu thập vào ngày hoặc các ngày tiếp theo. Số liệu về EPS của từng công ty cũng được thu thập hàng quý trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty được công bố. Sau đó, EPS của danh mục gồm 20 cổ phiếu ở mỗi quý được xác định theo phương pháp của Somoye Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015) với nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu. Trong đó biến phụ thuộc là biến động giá PV được xử lý bằng cách tính tỷ lệ giữa mức lệch chuẩn giá của công ty trong năm và mức giá bình quân của cổ phiếu trong năm đó. Biến độc lập tỷ suất cổ tức được tính bằng tỷ lệ giữa tổng cổ tức trong năm và giá thị trường thời điểm cuối năm. Muhammad Asif, Kashif Arif, Waqar Akbar (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu, được thực hiện trên mẫu là các công ty được lấy từ KSE 30-Index của thị
  18. 16 trường chứng khoán Pakistan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013. Dữ liệu các biến được sử dụng trong mô hình được lấy vào thời điểm kết thúc năm tài chính của từng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu giá cổ phiếu của 23 doanh nghiệp trong mẫu trong giai đoạn từ 01/01/2010- 31/12/2006 và lưu trữ vào file excel để xử lý. Do các biến số độc lập là các chỉ tiêu sinh lợi được thu thập và tính toán theo quý, nên dữ liệu giá cổ phiếu được tính bình quân từ giá đóng cửa của các phiên giao dịch trong quý (60-66 phiên mỗi quý). Đối với những ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức hay phát hành thêm cổ phiếu, thì giá đóng cửa ngày hôm trước được điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng. Dữ liệu giá thu thập được là giá đã điều chỉnh. Dữ liệu báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp hằng quý được lấy từ website của HOSE và lưu trữ vào file Excel. Từ đó, sử dụng các công thức tính các chỉ tiêu sinh lợi (theo chương 1) để tính 5 chỉ tiêu sinh lợi đối với từng cổ phiếu trong từng quý. Chuỗi dữ liệu giá cổ phiếu và các chỉ tiêu sinh lợi có các giá trị tuyệt đối lớn và rất biến động. Do đó khi chạy mô hình hồi quy, tác giả lấy logarit tự nhiên của chuỗi dữ liệu này, việc lấy log mục đích là trơn dữ liệu mà không làm mất các đặc tính của chuỗi dữ liệu mà chỉ để làm trơn chuỗi dữ liệu. (Bài giảng thực hành Eviews). Cuối cùng dữ liệu về các biến số được tập hợp lại trong file excel, làm dữ liệu đầu vào để chạy Eviews phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá cổ phiếu và kiểm định các giả thuyết của mô hình.
  19. 17 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. MÔ TẢ KẾT QUẢ MẪU NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Thống kê mẫu khảo sát MP ROA ROE ROCE ROS ROI Mean 24.70851 1.727352 3.909698 3.827568 25.80875 2.483464 Median 18.76680 1.061834 3.108328 2.782601 14.57833 1.676730 Maximum 139.5400 36.56240 47.10670 60.23372 3368.180 46.92312 Minimum 3.354462 -4.791180 -14.83389 -5.423663 -1003.326 -4.999733 Std. Dev. 20.45823 2.540978 4.206158 4.635008 147.3225 3.502026 Skewness 2.471669 5.076774 2.766320 4.792424 17.71266 5.050934 Kurtosis 10.02679 58.64620 25.35532 46.73923 417.0960 50.18964 Jarque-Bera 1980.632 85855.78 14231.61 53800.55 4634934. 62492.42 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 15912.28 1112.415 2517.845 2464.954 16620.84 1599.351 Sum Sq. Dev. 269120.7 4151.575 11375.80 13813.76 13955626 7885.871 Observations 644 644 644 644 644 644 3.1.1. Giá cổ phiếu (MP) Kết quả thống kê cho thấy, sự phân bổ giá cổ phiếu cao nhất là 139,5 nghìn đồng và thấp nhất là 3,3 nghìn đồng; giá cổ phiếu trung bình là 24,7 nghìn đồng; trung vị là 18,7 nghìn đồng và độ lệch chuẩn là 20,4 nghìn đồng 3.1.2. Khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) Số liệu thống kê cho thấy giá trị cao nhất của ROA là 36,5%,
  20. 18 thấp nhất là -4,79%. ROA bình quân là 1,72%, trung vị là 1.06% và độ lệch chuẩn là 2,54%. 3.1.3. Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Kết quả thống kê cho thấy giá trị cao nhất của ROE là 47,1%, thấp nhất là -14,8%. ROE bình quân là 3,9%, trung vị là 3,1% và độ lệch chuẩn là 4,2%. 3.1.4. Khả năng sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE) Kết quả thống kê cho thấy giá trị cao nhất của ROCE là 60,2%, thấp nhất là –5,4%. ROCE bình quân là 3,82%, trung vị là 2,8% và độ lệch chuẩn là 4,6%. 3.1.5. Khả năng sinh lợi trên doanh thu (ROS) Kết quả thống kê cho thấy giá trị cao nhất của ROS là 3368%, thấp nhất là -1003%. ROS bình quân là 25,8%, trung vị là 14,5% và độ lệch chuẩn là 147%. 3.1.6. Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tƣ (ROI) Kết quả thống kê cho thấy giá trị cao nhất của ROI là 46,9%, thấp nhất là -4,99%. ROI bình quân là 2,48%, trung vị là 1,67% và độ lệch chuẩn là 3,5%. 3.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN BẰNG PHÂN TÍCH HỒI QUY 3.2.1. Kiểm định tính dừng. Kết quả tổng hợp từ Eviews được thể hiện trong bảng 3.2.1 cho thấy giá trị tính toán của các biến đều lớn hơn giá trị tới hạn, nên kết luận các chuỗi dữ liệu của các biến là chuỗi dừng. Như vậy phương thức kiểm định giả thiết thông thường dựa trên t, F, các kiểm định Chi bình phương và tương tự sẽ trở nên đáng tin cậy 3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến Các biến độc lập chỉ tiêu sinh lợi có tương quan với biến phụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2